1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Nhà vZn Tô Hoài: Tôi chỉ viết về Hà Nội
    Phạm Thanh Hà
    Tên tuổi ông đã quá quen thuộc với bạn đọc đủ mọi lứa tuổi trong cả nước. Nếu có ai đó thống kê, chắc chắn trong vZn học, không ai có một khối lượng lớn đến thế các tác phẩm đã xuất bản và được tái bản nhiều lần tại Việt Nam như ông. Sách của ông vẫn được bạn đọc chờ đợi, nhiều khi người ta quên rằng nhà vZn Tô Hoài đã 82 tuổi. ở tuổi ông, hầu như không còn được mấy nhà vZn có sức lực để viết như vậy.
    - Đừng tưởng tôi khỏe nhé, ông cười - Đời viết vZn của tôi đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm, kinh nghiệm lớn nhất là không bao giờ tôi viết theo hứng cả. Làm gì có hứng viết, chỉ có hứng đi chơi, đi Zn, đi ngủ thôi chứ, viết khổ lắm, làm sao có hứng được. Tôi viết theo giờ. Từ lúc trẻ đến bây giờ, tôi tập thói quen đã ngồi vào bàn là phải viết. Viết có khi không dùng được vẫn cứ viết. Bây giờ cứ từ 3 giờ sáng, có tuổi rồi ngủ chẳng được mấy, lại không xem vô tuyến, chỉ nghe đài để biết mọi tin tức trong ngoài nước, tôi ngồi vào bàn với trang giấy trước mặt, mà đã ngồi là viết được.
    - Thưa ông, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ mà ông đã có, đấy chắc không phải là kinh nghiệm duy nhất mà ông muốn truyền cho lớp trẻ?
    -ồ, không, không phải là việc truyền kinh nghiệm đâu. Tôi chỉ nói về công việc của riêng mình thôi. Tôi vốn là người tự học để viết mà. Khi mới bắt đầu viết cách đây hơn nửa thế kỷ, tôi cũng thử viết đủ mọi thể loại: vZn, thơ, kịch, sân khấu... Rồi tôi tự nhận thấy mình chỉ có viết vZn xuôi là thuận hơn cả, thế là từ đấy tôi viết vZn xuôi. Sau này tôi mới thấy rõ ngay từ đầu tập trung như thế sẽ rất tốt cho sự phát triển nghề viết của mình. VZn xuôi bao gồm cả truyện, ký và tiểu thuyết, cả đời tôi chỉ viết thế, viết cho trẻ em tôi cũng chỉ tập trung vào ba thể loại ấy.
    Khi tôi còn trẻ, một số nhà vZn lớn tuổi hơn, Vũ Ngọc Phan chẳng hạn, khuyên tôi nên hướng việc viết của mình vào đề tài nào tập trung, dễ khai thác và dễ phát triển. Tôi đã làm theo lời khuyên ấy. Các tác phẩm giai đoạn đầu của tôi là những chuyện về loài vật từ dế mèn, đến chuột, hay bọ ngựa, cho người lớn, trẻ con đều đọc được. Lúc đấy trên vZn đàn chẳng có ai viết như thế cả nên mình tôi tha hồ múa bút trong một đề tài ấy, nhờ thế gây được sự chú ý ngay. Bước đầu như thế là một kinh nghiệm rất quý.
