1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Khải
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tên khai sinh: Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930, tại Hà Nội, chính quê phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh. ĐV ĐCS. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
    Nhà văn Nguyễn Khải học hết năm thứ ba bậc trung học thì toàn quốc kháng chiến bùng nổ; vào bộ đội khi mới 16 tuổi. Từng làm y tá, làm báo tỉnh đội Hưng Yên, thư ký tòa soạn báo Chiến sĩ Quân khu Ba (1951). Năm 1955 được điều đi trại viết anh hùng của Tổng cục Chính trị. Sau đó, ông là thành viên sáng lập, tham gia ban biên tập đầu tiên của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, rồi làm cán bộ sáng tác. Năm 1988 chuyển ngành ra Hội Nhà văn Việt nam với quân hàm Đại tá; ông từng là ủy viên BCH Hội các khóa 2,3,4, có thời gian là Phó Tổng thư ký (khóa III), đại biểu Quốc hội (khóa VII).
    Tác phẩm đã xuất bản: Xây dựng (tiểu thuyết, 1951); Người con gái quang vinh (truyện, 1956); Xung đột (tiểu thuyết, 2 tập, 1959), Mùa lạc (truyện, 1960); Một chặng đường (truyện 1962); Hãy đi xa hơn nữa (truyện, 1963); Người trở về (truyện, 1964); Họ sống và chiến đấu (bút ký, 1966); Hòa Vang (bút ký, 1967); Đường trong mây (truyện 1970); Ra đảo (truyện, 1970); Chủ tịch huyện (truyện, 1972); Chiến sĩ (truyện, 1973); Tháng Ba ở Tây Nguyên (bút ký 1976); Cha và con, và.. (tiểu thuyết, 1979); Cách mạng (kịch, 1978); Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982); Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1994); Một người Hà Nội (truyện ngắn, 1989); Một giọt nắng nhạt (truyện, 1989); Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993); Ông đại tá và vị sư già (truyện ngắn, 1993) truyện ngắn Nguyễn Khải (1996)..
    Ông đã nhận giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951); Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) với tiểu thuyết Xây dựng; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1982) với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm.

    <H5 align=center><FONT face="Times New Roman" size=5><FONT color=darkviolet>Vườn kia vẫn đợi ai về
    rượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!</FONT></FONT>[/h5]
    <H5 align=center><FONT face="Times New Roman" size=5><FONT color=darkviolet>
     [/h5]</FO
    u?c FFVIII s?a vo 11:38 ngy 20/09/2003
  2. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Andersen, đôi điều nói thêm...
    Đây là đôi điều chưa nói về Andersen, người kể chuyện tài tình và thân thiết với bạn đọc Việt Nam. Những chuyện kể của Andersen đều là do tưởng tượng mà ra. Nhưng ông có một cuốn sách hoàn toàn khác: "Chuyện có thực trong đời tôi".
    Nhà văn mơ mộng đó là người đi ngao du rất nhiều, trong đời ông đã có tổng cộng 30 chuyến đi. Những cuộc hành trình của Andersen được ghi lại trên tấm bản đồ dưới đây. Bạn đọc có thể lần dò ra cung đường nhà văn đã đi, những quốc gia ông đã đặt chân tới... Năm ông 49 tuổi (1854), ông ngao du qua Đức và là khách quý của Vua Maximilian II, ông gọi thân tình là Vua Max. Trong 12 ngày liền ông không bị hỏi giấy tờ tùy thân, lại là khách nghỉ ở lâu đài Wilhemsthal.
    Andersen kể cho bạn: "Vua Max đã đọc sách tự truyện của tôi, rất thú vị chuyện thời niên thiếu của tôi. Ngài tỏ ra rất thích thú những con người có thực tôi đã gặp gỡ, và với tôi, ông vua đó như thể một nhân vật có thực trong một chương chuyện kể của tôi vốn là cậu con trai của một người thợ giày nghèo". Andersen sinh năm 1805 và mất năm 1875. Andersen sinh ra ở Odense, một thành phố nhỏ ở miền trung Đan Mạch. Andersen mê kịch từ bé, ở nhà ông tổ chức diễn các vở với búp bê, còn người cha thì đọc cho con các vở của Ludvig Holberg, một kịch tác gia nổi tiếng. Rồi ông được đi xem kịch thực thụ. Và đến năm 14 tuổi thì ông được đón lên học trên thủ đô, ở đó ông thường xuyên lần mò đến Nhà Hát kịch Hoàng gia, và song song với thể truyện kể, ông sẽ còn viết kịch cho tới cuối đời.
    Chưa hết, Andersen vẽ cũng rất giỏi. Ông thích vẽ những kỷ niệm. Ông vẽ những nơi mình đã ở ông vẽ những ngôi nhà bạn bè, như một kiểu sổ tay ghi chép những chuyện không thể nào quên. Có khi đi xa, nhớ nhà, nhớ thời niên thiếu, Andersen viết thư cho bạn gái Jêtt Hanck, nhờ cô nói với cha cô vẽ giúp ngôi nhà tuổi thơ Andersen đã trải qua ở Odense...
    Nhưng có lẽ tài làm tranh cắt giấy của Andersen là trội hơn cả. Khi gặp họ hàng bè bạn, hễ có trẻ em là thế nào Andersen cũng cắt giấy tạo hình tặng các em... và cũng tặng cả người lớn nữa.
    Bức họa cắt giấy bên cạnh đây bộc lộ toàn bộ ước vọng kín đáo của ông về cuộc đời này và thế giới này. Andersen tặng nó cho Hiệp hội sinh viên Copenhagen để bán đi góp phần cứu trợ gia đình các binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh Đan Mạch-Đức năm 1864. Tại chính giữa bức họa cắt giấy Andersen viết như mấy câu thơ:
    "Bức cắt giấy này hơi bị hiếm
    Giá bán những nửa đồng Rigsdaler
    Nhưng là cả một chuyện thần tiên
    Dành bán cho trái tim của bạn..."
    Một Rigsdaler theo thời giá hiện nay là 20 đô-la Mỹ. Không đắt, nhưng cái tình của Andersen thì vô giá.
    M.H
    (Tạp chí Tia sáng)


    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 21/09/2003
  3. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Giấc mơ Hoàng Phủ

