1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin Văn mới nhất (HOT NEWS)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cutemanNo1, 31/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Tin Văn mới nhất (HOT NEWS)

    Mời các bạn cùng post những thông tin nóng nhất về văn học mà bạn biết được. OK?
  2. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Khám phá ?oBí ẩn dưới cánh rừng già? ra mắt bạn đọc
    09:40'' 31/01/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - NXB Kim Đồng vừa giới thiệu đến bạn đọc nhỏ tuổi bộ truyện dài nhiều tập Bí ẩn dưới cánh rừng già. Đây là một trong những bộ sách hay của nhà văn chuyên ?otrị? mảng truyện phiêu lưu mạo hiểm Nguyễn Đông Phương.
    ?oTôi đã được nghe cha tôi kể những câu chuyện về rừng sâu từ thuở ấu thơ. Những câu chuyện huyễn hoặc ấy lôi cuốn, hấp dẫn và ngập tràn xúc cảm trong trái tim tôi cho đến tận bây giờ. Mơ ước của tôi là một ngày nào đó sẽ tự mình cầm lấy cây bút, viết lại tất cả những câu chuyện ấy??. Đến hôm nay, hẳn nhà văn Nguyễn Đông Phương đã phần nào thỏa nguyện khi anh lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc kể chuyện đường rừng như Đêm rừng gặp cọp (truyện dài, NXB Trẻ, 1998), Cuộc phiêu lưu kỳ lạ (truyện dài, NXB Văn Nghệ TP.HCM 2001)? Tác phẩm mới nhất của anh - Bí ẩn dưới cánh rừng già - là sự hun đúc, kết hợp giữa chất liệu huyền thoại và nhiều chuyến đi thực tế lên miệt rừng Nam Trung bộ. Bí ẩn dưới cánh rừng già là câu chuyện dài về cuộc phiêu lưu vào đại ngàn thâm u bí ẩn của bố con Sáu Tấn sau một biến cố ở làng quê nơi miền xuôi. Ở đó, bọn đạo tặc đã sử dụng phép thuật hóa giải hầu hết các loại khóa, mở toang mọi cánh cửa và vơ vét đi vô số của cải của dân làng. Mọi người vô cùng căm tức bọn cướp. Có lời đồn rằng ?obài toán? mở khóa vốn là bí mật của loài chim gõ kiến lông vàng trong rừng sâu núi thẳm nhưng đã được một ẩn sĩ là thầy Sáu Phép ?ogiải mã?. Do một tai họa, bài toán lọt vào tay kẻ gian và từ đó, chúng mặc sức hoành hành. Thầy Sáu Phép - vốn là người giỏi giang và đức độ - đã dốc hết tâm lực tìm ra cách khắc chế phép thuật trong tay bọn tà đạo. Tuy nhiên, để vô hiệu hóa hoàn toàn được chúng, thầy không thể đơn độc.
    Nhận lời chú Mười Sáu - một chủ tiệm thuốc Bắc giàu có trong vùng, bố con Sáu Tấn lên đường tìm thầy Sáu Phép để cùng hợp lực trừ gian diệt bạo?
    Câu chuyện đường rừng với rất nhiều tình tiết gay cấn, mạo hiểm và những nút thắt mở thú vị được tái hiện từ góc nhìn của nhân vật chính - người con, chàng trai trẻ từng nhiều lần theo chân người cha dạn dày kinh nghiệm vào rừng tìm kế sinh nhai. Qua từng chương sách, bước chân của cha con Sáu Tấn đưa bạn đọc đến với thế giới núi rừng hoang sơ, sinh động mà lãng mạn, nên thơ và cũng đầy rẫy hiểm nguy chờ chực? Từ cuộc săn cá Dượt vô cùng hồi hộp, hấp dẫn cho đến chuyện bùa ngãi, phép thư liên quan đến một lão gù sống trong rừng. Từ trận lụt lớn cuốn phăng những cây gõ cổ thụ về xuôi, xuống tận thế giới cõi âm dưới lòng sông Thy An cho đến chuyến đi lạc vào vườn hoa sứ trắng, nhận được bài thơ chỉ đường của một người bí ẩn. Từ những cuộc đấu sinh tử giữa cọp và heo rừng cho đến chuyện kể về con quái vật hồ Mây Vương?
    Bằng ngôn ngữ kể chuyện giản dị, trong sáng, bộ truyện Bí ẩn dưới cánh rừng già sẽ là món quà thú vị, đặc biệt cho các bạn nhỏ ham thích phiêu lưu mạo hiểm, ưa cảm giác mạnh?
    Túc Hạnh (vnn.vn)
  3. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Khỉ và những phiêu lưu kỳ thú trong văn học và điện ảnh
    21:56'' 21/01/2004 (GMT+7)