    Khi mình có ý thức hơn, giai đoạn sau, tôi chuyển đề tài. Và từ đấy, tôi viết về Hà Nội, chỉ viết về Hà Nội. Cho đến bây giờ, nhắc lại những tác phẩm tôi đã viết, thấy hầu hết là những tác phẩm về Hà Nội. Những cuốn về miền núi, như Vợ chồng A Phủ... là nhờ mười nZm tôi ở Việt Bắc, nhờ những suy nghĩ, những xem ngắm của mình, dù có được khen hay được giải thưởng, với tôi cũng không phải là những tác phẩm gan ruột. Viết về dân tộc, phải là người dân tộc viết cơ. Trong nhiều nZm, tôi tập trung vào những tiểu thuyết: Quê nhà - viết về giai đoạn khi người Pháp đánh Hà Nội, người Hà Nội ta đánh lại người Pháp như thế nào. Quê người - kể lại đời sống sa sút khi bị Pháp chiếm đóng. Tất cả những điều ấy tôi viết không khó khZn gì, vì đấy là miền đất nơi tôi sinh ra, lớn lên, nghe và chứng kiến. Mười nZm là cuốn tiểu thuyết kể về những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tên và số phận nhân vật không giống nhau, những vấn đề nối tiếp nhau. Thời chống Mỹ, tôi viết Đường phố, ngõ phố Hà Nội. Tất cả đều là Hà Nội. Cả truyện trẻ con cũng vậy, vẫn là quang cảnh ấy, trên một cơ sở đề tài ấy, Dế mèn, hay ba truyện cổ tích mà tôi rất thích: Quả dưa đỏ -chuyển thành Đảo hoang; Mỵ Châu Trọng Thủy - chuyển hành Nỏ thần, Chử Đồng Tử - chuyển thành Nhà Chử, đều trên mảnh đất phát tích là Hà Nội. Rất nhiều cuốn lặt vặt, khó nhớ hết, gần đây Chuyện cũ Hà Nội của tôi đã được xuất bản, toàn những chuyện nhỏ, tôi cứ viết dần, viết dần in lại lần cuối là 800 trang. Cuốn này nZm trước được giải thưởng ThZng Long. Tôi đang viết một tập truyện phong tục, cũng toàn những truyện ngắn về những phong tục thời tôi sống, những phong tục mà tôi biết, khác xa bây giờ.
    - Thưa ông, ông khai thác từ đời sống của ông, nói khác đi là khai thác chính bản thân mình, để viết nên nhiều tác phẩm như vậy, mà sao người đọc có cảm giác như nguồn vốn của ông chưa khi nào cạn kiệt?
    - Không phải thế đâu, không phải là tôi chỉ khai thác tôi đâu, một đời người ta sống mấy đời chứ không phải một. Ông bà, bố mẹ tôi cho tôi cái sống ấy, rồi tôi lại tìm lấy xung quanh. Nói đến chuyện này, tôi muốn nói thêm về ngôn ngữ. Tôi muốn nói rằng ngôn ngữ của tôi không có tuổi. Tôi luôn luôn nhặt nhạnh chung quanh và khai thác lại. Tôi bao giờ cũng lưu tâm đến ngôn ngữ đời sống, bây giờ người ta hay nói vô tư đi, chẳng hạn thế, cái "vô tư" ấy lại chẳng phải là "vô tư". Phải tìm và sáng tạo lại. Điều này, rất quan trọng và chẳng phải là sáng kiến của riêng tôi đâu. Nếu không ý thức được điều đó sẽ không có phong cách. Các nhà vZn trẻ bây giờ ít sáng tạo ngôn ngữ quá, phong cách của nhiều người cứ na ná nhau. Sao lại để cho mình cạn chứ? Nhà vZn là phải khác nhau. Ngôn ngữ chính là chất liệu khảo cổ ngay trên mặt đất, phải biết tìm và trân trọng.
    - Thưa ông, nhưng ông còn những tác phẩm khác không phải chỉ về Hà Nội. "Cát bụi chân ai" hay "Chiều chiều" chẳng hạn, rồi trong tập "Bút ký Tô Hoài" chừng hơn 500 trang ông sẽ tập hợp và in lại trong thời gian tới có những bài về nhiều đề tài khác nhau phải không ạ?