    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Khi tôi sinh ra, ông Tường lên rừng. Khi tôi lớn, ông Tường rong chơi, không khi nào ông có dịp rảnh rỗi để chỉ dạy tôi, nhưng nhờ những lần chuyện vãn với ông, tôi đã lĩnh hội được cái ý niệm của một người từng trải, rằng thế giới tồn tại bởi sự lễ độ, ngay cả với những hạt vật chất bé nhỏ nhất...
    Nếu không có bà quét rác, Thượng đế đã quét tôi ra khỏi đời sống
    Trong mắt non của tôi, ông Tường là một cây cổ thụ biết nói. Bằng thứ ngôn ngữ đượm màu diệp lục, quanh năm ông trút tràn chiếu rượu bè bạn, ông rơi đầy khắp mọi miền đất nước những câu chuyện xôn xao hoa lá ẩn chứa bao mầm giống của một thứ tư duy kinh kệ!
    Vậy mà sáu năm nay, từ mùa World Cup ''98, cây cổ thụ ấy bất chợt bị bệnh tật quật ngã, đành phải xoải lá cành mặc gió mưa giang hồ mời gọi.
    Thương tình, mùa đông năm ngoái Trời sai một người đàn bà đến dìu ông dậy. Người đàn bà ấy làm nghề quét rác ở một cái chợ miền sơn cước: chợ Khe Sanh vùng biên giới Việt - Lào ở Quảng Trị quê hương ông Tường.
    Sau ba ngày xem bệnh, người đàn bà quét chợ có tên là Gái quyết định chữa bệnh cho ông Tường. Ròng rã năm tháng, từ mùa đông qua mùa xuân đến mùa hạ, cây cổ thụ Hoàng Phủ chiều nào cũng oằn mình trong nồi hơi ăm ắp khói lá xông và được trích máu.
    Tôi không biết thuở Quan Công ngồi đánh cờ cho Hoa Đà cạo xương đau như thế nào, chứ cái đau từ những mảnh chai của bà Gái mà tôi cũng từng nếm trải cũng vô ngần lắm. Bà Gái thắp hương, thổi tràn rượu vào lưng tôi, sau đó phủ chăn và trích máu. Chỉ vài phút ngắn ngủi, tôi đã run lẩy bẩy, mồ hôi vã ra; còn bà Gái vẫn cười, nụ cười của một người đàn bà hơn tuổi 40, đã qua tám lần sinh nở vẫn đầy ắp chất rừng: "O chữa bệnh cho ông Tường vì biết ông ấy được nhiều người yêu thương và kính trọng". Một người không biết chữ đã cứu sống một bồ chữ. "Nếu không có bà Gái, mình đã chết".
    Ông Tường sau khi gượng dậy nhờ được chữa bệnh đã thấp thoáng với tôi về những điều bí ẩn của người đàn bà một lần nằm mơ thấy bầy rắn trắng từ núi bay về nhập vào mình, bỗng dưng trở thành thầy lang nức tiếng trong đồng bào dân tộc miền núi Hướng Hóa!
    Và ông Tường từng chứng kiến: có lần bà Gái phải sụp lạy năn nỉ một người dân tộc Vân Kiều ở lại cho bà được chữa bệnh. Trong đời ông Tường, ông chưa từng biết một dị nhân nào như vậy, dù là hư cấu văn chương.
    9/10 những gì tôi viết ra đều rất tệ
    Những ngày đên thăm ông Tường, tôi đọc tập bản thảo Trên dấu chim di thê cho ông nằm nghe, vừa đọc tôi vừa nhìn trộm ông. Đôi mắt ông lim dim, đôi tay nằm yên, thi thoảng ông lại ho khan. Sau mỗi bài tôi hỏi: chú thấy được không? "OK, đọc tiếp đi" - ông Tường thì thào. Cứ mỗi lần như thế, tôi lại khấp khởi.
    Sau mấy ngày nghe tôi đọc xong tập ký, ông lại mang bản thảo lên Khe Sanh chữa bệnh. Ngày tôi nhận lại tập bản thảo đã thấy nhàu nát. Hóa ra lên Khe Sanh ông vẫn lén đọc tập ký dù bà Gái can ngăn. Ông đọc để viết lời tựa cho tôi. Một tay bị liệt, một tay gầy yếu còn lại vẫn gắng gượng cầm tập giấy, đọc những hạt chữ non nớt của tôi. Rồi sau cùng bài tựa đã ra đời với nhiều lần sửa chữa, thậm chí một từ ông cũng đắn đo nhiều nhịp máu chảy.
    Nghĩa là ông vẫn hăng say tư duy mặc kệ bệnh tật, cũng có thể bệnh tật thấy sự nhiệt thành như vậy nên phải nhường bước cho ông đi lang thang. Có lẽ chỉ có viết thế giới của ông mới được vần chuyển.
    Từ trong xương tủy, từ trong từng chùm nơron, quá khứ và kinh nghiệm gần 60 năm lang thang, lúc lên rừng kháng chiến, lúc xê dịch qua bao miền suy nghiệm, tư duy ông Tường cứ mặc nhiên chảy ra trong trẻo.
    Kinh nghiệm và sự đọc đã trở thành cái mỏ vàng cho Hoàng Phủ khai thác từng ngày, từng giờ, từng giây phút. Có lần tôi mạo muội nói chú viết ký ai cũng khen tận lên mây, nhưng có lẽ chú cũng có những cái viết tệ lắm. Không ngờ ông Tường gật đầu, rụng xuống một câu làm tôi tôi giật mình: 9/10 những cái mình viết ra là tệ nhất.
    Ôi, cái thằng viết trẻ tuổi trong tôi phải tự răn mình đừng bao giờ tự huyễn hoặc khi mới nho nhoe vài ba tác phẩm!
    Khi tôi sinh ra, ông Tường lên rừng. Khi tôi lớn, ông Tường rong chơi, không khi nào ông có dịp rảnh rỗi để chỉ dạy tôi, nhưng nhờ những lần chuyện vãn như vậy tôi đã lĩnh hội được cái ý niệm của một người từng trải, rằng thế giới tồn tại bởi sự lễ độ, ngay cả với những hạt vật chất bé nhỏ nhất.
    Phải mơ mới thăng bằng cuộc sống
    Ông Tường quan niệm đời người không ngủ. Khi ngủ, tâm linh và trí não vẫn làm việc bằng giấc mơ và cõi vô thức. Những giấc mơ không thể thiếu cũng như những vì sao không thể vắng trong đêm.
    Phải mơ mới giữ được thăng bằng cuộc sống. Và giấc mơ lớn nhất của đời ông là được đi chơi khắp thế giới. Chao ôi, một giấc mơ lớn như vậy mà giờ đây thân xác đành phải di chuyển trên xe lăn, suốt ngày không xuống đất, chỉ lăn tới lăn lui trên gác hai căn hộ giấu mình dưới tàng cây long não kề bên nhà thờ Phú Cam khi xưa là nhà của Trịnh Công Sơn.
    Người dân tộc Pakô trên dãy Trường Sơn kể rằng khi con người ngủ một con dế sẽ hiện ra giữa hai chân lông mày, con dế ấy sẽ bay đi, hái lượm chuyện muôn phương về báo cho người biết. Ông Tường chập chừng âm thanh với tôi như vậy.
    Không nghi ngờ gì nữa, sau bao năm chú cháu, tôi chợt nhận ra linh hồn ông là linh hồn một con dế. Một con dế sinh ra từ đôi mắt quan sát tinh nhạy, suốt một đời bay đi thám hiểm tận những nơi vực sâu núi thẳm của hiện thực thế giới, của bản thể tâm linh đa chiều để chắt lọc nên những bài bút ký mà nếu thiếu nó nhân gian này sẽ ít nhiều cô quạnh.
    Đi buôn như Phạm Lãi
    Lúc vui khỏe cũng như lúc hoang hoải trên giường bệnh, thần tượng của ông Tường là Phạm Lãi. Vượt qua cả ngàn năm, ông đưa linh hồn Phạm Lãi trở về với ông.
    Ngày xưa Phạm Lãi giúp Việt lấy Ngô. Việt vương Câu Tiễn kính trọng và biết ơn nên phong Phạm Lãi làm tướng quốc; nhưng Phạm Lãi lại treo ấn từ quan, nói là đi ẩn cư nhưng thật ra là đi buôn. Buôn muối.
    Đào Chu công, ông chủ của những tiêu cục muối, chính là Phạm Lãi. Ông Tường yêu Phạm Lãi vì, theo ông, Phạm Lãi không theo Khổng cũng chẳng cần theo Lão, ông Phạm Lãi kinh doanh vì sự tự do lựa chọn của mình. Làm tướng quốc vẫn nghèo, chỉ kinh doanh mới giàu.
    Ông kể chuyện xưa nhưng tôi biết ông đang mơ điều gì. Ôi thiên hạ, nếu tướng quốc nào cũng nghèo (mà muốn giàu thì phải đi buôn) thì thiên hạ thái bình lắm thay. Tôi hỏi nếu đi buôn ông buôn gì. Ông Tường gù gật: "Nếu đi buôn mình sẽ buôn vua chứ buôn bán lẹt phẹt như mấy bà ngoài chợ xép thì lời lãi gì đâu!".
    Như Liệt Tử cưỡi gió mà đi, ông Tường cứ mơ bay khắp thế giới, ông cứ buôn vua mặc sức vì không ai, kể cả Thượng đế, ngăn cản được quyền mơ của ông, miễn sao từ những rẻo mơ của ông tôi và mọi người được đón nhận những hiện thực tinh khiết mà ông đã chắt chiu để bước vào cuộc sống với tấm lòng nhẹ kiếp nhân sinh như ông hằng mong nhớ qua từng trang văn ông đã và sẽ trút xuống cho mặt đất này xanh thêm màu hi vọng.
    VĂN CẦM HẢI
    Tuổi Trẻ CN