    (VietNamnet) - Năm 1925, một thầy giáo ở bang Tennessee (Mỹ) đã bị án phạt 100 đôla vì tội đã bất chấp một đạo luật (ban hành vào năm 1920): cấm giảng dạy thuyết tiến hóa của Darwin.

    Cái mà người ta gọi là ?ovụ án con khỉ? đã có giá trị khiến cho ngành điện ảnh Mỹ dựng thành 3 bộ phim đóng lại vào những năm 1927, 1930 và 1939 theo một tác phẩm điện ảnh cũ của xưởng phim Eclairs (Pháp) ?oBalacô, con quỷ dữ ?" khỉ đầu chó?, được thực hiện từ năm 1913, phỏng theo tác phẩm văn học của nhà văn Gaston Leroux, Balacô (1911).

    Như thế, ngay trước khi bộ phim ?oKing Kong? ra đời năm 1933, loài khỉ đã làm rung động bao người và đã nuôi dưỡng hai nguồn cảm hứng ?" trước là văn học, sau đến điện ảnh. Văn học còn được soạn thảo một cách kỹ càng hơn, qua sự gián tiếp của con vật để phê phán phong tục, xã hội và loài người chúng ta. Điện ảnh lại tìm nguồn cảm hứng trong ảo ảnh về ?ongười đẹp với con thú? để dàn dựng những nhân vật nữ chính mềm mại, trở thành nạn nhân của những con khỉ to lớn.



    Những thế kỷ trước, thời đại chúng ta ít biết đến loài khỉ. Chúng chỉ xuất hiện trong văn chương của Swift (nhà văn người Ai Len, 1667 ?" 1745), tác giả của ?oGuliver du ký? với câu chuyện Guliver bị một con khỉ bắt cóc khi lưu lại xứ sở của những người khổng lồ ở Brodbingnag. Rồi đến nhà văn người Pháp Restif de la Bretonne (1734 ?" 1806) với ?oTìm ra Nam cực? và ?oThư của một con khỉ?.

    Người ta ra mặt chế nhạo ông ta, cũng như về sau, người ta đã nhạo báng Darwin ?" tác giả cuốn sách nổi tiếng ?oNguồn gốc các loài? (1859), nhà bác học đã bị giáo hội công kích rất gay gắt. Từ đó, văn học bắt đầu sinh sôi nảy nở loài khỉ, đầu tiên là ?ohung ác? (như trong cuốn ?oCuộc ám sát đôi ở phố Morgue? của nhà văn người Mỹ Edgar Poe (1809 ?" 1849), rồi ?otử tế? hơn với ?oTarzan? của Edgar Rice Burroughs (nhà văn người Mỹ, 1875 ?" 1950). Từ khi đến người/khỉ, chỉ còn là một trò nhảy nhót mà các nhà viết tiểu thuyết nhanh nhẹn thực hiện đầy cảm hứng, như Léon Gozlan (?oNhững cảm xúc? của Polydore Marasquin ?" 1857), Robida (Saturnin Farandoul ?" 1879), Jules Verne (Gibraltar ?" 1887), v.v? Táo bạo hơn René de Nizerolles, trong chuyện dài đăng nhiều kỳ trên báo từ năm 1933 đến 1938, ?oNhững kẻ mạo hiểm ở trên trời?, đã mô tả những con người trở thành khỉ, ít ra cũng ở bộ lông. Rồi đến nhà văn Sprague de Camp còn đi xa hơn: trong cuốn ?oTriều đại của khỉ đột? (1941), ông đã chứng tỏ rằng trong tương lai, ưu thế của con người khó có thể được đảm bảo, cũng đúng là Kafka (trong ?oĐiều trần cho một viện hàn lâm? ?" 1917) và nhất là Vercors (trong ?oNhững động vật biến tính? ?" 1952) đã vạch ra sự khác biệt rất nhỏ giữa lối sử xự của người với vật. Vercors tự hỏi: Con người là gì nếu không phải là một động vật biến tính mà đặc trưng hình như là xung năng chủng tộc?