    - Tôi viết tự truyện từ rất lâu rồi, hồi trẻ là Cỏ dại, cách đây chừng hơn hai mươi nZm là Tự truyện, và những cuốn tiếp theo. Cuốn Tự truyện đang được dựng thành phim, ba tập. Tất nhiên một đời vZn phải có nhiều suy ngẫm bên cạnh một vài đề tài mình yêu quý. Điều quan trọng nhất là tôi vẫn tiếp tục viết được, lại còn làm được nhiều công tác xã hội khác nữa: Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch ủy ban Đoàn kết á Phi Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Việt -ấn... Bây giờ về ở trong cZn nhà nhỏ tại Nghĩa Tân này để yên tĩnh và viết, tôi còn đang làm nhiều sách cho trẻ em lắm, 25 cuốn cho Nhà Xuất bản Kim Đồng, 100 truyện cổ tích viết lại cho hai nhà xuất bản Kim Đồng và Giáo dục.
    - Xin cám ơn ông!

    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  2. sexymexicanmaid

    sexymexicanmaid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn, mình muốn tìm đọc các tác phẩm sau đây: Bình Ngô Đại Cáo, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Hịch Tướng Sĩ. Bạn nào rảnh thì post lên cho mình với hoặc biết nguồn thì cho mình cái link, chân thành cảm ơn!
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Bác Ngoáy mũi chịu khó webcam wabciếc, rồi bảo em bé cấp 3 nào đấy post cho nhá.

    Tequila Sunrise
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thằng quỷ ! Làm thế thì anh ấy ngoáy mũi cả ngày à !
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    "Ái tình", kiệt tác mới của Toni Morrison?



    Năm nay 72 tuổi, Toni Morrison đang ở trên đỉnh cao "công lực".

    "Love" (Ái tình) nghe có vẻ là một cái titre sáo, song theo lời nữ tác giả Toni Morrison, văn sĩ Mỹ được giải thưởng Nobel văn chương năm 1993, thì "Love" - ra mắt độc giả vào tháng 11 này - là cuốn sách "mạnh mẽ, thậm chí đặc biệt, độc đáo nhất về xúc cảm của con người".
    Sự hoà trộn giữa những bí mật giữ lâu cất kỹ với sức mạnh huỷ diệt-cứu chuộc của tình ái là cốt tuỷ trong các tác phẩm bậc thầy của Morrison như "Song of Solomon" (Khúc ca của Solomon) (1977) và "Beloved" (Người yêu dấu) (1987). Có thể là vội vàng khi nói "Love" cũng đạt được tầm vóc đó bởi cuốn tiểu thuyết chỉ ra mắt độc giả vào tháng 11 tới.
    "Love" kể về thời kỳ phân biệt chủng tộc, về khu nghỉ mát bên bờ biển của người da đen, về đám cưới của người chủ giảo hoạt với một cô bé 11 tuổi, về được và mất trong phong trào đòi quyền bình đẳng, mối ràng buộc yêu-ghét giữa hai người đàn bà. "Love" không có sức nặng huyền bí của "Khúc ca của Solomon" hay sự đậm đặc kinh khủng, đau đớn của "Người yêu dấu".
    Đó là cuốn tiểu thuyết ảm đạm, rập rạp, gần như lập dị, nhưng đầy duyên thầm với những đam mê kiểu Faulkner cùng những tầng lớp giả và đánh lừa của Nabokov, một câu chuyện đầy tính xã hội của thế kỷ 19 và một phần thế kỷ 20, và đối với Morrison, năm nay 72 tuổi, nó được viết ra khi tác giả đang ở đỉnh cao công lực.