    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt nhà thơ Yên Đức: Chúng mình đành lỡ hẹn!
    40 năm trước, đám thanh niên trẻ tứ xứ chúng tôi bỗng đâu về tụ họp bên bờ sông Uông - con sông khởi nguồn từ những khe suối mỏ Vàng Danh, chảy qua thị xã than Uông Bí rồi đổ ra sông Bạch Đằng mênh mông. Anh em chúng tôi là những người say mê văn học: Thái Giang, Phạm Doanh, Yên Đức, Long Chiến, Trí Dũng, Nam Ninh, Thuỷ Nguyên, Hoài Nam, Tạ Hữu Đỉnh, Hoa Lư, Tiến Chước... Nhiều người trong số này đã đi trọn con đường văn nghiệp với nhiều tác phẩm và trở thành hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có Yên Đức.

    Nhà thơ Yên Đức.

    Yên Đức lúc đó đang ở tuổi 22, đẹp trai, trắng trẻo ăn mặc lúc nào cũng bảnh bao, tề chỉnh làm việc ở Ngân hàng Uông Bí nên bọn tôi đặt cho Yên Đức biệt danh: "Thầy ký nhà băng". Thầy ký nhà băng khi vào tuổi tứ tuần đã trở thành Giám đốc Ngân hàng Công thương Uông Bí nhưng quả thật chưa một lần nào anh nói chuyện với chúng tôi về công việc ở ngân hàng. Dường như anh luôn sợ bị hiểu lầm rằng tiền bạc sẽ làm "tha hoá" thơ anh... Gần 10 năm trước anh lên Hà Nội công tác, phôn cho tôi ra quán càphê bên hồ Gươm, đọc tôi nghe một chùm thơ có dễ đến mươi bài anh vừa sáng tác, nhiều bài đã in trên báo, rồi anh hỏi: "Ông nghe kỹ và xem có chỗ nào dính dáng đến "tiền bạc" không, nếu có thì mình thôi không làm thơ nữa!".
    Yên Đức là con người đôn hậu, thẳng thắn. Đôn hậu trong đời và cả trong thơ. Một trái tim thơ đầy nhiệt huyết nhưng thơ Yên Đức không ồn ào, đại ngôn mà bình dị, gần gũi như những người thợ làm than, như mảnh vườn của mẹ, như cây cầu, ngọn núi, bãi biển quê anh.
    Tên thật của anh là Trịnh Đức Dực, sinh ngày 17.10.1942 tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Gần 40 năm làm công tác ngân hàng, trên 40 năm sáng tác thơ, cả cuộc đời anh gắn bó với đất mỏ. Yên Đức thành danh khi còn khá trẻ qua việc được trao giải thưởng cuộc thi thơ trên Báo Văn Nghệ 1969 -1970.
    Đến bây giờ, như nhiều bạn đọc cùng thế hệ, chúng tôi vẫn nhớ những câu thơ hay nhất của Yên Đức là viết về quê hương Quảng Ninh. "Thung lũng than" là một bài có thể nói là xuất sắc về vùng than những năm tháng đánh Mỹ gian lao ác liệt ấy. Năm 1972, anh cùng Đào Ngọc Vĩnh in chung tập thơ đầy chất thợ với cái tên "Lửa hàn ngõ thợ". Năm 1979, Yên Đức in chung tập "Nguồn sáng" với Thạch Quỳ, Anh Chi. Chùm thơ "Lửa hàn" của anh đã được giải thưởng chính thức về thơ của Tổng LĐLĐVN và Hội Nhà văn VN. Hai lần liền (năm 1980, 1996), anh được UBND tỉnh Quảng Ninh trao Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long. Có điều như tôi đã nói ở trên, một thời gian khá dài, Yên Đức ít viết, ít xuất hiện giữa làng văn chương. Thời buổi làm ăn, anh không thể không "dính dáng" vào chuyện tiền bạc - vì công việc phụ trách Ngân hàng Công thương Uông Bí - nhưng theo anh, chuyện tiền bạc nó quá "xa lạ" với chuyện thi ca. Tuy nhiên, Yên Đức vẫn âm thầm lặng lẽ viết bằng sự trải nghiệm, suy tư hơn về cuộc sống hiện tại, anh đào sâu vào chính tâm hồn mình. Có thể nói hai tập thơ "Hoa mùa thu", "Thơ tặng và ngày mới" đã đi theo hướng khác, là sự trăn trở muốn đổi mới của Yên Đức. Và cuối cùng, anh vẫn muốn trở lại thực sự với văn chương. Năm 2000, chào đón thế kỷ mới, Yên Đức xin chuyển về Hội Nhà văn VN, dù chỉ làm một anh cán bộ thường.
    Bước vào tuổi lục tuần, khi Yên Đức vẫn đang sống khoẻ và viết khoẻ thì căn bệnh ung thư hạch hiểm nghèo ập đến. Ba năm qua Yên Đức chống chọi quyết liệt với tử thần nhưng chúng tôi chưa bao giờ bắt gặp một nét buồn trên gương mặt anh và cũng không mấy khi anh nhắc tới "kẻ tử thù" đang gặm nhấm thân thể mình. Mới cách đây vài tháng Yên Đức còn hẹn nhà thơ Thái Giang, nhà văn Nam Ninh và tôi vào dịp thu này sẽ về thăm Uông Bí - mảnh đất đã nâng cánh cho chúng tôi bay lên... Nhưng cuộc hành trình chưa được thực hiện thì nhà thơ Yên Đức đã ra đi vào lúc 14 giờ ngày 25.9.
    Yên Đức ơi, thế là chúng mình đành lỡ hẹn. Mà sao lại ra đi vội vàng đến nỗi chẳng kịp chia tay bạn bè giữa tiết thu đang đẹp thế này? 17 giờ chiều nay nhà văn Nam Ninh gọi tôi, nấc lên qua ống nói "Yên Đức từ giã chúng ta rồi, đau quá Tiến Chước ơi. Vậy mà ngày hôm kia cậu ấy vẫn tươi cười: Khoẻ rồi, chẳng có gì phải lo nữa...". 20 giờ hôm nay Phạm Doanh từ Đắc Lắc điện ra nói: "Thuỷ Nguyên, Trí Dũng ở thành phố HCM đã nhận được tin đau này, bọn mình không biết có kịp ra đưa tiễn Yên Đức không...".
    ***
    Yên Đức ơi! Mất mát này, đau thương này - không thể làm thành thơ. Vì thế xin Yên Đức nhận lấy tấm lòng bè bạn qua mấy dòng lộn xộn này như nhận một nén hương cháy mãi, thơm ngát mãi trên nấm mồ anh yên giấc ngàn năm.
    25.9.2003
    Tiến Chước