    Nhưng nếu người/khỉ chỉ nghĩ tới chuyện sờ soạng phụ nữ da trắng, thì người đàn bà/khỉ có vì thế mà đáng ao ước không? Ít thấy họ xuất hiện trong các tiểu thuyết (trừ Hendrika de Rider Haggard trong ?oNgười vợ của Allan?), lại càng ít trên màn bạc. Phải chờ tới năm 1963, với nhà văn Pierre Boulle để thấy cả hai nguồn cảm hứng ?" hư ảo và trào phúng ?" hòa lẫn trong ?oHành tinh của loài khỉ? (NXB Presse Pocket ?" Pháp). Bằng một giọng nói gay gắt của lối mỉa mai lạnh lùng, ông đã mô tả hình ảnh Soror ?" một hành tinh của loài khỉ, một cái cớ để phê phán xã hội chúng ta và để đánh đổ lòng quá tự mê của thuyết sinh vật đồng nhân ở chúng ta. Nhà điện ảnh Mỹ Franklin Schaffner đã đưa cuốn truyện của Boulle lên màn ảnh vào năm 1968 và đã thu được một thành công rực rỡ?

    Có lẽ tất cả những nhà văn, nhà điện ảnh của phương Tây không ngờ rằng: ngay từ thế kỷ thứ 16, bộ tiểu thuyết ?oTây du ký? của Ngô Thừa Ân đã ra đời ở Trung Quốc, qua câu chuyện Đường Tăng đi lấy Kinh Phật ở thế kỷ thứ 7 đã sáng tạo ra hình tượng Tôn Ngộ Không thần kỳ có một không hai. Cùng với nó, bộ phim thần thoại trường thiên cùng tên đã làm cho Tề Thiên Đại Thánh trở thành bất tử trong lòng khán giả người châu Á và thế giới?
    Hoàng - Hưng
    (VNN.VN)
  4. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Tủ sách Tuổi mới lớn - hành trình đến con số 100
    14:09'' 02/01/2004 (GMT+7)




    (VietNamNet) - Tính đến ngày 30/12/2003, Tủ sách Tuổi mới lớn của NXB Kim Đồng đã phát hành tròn 100 tập. Việc cho ra đời tủ sách này có thể coi là bước đột phá táo bạo của NXB Kim Đồng trên hành trình đi tìm độc giả, tạo ?omôi trường? viết cho những cây bút trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

    Xung quanh những thành quả đáng khích lệ và một vài vấn đề còn tồn đọng của tủ sách, PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi cùng anh Cao Xuân Sơn, người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức bản thảo và biên tập các tác phẩm của tủ sách.


    Một trong những tác phẩm được bạn đọc yêu thích
    - Thưa anh, anh có thể cho biết đôi điều về đội ngũ tác giả đã tham gia vào tủ sách Tuổi mới lớn?