    Về tên cuốn sách. Morrison viết phần lớn bản thảo và vẫn nghĩ sẽ đặt là "The Sporting Woman" (Người đàn bà làm điếm) - một nữ nhân vật chính ở trong nhà thổ - nhưng câu chuyện trở nên phức tạp và nhiều người quen phản đối cái tên có nghĩa cổ. "Họ nghĩ đó là một người đàn bà cưỡi ngựa", nhà văn nói. "Love", là do tiểu thuyết gia John Gardner gợi ý và Gottlieb, biên tập viên NXB Knopf quyết định. "Love - bà nói - vừa là chủ đề của thế kỷ, vừa là cuốn sách mạnh mẽ, thậm chí đặc biệt, độc đáo nhất về xúc cảm của con người". Với "Love", Morrison đã tranh cãi với biên tập viên về những dấu phẩy. "Với tôi ngôn ngữ luôn có một giá trị để nói, phát âm và tôi luôn cưỡng lại" - bà kể - "Còn anh ta thì nói: Bà phải để dấu phẩy vì độc giả. Tôi đáp: Tôi muốn độc giả tự mường tượng ra". Nhưng đó là biên tập viên kỳ cựu của bà nên Morrison phải chịu. "Cuốn "Jazz" trước đây không có dấu phẩy là vì anh ta vắng mặt ở NXB", bà cười một cách láu lỉnh.
    Ngoài ra, viết "Love" vẫn là một "kỳ công" như thường lệ. Bắt đầu bằng một cặp nhân vật, ý tưởng về một ngành kinh doanh đã không còn tồn tại của người da đen, rồi tới những khu vực ngoại vi... Bà còn cắt ảnh trong các tạp chí để dựng một đám cưới tưởng tượng và chụp ảnh. Bà phỏng vấn mọi người về những người bạn tưởng tượng của họ trong thời thơ ấu... Ngoài ra, bà vẫn dậy lúc 4h30 sáng để "làm như nông dân". Bà viết. Viết lại. "Sự đọc lại", Morrison nói một cách nghiêm túc, "luôn làm tôi ngây ngất". Sau 3 năm vật lộn với "Love", Tony Morrison cũng đã chuẩn bị một cuốn sách mới. Giờ đây bà đã có thể kể về những nhân vật của cuốn sách mới (chưa viết) như những người bạn cũ. "Một số người nghĩ rằng tôi không có khiếu hài hước", Morrison nói về cuốn sách sắp sửa viết. "Tôi nghĩ sẽ có một nhân vật mang tên là Chú ý Bóng đêm". Bà cười.


    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  6. sexymexicanmaid

    sexymexicanmaid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Bạn anh_cybidium hài hước cái kiểu của những thiên tài hoặc là mấy thằng có tư duy rối rắm nên, tớ xin lỗi, đọc éo hiểu???
  7. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Mong Peter thông cảm cho thằng bạn của tôi ! chắc nó thấy mình nhọc quá nó hộ một chút thôi , không có gì ghê gớm lắm đâu ! Chuyện thường của những kẻ chợ ưa trào phúng mà !
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  8. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Cùng tiến sỹ Đoàn Hương ngẫu hứng về văn hóa tình yêu


    Tôi hoàn toàn tuyệt vọng sau khi cố thuyết phục cô tiến hành một bài phỏng vấn về giới trẻ hiện nay - một chủ đề xưa như trái đất và có tính "thời vụ" dành cho tạp chí Truyền hình. Hai cô trò, hai người phụ nữ, hai tuổi tác hay hai thế hệ đành ngồi đối diện nhau bên một bộ bàn ghế cổ kính luôn phủ một lớp bụi mờ minh chứng cho "chủ nghĩa dịch chuyển" của người phụ nữ mà tôi hết sức kính trọng kia...

