1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Tổng Thư ký Lê Văn Thảo: Cuộc gặp gỡ sẽ tạo ?omen? cho sáng tác
    Lần đầu tiên sau 22 năm thành lập, qua 4 nhiệm kỳ, Hội Nhà văn TPHCM (Hội NVTPHCM) mới tổ chức Hội nghị nhà văn trẻ TPHCM lần thứ 1 vào hai ngày 15 đến 16-11-2003. Trước thềm hội nghị, muộn còn hơn không, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Lê Văn Thảo-Tổng Thư ký Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Ông cho biết:
    - Hội nghị nhà văn trẻ lần đầu tiên này sẽ ?okhiêm tốn? với tên gọi Gặp mặt các nhà văn trẻ TPHCM lần thứ 1, vì Hội NVTPHCM chưa chuẩn bị kịp các qui chế để tổ chức một hội nghị. Tuy vậy, cuộc gặp mặt vẫn mang tinh thần và nội dung một hội nghị. Danh sách đại biểu chính thức 40 người, khách mời khoảng 30 người. Ngày đầu tiên, hội nghị diễn ra ở Khách sạn Majestic với tham luận của hơn 10 đại biểu. Buổi chiều, đoàn nhà văn trẻ đi Cần Giờ tiếp tục giao lưu, đốt lửa trại? Hôm sau sẽ tham quan thực tế ở Cần Giờ.
    - Theo nhận định của ông thì đây có phải là thời điểm ?ochín mùi? để tổ chức một hội nghị quan trọng như thế này?
    - Hội nghị được xem là một trong những hoạt động chuyên môn của Hội NVTPHCM. Thời gian chuẩn bị tuy có phần cập rập nhưng được đông đảo các nhà văn trẻ hưởng ứng. Tôi nghĩ, hội nghị diễn ra trong thời điểm hiện nay, khi các nhà văn trẻ đang rất quyết tâm với việc đổi mới văn chương là rất cần thiết. Cũng xin nói thêm rằng, TPHCM là nơi qui tụ đông đảo các nhà văn, nhưng lớp nhà văn trong chiến khu ra, lớp nhà văn miền Bắc nhập cư nay đã lớn tuổi cả. Do đó, việc rà soát, bổ sung lực lượng các nhà văn trẻ kế thừa vào lúc này là hết sức cần thiết?
    - Điều ban tổ chức mong đợi nhiều nhất ở hội nghị là gì?
    - Chúng tôi thật sự mong muốn các nhà văn trẻ tập trung mổ xẻ những vấn đề thuộc về chuyên môn một cách khoa học, thẳng thắn, cởi mở. Văn chương cần phải mở rộng biên độ, tiếp cận với hiện đại. Nhưng làm sao để vừa hiện đại vừa giữ được bản sắc dân tộc đó điều cần lưu tâm hơn bao giờ hết. Trong việc đổi mới văn chương hiện nay mới thấy trách nhiệm của các nhà văn trẻ là rất lớn, họ cần phải bản lĩnh hơn, đam mê nhiều hơn nữa?
    - Gọi là cuộc gặp mặt những nhà văn trẻ TPHCM lần thứ 1, có nghĩa là sẽ có lần thứ 2, thứ 3 và...?
    - Sau cuộc gặp mặt này, hội sẽ xem xét để tiến hành Hội nghị Nhà văn trẻ TPHCM 2 năm một lần, mở rộng đối tượng đại biểu và khách mời từ các tỉnh. Tuy nhiên, việc tổ chức hội nghị có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhà văn trẻ. Về phía hội, chúng tôi sẽ làm hết mình để tạo điều kiện cho anh em, dù biết viết lách là công việc mang tính cá nhân thầm lặng của mỗi người, nhưng những cuộc gặp mặt như thế này sẽ không vô ích, trái lại nó sẽ tạo ?omen? cho sáng tác nhiều hơn?