    - Kể từ khi xây dựng tủ sách này, ban biên tập đã tập hợp được một lực lượng cộng tác viên hùng hậu, đều khắp ở toàn bộ khu vực phía Nam. Tủ sách Tuổi mới lớn trở thành một địa chỉ gửi gắm tin cậy của những người viết cho thiếu nhi nói chung, cho tuổi mới lớn nói riêng lâu nay không tìm được ?ođầu ra? cho tác phẩm của mình. Nhiều cái tên từ lâu đã quen thuộc với độc giả học trò, nay hào hứng góp mặt: Bùi Chí Vinh, Lưu Thị Lương, Đinh Tiến Luyện, Nguyễn Thái Hải, Lê Minh Quốc, Nguyên Hương, Mường Mán, Nguyễn Đông Thức, Thuỳ An, Kim Hài, Trần Hoàng Vy, Trịnh Bửu Hoài, Lê Thị Thu Thuỷ, Dương Nữ Khánh Thương, Phong Điệp, Từ Kế Tường, Phan Hồn Nhiên, Dương Thụy, Thu Trân, Nguyễn Thu Phương, Trần Nhã Thụy, Hồ Thi Ca, Hồ Việt Khuê, Mai Bửu Minh? Đặc biệt với những cây bút trẻ yêu thích viết văn, từng có nhiều sáng tác đăng báo, tham gia những ?obút nhóm? khác nhau nhưng chưa định hình tên tuổi, tủ sách Tuổi mới lớn ra đời trở thành ?osân chơi chung? tạo cơ hội để họ ?otrình làng? tác phẩm đầu tay của mình. Có thể kể ra nhiều cái tên còn rất mới với độc giả đã có tác phẩm được chọn in trong tủ sách này trong hai năm qua: Liêm Trinh, Hoàng Lan Duy Linh, Nông Huyền Sơn, La Thị Ánh Hường, Nguyễn Thị Cẩm Châu, Đoàn Thị Phương Ái, Chu Quang Mạnh Thắng, Bùi Đặng Quốc Thiều, Ngọc Phụng, Võ Thu Hương, Hà Lê Song Anh, Phương Trinh, Trần Thị Huyền Trang, Trần Tùng Chinh, Đinh Nga, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Hồng Thuý, Lê Thị Bích Khoa, Minh Nhật, Quân Thiên Kim?

    - Độc giả đã đón nhận Tủ sách Tuổi mới lớn như thế nào, thưa anh?


    Nguyễn Đông Phương và Nguyên Hương, hai tác giả đóng góp nhiều cho tủ sách Tuổi mới lớn.

    - Có thể nói, từ đầu năm 2003, khi phát hành định kỳ đều đặn mỗi tuần một tập (từ tháng 6/2003 tăng lên mỗi tuần 2 tập), tủ sách Tuổi mới lớn đã khai mở một ?okênh? tác phẩm văn học trong nước ?osạch? cho độc giả yêu văn chương tuổi học trò. Thời gian qua đã có khoảng 5 triệu độc giả, hầu hết là học sinh trung học, đến với tủ sách Tuổi mới lớn. Qua đó, có thể khẳng định rằng đối tượng độc giả của NXB Kim Đồng không còn bó hẹp ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng mà đã mở rộng hơn. Thêm vào đó, phải nói rằng việc phát hành truyện - văn - xuôi với mức giá của truyện tranh (5000 đồng/cuốn), là một chủ trương táo bạo của NXB Kim Đồng, đã giúp cho tác phẩm văn học đến với các em dễ dàng hơn.

    - Là người biên tập chính cho tủ sách, anh có nhận xét gì về đề tài, nội dung trong các sáng tác gửi về? Số tác phẩm có nội dung thực sự mới lạ, cuốn hút có nhiều không?

    - Về mặt nội dung, đề tài, các tác phẩm trong tủ sách Tuổi mới lớn đã phản ánh một cách đa dạng, phong phú về cái thế giới vô cùng sinh động và không hề đơn giản của lớp học trò mới hôm nay. Hầu như tất cả các cung bậc tình cảm tuổi mới lớn đều có thể tìm thấy trong tủ sách này. Đặc biệt, tình bạn khác giới, tình yêu học trò trong sáng, thánh thiện nhưng cũng nhiều ngộ nhận và lắm rủi ro là mảng đề tài được các tác giả tập trung khai thác nhiều hơn cả, hầu như ở tất cả các tác phẩm. Không ít người đã có được những thành công nhất định. Một mặt, tác phẩm của họ đề cao vẻ đẹp lãng mạn của những mối tình học trò, cho dù đó là ?ohọc trò đại học?, mặt khác cũng lên tiếng cảnh báo, phê phán những ai coi thường những cạm bẫy, những vực thẳm chết người luôn rình rập lứa tuổi này?