    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Ngăn chặn từ đâu những sai trái trong xuất bản sách?
    Gần đây, dư luận xã hội bất bình và phê phán gay gắt hiện tượng xuất bản sách cẩu thả, ồ ạt, trong đó có nhiều đầu sách chất lượng kém, độc hại. Vì sao tình trạng này cứ kéo dài dai dẳng, liệu có thể loại bỏ được không?
    Kẽ hở trong cơ chế
    Trước kia, xuất bản, in, phát hành phân định minh bạch. Nhà xuất bản hoàn tất bản thảo, đưa sang nhà in, khi thành sách, chuyển giao công ty phát hành tiêu thụ. Một dây chuyền gồm các công đoạn độc lập và nối kết liên hoàn, luôn luôn gắn bó, mang tính thống nhất và khép kín là đặc điểm nổi trội trong hoạt động xuất bản sách. Không có những va chạm, tranh chấp, bon chen. Sách độc hại, sách thiếu lành mạnh không thể len lỏi và có chỗ đứng. Sách in đúng số lượng. Không thấy sách in lậu, in nhái. Sách được phân bố đều đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nông thôn. Bước vào thời kỳ đổi mới, xuất bản sách có những biến chuyển để thích ứng. Nhu cầu sách tăng lên, đòi hỏi sách đa dạng chủng loại, cung cấp nhiều mặt tri thức và có hình thức đẹp hơn. Xuất bản sách có cơ hội chuyển biến và mở rộng quy mô. Nhà xuất bản không còn là đơn vị hành chính- sự nghiệp. In và phát hành sách không chỉ có doanh nghiệp quốc doanh. Xuất bản và phát hành dứt dần chuyên ngành, xâm nhập và lấn lướt nhau. Sự gắn bó sẵn có lu mờ, rạn nứt.
    Nhằm thâu tóm toàn bộ lợi nhuận, không phải phân chia, một số nhà xuất bản lập xưởng in và tự phát hành sách. Ngược lại, phía phát hành cũng nhận xuất bản và in. Tuy thế, số cơ sở có tiềm lực mạnh làm được là ít ỏi. Phần đông thiếu vốn, thiếu lao động thạo nghề, phải tìm đối tác. Những người làm sách "tự do" năng động trong tiếp cận thị hiếu bạn đọc và có nguồn tài chính sẵn sàng liên kết, liên doanh. Bên cạnh mặt đóng góp, tạo nên thị trường sách sôi động và có những cuốn sách hay thì cũng nảy sinh những tiêu cực. Khai thác triệt để những điểm yếu của nhà xuất bản và bằng đút lót, chia chác kín đáo, họ mua giấy phép, thậm chí đặt hàng người soạn sách, viết sách, chọn những sách ấn hành từ lâu rồi thông qua trả phí quản lý, mượn tư cách pháp nhân nhà xuất bản làm trọn gói. Trốn thuế, trả công in hậu hoặc tự in, tính giá thành sách rẻ, họ đẩy chiết khấu lên cao, thu hút các hiệu sách, quầy sách, gây nhiễu trong phát hành. Tương tự, phát hành làm xuất bản và in cũng trượt trên con đường ngoắt ngoéo ấy. Dù là hàng hóa đặc biệt, sách cũng không ngoài quy luật giá trị và cung cầu trở thành lập luận được hiểu và vận dụng một cách thô thiển, phiến diện, xao nhãng tiêu chí "xuất bản sách không phải hoạt động kinh doanh đơn thuần". Vì thế, xuất bản, in, phát hành đã thụ động, bị chi phối, chạy đua cạnh tranh, tiếp tay cho những cuốn sách không đáng có hiện hình. Vận hành trong một mô hình đan xen phức tạp và không rõ ràng, tất yếu dẫn đến những sai phạm, tiếc thay có cả những nhà xuất bản có uy tín.
    Cùng với kẽ hở trong cơ chế, còn những lý do khác.
    Quản lý bất cập
    Theo luật định, giám đốc nhà xuất bản phải quản lý toàn diện công việc và cùng tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm của nhà xuất bản. Hiện nay, có không ít người chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu bản lĩnh và hiểu biết hẹp, không nắm được thực tiễn, lại chủ quan, qua loa đại khái, thiếu sâu sát. Đã vậy, những trợ thủ, nòng cốt là biên tập viên không nhạy cảm, nghiệp vụ kém, không đủ khả năng tham mưu và hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Những quy trình xuất bản bị cắt xén, tước lược tùy tiện. Bởi thế, có nhà xuất bản tự ý xuất bản, tái bản những tác phẩm trước Cách mạng Tháng Tám 1945, trong vùng giặc tạm chiếm cũ và sách dịch của nước ngoài cần phải thẩm định nội dung mà không trình cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản xem xét, cho phép. Sách cũng không ghi đầy đủ các quy định trên các trang bìa, trang 1, trang 2 (đối với sách dịch), trang cuối, mã số, giá bán lẻ và không nộp hoặc nộp một mớ lưu chiểu. Tư nhân làm sách thao túng một phần nhưng chủ yếu là giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản tắc trách, đọc lướt hoặc tin cậy người được ủy nhiệm, dễ dãi ký duyệt bản thảo, bản mẫu trước khi đưa in. Sơ hở trong quản lý của nhà xuất bản là điểm tựa của các hành vi luồn lách, đẻ ra sách phạm luật. Cơ quan chủ quản của nhà xuất bản thường đứng tên danh nghĩa, ít quan tâm nhắc nhở và kiểm soát, thực chất là buông lỏng.
    Quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động xuất bản phẩm trong phạm vi toàn quốc, Cục Xuất bản còn lúng túng, chưa phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng mối quan hệ giữa quản lý ngành và quản lý trên các địa bàn, giữa quản lý của Nhà nước và quản lý của cơ quan chủ quản. Bộ máy của Cục có 30 người, trình độ không ít cán bộ còn hạn chế, khó quán xuyến khối việc lớn và trải dài suốt từ bắc tới nam. Cục không có biên chế thanh tra vì Bộ Văn hóa-Thông tin đảm nhiệm. Phòng xuất bản chỉ có năm người, mỗi ngày mỗi người phải đọc soát 200 đề tài đăng ký sách và văn hóa phẩm của các nhà xuất bản, không tránh khỏi nhầm lẫn, nhất là những đề tài được biến báo thay tên che mắt. Sách lưu chiểu, Cục hợp đồng một số cán bộ có kinh nghiệm và am hiểu đọc là giải pháp tình thế, tuy có tác dụng nhất định nhưng không phải cơ bản và đã hữu hiệu trong kiểm tra và phát hiện sai lầm của sách. Tất bật lo toan xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động, dự án luật và các văn bản dưới luật, quản lý kế hoạch xuất bản, cấp và thu hồi các loại giấy phép và giấy chấp nhận xuất bản, Cục triển khai chậm nhiều phần việc và có những vướng mắc. Chẳng hạn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xuất bản thì đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục không thể tuyển sinh, càng không có năng lực thiết kế chương trình giảng dạy. Về xử lý các vi phạm, do cộng quản, cho nên phải bàn bạc, trao đổi để các bên liên quan nhất trí. Xử phạt hành chính và tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy sách phạm luật có thể kịp thời. Ở mức đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản, in, phát hành và khởi tố các bị can có hành động sai phạm nghiêm trọng phải theo trình tự các thủ tục, sự đồng thuận của cơ quan chủ quản và các cơ quan hành pháp, nhiều vụ dây dưa, không dứt điểm. Thêm nữa là có tình trạng hữu khuynh, nể nang, né tránh. Sở Văn hóa - Thông tin một số địa phương cũng không làm tròn chức năng, bỏ lọt những vi phạm xuất bản sách. Chính sự thiếu nghiêm túc, gượng nhẹ đã làm giảm hiệu lực pháp luật, mất hiệu nghiệm răn đe và cảnh tỉnh.
    Rõ ràng, quản lý xuất bản, xét trên nhiều phương diện còn không ít điều bất cập.
    Biện pháp nào khắc phục ?
    Những non yếu trong hoạt động xuất bản sách là một tồn tại nhức nhối. Vấn đề bức xúc là phải ngăn chặn từ gốc các phát sinh. Theo chúng tôi, trước hết phải nhận thức sâu sắc, quan điểm chỉ đạo của Đảng coi xuất bản sách là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần. Điều 1 Luật Xuất bản được Quốc hội thông qua và ************* công bố ngày 19-7-1993 xác định xuất bản sách nhằm:
    "1- Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, văn học, nghệ thuật, giới thiệu những di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    2- Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam".
    Như vậy, nhận thức chuẩn xác và sáng tỏ về sách phải được quán triệt thật sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân và trước hết là những người công tác trong ngành xuất bản sách. Vị trí, vai trò của sách cần được đặt đúng tầm và có đầu tư thỏa đáng hỗ trợ sách đứng vững trước sức ép của lợi nhuận và xoay trở trong vòng vây của xu hướng thương mại hóa. Có chính sách điều chỉnh thuế lợi tức, thuế doanh nghiệp, khuyến khích xuất bản sách. Nghiên cứu và ấn định mức tỷ lệ phí phát hành chung, chấm dứt thả nổi.
    Cấu trúc loại hình xuất bản, in, phát hành như hiện nay nên tổng kết và chọn lựa phù hợp, sao cho không lấn sân, chồng chéo, bảo đảm hoạt động thông suốt và hài hòa, không ngừng tăng trưởng. Lấp kín những sơ hở bị lợi dụng. Tăng cường các biện pháp quản lý trực tiếp từ các nhà xuất bản, các sở in, hệ thống phát hành sách. Quản lý Nhà nước về xuất bản phải sát sao và cụ thể hơn, có chế tài thích hợp, xử lý nghiêm minh những sai phạm. Bổ sung nhân lực và trang bị những thiết bị cần thiết giúp Cục Xuất bản đủ sức tiến hành thường xuyên hoạt động xuất bản sách. Đội ngũ xuất bản sách phải được bồi dưỡng và đào tạo dưới nhiều hình thức linh hoạt, nâng cao trình độ và tính chiến đấu, có phẩm chất trong sáng, kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ thuần thục, thông thạo ngoại ngữ, gắn bó với thực tiễn.
    Chỉ thị số 22/CT-T.Ư ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản" đã chỉ rõ những nhiệm vụ quan trọng và những giải pháp khắc phục nhược điểm, hướng dẫn báo chí, xuất bản phát triển. Nắm vững và đưa đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước về hoạt động xuất bản vào cuộc sống, chắc chắn chúng ta sẽ loại bỏ được sách có nội dung xấu, sách xa lạ với truyền thống Việt Nam.
    Ban Văn hóa ?" Văn nghệ