    VIỆT QUÊ (thực hiện)
    -Sài Gòn giải phóng -
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  2. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Triển lãm ?oTác phẩm, công trình văn học nghệ thuật 1999 ?" 2003?
    Sáng 14-11, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ VH-TT tổ chức triển lãm các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật 1999 - 2003 tại Trung tâm triển lãm văn học nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ - Hà Nội).
    Triển lãm này trưng bày các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật của 10 hội chuyên ngành được nhà nước hỗ trợ sáng tác từ năm 1999 đến 2003. Trong 5 năm qua, nhà nước đã hỗ trợ được 5.748 tác giả (trong tổng số trên 10.000 hội viên của các hội); riêng hai Hội Kiến trúc sư và Văn nghệ dân gian Việt Nam đã hỗ trợ cho nhiều công trình tập thể. Tính đến tháng 9-2003, tổng số công trình nghiên cứu, sáng tác đã hoàn thành là 10.888.
    -CINET-
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  3. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhà thơ Nông Quốc Chấn
    Sáng 18-11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhà thơ Nông Quốc Chấn. Đến dự có đồng chí Phạm Quang Nghị, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Văn Hoá - Thông tin, đại diện các cơ quan hữu quan và thân quyến cố nhà thơ Nông Quốc Chấn.
    Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Phạm Quang Nghị đã khẳng định những cống hiến xuất sắc của cố nhà thơ Nông Quốc Chấn cho sự nghiệp văn hoá, văn học - nghệ thuật nước nhà, đặc biệt là sự nghiệp bảo tồn, phát triển văn hoá, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Gần 60 năm cống hiến cho cách mạng và thơ ca, Nông Quốc Chấn đã phấn đấu từ một thanh niên dân tộc Tày yêu nước, một lòng theo Đảng, trở thành nhà thơ, nhà văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
    -Nhan Dan -
    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 27/11/2003
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn hóa Hữu Ngọc nhận giải thưởng Lời vàng
    Bài "Bản sắc dân tộc đối diện với toàn cầu hóa" của nhà văn hóa Hữu Ngọc (viết bằng tiếng Pháp, trên chuyên mục Chủ nhật báo Le Courier du Vietnam ngày 7-9-2003) đã đoạt giải thưởng Lời vàng do APFA (tổ chức Hành động để phát triển Pháp ngữ doanh nghiệp) tặng với sự tham gia của Tổ chức liên Chính phủ Pháp ngữ và Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp.
    Giải thưởng Lời vàng (Mot d'' Or) được trao hằng năm ở Pháp cho "hành động" nào đóng góp vào sự phát triển của Pháp ngữ doanh nghiệp. Lễ trao giải diễn ra ở Paris vào ngày Pháp ngữ quốc tế 20-11.

    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm bản quyền văn học - vì sao chỉ dừng ở ý tưởng?


    Một tác phẩm của nhà văn Chu Lai.
    Rục rịch chuẩn bị từ 5 năm trước, mọi thủ tục pháp lý đã hoàn tất, trụ sở văn phòng đã có, nhưng Trung tâm bản quyền văn học tư nhân đầu tiên của dịch giả Thúy Toàn bây giờ mới tuyển được... 3 nhân viên. Đã vậy, số nhân viên ít ỏi này lại chưa nắm vững pháp luật và am hiểu nghệ thuật.
