1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Hà.....hà......! Cảm ơn Ngọc Huyền nhiều nhiều .
    Tiếp tục với tin Văn đây .
    Sau một thời gian mắc chứng bệnh ngủ lâm sàng , hôm nay đúng tiết Hàn Heo ta trở lại với TTVNOL , ặc ... ! thế là lại thiền mỗi ngày vài tiếng mất thôi .
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Nhà văn Mường Mán tự sự về nghề viết

    Một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Mường Mán.
    "Cuộc sống thực đi vào trang viết qua tư duy của nhà văn có khi biến thành hư ảo. Nhưng để làm ra văn chương, nhà văn không thể sống ảo mà phải sống thực với chính mình và thế giới xung quanh. Cuộc sống chung này chẳng phải luôn luôn dễ chịu. Vì thế, tôi cầm bút và... viết", tác giả "Cạn chén tình" bộc bạch.
    - Ông đã dấn thân vào nghề viết từ khi nào?
    - Lá tương tư và Một chút mưa thơm là hai truyện dài đầu tay tôi viết khi còn khá trẻ. Hai tác phẩm này đã được đăng nhiều kỳ trên tuần báo Tuổi Ngọc vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Còn về thơ, cho đến nay, Vọng là tập thơ duy nhất của tôi. Tập thơ được ấn hành năm 1995 nhờ sự tài trợ của một anh bạn thân vốn rất thích thơ tôi: nhà văn Đ.T.B.
    - Thế còn "Cạn chén tình", nó được ra đời trong hoàn cảnh nào?
    - Cạn chén tình là tuyển tập gồm 48 truyện ngắn tôi viết trước và sau năm 1975. Tôi đã mất gần một năm tìm kiếm lại những truyện ngắn đăng rải rác trên các báo và tạp chí Văn, Bách Khoa, Vấn đề, Nhà văn, Tuổi Ngọc... để cho vào tuyển tập. Vẫn còn một số truyện ngắn ưng ý khác thất lạc đâu đó mà chưa tìm ra, thế nhưng, với tôi, tuyển tập này đã là một món quà quý giá mà tôi cố công tích góp chắt chiu gửi đến bạn đọc. Sách in năm 2003 bởi Nhà xuất bản Trẻ và công ty Văn hóa Phương Nam.
    - Bút danh Mường Mán nghe hoang sơ và cổ sử lạ lùng, ông lấy từ đâu ra?
    - Cái tên Mường Mán lần đầu tiên tôi đọc thấy ở một mẩu tin chiến sự. Lần thứ hai là tựa một truyện ngắn của nhà văn Tô Thuỳ Yên đăng trên tạp chí Văn nghệ Sài Gòn, viết về một cuộc chia tay buồn của đôi tình nhân trẻ ở một ga xép có tên Mường Mán. Lần thứ ba, cái tên Mường Mán chợt ở lại trong tôi vào một chiều mưa khi tôi, một gã học trò Quốc học - thường bị bạn bè gọi vui là "thất tình đại hiệp", đạp xe long rong qua những ngả đường hư ảo trong thành nội Huế để chụp bắt tứ thơ. Và rồi, bút danh Mường Mán được ký lần đầu tiên dưới hai bài thơ ngắn Thiếu thời và Mùa hạ mới đăng trên tạp chí Văn năm 1965.
    - Ông đánh giá thế nào về truyện ngắn của các tác giả ở phía Nam và phía Bắc bây giờ?
    - Theo tôi, chỉ có truyện ngắn hay và dở, truyện thực và truyện ảo, chẳng có phía Bắc hay phía Nam. Thăng hoa hay tục luỵ thế nào thì một truyện ngắn hay phải đi vào lòng người đọc, tạo được âm vang cảm xúc trong họ.
    - Nhờ trời, nếu được sống đến 100 tuổi thì ông sẽ làm gì, viết gì?
    - Sống hơn 100 tuổi ư? Chỉ e tới lúc đó văn chương bây giờ đã lui vào quá vãng, nhường bước cho các làn sóng văn chương khác, như văn chương kỹ thuật số, văn chương quảng cáo, văn chương sinh sản vô tính... Thế nhưng mong sao, dù dưới bất cứ dạng thức nào, văn chương vẫn luôn đứng về phía ánh sáng, thiện tâm. Còn tôi, tôi chẳng ham sống hơn 100 tuổi đâu, một lúc nào đó cũng phải nhường quyền "đổ bóng mặt trời" cho các hậu bối chứ.
    (Theo Thanh Niên)
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  2. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Giả Bình Ao: ''Lặp lại mình là bi kịch của nhà văn''