    Quân Thiên Kim - cây bút trẻ triển vọng
    Xét về tầm bao quát không gian, hầu như cuộc sống và gương mặt của học trò mọi miền đất nước đều hiện diện trong tủ sách: từ vùng rừng núi phía Bắc đến miệt vườn Nam Bộ, từ những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đến vùng cao Tây Nguyên. Một số cuốn còn đề cập đến đời sống tuổi mới lớn đang? du học ở nước ngoài. Ngoài mảng đề tài quen thuộc về đời sống hiện tại, tủ sách cũng chú ý chọn in những tác phẩm viết về lịch sử, về truyền thống đấu tranh của dân tộc như bộ ba tác phẩm Cổ tích trong mưa, Mật sứ, Thuốc độc của tác giả Lâm Hà, hay Người khách lạ của Ái Duy viết về sự kiện Tết Mậu Thân 1968, một số tác phẩm đậm chất giả tưởng, phiêu lưu mạo hiểm như Hành trình xa thẳm của Vũ Đình Giang, Chiếc vòng đồng đen của Phan Hồn Nhiên? Có cây bút chuyên khai thác đề tài thể thao; hoặc về cuộc sống bên trời Tây của những bạn trẻ đi du học như Dương Thụy với Hai người đến từ phương xa; lại có người tỏ ra rất thích thú khi viết về tuổi mới lớn trong thế giới internet như Nguyễn Minh Giao. Thời đại thông tin và kỹ thuật số đã in đậm dấu ấn vào mỗi trang viết về tuổi mới lớn hôm nay. Riêng về điều này, các tác giả trẻ tỏ ra có ưu thế vượt trội so với lớp nhà văn có tuổi.

    - Hình như tủ sách Tuổi mới lớn hơi ?othiên vị? các cây bút phía Nam?

    - Thực tế là lượng bản thảo gửi về chi nhánh chủ yếu là từ khu vực miền Trung và các tỉnh phía Nam. Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng liên hệ với các cây bút phía Bắc nhưng đến nay, tình hình cũng chưa cải thiện được. Do đó, nhìn vào danh mục, tủ sách Tuổi mới lớn có vẻ hơi ?othiên vị? các cây bút phía Nam. Các tỉnh phía Bắc, lượng bản thảo gửi về còn khá thưa thớt. Điều này chứng tỏ tủ sách chưa đủ sức hấp dẫn bạn viết phía Bắc.

    - Qua 2 năm ?osát cánh? cùng tủ sách, theo anh đâu là những mặt chưa làm được của Ban biên tập?


    Bộ truyện của tác giả Võ Phi Hùng dự định chuyển thể kịch bản phim.

    - Thời gian đầu, do cả nể, xã giao, một số tác phẩm đưa vào tủ sách hơi gượng ép, không phù hợp với tuổi mới lớn. Một số cuốn cách viết không có gì mới, nội dung cũng khá nhạt nhẽo nhưng vì ?oưu tiên vùng sâu vùng xa? mà người biên tập châm chước ít nhiều. Do chưa tổ chức được các cuộc giao lưu giữa tác giả với độc giả ở các địa phương, kể cả ngay tại TP.HCM nên sức lan toả của tủ sách đối với độc giả còn hạn chế. Một số tác giả gửi bản thảo tuỳ bút, phóng sự học đường, thơ? về xin tham gia vào tủ sách; một số ?obút nhóm?, câu lạc bộ sáng tác ở các trường đại học, trung học đặt vấn đề muốn tủ sách Tuổi mới lớn tuyển chọn và in riêng một tập tổng hợp cả văn, thơ, nhạc? cho bút nhóm, câu lạc bộ đó. Chúng tôi đang rất lúng túng, hiện chưa biết xử trí ra sao? Số lượng bản thảo hiện nay chúng tôi đang có rất nhiều nhưng để chọn lọc được tác phẩm hay, có chất lượng thì không dễ chút nào.