    Dịch giả Thuý Toàn ngao ngán: "Khó có thể nói chính xác thời điểm nào Trung tâm mới ra mắt. Cái khó là các nhà văn Việt Nam chưa quen, thậm chí chưa có khái niệm về việc đăng ký quyền tác giả. Mặt khác, tâm lý dễ dãi khiến cho một số tác giả khi thấy tác phẩm của mình được công bố trái phép đã dễ dàng bỏ qua". Ông Toàn lấy ví dụ: "Năm ngoái, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin in các bản dịch thơ Puskin, Levmontov, Exenin... của tôi mà không một lời xin phép, sách phát hành cũng không gửi biếu. Biết chuyện, tôi gọi điện nhắc thì họ bảo viết thư sang Nhà xuất bản, họ sẽ trả nhuận bút. Nhưng rồi viết mà chẳng thấy hồi âm. Tự dưng mình cũng đâm... ngại. Mà thực tình, tôi chỉ "đánh tiếng" thế thôi, chứ "làm căng" thì... sợ mất bạn bè (vì bạn tôi đang công tác ở Nhà xuất bản này). Bụng bảo dạ đã làm văn, tức là khó sống bằng nghề. Cái nghề "cao quý" thì ai lại mè nheo chuyện... tiền nong!".
    "Mặt khác, ngay bản thân Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Đông Tây do tôi làm giám đốc cũng nhiều lần vi phạm bản quyền như: in sách rồi mới xin phép tác giả; trả nhuận bút chậm hoặc... quên mất nhuận bút", dịch giả này thú nhận.
    Không chỉ Trung tâm bản quyền tư nhân của dịch giả Thuý Toàn, Trung tâm bản quyền văn học đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam, dự kiến ra mắt tháng 12 tới cũng khó thành hiện thực. Ông Cao Tiến Lê, Uỷ viên thường trực Hội Nhà văn Việt Nam, thành viên sáng lập Trung tâm bản quyền, cho biết: "Ý tưởng thành lập Trung tâm đã có từ vài năm trước. Mọi quy chế, điều lệ hoạt động về cơ bản đã hoàn tất. Thế nhưng, hiện tại chúng tôi vẫn chờ có đủ... 100 nhân lực thì mới làm lễ ra mắt Trung tâm. Mà bao giờ có đủ 100 thành viên thì... chưa biết".
    Bên cạnh đó, các trung tâm tác quyền chưa thể thực sự khởi động là bởi thiếu người tâm huyết lo chuyện bản quyền, kinh phí ít ỏi, lại không được sự hỗ trợ của bất kỳ Mạnh Thường Quân nào. Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Đông Tây là thí dụ. Với số lãi ít ỏi thu được từ việc in ấn các loại sách "khó nhằn" (như Trang Tử, Lão Tử, Goethe, Freud...), Trung tâm đã không thể nuôi nổi... 4 nhân lực lo chuyện bản quyền! Năm ngoái, phòng bản quyền tuyển được 4 người, gồm: 1 phụ trách chính về chuyên môn và 3 phụ tá. Bây giờ người phụ trách chính đã xin nghỉ việc vì... lương quá thấp. 3 người còn lại, do yêu cầu của Trung tâm, hiện phải kiêm nhiệm nhiều việc khác. Và bởi vậy, vấn đề bản quyền cũng không được chăm sóc.
    Hoạt động tự phát, điều lệ thể chế, thậm chí quan niệm về bản quyền chưa thống nhất giữa các trung tâm bản quyền và ngay trong nội bộ một trung tâm cũng là nguyên nhân khiến khoảng cách từ ý tưởng đến việc thành lập ngày càng xa xôi. Chẳng hạn, theo ông Cao Tiến Lê, Trung tâm bản quyền văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, khi có đủ 100 thành viên thì chỉ lo tác quyền cho các hội viên Hội nhà, còn việc vi phạm bản quyền đối với các tác giả khác, nếu phát hiện thì cũng... đành làm ngơ vì... không thuộc "phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn" của Trung tâm. Trong khi đó, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Đông Tây, tuy chỉ có... 3 người nhưng lại có tham vọng xử lý vi phạm bản quyền cho tất cả các tác giả, bất kể là thành viên Hội Nhà văn hay không. Hoặc, với Trung tâm bản quyền văn học của Hội Nhà văn thì "phát hiện vi phạm bản quyền mới khó chứ xử lý vi phạm thì rất dễ" (theo lời ông Cao Tiến Lê). Ngược lại, Trung tâm bản quyền của ông Thuý Toàn thì quan niệm việc phát hiện không khó mà cái khó là xử lý vi phạm thế nào vì hiện tại mọi chế tài của Việt Nam chưa cụ thể.