    Một tập truyện ngắn của Giả Bình Ao.
    Sinh năm 1953, Giả Bình Ao gia nhập văn đàn với tác phẩm đầu tay ''Đôi mắt'' (1973). Phần lớn sáng tác của ông đều xoay quanh đề tài làng quê, nông thôn. Thế nhưng ở tuổi ngũ tuần, Giả Bình Ao lại rẽ ngoặt sang đề tài tình yêu lứa đôi và cuộc sống hiện đại.
    - Nhiều người thắc mắc, tại sao qua tuổi trung niên mà ông vẫn quan tâm đến đề tài tình yêu?
    - Sự thay đổi đề tài cũng là tự nhiên thôi. Bây giờ, với tôi, đề tài không còn quan trọng nữa. Gần đây, tôi quan tâm đến đề tài tình yêu cũng có lý do của nó. Những năm trước, mọi người yêu mà không dám nói, không dám thể hiện, còn ngày nay dám nói, dám làm thì đôi lúc lại chẳng còn tình yêu, đấy chẳng phải là sự khiếm khuyết về nhân tính hay sao? Tôi chỉ muốn sau khi đọc xong tác phẩm của mình, độc giả sẽ có được cảm giác thoải mái, xua tan hết mọi ưu tư, phiền toái trong cuộc sống.
    - Một loạt tiểu thuyết ngắn và vừa của ông như "A Cát", "Bệnh nhân", "Thợ săn"... đều đem lại cho độc giả cảm giác hiện đại và mãnh liệt. Ông có thể nói đôi điều về những cuốn tiểu thuyết này?
    - Tôi viết A Cát dưới ảnh hưởng của Lỗ Tấn, theo kiểu AQ vậy, có điều "tinh thần dân tộc" trong A Cát lại theo lối hiện đại đương thời. Bệnh nhân và Thợ săn cũng vậy thôi, gần gũi nhau về bút pháp, cốt truyện đơn giản song cũng rất hiện thực, thậm chí còn pha chút cực đoan, như vậy sẽ làm cho cảm hứng mãnh liệt hơn, căng thẳng hơn và càng thể hiện được khả năng của tác phẩm hơn.
    - Khi sáng tác, ông chú trọng điều gì?
    - Theo tôi, đọc tiểu thuyết là nhìn nhận cốt truyện, thấy hay mới có hứng thú đọc tiếp. Cái này cũng giống như tình yêu vậy, ban đầu phải thấy người mình yêu xinh đẹp, tiếp đó mới cảm nhận về nhân phẩm. Còn nữa, sáng tác tiểu thuyết mà theo khuôn mẫu thì thất bại là điều có thể thấy trước. Cốt lõi nhất của nhà văn là sáng tạo. Lặp lại chính mình là bi kịch và về căn bản là sẽ không tồn tại, sẽ làm cho độc giả nhàm chán. Vì vậy mà tôi, cho đến nay vẫn luôn tìm kiếm sự đột phá cho các tác phẩm của mình.
    - Cuộc sống của một nhà văn nổi tiếng có gì khác so với những người bình thường?
    - Cuộc sống của tôi gắn liền với việc sáng tác văn học, giống như người nông dân vậy, gieo cấy, thu hoạch rồi lại gieo cấy và đợi thu hoạch, ngày tháng cứ vậy trôi đi. Cuộc đời này của tôi chắc chỉ biết đến bút mực.
    - Thế nhưng ông từng nói đến năm 60 tuổi, ông sẽ gác bút?
    - 60 tuổi là cách nói của tôi, ý tôi là khi không thể viết được nữa thì tôi sẽ không miễn cưỡng sáng tác thêm. Còn dự định ư, ở tuổi này rồi thử hỏi tôi còn làm được gì ngoài việc đọc và viết. Gần đây, tôi viết truyện ngắn và vừa, truyện dài tạm thời sẽ không viết nữa. Kế hoạch là vậy, có điều tôi là người gần như chẳng bao giờ thực hiện được kế hoạch do chính mình đặt ra.
    (Theo Thể Thao & Văn Hóa)
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  3. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Công bố giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2003



    Bìa truyện Cái trống thiếc (tác giả Gunter Grass).
    Hội Nhà văn Hà Nội vừa quyết định tặng thưởng thường niên cho 6 tác phẩm thuộc các loại hình thơ, tiểu thuyết, văn học dịch, lý luận phê bình xuất bản từ 1/6/2002 đến 31/5/2003.
    Ở thể loại thơ, giải thưởng được trao cho tập Thơ ******ạch; Sao dẫn lối, tập thơ của Đoàn Thị Lam Luyến. Ở thể loại văn xuôi, tiểu thuyết Đèn vàng của Trần Chiến được Hội nhà văn đánh giá cao. Văn học dịch có 2 tác phẩm là Cái trống thiếc (tiểu thuyết của Guenter Grass, Đức - bản dịch của Dương Tường) và Đàn hương hình, (tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Trung Quốc - bản dịch của Trần Đình Hiến). Nhà văn Vương Trí Nhàn đứng đầu ở thể loại lý luận phê bình với tập chân dung văn học Cây bút đời người.
    Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Chủ tịch Hội đồng văn xuôi, thành viên Ban chung khảo, cho biết: "Chúng tôi làm việc theo phương thức tự tìm sách, tự đọc nhưng chỉ xét giải với những tác giả Hà Nội. Vì vậy, tác phẩm của các tác giả ở các tỉnh, thành khác có thể hay hơn, hoặc những sáng tác thực sự xuất sắc không nằm trong khoảng thời gian quy định (từ 1/6/2002 đến 31/5/2003) cũng không được đưa vào cơ cấu giải thưởng. Về tiểu thuyết Đèn vàng (đoạt giải văn xuôi) của tác giả Trần Chiến, theo tôi, là một cuốn sách tốt. Đèn vàng đặt vấn đề nhân cách của nhà báo trong cơ chế thị trường. Nghệ thuật của Đèn vàng chưa thể nói là xuất sắc, song so với mặt bằng các ấn phẩm tiểu thuyết xuất bản trong thời gian Hội xét giải thì có khá hơn".
    Hiền Hòa- VNExpress
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Vi Thùy Linh: ''Tôi sống cật lực như thể ngày mai sẽ chết''