    - Anh có thể ?obật mí? một chút về những tác phẩm mới sẽ ?ora lò? trong năm 2004?

    - Năm tới, chúng tôi cũng chuẩn bị cho những kế hoạch ?odài hơi?. NXB sẽ đầu tư cho bộ truyện dài 50 tập Sống sót vỉa hè của nhà văn Võ Phi Hùng, viết về những đứa trẻ lang thang, bụi đời. Có thể chúng tôi sẽ đưa các tác phẩm phóng sự, bút ký học đường, các sách dạy nội trợ, sống đẹp vào để làm phong phú, đa dạng thêm tủ sách. Một kế hoạch quan trọng nữa đó là chúng tôi sẽ tăng định kỳ phát hành lên 3 cuốn/tuần, trong đó có những bộ truyện hoàn toàn mới của Nguyễn Nhật Ánh, Bích Nga, mỗi bộ đều trên 20 tập.

    - Xin cảm ơn anh.


    (VNN.VN)
  5. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm hai năm ngày mất nhà thơ Nông Quốc Chấn (4/2/2002 - 4/2/2004):
    Cánh chim đầu đàn của núi rừng Tây Bắc
    07:01'' 03/02/2004 (GMT+7)

    Nhà thơ Nông Quốc Chấn và chân dung qua nét ký họa của Trịnh Tú.
    (VietNamNet) - Nhà thơ Nông Quốc Chấn là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang hơi thở núi rừng Tây Bắc vào thơ ca. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Nhân kỷ niệm 2 năm ngày nhà thơ Nông Quốc Chấn qua đời, VietNamNet xin giới thiệu đôi nét về sự nghiệp thơ ca của ông...
    Tiểu sử:
    Dọn về làng
    Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
    Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
    Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
    Người đông như kiến, súng dày như củi.
    Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ
    Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai
    Mấy năm qua quên Tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy
    Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
    Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
    Cơn gió bão trên rừng cây đổ
    Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
    Ðường đi lại vắt bám đầy chân.
    Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng
    Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi
    Nó vơ hết áo quần trong túi
    Mẹ địu em chạy tót lên rừng
    Lần đi trước, mẹ vẫy gọi con sau lưng
    Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải
    Bà lòa mắt không biết lối bước đi.
    Làm sao bây giờ: ta phải chống!
    Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh,
    Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
    Súng nổ ngay đì đùng một loạt
    Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất
    Cha ơi: cha không biết nói rồi...
    Chúng con còn thơ, ai nuôi ai dạy?
    Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời!
    Mẹ ngồi khóc, con cúi đầu cũng khóc
    Sợ Tây nghe, mẹ dỗ "nín" con im.
    Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
    Không ván, không người đưa cha đi cất
    Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
    Con cởi áo liệm thân cho bố!
    Mẹ con đưa cha đi nằm một chỗ
    Máu đầy tay, trên mặt nước tràn...
    Mày sẽ chết! thằng giặc Pháp hung tàn
    Băm xương thịt mày, tao mới hả!
    Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang
    Dọn láng, rời rừng, người xuống làng
    Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
    Con cày mẹ phát ruộng ta quang.
    Ðường cái kêu vang tiếng ô tô
    Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
    Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.
    Mặc gà gáy chó sủa không lo
    Ngày hai bữa rau ta có muối
    Ngày hai buổi, không tìm củ pầu, củ nâu
    Có bắp xay độn gạo no lâu,
    Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm
    Trong vườn chuối, hổ không dám đến đẻ con
    Quả trên cành không lo tự chín tự rụng
    Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng.
    Bộ đội đỡ phải đi thung lũng núi rừng
    Ra đường xe, hát nói ung dung
    Từng đoàn người dắt lá cây tiến bước
    Súng bên vai, bao gạo buộc bên vai,
    Chân đi có giày không sợ nẻ
    Trên đầu có mũ che nắng mưa
    Mặt trời lên sáng rõ rồi mẹ ạ!
    Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà,
    Giặc Pháp, Mỹ còn giết người cướp của trên đất nước ta.
    Ðuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ
    Mùa đông 1950

    Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1923, quê gốc xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc Tày. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1958).
    Sớm giác ngộ cách mạng, ông hoạt động trong Mặt trận *********, tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận *********, tham gia tỉnh ủy tỉnh Bắc Cạn, phục vụ chiến dịch và bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ. Sau 1945 nhà thơ Nông Quốc Chấn tham gia khu ủy Việt Bắc, là đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hội Văn học ?" Nghệ thuật khu Việt Bắc, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn, ủy viên rồi Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc. Từ năm 1964 đến nay, nhà thơ Nông Quốc Chấn tiếp tục đảm nhận những trọng trách của Đảng và Nhà nước: Đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Hiệu trưởng Đại học Văn hóa, Hiệu trưởng trường Viết văn Nguyễn Du, Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận.
    Tác phẩm đã xuất bản:
    Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc, 1959; Người núi Hoa, 1961; Đèo gió, 1968; Bước chân Pắc Bó, 1971; Suối và biển, 1984.
    Tiểu luận: Một vườn hoa nhiều hương sắc, 1977; Đường ta đi, 1970.
    Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới họp ở Béclin 1951; Một số bài thơ cách mạng và kháng chiến được Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải thưởng 1954, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng 1958. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Và đặc biệt là bài Nhớ, đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích.
    Tự sự:
    - Vấn đề viết bằng chữ dân tộc rồi dịch ra tiếng phổ thông được đồng bào dân tộc hoan nghênh nhưng gặp khó khăn trong khâu in và phát hành. Bởi hiện chưa có nhà in riêng. Nếu cố gắng in được cả chữ dân tộc và chữ quốc ngữ, thì tác phẩm sẽ nhiều trang, giá cao, khó bán.
    - Những vấn đề học thuật, như bản sắc dân tộc trong thơ văn, viết song ngữ, việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ nhà văn các dân tộc, Hội Nhà văn phải làm gì để phát triển văn học các dân tộc v.v?, đó là những điều mà theo tôi, cần giải quyết từng bước?.
    Nhà thơ Nông Quốc Chấn qua những trang viết:
    Nhà nghiên cứu, nhà báo Y Trang: Vĩnh biệt nhà thơ Nông Quốc Chấn: "Nhớ người mãi "dọn về làng":
    ?oNhà thơ Nông Quốc Chấn, dân tộc Tày, cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số Việt Nam vừa ra đi lúc 1 giờ ngày 4.2. ?Nhắc đến nhà thơ Nông Quốc Chấn, người ta thường nhớ đến hai bài: "Bộ đội Ông Cụ" và "Dọn về làng". Tôi ngờ rằng sau này khi một số người viết - do không am hiểu người dân tộc thiểu số - cái gì cũng "a lúi" là bắt nguồn từ "Bộ đội Ông Cụ". Bài thơ giản dị mà nồng ấm - mà hay:
    Bộ đội đã đến kìa
    A lúi
    Những người là người
    Ðeo súng ngắn, súng dài, súng dóp...
    Hoan hô! Hoan hô!
    Nhìn không chớp mắt".
    Cái tiếng trầm trồ của người Tày trong bài thơ viết năm 1948 của Nông Quốc Chấn sao mà mộc mạc, thân thương đến thế. Rồi nữa, bài "Dọn về làng" được giải thưởng ở Ðại hội Thanh niên, sinh viên thế giới Berlin 1951 cũng với tâm cảm như thế:
    Hôm nay Cao Bắc Lạng cười vang
    Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
    Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
    Con cày mẹ phát ruộng ta quang...".
    Không hiểu sao, tôi lại nhớ thêm, và thậm chí nhớ rất nhiều về Nông Quốc Chấn với bài thơ "Nhớ", đã được phổ nhạc - tất nhiên, trường hợp này hơi bị "đặc biệt", bài hát không thật hay so với bài thơ nguyên bản. Ông Nông Quốc Chấn đã lấy câu "... Ðèn thương nhớ ai/Mà đèn không tắt" (ca dao của người Việt) làm đề từ cho bài thơ. Ông cứ giãi bày tâm sự về cái sự nhớ của con suối, con chim, cái nón, cái khăn, chiếc cày, chiếc quạt, ngọn đèn... Cái lạ, cái nhớ cái thương đến thắt ruột, đến nao lòng là ở khổ cuối, như một lời chấp nhận, khẳng định và tin tưởng rất là "dân tộc": "Ai nhớ cứ nhớ/Ai đi cứ đi/Chiến trường súng nổ/Hết giặc lại về" (1967).
    Khi viết và dẫn câu thơ của Nông Quốc Chấn làm tựa đề - "Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc", Tô Hoài từng nói: "Cuộc sống lớn lao và những ngày dung dị đã bồi đắp nên thơ Nông Quốc Chấn. Và chính ông - nói không văn vẻ gì cả - là cánh chim đầu đàn của những người làm văn học cách mạng của các dân tộc thiểu số. Ông là người mở đường, là người để lại dấu ấn sâu đậm khó thể quên, không chỉ với văn học các dân tộc thiểu số hiện đại nói riêng mà có vị trí vững chắc trong tiến trình văn học cách mạng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX".
    Nhà thơ Vũ Quần Phương: ?oSự xuất hiện các nhà thơ người dân tộc là một biểu hiện tốt đẹp của đường lối văn nghệ cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, những bài thơ của Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao Tiền) đã được bạn đọc và bạn bè trong giới nồng nhiệt chào đón. Một trong những bài thơ đầu tay của Nông Quốc Chấn Dọn về làng viết năm 1950 đã được đưa vào sách giáo khoa trung học từ rất sớm.
    Thơ Nông Quốc Chấn thời kỳ Việt Bắc, tính từ bài Bộ đội Ông Cụ (1948) là thứ thơ mạnh về tự sự, chất trữ tình nằm ngay trong các chi tiết của câu chuyện thơ. Đó là cái nhìn ngạc nhiên trước những sự việc đã quen mắt. Chính cái nhìn ấy đã phát hiện những yếu tố mới lạ ẩn giấu trong những sự việc ngỡ như quen rồi, biết rồi, đương nhiên rồi. Cái nhìn lạ hóa mang đầy vẻ hồn nhiên là chất trữ tình độc đáo của các nhà thơ dân tộc.
    Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
    Người đông như kiến, súng dày như củi.