    Luật sư Phan Đăng Thanh, cho biết: "Theo quy định của pháp luật, người sử dụng tác phẩm phải có trách nhiệm hỏi ý kiến, ký hợp đồng sử dụng với tác giả. Ngoài trách nhiệm dân sự (bồi thường), người xâm phạm quyền tác giả có thể bị xử lý vi phạm hành chính, nếu chiếm đoạt quyền tác giả, công bố phổ biến bất hợp pháp gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 131 Bộ luật hình sự. Nhưng trên thực tế, do thái độ "xuê xoa" mà chúng ta không làm đến nơi đến chốn việc xâm phạm bản quyền. Bởi vậy, sự lỏng lẻo về pháp lý cũng sẽ khiến các Trung tâm bản quyền hoạt động khó khăn".
    -CINET-

    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  6. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Gặp mặt những người viết văn trẻ TP Hồ Chí Minh lần I: Ấm áp tình cảm ba thế hệ nhà văn
    Sáng 15-11, lần đầu tiên Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc gặp mặt những người viết văn trẻ TPHCM tại khách sạn Mejestic, số 1 Đồng Khởi, quận 1. Cuộc họp mặt diễn ra trong không khí thân mật, ấm áp giữa 3 thế hệ nhà văn, nhà thơ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và hơn 40 cây bút trẻ xuất hiện ít nhất gần 5 năm trở lại đây như Bùi Anh Tấn, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Trung Thành, Trần Đình Thọ, Trần Nhã Thuy, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Nguyên ...
    Trò chuyện cùng những người viết trẻ, nhà văn Anh Đức đã nhắc lại cuộc gặp mặt các nhà văn trẻ cách nay 45 năm do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Từ sau cuộc gặp mặt đó, nhiều nhà văn trẻ đã đồng hành cùng cuộc hành trình vĩ đại và cam go của dân tộc. Tuổi trẻ ngày nay đến với nghề văn phải kiên trì, "đừng ghé tạt qua chơi một lúc rồi bỏ đi". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng tâm sự: Người viết văn phải có tài năng và nghề văn như một thiên chức của xã hội. Quá trình hoạt động của một nhà văn là một cuộc chạy maratông đường dài, chọn nghề văn, người viết cuối cùng phải đi cho đến đích. Nhà văn Lê Văn Thảo cũng đánh giá và so sánh sức trẻ, môi trường, điều kiện, không gian sáng tác mới của nghề viết và người viết trẻ hôm nay phải làm sao viết cho hay. Bởi họ chính là đội quân sáng tác chủ lực của văn học Việt Nam thời đại mới.
    Các nhà văn, nhà thơ trẻ đã bộc bạch những suy nghĩ, trăn trở và tâm huyết đề ra một số giải pháp có tính thiết thực cho người viết trẻ về những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, về nghề viết văn, đi thực tế, khai thác thông tin trên mạng, xuất bản sách ...
    Chiều 15 và sáng 16-11, các đại biểu trong cuộc gặp mặt những người viết văn trẻ đi Cần Giờ, sinh hoạt giao lưu, văn nghệ. đốt lửa trại và tham quan Khu di lịch sinh thái Vàm Sát.

    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  7. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Viện Văn học kỷ niệm 50 năm thành lập
    [​IMG]

    Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, Viện Văn học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia) đã tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và ************* Trần Đức Lương đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
    Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Khoa Điềm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương biểu dương Viện Văn học trong suốt 50 năm qua đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, lập được nhiều thành tích quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu văn học, xứng đáng là cơ quan nghiên cứu đầu ngành, một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của đất nước. Trong 50 năm qua, Viện Văn học đã xây dựng được một nền móng vững chắc của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam của Viện Văn học Việt Nam mà những tên tuổi lớn như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Vũ Ngọc Phan... sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí giới nghiên cứu lý luận, phê bình văn học và công chúng yêu văn học cả nước.