    Nhà thơ Vi Thùy Linh.
    Tôi rất thích tên Linh của mình, nó thật nhiều ý nghĩa. Thùy Linh tức là cánh tay thiêng. Mỗi câu thơ của tôi bay lên như sợi tầm gai, như cánh chim khắc khoải... Đã hơn 8 năm cầm bút, 2.200 bài báo, 200 bài thơ, 2 vạn giọt nước mắt...
    Từ hồi cấp 2 đến khi tốt nghiệp Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi luôn được các thày giáo yêu mến. Sau này, càng nhiều người đàn ông thích tôi, không phải vì tôi xinh đẹp, có thể vì tôi hay và khác lạ. Nhưng vào lúc cảm thấy có thể "chủ soái" được nhiều trái tim, tôi lại mông lung về người đàn ông đích thực và vĩnh viễn của mình. Vẫn biết đời người quá ngắn và không có sự tuyệt đối, nhưng tôi luôn kiếm tìm và hướng tới, trong thơ tôi đấy là sự tái hiện giấc mơ miên viễn...
    Tôi muốn nhiều người nhớ đến thơ mình, nhưng họ mặc định điều đó như một "điều kiện của giá trị" về tôi, cứ như thể nếu không gắn đến thơ thì tôi không là gì để gây ấn tượng? Thực sự tôi thấy mình rất ấn tượng, vì là một người đàn bà trẻ, đầy thanh xuân và đích thực nồng nàn. Tôi sẽ thanh xuân cả ở tuổi 50 vì thái độ sống.
    Cô đơn và nỗi buồn là gia tài bền bỉ của tôi. Thơ tôi, vì thế nhiều buồn. Nhưng cả con người tôi, như cái cây buồn đầy sức sống. Sáng tạo là cuộc dấn thân nhọc nhằn, nguy hiểm, thậm chí có thể tử nạn. Nhưng tôi đã chọn sự tận hiến đến cùng, can trường theo đuổi đến cùng. Dù không còn ai làm thơ, tôi vẫn làm thơ. Chỉ có một độc giả, tôi vẫn làm thơ, mãnh liệt và thành thật. Tôi nhấn mạnh sự thành thật, vì đã ngấy lắm xung quanh, người ta "diễn" quá nhiều. Mô phạm và sáo mòn, ngụy tạo và hèn nhát. Tôi tránh xa những điều ấy. Vì tôi luôn dám sống, dám là mình, khi nhiều người sống khác cơ thể của mình và phó mặc sự tha hóa. Tôi tôn vinh thân thể và những gì thuộc về con người đẹp đẽ như một kẻ si tình và duy mỹ chung thân.
    Tôi làm nhiều kẻ "nhảy dựng" lên khi viết về những cái lưỡi đầy sự giả dối và những con người mặt nạ giễu đầy phố. Một số người kêu ca tôi viết về ********, họ kêu rất to, như thể đó là tội lỗi, là lĩnh vực không... thuộc về con người. Tôi không viết về ******** mà là viết về tình yêu. Tình yêu đích thực hòa quyện thể xác và tâm hồn; ******** với tôi, nằm trong tình yêu. Tôi cực nhọc tìm ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, để bùng vỡ tràn trề sức xuân, chất sống của tôi, không kìm giữ lảng tránh hay lẩn trốn, không đi theo đám đông, phong trào, như con thú tách khỏi bầy, tìm con đường riêng, không bao giờ yếu hèn trước những thử thách.
    Tôi đã giàu tâm hồn, dù tuổi thơ thật thiếu thốn và cơ cực. Gần như không có đồ chơi, con "chút chít" bóp không kêu, cá chép đỏ và gà trống bằng nhựa mua thời bao cấp. 12 năm đi học toàn dùng sách giáo khoa cũ, mặc quần áo thừa, váy cũ cắt sửa lại và thèm kem, ôi, nhất là kem! Tôi đã vặn trộm dây đồng hàng rào nhà hàng xóm, đổ xà phòng "con mèo" khỏi hộp, để đổi lấy "kem mút kem mút". Thèm được ăn kem thỏa thuê để môi cóng lại, được đọc sách giáo khoa mới, thắt nơ diêm dúa và váy sặc sỡ..., những ao ước ấy chở sau chiếc xe đạp cũ của cha tôi đến hết tuổi thơ mà mãi mãi cảm giác thèm khát không hóa thành sự thoả nguyện hôm nay, khi tôi có thể làm được những ao ước ấy, bằng tiền của mình.
    Tôi làm thơ hiện đại, nhưng không phủ nhận truyền thống. Trong thơ và trong đời, tôi muốn là cô gái Việt Nam mới, mang sức sống của thế hệ mới, với sinh khí khác. Tôi luôn sống cật lực như thể ngày mai sẽ chết. Có người ví tôi như Hồ Xuân Hương, như Vệ Tuệ, cô gái Thượng Hải, hiện tượng văn học của Trung Quốc đương đại vì sự bạo liệt và nổi loạn. Thực ra, ví như thế, họ chẳng hiểu gì cả. Tôi không bao giờ và không thể là Hồ Xuân Hương hay Vệ Tuệ! Vì tôi là Vi Thùy Linh. Vì tôi không nổi loạn, những gì tôi viết ra, là chính tôi hằng có.
    Vi Thùy Linh
    (Theo Đẹp)
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Chờ đợi bước nhảy xa ở các nhà văn trẻ
    Tại cuộc gặp gỡ các nhà văn trẻ TPHCM hôm 15.11, Hội Nhà văn TPHCM đã dành nguyên buổi sáng cho các tham luận và ý kiến của những người viết trẻ về công việc, về tình hình văn học nước nhà...

    Các nhà văn trẻ trong buổi gặp gỡ.
    Nguyễn Thu Phương nhận định hầu hết nhà văn trẻ thời nay đều coi chuyện viết văn là "nghề tay trái". Thu Phương viện dẫn "điều hiển nhiên" của thời buổi kinh tế thị trường, và đồng thời bày tỏ sự hồ nghi "liệu có chắc khi đã có "thực" rồi thì đạo sẽ được vực lên??.
    Nguyễn Danh Lam khá táo bạo khi đưa ra một cái nhìn về diện mạo văn học trẻ hiện nay bằng hai chữ: hiền hòa. Anh nhấn mạnh thêm: các cây bút thơ, văn gần đây đều mang sắc diện chung "tất cả đều đèm đẹp, loáng thoáng suy tư, loáng thoáng trăn trở, loáng thoáng buồn vui...".
    Nhận xét thế để rồi Danh Lam cảm khái "tôi như thể sống trong một môi trường mà xung quanh toàn những người có "nét đẹp" chung, từ ngày này qua tháng khác, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, thở gọn gàng...".
    Danh Lam cũng đưa ra quan điểm: giữa hai nội dung đang bị lên tiếng hiện nay, thì bạo quá, tây quá, u buồn quá... vẫn dễ khắc phục hơn là nhợt nhạt quá, tròn trịa quá, thiếu cá tính quá...
    Nhà văn trẻ Phan Hoàng cho rằng những người viết trẻ hiện có bốn điều bế tắc: điều kiện trao đổi nghề nghiệp, đất dụng võ, bút pháp, vốn sống - tư tưởng.
    Trần Nhã Thụy thì ao ước một giải thưởng văn học có đủ uy tín. Bởi theo Trần Nhã Thụy, hằng năm chúng ta đều có các giải thưởng văn học, "nhưng các tác phẩm đoạt giải vẫn rất ít sức sống, hiếm hoi tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống đương đại". Và Nhã Thụy khẳng định: "Chừng nào chúng ta chưa có một giải thưởng văn học uy tín, chúng ta chưa có một nền văn học mạnh".