    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  6. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Xuất bản "Chinh phụ ngâm" bằng tiếng Hàn
    Vừa qua Nhà xuất bản Trường Đại học ngoại ngữ Busan đã xuất bản tác phẩm "Chinh phụ ngâm" bằng tiếng Hàn do giáo sư tiếng Việt Be Yang Xu, trường Đại học ngoại ngữ Busan, dịch và giới thiệu.
    Tác phẩm gồm phần dịch thơ, dịch nghĩa, lời thơ tiếng Việt theo bản dịch của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và nguyên bản thơ chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn.
    Trong lời nói đầu, dịch giả giới thiệu thân thế sự nghiệp của tác giả Đặng Trần Côn, nội dung, bối cảnh ra đời của tác phẩm, thân thế và sự nghiệp của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm. Giáo sư Be Yang Xu cũng tập trung giới thiệu kỹ về thể thơ song thất lục bát được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sử dụng để chuyển tải nội dung nguyên tác.
    Giáo sư Be Yang Xu nêu rõ ông dịch và giới thiệu "Chinh phụ ngâm" xuất phát từ ý thức trách nhiệm cần phải giới thiệu với độc giả Hàn Quốc các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và hy vọng tác phẩm sẽ giúp người đọc Hàn Quốc hiểu thêm tâm tư, tình cảm của người Việt Nam, đồng thời giúp người Hàn Quốc học tiếng Việt có thêm tài liệu tham khảo và tra cứu. Giáo sư Be Yang Xu đã viết và dịch nhiều sách giới thiệu đất nước, lịch sử và văn học Việt Nam./.
    Theo TTXVN
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  7. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Hải phòng ngày 12-10-2001