    Bấy nhiêu bon chen, ồn ào của phố phường dường như không tác động được vào ngôi nhà xinh xắn nằm riêng tư trong khu làng cổ phố Đội Cấn. Vẫn luôn là một cuộc hẹn "sau 9 giờ tối nhé", vẫn áo phông thụng, quần túi hộp, mái tóc "đơ mi-gác-xông" trứ danh, chất giọng khàn uy lực và bí ẩn... nhưng sao hôm nay tôi thấy bâng khuâng một nỗi niềm khó tả khi nhìn cô cầm cái phất trần phẩy phẩy bụi thời gian trên bộ tràng kỷ trước khi mời tôi ngồi. Cô nói sắp đi Thái Lan, rồi đi Ai Cập theo một dự án kéo dài nhiều năm về trao đổi văn hóa - du lịch của Tổng cục Du Lịch - một trong 3 công việc chính và yêu thích nhất của cô, sau việc viết sách và lên giảng đường. Lời đáp cho tất cả sự mời mọc, các cuộc hẹn hò luôn là "tôi bận lắm". Nhưng sự tịch tĩnh gần như lãnh đạm của cử chỉ không đủ che giấu tiết tấu ẩn chứa sau chất giọng khàn về những chuyến đi, về phần tiếp theo của bộ sách "Văn luận" sẽ là 2000 trang chỉ để "viết cho tư tưởng" và về tình yêu, văn hóa tình yêu.
    Cô có biết, cô đã tạo ra ấn tượng thế nào đối với những thế hệ học trò của cô không? Một bộ phận trong số họ dường như bị thuyết phục trước lối sống như cô: cá tính, thành đạt và độc thân. Tôi "khơi mào". Cô cười vẻ độ lượng với hai núm đồng xu rất duyên chỉ xuất hiện khi nụ cười hoàn toàn cởi mở: làm sao mà sống thế được, nó còn do "tạng" người, "chất" người nữa chứ. Mà điên hay sao lại nghĩ ra trò độc thân? Phải yêu đi và lấy nhau đi.
    Thế tại sao cô...? Với tất cả sự quan tâm lẫn tọc mạch như bất kỳ con người tầm thường nào bấy lâu nay biết về cô, tôi chớp thời cơ. "Tôi có mục đích của riêng mình. Tôi là một người bước ra từ sách vở, như một con thuyền bơi giữa hai bờ Hư và Thực, không dám cập vào bờ nào cả, không thể thuộc hoàn toàn về một bờ nào, tôi cần cả hai, tôi là cả hai. Tình yêu cũng vậy, tôi đã có nhiều cơ hội, nhưng khi phải chọn lựa giữa tư tưởng và tình yêu, tôi chọn tư tưởng. Tư tưởng của tôi là gì ư, nó như một hoạt động tự thân thôi thúc tôi phải đi hết con đường mà điểm tới cùng của con đường đó là những tập sách của tôi, những tác phẩm trước hết tôi viết cho chính mình, thể hiện tư tưởng của chính mình... Tôi như người ép xác.
    À, hãy đừng lo lắng về chuyện giới trẻ hiện nay "rỗng", không biết yêu, không biết lãng mạn. Nó là kết quả của một thời kỳ, một nền giáo dục. Nhưng điều gì cũng chỉ có tính thời điểm của nó mà thôi... Một bộ phận nhưng người trẻ tuổi bây giờ toan tính và đong đếm cả trong tình yêu. Hình như có một lối suy nghĩ rằng khi cho đi đồng nghĩa là phải được đáp trả một cái gì tương ứng. Họ không hết mình cho tình yêu, không đi tới cạn cùng của sự hòa hợp tâm tưởng. Bởi họ quá bận rộn hay bởi tốc độ dòng chảy cuộc sống quá nhanh khiến cho họ không còn đủ thời gian mà nhiệt tình tới tận cùng điều gì, như việc duy trì "văn hóa đọc" giúp đưa tới một tâm hồn mẫn cảm có thể cảm thụ được tình yêu với tất cả sự lãng mạn phi thường hay thực dụng của nó. Giới trẻ Việt Nam hiện nay chưa có cái gọi là "văn hóa tình yêu". Nó là biểu hiện của sự hết mình, là đức hy sinh, sự độ lượng, luôn có trong mình (một cách tự nhiên) những thôi thúc cháy bỏng được làm cho người mình yêu hạnh phúc. Như Puskin đã từng chia tay người yêu với tâm niệm: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Đó chính là biểu hiện của văn hóa tình yêu, là cả cách cư xử của mỗi người cả khi phải đối mặt với cuộc chia ly, nỗi mất mát. Hãy biết chấp - nhận - lành - mạnh sự chia ly, đừng dằn vặt và cùng quẫn với những câu hỏi "tại sao"... Còn sống độc thân? Xét đến cùng, nó là sự ích kỷ, nỗi nhát sợ hay cả hai? Cô không nhìn tôi, nói: "Nó là một xu hướng của cả thế giới...".