    Nguyễn Danh Lam: "Với nhịp sống
    này, tôi sẽ là một gốc Bonsai".

    Và, có điều không ai bảo ai nhưng nhiều nhà văn đều nhắc đến yếu tố báo chí trong sự tác động đến văn học. Nguyễn Danh Lam cho rằng báo chí "có công lớn trong việc phát hiện và duy trì đời sống văn học cho nhiều cây bút trẻ".
    Và trong tâm trạng bức xúc, Nguyễn Danh Lam nêu câu hỏi: ?oNếu một cây bút trẻ có trong tay một tác phẩm trẻ cỡ như "Điêu tàn" hiện đại, "Say" hiện đại, "Điên" hiện đại hoặc như "Báu vật của đời" made in Vietnam... thì các nhà xuất bản có cấp phép cho in không??.
    Điều Nguyễn Danh Lam nói khiến nhiều nhà thơ, nhà văn đàn anh không khỏi bất ngờ. Nhà thơ Lê Minh Quốc hỏi lại: "Thế trong tay các nhà thơ trẻ hiện nay có ai đang có tác phẩm cỡ "Điêu tàn" chưa?". Không ai trả lời, kể cả Nguyễn Danh Lam.

    Các nhà văn TPHCM đi thực tế sáng tác tại rừng Nam Cát Tiên, Đồng Nai

    Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Nguyên gán cho thơ một sứ mệnh "sáng tạo lại tương lai", ở đó thơ phải "bắt nguồn từ một sự trang bị văn hóa và tư tưởng bền vững". Nguyên đề xuất: "Sáng tạo lại tương lai có nghĩa là đặt lại cho thơ một nền móng quan niệm thẩm mỹ khác, đa diện, đa chiều, đa ngôn ngữ hơn mà không dị dạng, quái thai hay kệch cỡm".
    Tất cả đều nói ra những nhận xét chân thực, nhưng vấn đề cốt yếu là có ai tin vào sự thay đổi của nền thơ văn hiện nay theo ý của mình đặt ra không? Câu trả lời còn bỏ ngỏ!
    (Theo Tuổi Trẻ)

    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  6. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Vũ Duy Thông: ''Lúc buồn tôi hòa mình vào sáng tạo''

    Nhà thơ Vũ Duy Thông.
    "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại. Từ cổ xưa, người ta cầu nguyện bằng thơ và bây giờ, nói cho cùng bản chất của th ơ vẫn là những lời cầu nguyện, cho tôi, cho anh trong một thế giới tốt lành", nhà thơ quan niệm.
    - Là Vụ trưởng Báo chí Xuất bản, Ban Tư tưởng -Văn hoá Trung ương, công việc có phần cứng nhắc và bận rộn, vậy ông phân bổ thời gian cho thơ như thế nào?
    - Chỉ một nhà thơ nghiệp dư mới than phiền rằng anh ta không lấy đâu ra thời gian để làm thơ.
    - Vậy ý tưởng thơ của ông thường bắt đầu như thế nào?
    - Tôi rất nghi ngờ những người làm thơ theo dự định, dự định về thời gian, nội dung, loại thể... kiểu làm thơ này sẽ cho ra một sản phẩm rất ngô nghê. Có thể trong một cuộc họp, trong một lúc đi đường, một lúc bất chợt nào đó, hay lúc ngoệch ngoạc vài chữ vào bao thuốc lá... nảy ra một câu thơ, và nếu câu thơ ấy cứ bám riết lấy mình, cứ đeo đuổi mình mà không dứt ra được thì một lúc nào đó sẽ thành bài thơ.
    - Có lần ông nói nhà thơ thường có nhu cầu được cô đơn, vậy những lúc đó ông thường làm gì?
    - Phải nói nỗi cô đơn chính là bản chất của người nghệ sĩ, bởi vì bao giờ nghệ thuật cũng đòi hỏi đưa ra một sản phẩm phải mới, chưa từng xuất hiện, phải là một sản phẩm duy nhất, với mọi người và với cả chính mình. Nếu một sản phẩm mình đưa ra lạ hoắc mà mọi người không hiểu gì cả, đó là một sự đối thoại trong cô đơn tuyệt đối. Nhà thơ, nhà văn như một cái mỏ có nhiều tầng vỉa, trong giao tiếp xã hội đó là tầng mặt của mình, và muốn tìm đến những vỉa quặng đầu tiên thì phải bóc từng lớp vỏ mặt ấy đi, càng bóc sâu hơn càng quý giá. Nhà thơ cần phải sống một lúc bằng tầng mặt và bằng tầng vỉa sâu phía dưới. Vì vậy, lúc cô đơn, tôi hoà mình vào sáng tạo.
    - Theo ông, thơ là gì?
    - Xưa nay đã có những định nghĩa kinh điển, rằng thơ là sự trình diễn những con chữ trên một mặt phẳng rỗng, hay thơ là một loại hình văn học mà ở đó, sự tiết kiệm từ ngữ được đạt đến mức tối đa... Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đi tìm một định nghĩa chính xác về thơ . Một thực thể sống động không bao giờ định nghĩa cả. Chúng ta cứ viết, nếu đó là thơ thì sẽ được độc giả gọi là thơ.
    (Theo Hà Nội Mới)
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  7. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thơ Trẻ Không cần phải giả bộ đoan trang