    Bên cạnh đó, ông Nguyễn Khoa Điềm còn nêu rõ một số nhiệm vụ Viện Văn học cần triển khai thực hiện trong những năm tới là phải có kế hoạch lâu dài và cụ thể để triển khai một cách có hiệu quả hoạt động lý luận-phê bình, nghiên cứu văn học, góp phần làm sáng tỏ những quy luật vận động phát triển của văn học, nghệ thuật dân tộc, xây dựng luận cứ cho việc xác định đường lối văn nghệ nước nhà trong giai đoạn mới, thúc đẩy sáng tác văn học.
    Nhân dịp này, Viện Văn học đã trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Khoa học Xã hội cho một số nhà nghiên cứu của Viện./.
    Theo VOV News
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  8. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thanh Thảo sau khúc ngẫu cảm tại Val-de-Marne
    "Không nhà thơ nào từ chối đọc thơ mình"- có nhà thơ thuộc hàng thi bá của nước Mỹ nói hóm. Từ 13 đến 23/11 tại tỉnh Val-de-Marne nước Pháp, nhà thơ Thanh Thảo đã có cuộc "phổ biến" thơ mình theo lời mời của phía Pháp trong khuôn khổ "Liên hoan thơ quốc tế".
    Thưa anh Thanh Thảo, một liên hoan thơ nghĩa là thế nào ạ?
    Tỉnh Val-de-Marne phụ cận thủ đô Paris có lệ tổ chức Liên hoan thơ quốc tế 2 năm/lần, đây đã là lần thứ 7. Mỗi cuộc khoảng 8 đến 10 nước tham gia- mỗi lần là những nước khác nhau do họ có tham vọng biết đến thơ ca của thật nhiều nước trên thế giới, lần lượt. Năm nay tính cả Pháp nữa là 9 nước: Cu Ba, Trung Quốc, Đức, Mỹ, Nepal... Với Việt Nam là lần đầu và cũng có thể là... lần duy nhất. Mỗi nước có 2 người, tôi và chị Vi Thuỳ Linh được mời đích danh.
    Thơ anh đã đến với người nghe ở đó ra sao?
    Trước hết phải nói rằng họ tổ chức rất cẩn thận. Từ đầu năm nay tôi đã nhận được đề nghị gửi 5 đến 7 bài thơ để họ dịch ra tiếng Pháp. Sang đó tác giả tự đọc thơ bằng tiếng nước mình, có một hoặc hai nhà thơ người Pháp đọc bản dịch. Người nghe chủ yếu là người Pháp, nhưng Việt kiều cũng đến nghe khá đông- với các nước khác không hề có chuyện ấy, rằng được kiều dân của xứ mình hưởng ứng như vậy. Đó là bởi Việt kiều của ta bên ấy đông trí thức, còn Trung Quốc chẳng hạn - kiều dân của họ chủ yếu hành nghề buôn bán mà thôi. Tôi đọc 3 bài: Khúc chậm 2000, Đàn ghi-ta của Looc-ca, Ngẫu cảm. Chị Linh cũng đọc mấy bài. Chúng tôi làm thơ tự do nên công tác dịch chắc cũng đơn giản.
    Anh cảm nhận thành công của cuộc này đến đâu? Thường người đọc có lẽ đặt hơi ít niềm tin vào "thơ dịch"- thậm chí nhiều người yêu thơ thực sự và thẩm thơ rất tốt cũng bỏ qua mảng này- cho rằng rào cản ngôn ngữ đã làm rơi rụng hồn cốt của thơ...