    Thuyết phục mãi, tôi mới được cô cho phép chụp chân dung cô trên phòng làm việc. Tầng 3 của ngôi nhà xinh xắn là xưởng vẽ của cô, giờ đang được sửa chữa lại. Tất cả hầu như nằm ở tầng 2 với những giá sách ngất ngưởng bên cạnh chiếc tủ trưng bày những kỷ vật độc đáo - dấu ấn từ những cuộc chu du của nữ tiến sĩ. Từ lâu nay cô đã làm việc với máy tính nên chiếc bàn làm việc cổ kính cũng đã trở thành giá sách, góc bàn có một pho tượng Lý Bạch. Tại sao lại là Lý Bạch mà không phải là một ai khác? "Tôi thích ông ta vì sự lãng mạn". Và cả vì sự thoát tục tiềm ẩn? Nữ tiến sĩ không trả lời, cười dịu dàng và bí ẩn.
    Diệu Trang
    Báo Truyền hình
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  9. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Ly Hoàng Ly trong khóa viết văn Quốc tế 2003

    Nhà thơ Ly Hoàng Ly

    Từ Mỹ, trao đổi với phóng viên VnExpress, nhà thơ trẻ cho biết, cô sẽ tận dụng khóa học này để nghiên cứu lý thuyết và tiếp cận các trào lưu mới của thơ hiện đại. Ước mơ của Hoàng Ly là hoàn tất được bản thảo tập thơ có nhan đề khá ấn tượng "Đêm chảy lên trời" - tập thơ thứ hai sau tập đầu tay "Cỏ trắng" (1999).
    Khoá Viết văn Quốc tế do Đại học Iowa tổ chức hàng năm, từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Năm nay, Ly Hoàng Ly tham gia theo lời mời của Bộ ngoại giao Mỹ. Trong thời gian hơn hai tháng lưu trú tại Iowa sắp tới, Ly Hoàng Ly sẽ cùng các nhà văn, nhà thơ trẻ tùy ý lựa chọn nhóm bạn cùng quan điểm để trao đổi theo một số chủ đề được đưa ra sẵn như: Tưởng tượng và thực tế (Fantasy and Reality); Tại sao tôi viết? Tôi viết cái gì? (Why I write? What I write?); Nhà văn với tư cách là độc giả (Writers as Readers); Những hình ảnh về nước Mỹ (Images of America)... Đại học Iowa sẽ tạo điều kiện để các nhà văn (là khách mời của khóa Viết văn Quốc tế) đọc hoặc trình diễn tác phẩm của mình trước công chúng Mỹ, trong thư viện hay tại các nhà sách. Tiếp theo, học viên sẽ có các hoạt động giao lưu, cộng tác với các khoa khác của trường như tiếng Anh, mỹ thuật, sân khấu, kịch, âm nhạc?để kết hợp với sở trường văn xuôi hay văn vần của mỗi người mà sáng tác những tác phẩm thực nghiệm.
    Một số nhà văn trẻ Việt Nam từng tham dự các khoá viết văn Quốc tế gần đây như Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Châu Giang đều rất thích mô hình ?okết hợp? đem lại nhiều ý tưởng này, và đã kể về nó khá hay trên những trang viết của họ. Lần này với thơ, hy vọng Ly Hoàng Ly sẽ có những tiếp nhận mới mẻ thú vị khác.