    [​IMG]
    Vi Thuỳ Linh

    Theo các bạn thì thơ trẻ của chúng ta đang đi trên một lộ trình có gì khác biệt?
    Phan Huyền Thư (PHT): Khác biệt lớn nhất là thế giới đã thay đổi quá nhiều, điều kiện sống đã thay đổi rất nhanh về nhiều mặt, vị trí của thơ ca trong cuộc sống ngày càng mờ nhạt dần. Người ta đứng trước rất nhiều lựa chọn cho cuộc sống riêng của mình. Nếu như trước đây người ta dành ra đôi lúc tìm đến với những vần thơ hay thì bây giờ người ta đứng trước những thú vui khác hưởng thụ trực tiếp hơn, vật chất hơn: ti vi, báo chí, thể thao, thư giãn, câu cá, karaoke, nhậu, showgame...
    Chúng tôi đang làm thơ ở một môi trường như vậy nên chỉ cần một cá nhân đứng vững đã đáng khích lệ vô cùng. Còn nếu như không có một sự khác biệt nào với thế hệ đi trước thì... thật khủng khiếp. Chúng tôi là ai?
    Nguyễn Hữu Hồng Minh (NHHM): Hình như đã quá lâu những cuộc công phá, tìm tòi thể nghiệm nghệ thuật đích thực đã bị đứt quãng hay chưa được đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nó. Nói có sự khác biệt giữa các thế hệ thơ đàn anh và thế hệ thơ chúng tôi là sai lầm. Suốt cả một đoạn dài vừa qua, phải chăng, thơ quá bảo thủ và trì trệ? Nó đã đứng hẳn lại như một chiếc xe bị hỏng máy. Các nhà thơ liên tục hát giống nhau bằng một giọng chuông rè hay tiếng khàn khàn ghê sợ như của chiếc máy nổ. Sự xuất hiện của thơ trẻ là sự nổ tung của oi ngạt, của cao trào hỏng máy đó. Nó không khác biệt cơ bản mà nó quả quyết sửa chữa và khẳng định sẽ tiếp tục đi tới.
    Vi Thuỳ Linh (VTL): Chúng tôi khác thế hệ trước vì chúng tôi Trẻ. Chúng tôi Trẻ trong ham muốn tìm tòi, khám phá ngôn ngữ hình ảnh, ý tưởng biểu đạt về thế giới và con người, khi tất cả những gì đã tạo thành ở mọi lĩnh vực KHKT đã khiến nhiều người nghĩ rằng thế giới không còn gì để viết. Chúng tôi Trẻ trong việc dám sống và đi đến cùng điều mình muốn nói, không cần phải giấu giếm, không phải giả bộ đoan trang. Và vì chúng tôi Trẻ nên chúng tôi có nhiều thời gian cho những thử nghiệm, vật lộn, đánh đổi... và nếu chưa thành chúng tôi có thời gian để bắt đầu cho một cuộc tìm kiếm khác...
    Cởi trói hoàn toàn khỏi những vướng víu của hình thức dường như là cách mà các bạn đang hướng tới. Nhưng sự thật thì cách viết ấy đang khiến nhiều người đọc mệt mỏi, khó hiểu. Các bạn có tin vào ?ochân lý? là thơ hay có thể chỉ có một bạn đọc thích?

    [​IMG]
    Phan Huyền Thư


    [​IMG]
    Nguyễn Hữu Hồng Minh (giữa)

    NHHM: Có thể có nhiều người đọc mệt mỏi khi theo dõi thơ của tôi nhưng tôi luôn tin rằng từ trong góc tối nào đó vẫn có người đọc và thích thú với thơ tôi. Bởi đơn giản, cho dù là dị biệt, mỗi người chúng ta vẫn có một đời sống, một số phận không giống ai.
    Ngôn ngữ thơ trẻ hôm nay đòi trực diện với bản sắc trần trụi của cuộc sống. Nó có thể thô tháp và lạnh lẽo nhưng nó lột trần được bản chất. Cởi trói những vướng víu của hình thức và đạt đến sự bay bổng tự do tuyệt đối trong tư duy sẽ đem đến cho thơ những hình thức và những trạng thái sống mới...
    VTL: Thơ hay, theo tôi, luôn tìm được nhiều người tri âm, nhiều người đồng cảm. Tôi luôn muốn có hơn 1 độc giả đồng cảm và thực sự hiểu mình.
    PHT: Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng thơ trẻ đang tìm cách cởi trói hoàn toàn khỏi những vướng víu của hình thức mà tôi thấy rằng thơ trẻ đang có nguy cơ sa vào cái mạng nhện hình thức của chính mình.
    Với riêng tôi, tôi chỉ muốn mình được bay bằng đôi cánh của truyền thống. Chúng ta làm thơ tiếng Việt, ngôn ngữ vừa là hình thức vừa là nội dung, vừa là cảm xúc vừa là tư duy. Tôi chỉ loay hoay với mỗi một chuyện là viết ra những câu thơ hay. Với thơ trẻ, hay cũng có nghĩa là làm mới những giá trị cũ nữa đấy.