    Kính gửi Ông Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam
    Thưa Ông,
    Tôi là Bùi Ngọc Tấn, hội viên Hội Nhà Văn Việt nam viết thư này gửi tới ông bởi có quá nhiều tin đồn thất thiệt xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của Hội quan sát nhân quyền (HRW) và chuyến đi Trung quốc vừa qua của tôi
    Người nói tôi đã nhận giải, nhận tiền, người nói tôi đã từ chối giải, người nói tôi đã ?oẵm gọn? 50 triệu đồng của thành phố Hải phòng, thậm chí một ông vụ trưởng còn nói tôi đã làm đơn tự nguyện không nhận giải mà xin đi Trung quốc như đòi một sự đền bù, ?okỳ này chúng tôi cho đi, tiền tiêu thoải mái.?
    Tôi xin phép được trình bày lại toàn bộ vấn đề để đính chính trước dư luận những sai lệch trên:
    1. Về giải thưởng:
    a. Khoảng tháng 3-2001 tôi có nhận được tin từ nước ngoài báo về tôi được trao giải thưởng văn học Chân Thiện Mỹ cho bộ tiểu thuyết của tôi. Tiền thưởng kèm theo giải là 3000 USD. Tôi đã tìm hiểu về tổ chức đứng ra tặng giải, và khi biết đó là tổ chức Việt nam phục quốc, tôi đã từ chối nhận giải.
    b. Khoảng cuối tháng 4-2001, tôi lại nhận được tin từ nước ngoài báo về: tôi được trao giải nhân quyền Hellman-Hammett của HRW. Sau khi tìm hiểu tổ chức này, tôi đã quyết định nhận giải.
    Trong nửa tháng 7 và đầu tháng 8 200l, các ông Hữu Thỉnh, Tổng Thư ký Hội Nhà văn (HNV), Nguyễn Trí Huân phó Tổng Thư ký HNV, Đỗ Kim Cuông vụ phó vụ Văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương, Vũ Thiệu Loan, Hồ Anh Tuấn, chủ tịch, phó chủ tịch Hội Văn nghệ Hải phòng, Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ đã đến nhà tôi khuyên tôi đừng nhận giải.
    Với tất cả các ông trên tôi đã trả lời như sau: Tôi nhận giải thưởng vì:
    1 Nhân quyển là một vấn đề có mặt ở mọi nơi, mọi quốc gia, mãi mãi song hành cùng với nhân loại. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể nói là mình đã giải quyết hoàn hảo vấn đề nhân quyền.
    2~ Đó cũng là mục tiêu mà Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội nước ta hết sức quan tâm để thực thi ngày một tốt hơn. Trong các nghị quyết của Đảng, Chính Phủ luôn luôn có vấn đề dân chủ hoá đời sống xã hội, chìa khoá đưa đất nước tiến lên.Tình trạng mất dân chủ hiện nay là rất nghiêm trọng dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm lòng tin của nhân dăn, cản trở sự phát triển của đất nước.
    3- Giải thưởng là do những Đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ góp tài sản sáng lập.
    4- Tôi được tặng giải là do tập tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi, trong đó tôi thuật lại trung thực cuộc đời tù tội oan ức của tôi với một thái độ chân thành và xây dựng (tôi đảm bảo với ông rằng, 4 nhân vật: ông Trần, ông Hoàng và vợ chồng người tù không án là thực đến từng chi tiết), một bộ sách được độc giả rất hoan nghênh nhưng lại bị thu hồi tiêu huỷ mà tôi luôn nghĩ đó là việc làm chưa được cân nhắc kỹ. Nếu đó là quyển sách *********, chắc chắn tôi không nhận giải.
    5- Người ta tặng giải cho tôi không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
    6- Tôi đã tuyên bố nhận giải, giờ đây tôi không thể phủ nhận.
    II. Về tiền thưởng kèm theo giải:
    1. Khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7- 2001, tiền thưởng đã hai lần được chuyển từ nước ngoài về tài tài khoản của tôi, nhưng tôi không nhận được. (người ta gọi điện về tôi mới biết) Và họ đã đề nghị gửi ít một theo đường bưu điện nhưng tôi gạt đi vì quá phiền phức hơn nữa cũng rất khó đến tay tôi.
    2- Trong khi gặp tôi, các ông Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan, Nguyễn Viết Lãm đều khẳng định với tôi rằng tiền thưởng là của CIA. Trước những thông tin từ hai chiều trái ngược nhau, tôi tự thấy cần phải có thời gian xác minh, kết luận, không thể vội vàng hấp lấp.
    Vì những lý do trên, tôi đã điện ra nước ngoài đề nghị tạm hoãn việc chuyển tiền.
    Thưa Ông,
    Đó là tất cả những gì xầy ra xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của HRW.
    Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên nhận thức trên. Hơn nữa cho đến nay việc nhận giải của tôi đã được nửa năm, đã là chuyện đã qua, không ai nhắc đến nữa. Việc tôi từ chối nhận giải bây giờ không chỉ làm tổn hại đến danh dự của tôi mà chắc chắn nó còn gây phương hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà Nước. Và đấy mới là điều tôi say nghĩ hơn cả.
    3- Về số tiền 50 triệu của thành phố Hải Phòng:
    Tôi cũng có nghe nói thành phố Hải Phòng quan tâm đến tôi, có thể sẽ giúp đỡ tôi số tiền khoảng 50 triệu đồng. Khi nghe tin này tôi đã phát biểu: "Nếu tôi được phép xin chính quyền làm điều gì đó thì đó không phải là tiền mà là xin chính quyền xét lại vụ án rõ ràng là oan sai của tôi."
    Cho đến nay tôi chưa hề nhận số tiền đó.
    III. Về chuyến đi thăm và làm việc tại Trung quốc tháng 9-2001 vừa qua:
    Trtong công văn Hội Nhà Văn VN gửi Thành Uỷ, Uỷ ban Nhân dân, Hội Văn Nghệ thành phố Hải Phòng (mà tôi có nhận được bản sao lục) đề nghị ra quyết định và làm thủ tục xuất cảnh cho tôi, có đoạn viết: "Việc tác giả Bùi Ngọc Tấn tham gia đoàn nhà văn đi công tác nước ngoài có thể góp phần xua tan dư luận phương Tây vẫn cho rằng: tác giả hiện vẫn bị phân biệt đối xử và bị ngược đãi về chính trị.?
    Rõ ràng tôi đi Trung quốc vì cái chung chứ không phải tôi đòi hỏi một sự đền bù nào đó cho mình. Hẳn ông cũng biết năm 1998, tôi đã không nhận lời mời của một tổ chức nhà văn quốc tế mời tôi sang Châu Âu hoặc Châu Mỹ nghỉ một năm. Tôi luôn nghĩ rằng đối với một nhà văn, điều quan trọng nhất không phải là một chuyến đi ra nước ngoài.
    Trong chuyến đi thăm Trung quốc vừa qua mà ông làm trưởng đoàn, thu hoạch sâu sắc nhất của tôi là về trường hợp ông Trương Hiền Lượng, nhà văn Trung quốc. Ông Trương Hiền Lượng bị tù oan 20 năm. Ông đã được sửa sai. Ông chuyên viết về nhà tù, thuật lại trung thực những gì ông đã trải. Tới nay ông đã viết và in cả chục tập sách. Nước ta đã dịch in 3 tập của ông và sẽ in 9 tập của ông. Ông được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của Trung Quốc, ?omột nhà văn của bốn bức tường, nghia là nhà văn của nhà tù." Sách của ông được nhiều nước phương Tây dịch. Ông chưa bao giờ bị phương Tây nêu tên như một tồn tại về nhân quyền.
    Tôi khao khát số phận đó của Trương Hiền Lượng và hy vọng rằng chuyến tôi đi thăm và làm việc tại Trung quốc vừa qua là mở đầu cho một giai đoạn mới của đời tôi.
    Tôi xin gửi kèm theo đây xác nhận của Công an Hải Phòng về việc bắt tôi tù 5 năm để ông thấy rằng tôi hoàn toàn vô tội, và bản sao bức thư tôi đã gửi ông hồi tháng 7 trả lời ông về việc tôi nhận giải thưởng của HRW.
    Trân trọng,
    (ký tên)
    (Bùi Ngọc Tấn)
    Nơi gửi:
    - Như trên
    - Các ông: Nguyễn Trí Huân,
    Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan,
    Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Viết Lãm
    Đình Kính (để biết)
    o0o
    Listen to...
  8. tinhcoconkhong

    tinhcoconkhong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Để những cái đầu nguội bớt sau topic ''''ký sự box Văn ''''
    VTN xin được gửi đến các bạn bài viết của Trần Hữu Tá về :
    Đọc Tuyển tập Võ Hồng: Hương hoa không bao giờ phai nhạt