    Một dự định nữa của Ly Hoàng Ly trong thời gian ở Mỹ là sẽ cùng một nữ họa sĩ (đồng thời là nhà văn người Mỹ gốc Campuchia) thực hiện một triển lãm sắp đặt và trình diễn (Installation và Poetry Performance) với chủ đề "Pushing through Borders". Nội dung sẽ nói về những suy nghĩ, trăn trở, quan điểm sống và sáng tạo của hai nữ họa sĩ, hai nhà văn trẻ ở hai đất nước; về thân phận và vai trò của người phụ nữ ở các miền biên giới khác nhau. Ly Hoàng Ly cho biết, cô cũng đang tiến hành xin tài trợ của quỹ DTW ( Dance Theatre Workshop) để có thể làm cuộc triển lãm này tại TP HCM tháng 12/2003, khi cô về nước. (Quỹ DTW nằm trong một dự án lớn có tên Mekong Project, nhằm tạo điều kiện cho các nhà văn, nghệ sĩ Mỹ có nguồn gốc từ các nước trong lưu vực sông Mekong và các nhà văn, nghệ sĩ bản xứ gặp gỡ, trao đổi ý tưởng sáng tạo).
    Nguyễn Hữu Hồng Minh


    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  10. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên: ?oTôi muốn làm nhịp cầu nhỏ?
    Những năm gần đây, Thái Nguyễn Bạch Liên xuất hiện trên văn đàn như một dịch giả văn học Trung Quốc cần mẫn, thông tuệ. Ông đã thành công trong việc giới thiệu với bạn đọc nước ta nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc có giá trị. Cuộc trò chuyện giữa ông và Tuần san SGGP Thứ Bảy được thực hiện vài ngày trước khi ông đột ngột qua đời.
    ?" Thông thường, người dịch rất vất vả mới tạo được chỗ đứng trong làng văn. Riêng ông, ngay khi vừa xuất hiện đã gây được sự chú ý. Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết ông vốn là người làm công tác kỹ thuật. Duyên nợ nào đưa ông đến với văn học Trung Quốc và dịch thuật?
    ?" Đó là những năm tôi được Nhà nước cử đi học ở Thượng Hải - Trung Quốc. Để tiếp thu tốt bài vở chuyên môn kỹ thuật, tôi phải thường xuyên xem nhật báo, kịch bản và tiểu thuyết tiếng Trung. Năm thứ hai học đại học, tôi bắt đầu đọc được tiểu thuyết Bài ca tuổi trẻ, sau đó là hàng loạt tác phẩm của Ba Kim, Tào Ngu, Điền Hán...
    Tốt nghiệp kỹ sư, về nước làm quản lý kinh tế nhưng tôi vẫn ham thích văn học, thỉnh thoảng dịch đôi ba truyện ngắn Trung Quốc được đăng báo nên càng say mê hơn. Gần mười năm công tác ở Khu chế xuất Tân Thuận - TPHCM, suốt tám tiếng đồng hồ mỗi ngày đều sống trong môi trường tiếng Hoa, tôi thấy mình như cá gặp nước và để nâng cao hiệu suất công tác chuyên môn tôi càng ra sức trau dồi kiến thức ngoại ngữ. Từ khi nghỉ hưu, tôi chuyên tâm về dịch thuật.
    ?" Trong số các tác phẩm văn học Trung Quốc mà ông đã chuyển ngữ sang tiếng Việt, ông tâm đắc tác phẩm nào nhất?
    ?" Tôi tâm đắc nhất là văn học quan trường. Trong dịch thuật, phải tâm đắc thì mới dịch hay được. Dịch tin tức, tư liệu đăng báo thì cần nắm chắc sự kiện chính xác, khách quan và nhất là phải am hiểu về lĩnh vực đó. Còn dịch văn học thì đòi hỏi công phu mà trước hết là sự cảm thụ, người dịch phải đặt mình vào vị trí của tác giả, vui buồn cùng tác giả.