    Con đường của người đi tìm cái mới bao giờ cũng rất đơn độc. Một người đơn độc, để đi tới đích, thì lòng dũng cảm, theo các bạn, có ý nghĩa như thế nào?
    NHHM: Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình là một người dũng cảm khi làm thơ. Tôi làm thơ như tôi sống. Cuộc sống đang có bao nhiêu đổi thay trước mắt. Thơ có nói được sự đổi thay trong ngôn ngữ? Hình như con đường của thơ hiện đại đang diễn ra trong tiến trình nghệ thuật thơ chúng ta là làm sao đi đến sự tiến bộ giải phóng ngôn ngữ ra khỏi những pháo đài trừu tượng quá lộng lẫy, diêm dúa của nó.
    VTL: Tôi là người đơn độc. Đơn độc dệt tầm gai cho sáng tạo và tình yêu. Người ta bảo tôi viết thơ về ******** và gắn tên tôi với mảng thơ ******** như một mặc định. Tôi không viết về ******** mà viết về tình yêu, trong đó ******** là sự thăng hoa và là biểu hiện đẹp đẽ của tình yêu. Dũng cảm yêu và dũng cảm viết là biểu hiện đích thực của tình yêu sáng tạo.
    PHT: Đơn độc là bản chất của cả loài người. Thi sĩ lại càng không thể dung dăng dung dẻ trên con đường sáng tạo được. Trí tưởng tượng, những rung cảm và quan trọng nhất là tài năng sẽ dẫn dắt thi sĩ trong thế giới ảo và thực của chính anh ta. Có lẽ chúng ta đang muốn nói đến lòng dũng cảm để lắng nghe những lời phê bình nghiêm khắc và chính xác về tác phẩm của mình? Tôi cho rằng đấy là sự tự trọng và khiêm tốn cần thiết.
    Q.Trang (thực hiện)
    Báo SVVN
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  8. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thơ trẻ miền Trung
    Thơ ca không có biên giới nhưng những tác nhân làm nên nó lại bị giới hạn bởi hệ luỵ của "nết đất", như một nguyên tắc đồng đẳng. Do vậy, thơ ở mỗi vùng đất, mỗi cộng đồng văn hoá, lịch sử đều có một cốt cách riêng. Trang thơ này, chúng tôi xin giới thiệu một chùm thơ của một số nhà thơ trẻ sinh ra, lớn lên trên mảnh đất miền Trung nhiều nắng gió... Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch chọn và giới thiệu.
    Dự cảm cây liễu
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    Tặng Trần Tiễn Cao Đăng
    Trong bão táp tháng Mười
    Tôi lắng nghe dự cảm của cây liễu
    Bầu trời là vòm cung, thân cây là mũi cung
    Sự hoang bạo của gió làm những mũi tên rung lên
    Như chuẩn bị bắn vào nỗi khát vọng chưa rõ mặt
    Qua bình yên nắng ấm tháng Hai
    Tôi không còn nghe chúng nói
    Nhưng dưới thảm lá đã để lộ một cuộc sống thật khó nhọc và bền bỉ
    Tiếng rễ quẫy mạnh trong da thịt đất đai
    Tiếng rách toạc mãnh liệt và bí huyền
    Khởi nguồn dự cảm trong xanh
    Chờ cơn bão đến...
    Đêm quê
    Phan Trung Thành
    viên an thần cho tôi bào chế từ nụ cười buồn phía trước, tiếng gió quê hương mang hơi thở của dòng sâu, chúng tan vào ly không khuấy được, cũng như tôi không tan được, giấc mơ của con cá chết trên triền sông...
    chúng nhảy múa vào tháng Ba sau tháng Mười sinh nở
    đó là cuộc chia ly của trứng trước khi mùa nước về
    mùa tuyệt chủng của dòng sông kéo lưới vảy vàng trên lưng chợ
    có ai vào mua tiếng sấm làm quà cho người bạn gái mùa thu
    và còn ai mừng ly tháng Chạp, cả dòng sông vỡ đáy trên môi
    tôi bào chế viên an thần cho tôi bằng bước đêm lìa xứ
    gió trên các đồi sông trôi về
    Gánh lúa
    Văn Cầm Hải
    đâu có chuyện siêu hình kĩu kịt cặp kính viễn thị
    cây đa râm thanh la
    vỡ sắc màu tự nhiên
    lựa chọn tôi hay lòng em quan ngại tìm đến
    gốc rạ rúc còi khô
    nếm đỏ đầu
    vỗ mặt lương tâm
    hợp xướng máng nhện
    gánh lúa
    xát xay thị thành
    hạt lép cườm chim cu vẫn gáy giọng bùn
    giữa thời đại đồ hoạ
    mím môi lục bình
    gánh lúa vào thế hệ véttông
    Đêm thở
    Phan Đình Tiến
    Không còn là đêm
    Là chuyến tàu cuồng phong chấn địa
    Tôi ngồi toa trước mắt
    Những số phận lên xuống
    Những nhà ga chưa đến bao giờ
    Hành khách không chung ga cuối
    Hãy cho tôi xuống
    Hãy đuổi tôi xuống
    Kẻ lậu vé của cuộc hành trình
    Bỗng dưng thành chính khách chờ rạng sáng
    Những cơn khát chảy mòn khát vọng
    Trên cỗ xe mục gỉ ưu phiền
    Nghiến dọc đêm hớp ngang cuối sáng
    Tiéng cười phía sau
    Tiếng khóc phía trước
    Chỗ tôi ngồi tiếng thở dồn căng
    Con đường
    Lê Thị Mỹ Ý
    Chạy dọc theo quả đồi lúp xúp
    Con đường ngoằn ngoèo
    Không một dấu vết người đi trước
    Con đường không hiểu vì sao những
    bàn chân đi qua đều chết
    Mà mình lại sinh ra dưới những
    bàn chân!
    Và lộng lẫy ánh trời
    Vang trên quả đồi, tiếng hát của một
    chú bê con vẫn còn run rẩy
    Tiếng hát thơm hơi sữa
    Trong vắt tự trời cao
    Con đường chạy ngoằn ngoèo