    Nhà văn Võ Hồng

    Ít có nhà văn nào nghiêm khắc với văn của mình như Võ Hồng. Mỗi tác phẩm của ông như một tiếng đàn độc huyền, rung lên rồi cứ ngân vang không dứt trong tâm tưởng người đọc...
    Hầu hết những tác phẩm trong Tuyển tập Võ Hồng (NXB Văn Nghệ TP HCM - quí 4-2003) tôi đã được đọc với rất nhiều cảm tình ở Hà Nội trong những ngày đất nước tạm chia hai và giữa tiếng còi báo động máy bay Mỹ xâm nhập vùng trời thủ đô.
    Phải sau ngày đất nước thống nhất tôi mới có dịp đến Nha Trang gặp ông, nhưng ngay trong thời gian lịch sử kh?c nghiệt nói trên, tôi đã yêu văn ông như yêu văn Sơn Nam, Vũ Hạnh, Vũ Bằng, Nguyễn Văn Xuân - những cây bút nổi tiếng trong các thành thị miền Nam. Giờ đây, được đọc lại Võ Hồng tình yêu ấy vẫn không phai nhạt trong tôi.
    Ngẫm ra, gia tài văn chương VN hiện đại, khoanh lại trong nửa thế kỷ qua, kể cả miền Bắc, ở vùng giải phóng và các thành thị miền Nam do Mỹ khống chế trước năm 1975, trải qua sự sàng lọc khắc nghiệt nhưng cần thiết của thời gian, không ít thứ đã chìm vào quên lãng. Và những gì còn đọng lại trong lòng người đọc hôm nay đều thật sự có cái duyên riêng.
    Trong vườn hoa văn chương đó, các nghệ sĩ chúng ta đã chung sức tạo nên một hình ảnh muôn màu: có khóm rực rỡ, có cây lộng lẫy, có cành kiêu sa. Riêng Võ Hồng, ông lặng lẽ vun trồng, tưới tắm trong một góc vườn cho một gốc ngọc lan, ở đó có những đóa hoa nhỏ xinh, trắng muốt không phô trương, ít gây ấn tượng mạnh, thường khiêm tốn ẩn vào những nhành lá xinh tươi. Và cứ tối tối hương hoa thanh khiết của nó lại lan tỏa, đem đến cho người đọc sự thanh thản, thư thái rất cần cho cuộc sống đang ầm ầm chuyển động hết công suất của một xã hội văn minh công nghiệp.
    Võ Hồng viết khá nhiều tiểu thuyết. Hoa bươm ****, Như cánh chim bay, Gió cuốn, Nhánh rong phiêu bạt, Thiên đường trên cao... những tác phẩm đó cũng có sức hấp dẫn đáng kể. Nhưng thành thật mà nói, truyện ngắn mới là lĩnh vực ông sở trường.
    Trong ngôi nhà thể loại xinh xắn này, nhà văn từ tốn và có khi nhỏ nhẹ thầm thì, trò chuyện cùng người đọc. Nội dung của cuộc tâm sự ấy không có những sự việc dữ dội, quyết liệt, rất hiếm những tình tiết quyết liệt lắt léo. Đó thường là những truyện ngắn phi cốt truyện nhưng chứa đựng rất nhiều tâm trạng. Nhân vật chân thành trải lòng mình trên trang giấy, mong nhận được sự cảm thông của những người tri kỷ.
    Một cách tự nhiên, Võ Hồng đã mải mê lãng du trên dòng sông trữ tình của những nghệ sĩ cùng thế hệ nhưng đi trước ông mươi năm trong lĩnh vực văn chương: Xuân Diệu (Phấn thông vàng), Thạch Lam (Gió đầu mùa), Hồ Dzếng (Chân trời cũ), Thanh Tịnh (Quê mẹ)...
    Kể cũng lạ, nhân vật người kể chuyện ở đây có khi ở ngôi thứ ba có vẻ khách quan, bình thản nhưng thường là ngôi thứ nhất dung dị sâu sắc. Nhân vật ?otôi? ấy có thể là một chủ gia đình nho nhỏ nghèo tiền nhưng rất giàu tình thương mến, cũng có thể là một người đàn ông sống cảnh gà trống nuôi con, có khi lại là một cô gái nhỏ kể về cuộc sống có vẻ đơn giản nhưng đầy ắp những kỷ niệm ấm lòng về người mẹ đã khuất, người cha hiền từ, người anh năng động, người chị dễ thương và đôi lúc cũng dễ ghét.
    Ai đã được biết Võ Hồng hẳn đều giật mình, hóa ra tác phẩm nào của ông cũng ít nhiều mang chất tự truyện, cũng chứa đựng mảnh tâm sự riêng, một chút kỷ niệm riêng sâu sắc, ngọt ngào nhưng không ít lúc cay đắng của tác giả. Chuyện về người bác tình nghĩa hết lòng vì con cháu (Người về đầu non), về những người bạn thiếu thời (Hoài cố nhân, Ngày xưa), về một vài thiếu nữ dịu dàng, đằm thắm đã lướt qua đời mình thời thanh niên (Hà Vi, Rồi trái cây sẽ chín).
    Có hẳn một mảng truyện ông viết về cái gia đình nhỏ bé lẽ ra rất hạnh phúc của mình: người vợ hiền hậu, đảm đang một cách lặng lẽ nhưng rồi đột ngột từ trần; những đứa con ngoan, biết yêu thương nhau và kính yêu cha mẹ nhưng rồi cũng lần lượt trưởng thành, rời xa tổ ấm, khẳng định tương lai ở những phương trời xa (Một ngày cho mẹ, Từ giã tuổi thơ...).
    Những nhân vật ấy, những câu chuyện ấy cũng có khi được đặt trong thì hiện tại đậm đà không khí thời đại, trong khung cảnh Sài Gòn, Nha Trang có ánh hỏa châu chập chờn, có phi cơ thám thính ầm ì trên trời cao, có những cáo phó trên báo, lạnh lùng hay chua xót loan tin người thân tử trận; nhưng chủ yếu tác giả đắm mình vào quá khứ - những ngày ngột ngạt trước năm 1945 và những ngày vất vả gian khó trong kháng chiến chống Pháp. Thời gian hoài niệm ấy rất thích hợp để nhà văn lắng lòng mình, suy tưởng và bộc bạch về sự va đập, chìm nổi của số phận con người. Hoàn cảnh có thể gieo neo vất vả, thậm chí có thể là bi kịch, nhưng những nhân vật của Võ Hồng thường vượt trên bất hạnh, vì trái tim họ luôn ấm nóng tình người.
    Chính vì thế, khi đọc truyện của Võ Hồng, cái buồn dịu dàng như cứ phảng phất đâu đây. Nhưng thật kỳ diệu, tâm trạng của người đọc không bị chùng xuống, yếu đi, mất lòng tin vào cuộc sống, mà ngược lại, như bình tĩnh, thanh thản hơn. Bởi lẽ nhà văn như muốn gửi tặng người đọc một điều trãi nghiệm: dù trong hoàn cảnh bi đát đến đâu, con người vẫn có thể tìm được một hạnh phúc giản dị nhưng cần vô cùng, miễn là ai cũng luôn có thái độ cảm thông, có sự tôn trọng yêu thương nhau, quan tâm chu đáo, hết lòng vì nhau.
    Thông điệp đậm chất nhân văn ?ongười yêu người, sống để yêu nhau? như nói ở trên đã là nguồn cảm hứng tưởng như không vơi cạn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật dài hơn nửa thế kỷ của Võ Hồng. Thông điệp ấy được ông chuyển tải một cách tự nhiên, chân thành, bằng một lối diễn đạt tinh tế, trong sáng, trau chuốt và đậm chất thơ.
    Ít có nhà văn nào nghiêm khắc với văn của mình như Võ Hồng. Vì thế tôi có cảm giác mỗi tác phẩm của ông như một tiếng đàn độc huyền, rung lên rồi cứ ngân vang không dứt trong tâm tưởng người đọc giữa đêm vắng.
    Trước đây không ít độc giả đã rưng rưng xúc động trước những trang văn của cây bút đôn hậu này. Tôi nghĩ, tuyển tập mà bạn đọc hôm nay sắp đọc chắc chắn sẽ góp phần làm tâm hồn mỗi chúng ta phong phú hơn, trong sáng và tốt đẹp hơn.
    TRẦN HỮU TÁ
    __________________________________
    Và để biết thêm về nhà văn tài hoa này mời các bạn đến thăm ngôi nhà của VTN:
    http://www.vohong.de/
    Với trầm tư Võ Hồng trang chủ , những nhìn nhận về cuộc sống của nhà văn cũng như bạn bè mình , và đặc biệt qua phần nối kết các bạn sẽ được khám phá những trang web có giá trị về văn thơ , nhạc, hoạ,kinh tế ,chính trị , tôn giáo , xã hội ,vui chơi giải trí ..v.v....Mong các bạn bớt chút thời gian . VTN.
    Vô Tình Nữ : Đâu có thời gian cho chúng ta buồn !
  9. tinhcoconkhong