    Về cơ bản tôi cho đây là liên hoan thành công. Thứ nhất, cứ tưởng rằng ở châu Âu chẳng ai quan tâm và muốn nghe thơ nữa, thì nay thấy không phải. Mỗi cuộc cũng hút được không dưới trăm người. Thứ hai, cách tổ chức của họ rất khoa học. Và điều nữa: Các nhà thơ có dịp nghe giọng đọc thơ của từng nước. Tiếng Đức mà đọc thơ sẽ như thế nào? Còn nội dung thì làm sao mà biết hết được. Thơ, đọc bằng mắt bình thường, đúng thổ ngữ còn khó nữa là ào qua thế này.
    Nước Pháp nghe nói đông người già, độc giả thơ có trẻ không anh?
    Có cuộc được tổ chức ở trường trung học, khoảng 5, 6 trăm học sinh. Các cô cậu học trò này cũng lên trình bày thơ của họ, toàn thơ tình thôi. Chắc mục đích của nhà tổ chức là muốn nhen lên chút tình yêu đối với thơ, để lớp trẻ thấy thơ cũng xứng đáng có chỗ đứng như nhạc Pop tuy không sôi động bằng!
    Theo anh thơ Việt Nam đang ở đâu? Trong một phát biểu gần đây anh Ngô Tự Lập, người có dịp khảo sát tình hình văn học thế giới đương đại đã bác lại quan điểm hân hoan của một số tác giả trong nước cho rằng tiểu thuyết thì chưa nói nhưng thơ và truyện ngắn của ta đang ngang tầm thế giới chẳng thua kém ai?
    Chúng ta đúng là đâu có được đọc mấy của thế giới mà biết họ thế nào để so sánh với mình. Theo tôi, thơ, truyện của ta chẳng tồi mà cũng chẳng khá, cứ tà tà vậy, may có bạn đọc là tốt lắm rồi. Không thể xếp hạng được mà cũng chẳng nên bi quan lắm. Chuyến đi của tôi cũng thế, chẳng đặt nặng vấn đề làm gì. Với tôi được đi chơi đã thú lắm rồi, nhất là chuyến này lại có con trai tôi cùng đi.
    Mừng chuyến đi của anh, chúc anh có nhiều bài thơ và bài báo in Tết năm nay.
    Theo Tiền Phong
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  9. mot_thoi_de_mat

    mot_thoi_de_mat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Lê Văn Thảo: Người viết bây giờ quá "nhát tay"
    [back]Nhà văn Lê Văn Thảo than tình hình sáng tác hơi kém, hơi ít tác phẩm có chất.[/back]
    [​IMG]
    ´ "Cơn giông" là một trong ba tác phẩm khá nhất của anh, nhưng hình như nhiều người chẳng đọc?
    - In 1.000 cuốn, kể cũng ít thật. Song tình trạng sách văn học ít người đọc là chuyện thường. Chuyến đi sang Mỹ vừa rồi, tôi thấy ở bên đó những cuốn sách đoạt giải cũng chỉ gây ồn ào dư luận trong vòng một tháng rồi thôi. Văn hoá đọc đang gặp khó khăn trên toàn thế giới chứ không chỉ ở VN.
    ´ Anh hay đọc tác phẩm của những ai?
    - Năm nay tác giả đoạt giải Nobel không ngoài dự đoán của tôi và rất may là tôi được đọc ông ấy từ năm ngoái. Tôi rất thích J.M. Coetzee, văn phong hiện đại mà giản dị. Lâu nay cũng có đọc văn học Trung Quốc, nhưng thú thực là tôi không thích mấy vì ít chất văn. Văn chương Trung Quốc mạnh bạo, nhiều tác phẩm khá. So với ta, họ đi trước một đoạn xa, dù về mặt xã hội ta và họ có nhiều điểm tương đồng. Và văn chương của họ dám nói thẳng nhiều vấn đề, còn ở ta thì vẫn chưa cởi mở được. Ngay cả khi dịch tác phẩm TQ, ngay cả cái tiêu đề một tác phẩm như "Báu vật của đời" (nguyên tác Phong nhũ phì đồn là Vú to mông nở), ta cũng phải sửa lại. Cái trói buộc của mình không nên đổ thừa ai: Bản thân người nghệ sĩ cũng tự trói mình. Người sáng tác cũng nhát tay.