    Lắng tai nghe những lời ca đổ tung
    ngàn ánh bạc
    Xuống cánh đồng sau vụ gặt
    Nồng nàn hơi hở phèn chua
    Dọc theo quả đồi lúp xúp
    Những lời ca cứ vang lên biền biệt!
    [/size=4]Chân dung[/size=4]
    Thục Linh
    Người đàn bà sống bằng giọt sương đêm
    Trả lại cho đêm bằng nước mắt
    Gương mặt phấn son thắp hương nhan sắc
    ảo ảnh có rồi lại không
    Giọng núi khê nồng mùi rượu
    Người đàn ông kể về những hố sâu
    Và cuộc đời như cây kèo nhà đầy mối
    ăn năn chưa kịp bạc đầu
    Thiếu phụ đưa tay vào dang dở
    Thời gian nát giòn tiếng vỡ
    Thanh xuân lịm trong đôi mắt quầng thâm
    Thao thức một ánh trăng rằm
    Một người về xênh xang
    Chùi chân vào kỷ niệm
    Rồi thản nhiên quay đi nhếch mép
    Nụ cười sằng sặc khóc
    Như người mù khát thèm ánh sáng
    Ta khát thèm những điều tươi đẹp
    Dẫu vật vã, dẫu thăng trầm.
    Theo Báo Lao Động
    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 26/11/2003
  9. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn Việt Nam không ngang tầm thế giới
    [​IMG]
    "Có đúng là truyện ngắn đương đại của chúng ta ngang ngửa với thế giới hay không? Không! - tôi xin khẳng định ngay mà không sợ quá lời"...Nhà văn trẻ Ngô Tự Lập trình bày những suy nghĩ của anh về "tầm" của truyện ngắn Việt Nam...
    Việc đánh giá sai lầm về văn học thế giới chỉ là một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ tình trạng thiếu thông tin (và, ở một số người, cả bệnh tự huyễn hoặc đáng kinh ngạc của trí thức VN). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, nhưng một nguyên nhân trực tiếp là sự tụt hậu thê thảm của nghề dịch thuật.
    Những tác giả truyện ngắn đương đại Mỹ nào được dịch ở VN? Theo tôi được biết, trong khoảng dăm bảy năm trở lại đây có hai tập truyện ngắn được xuất bản gần như cùng tên: Truyện ngắn đương đại Mỹ do Hồ Anh Thái và Wayne Karlin chủ biên (NXB Văn học, năm 1998) và Truyện ngắn Mỹ đương đại do Vũ Thái Dương và Tô Hoàng Yến Nhi tuyển dịch (NXB Văn hoá Thông tin, 2003).
    Cuốn Truyện ngắn Mỹ đương đại của Vũ Thái Dương và Tô Hoàng Yến Nhi bao gồm 20 truyện của 15 tác giả song số tác giả còn sống là 0, số tác giả chết từ năm 1900 trở về trước là 8. Tác giả trẻ tuổi nhất (Jesse Stuart) cũng ngang tuổi ông của lớp người "tứ thập" như tôi (ông mất năm 1984, thọ 78 tuổi!).
    Tập sách do Hồ Anh Thái và Wayne Karlin thực hiện thì đúng là đương đại. Tuy nhiên, số lượng 22 tác giả là quá ít để có được một bức tranh về văn học đương đại Mỹ dù chỉ hạn chế trong vòng 30 năm trở lại đây.
    Tôi không thể phê phán cách chọn của Hồ Anh Thái và Wayne Karlin, nhưng xin đưa ra một số nhận xét cá nhân rằng phần lớn trong số 22 tác giả nói trên có lối viết khá truyền thống, và dù thế nào cũng chỉ có thể coi là một mảng rất nhỏ của văn học Mỹ đương đại mà thôi.
    Một trong những đặc điểm lớn nhất của văn học Mỹ đương đại nói chung và truyện ngắn Mỹ đương đại nói riêng là chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng các tác phẩm hậu hiện đại (và cả hiện đại nữa) hầu như vắng mặt trong tập sách của Hồ Anh Thái và Wayne Karlin.
    Để tiện so sánh, tôi chọn một cách ngẫu nhiên trên giá sách tập Innovation - An Anthology of Modern and Contemporry fiction (Cách tân - Một hợp tuyển truyện hiện đại và đương đại) do giáo sư văn học, chuyên gia văn học Mỹ đương đại, Robert L. McLaughlin chủ biên (NXB Dalkey Press, 1998). Trong lời nói đầu ông viết rằng mục đích của tập sách là: "...giới thiệu mười hai truyện cách tân, tiền phong, thể nghiệm, hậu hiện đại nhưng - và quan trọng nhất - là không quá khó đọc".
    Tôi không bàn về sự chính xác trong cách lựa chọn của giáo sư McLaughlin, mặc dù vị trí của ông cũng cho phép ông có một thẩm quyền nhất định. Điều tôi muốn nói là tất cả các tác giả ông chọn đều gần như "vô danh" ở Việt Nam. Vậy thì chúng ta làm sao có thể đánh giá và so sánh được?
    NGÔ TỰ LẬP
    (Theo LĐ)
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  10. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Trần Đăng Khoa: ''Văn học Việt Nam không hề bế tắc''
    [​IMG]
    Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
    Với vóc dáng vậm vạp và cách nói chuyện rủ rỉ rù rì, Trần Đăng Khoa say sưa phát ngôn về chuyện văn chương chữ nghĩa. Trước những lời cấp báo về tình trạng "văn học đang tắc tị", Trần Đăng Khoa dường như không hề tỏ ra lo lắng.
    - Tại sao anh lại giữ thái độ lạc quan trước tình hình văn học hiện nay?