    tinhcoconkhong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Ảnh Andersen đi xe mô tô của bác bậy quá , em sửa lại rồi nhá !
    Vô Tình Nữ : Đâu có thời gian cho chúng ta buồn !
  10. tinhcoconkhong

    tinhcoconkhong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    "Văn học Việt Nam ở nước ngoài bị bóp méo do công tác dịch"

    Nhà thơ Bằng Việt

    Ném câu thơ vào gió, tập thơ từng đoạt giải B (không có giải A), giải thưởng Hội Nhà văn VN 2002 nay lại nhận được giải thưởng Văn học ASEAN 2003. Tâm sự với chúng tôi, những tưởng Bằng Việt sẽ bày tỏ niềm vui sướng vì nền văn học VN đang dần được phổ biến trong khu vực. Nhưng hoá ra thi sĩ lại bức xúc về chuyện người ta dịch thơ mình không ra gì!
    * Xin ông nói đôi nét về Ném câu thơ vào gió và tác phẩm có vị trí như thế nào trong sự nghiệp văn học và trong phong cách của ông?
    - Tập thơ này cũng như thơ của tôi vài năm trở lại đây, bắt đầu có sự chiêm nghiệm, từng trải hơn, cho nên hàm súc, ngắn gọn, bớt run rẩy hơn, đề tài cũng rộng hơn. Thơ tôi bắt đầu nhìn hiện thực bằng con mắt bình tĩnh, khắt khe hơn trong cấu tứ bài thơ, con mắt tỉnh táo nhưng cũng xen một chút đùa cợt. Trước tôi say sưa đi vào tình cảm, cảm xúc, nay tôi dồn nén lại, thích đứng từ trên nhìn xuống để thấy được cái tổng thể, để thấu suốt...
    * Tác phẩm của ông nói riêng và của văn học VN nói chung được biết đến như thế nào trong lòng bạn bè khu vực?
    - Các nhà văn VN chả được biết đến bao nhiêu, hằng năm ai đi nhận giải này thì người ta biết người đó thôi. Cái điều kiện tối thiểu để cho họ biết đến mình là phải dịch tác phẩm của mình ra, thì tiếc là ta chưa làm được cái gì ra hồn cả. Những năm trước, các nhà văn tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, cũng chỉ đến với họ qua một đoạn trích độ dăm trang.
    Nước ta hiện nay, thanh niên chỉ giỏi tiếng Anh thương mại, còn tiếng Anh để dịch được văn học thì không có mấy người. Các bản dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh nói chung đều rất là ..."giả cầy"! Mà Ban đối ngoại của Hội Nhà văn thì năng lực ngoại ngữ cực yếu. Cho nên dịch buồn cười lắm.
    Nhà văn Hồ Anh Thái là một người rất giỏi tiếng Anh, có lần nhăn nhó nói với tôi: Văn học VN ở nước ngoài bị bóp méo do công tác dịch. Người ta không thể hiểu nổi người VN mình thưởng thức văn học như thế nào mà lại cho tác phẩm như thế là hay!
    * Điều này đã hạn chế sự phổ cập của văn học VN ra khu vực và thế giới. Lý do vừa nói trên là lý do về trình độ, còn về ý thức thì sao, thưa ông?
    - Chúng ta không có ý thức dịch để tranh thủ độc giả của các nước ASEAN. Hình như chúng ta có ý coi thường khu vực này, chỉ chăm chăm phổ cập ra Mỹ, Nga, Anh, còn khu vực này nó rất gần gũi với mình, thì tôi lại có cảm giác chả ai làm việc dịch ấy cả.Thế nên ai được giải thì người ta biết người ấy, mà cũng chỉ biết đại khái thế thôi. Văn học cổ điển của ta họ không biết, các nhà văn tên tuổi trước cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ của ta cũng không được biết tới.
    Thế nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa văn học Việt Nam vượt ra ngoài lũy tre xanh, để trở thành một hình tượng, ít nhất là hình tượng văn hoá của khu vực, của châu Á. Chứ không thì ra nước ngoài rất xấu hổ, vì chả ai biết gì về văn học Việt Nam cả. Thế nên đừng trách tại sao nhiều người chỉ biết VN mỗi ở chỗ đánh giặc giỏi.
    Theo VNN
    Vô Tình Nữ : Đâu có thời gian cho chúng ta buồn !

Chia sẻ trang này