    ´ Thế anh cho mình là "nhát tay" không?
    - Tôi cũng nhát. Nhưng cố gắng hết sức để nói thực. Do hoàn cảnh, thế hệ nhà văn như tôi có thể khó mà khắc phục những nhược điểm của mình, khó mà nói thực được nên chỉ hy vọng vào lớp trẻ. Bởi viết nhát tay đã thành thói quen.
    ´ Có gì trói buộc khiến anh không đi tiếp một cách tự tin?
    - Ngay cả khai thác mình cũng không khai thác tới được. Mà đừng nói đâu xa, một khi mình chưa có ý viết thì làm sao viết ra được? Một cái buồn nữa là nghiệp văn chương đối với nhà văn bị đẩy vào hàng thứ yếu: Nhà văn sáng tác không hết mình, mải lo làm những chuyện khác, coi văn chương như một phần đời thì làm sao có tác phẩm hay được!
    ´ Thế anh thì sao?
    - Tôi may hơn một số người là tập trung vào viết, ngoài chuyện quản lý, và ít phải lo chạy kiếm tiền.
    ´ Điều anh đang thất vọng về mình?
    - Như tôi đã nói, là đào sâu vào nhân vật nhưng chưa tới. Nhà văn không phải chỉ dũng cảm là được, mà phải có tài. Cái tài đó thể hiện ở ngay hình thức tác phẩm. Phải làm sao làm cho người ta bị cuốn hút, thì họ mới đọc tiếp. Nhà văn TQ dám nói, lại có tài biểu đạt và dùng nhiều hình thức khá phong phú. Nhà văn mình muốn nói, nhưng nói không được vì thiếu hình thức biểu đạt, thành ra ngây ngô.
    ´ Còn những cây bút trẻ thì sao?
    - Nhiều bạn viết hay, như Tiến Đạt, Nguyễn Ngọc Thuần, Vũ Đình Giang, Phạm Hải Anh..., nhưng qua những đợt trao giải vẫn có thể thấy tình hình sáng tác hơi kém, hơi ít tác phẩm có chất.
    ´ Thử nhìn mình một lượt từ đầu đến chân, anh là ai nào?
    - Một người chậm lụt trong mọi lĩnh vực: Trong đời sống riêng lẫn trong văn chương. Tới giờ mới hiểu ra mình đủ lực viết tiểu thuyết, thì dường như đã mòn sức. Nhưng không chỉ riêng tôi mà nhìn chung sức viết của nhà văn VN không bền.
    ´ Và con người ngoài văn chương?
    - Tĩnh lặng, hơi khép kín, hiền, không dữ dội. Ngược lại với con người trong văn chương rất thích cái mạnh bạo và dồn chứa cái đau không nói được. Nhà văn mình nói nhiều quá, diễn thuyết nhiều quá, mà điều này trong văn chương kỵ lắm. Quần chúng không thích bị dạy dỗ nhiều quá. Trong nhà trường cũng thế, mình dạy chính trị trong văn chứ chưa phải dạy văn. Tôi đang gắng bỏ chất cán bộ, viên chức thời nay trong con người mình.
    ´ Một cái nhìn của riêng anh về văn học VN trong tương lai?
    - Không phải bi quan lắm đâu, vì văn học không phải là một thứ công nghệ như công nghệ thông tin để nói rằng cứ phát triển lên mãi. Đương nhiên ta vẫn chưa có gì nhiều nhưng cũng đừng quá nôn nóng. Hãy kiên nhẫn ráng đợi.
    Minh Thi thực hiện
    Báo Lao Động

    Người ta chỉ biết là mình mất khi chẳng còn lại gì , đấy cũng là lúc con người ta muốn sống nhất , sống để biết mình còn lại nhiều .

Chia sẻ trang này