    - Tôi nghĩ chúng ta cũng chẳng việc gì phải bi quan. Chúng ta từng được mùa với tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hiện nay, chúng ta vẫn có những cuốn sách hay, như truyện ngắn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhất là cuốn Giàn thiêu của Võ Thị Hảo. Đó là những dấu hiệu tốt lành để chúng ta hy vọng. Văn học ta không hề bế tắc như một số người lầm tưởng. Xin hãy vững tin và chờ đợi...
    - Thế còn về phê bình, anh đánh giá thế nào về thực trạng lý luận phê bình của Việt Nam?
    - Nói phê bình của ta kém thì cũng không đúng. Nhưng cứ phải nói thật, mấy năm gần đây, những người làm nên sự sôi động trong lĩnh vực phê bình lại chính là những anh em sáng tác chứ không phải các nhà phê bình thuần tuý. Có thể họ còn nhiều sơ suất do tính ngẫu hứng nhưng nhờ thế, họ lại có được những trang viết xuất thần. Tôi vẫn quý các nhà sáng tác viết phê bình hơn, cũng chỉ đơn giản vì họ hiểu được văn chương, cũng như các anh đầu bếp giỏi nói về các món ăn. Tính chuyên nghiệp của họ cao hơn các nhà phê bình thuần tuý.
    - Thế nhưng thời các cụ ngày xưa, đâu có các nhà lý luận phê bình rạch ròi như bây giờ mà chỉ có các nhà văn chuyên bàn chuyện sáng tác. Anh nghĩ sao?
    - Theo tôi, thời nào cũng có nhà phê bình có tài, như Kim Thánh Thán bên Trung Quốc. Ở ta những năm 30, có Hoài Thanh. Hoài Thanh là cái đỉnh nhô lên khỏi mặt bằng phê bình rất cao thời bấy giờ. Bên cạnh Hoài Thanh, ta còn có Lê Thanh, một nhà phê bình đặc sắc. Ông chỉ thua Hoài Thanh ở một số trang viết xuất thần, vì thế so với Hoài Thanh, Lê Thanh cũng ở dạng một mười, một tám. Hoài Thanh nhận xét rất chuẩn. Đặc biệt là những tiên cảm về Lưu Trọng Lư và Chế Lan Viên. Và cũng thật bất ngờ khi trong những cái còn hỗn mang thời ấy, ông đã nói rằng, trong số các nhà thơ mới này, sẽ có một người còn đi xa: Chế Lan Viên. Đây là một tiên cảm thiên tài. Ngoài ra, những đánh giá của Hoài Thanh về Hàn Mặc Tử, Bích Khê cũng rất chuẩn.
    - Không bao giờ tâm phục khẩu phục các nhà lý luận phê bình hình như là phẩm chất của giới sáng tác?
    - Đa phần các nhà phê bình của ta cứ nói lý luận chung chung thì còn tạm nghe được, nhưng cứ sờ đến những tác phẩm cụ thể thì hoá ra họ không hiểu gì và điều đáng kinh ngạc là họ không hiểu được cả nghĩa đen. Ví dụ bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, có ông lại hiểu đấy là con tàu đi khai hoang kinh tế Tây Bắc thì buồn cười thật. Đến bây giờ, chúng ta cũng đã có đường tàu hoả lên Tây Bắc đâu. Hay như câu thơ Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái có ông cũng hiểu đấy là hoa khô từ năm ngoái còn lại đến bây giờ thì thật không còn biết nói thế nào. Làm sao có hoa khô ở ngoài dậu mà lại còn tồn tại được với mưa gió? Nguyễn Khuyến là một nhà nho yêu nước. Ông không chấp nhận thực tại mà luôn hướng về nước xưa. Vì thế với ông, hoa vẫn là "hoa năm ngoái", tiếng ngỗng trên không vẫn là "ngỗng nước nào". Câu thơ xuất phát từ thơ Đường Trung Quốc nhưng đến Nguyễn Khuyến nó đã mang hình thức khác, hồn vía khác rồi. Cũng tương tự như thế, bài thơ rất hay Khi con tu hú... của Tố Hữu, có câu Đôi con diều sáo lộn nhào từng không là cái diều sáo, diều có gắn sáo, nhưng vì nhà thơ gọi là đôi con nên có ông giáo sư lại hiểu nhầm là động vật, là hai con, tức là chim diều với chim sáo đang bay lượn rồi. Thế nhưng diều với sáo có bao giờ bay đôi với nhau đâu, vì thấy sáo là diều "thịt" liền. Gần đây, câu thơ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da có giáo sư cũng hiểu theo nghĩa đen rất thô thiển nên đã viết một câu rất kinh dị: "Tóc nàng đen hơn mây và da trắng hơn tuyết". Tôi không thể hiểu tại sao lại có ông giáo sư thuộc dạng đầu ngành lại có thể hiểu một cách thô thiển như thế.
    - Anh nhận định thế nào về thơ Trần Mạnh Hảo và phê bình thơ Trần Mạnh Hảo?
    - Trần Mạnh Hảo là người có tài, rất tài. Ông có nhiều bài thơ hay và đến bây giờ ông vẫn viết hay. Phải công bằng mà nói như vậy. Ông hoá thân rất giỏi. Ông đã "dựng" lên một nhà thơ nữ, tên là Nguyễn Thị Kim Chi. Tác giả này có cả một trang thơ trên báo Văn Nghệ. Bài nào cũng hay. Đặc biệt rất con gái và rất Huế. Sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu cũng rất phục chùm thơ này, sau mới biết đó là hoá thân của Trần Mạnh Hảo. Về phê bình, Trần Mạnh Hảo cũng là một cây bút có ma lực. Văn phê bình của ông Hảo đọc rất cuốn hút. Theo tôi, hầu hết những điều ông Hảo nói là đúng. Nếu có sai là sai ở những tiểu tiết. Ông thẩm thơ khá tinh. Nếu có điều gì đáng tiếc thì cũng là ở cái thái độ. Bởi ông Hảo căng thẳng quá. Với sự căng thẳng như thế, người bị ông phê phán cũng rất khó tiếp thu.
    (Theo Văn Hoá)
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !

Chia sẻ trang này