    ?" Ông có thể nói rõ về sự xuất hiện của dòng văn học quan trường này.
    ?" Hai chữ ?oquan trường? thuộc phạm vi húy kỵ từ lâu, bởi lẽ đã là chế độ cộng hòa nhân dân thì chỉ có cán bộ và quần chúng, chứ đâu còn quan hệ quan trị dân như xưa. Ấy vậy mà trong thực tế lại khác, thoạt đầu là báo chí, sau đến văn học đã phanh phui, vạch trần, vén lên bao bức màn bí mật về tệ nạn tham quan ô lại đương đại, miêu tả bao cảnh đời, cảnh người và việc nơi quan trường thời nay. Một loạt tiểu thuyết như ?oLưới trời?, ?oChọn lựa? của Trương Bình, ?oQuốc họa? của Vương Diệu Văn, ?oTrời giận?, ?oĐô thị nguy tình? của Trần Phóng... lần lượt ra đời, đưa độc giả đến với vấn đề nóng nhất của xã hội: cán bộ tham nhũng. Sang đầu thế kỷ 20, dòng tiểu tuyết tạm gọi là chống hủ bại này mở rộng, cuộn sóng và trở nên chính danh như hôm nay - văn học quan trường. Ngày 14-6-2002, tại Bắc Kinh, Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các cơ quan hữu quan, trong đó có Hội Nhà văn Trung Quốc tổ chức hội thảo chuyên đề ?oVăn học quan trường?. Nhà bình luận văn học Trương Chí Trung cho rằng, nó không chỉ đơn thuần đóng khung trong việc phản hủ bại, chống tham nhũng, hoặc vạch trần - khiển trách, mà còn thổ lộ, lý giải và ngợi ca chính khí. Giáo sư Lý Vận Bác khẳng định, văn học quan trường phải lấy người và việc làm đối tượng thẩm mỹ, nhận thức và suy nghĩ về hiện tượng quyền lực, phần lớn đó là các sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực. Những trăn trở, băn khoăn của quần chúng nhân dân chính là mảnh đất làm sinh sôi dòng văn học quan trường và cũng chính nhân dân là đối tượng đón nhận những sáng tác mang hơi thở thời đại. Nói một cách khác, các nhà văn viết về đề tài ?oquan trường? đã thỏa mãn phần nào tâm lý của độc giả muốn tìm hiểu hậu đài chốn nha môn.
    Không phải đến bây giờ ở Trung Quốc mới xuất hiện văn học quan trường mà nó đã có từ lâu, những ?oKhang Hy?, ?oCàn Long?, ?oTể tướng Lưu gù?, những ?oĐặng Tiểu Bình ba lần vào ra Nam Hải?, ?oChu Dung Cơ không phải huyền thoại?? đều thuộc dòng văn học này. Vì vậy, có thể tạm dự đoán rằng, còn quan trường nha môn, còn tranh giành quyền lực, thân phận người lương thiện còn bị hà hiếp thì người cầm bút còn phải ?otả thanh thiên?, viết lên trời xanh vậy.
    - Sau ?oBí thư Tỉnh ủy?, tác phẩm dịch sắp tới của ông là gì?
    - Tôi đã gửi hai bản thảo tiểu thuyết ?oKinh thánh của một người? (Cao Hành Kiện) và tập truyện ngắn ?oThời đại ảo? (Ngô Huyền cùng nhiều tác giả khác), nay đang đợi ngày ra mắt bạn đọc. Còn trên bàn viết của mình, tôi cố gắng hoàn thành phần cuối tiểu thuyết ?oNhững con thiên nga hoang dã? của nữ văn sĩ Trương Nhung, miêu tả cuộc đời ba thế hệ nữ nhi Trung Hoa (bà ngoại, mẹ và chính bản thân tác giả).
    - Cảm ơn ông.
    NGUYỄN TĨNH NGUYỆN - KHUÊ ÁNH


    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO

Chia sẻ trang này