    Song song với việc phát huy bản sắc dân tộc, Nông Quốc Chấn học tập, càng ngày càng thông thạo, cách diễn đạt, rồi cả cách lập ý của thơ vùng xuôi. Về hướng tìm tòi này cũng có ý kiến lo âu sợ thơ ông bị "Kinh hóa". Nhiều bài thơ sau này, từ những năm 60 trở đi, bút pháp ông quả có nhiều nét lẫn vào thơ vùng xuôi. ? Là nhà thơ, đồng thời, trong nhiều năm, là thứ trưởng, sống ở thủ đô, chỉ đạo văn hóa khắp nước, cũng khó mà giữ mãi được cách nghĩ, cách nói mang biểu trưng dân tộc, Nông Quốc Chấn khắc phục bằng những chuyến đi về nguồn, bằng đề tài, và một phần bằng ngôn ngữ, cách nói:
    Tiếng động ầm ầm rung gốc cây
    Trâu đực húc nhau? Hay hổ đẻ?
    Vào xem mới biết máy đang cày.
    Thuở mới viết, ông làm thơ bằng tiếng Tày rồi dịch ra tiếng Kinh. Bây giờ, có khi làm ngược lại lại thuận với ông hơn. Điều đó, nếu có thực, cũng bình thường. Điều quan trọng là thơ Nông Quốc Chấn ngày càng mở rộng đề tài, chủ đề, thủ pháp diễn đạt... Điều quan trọng nữa là từ người viết phong slư (thơ tình) phục vụ bà con trong bản, Nông Quốc Chấn đã thành nhà thơ có độc giả trong cả nước và được dịch ra nhiều ngôn ngữ bạn bè?.
    Nguyễn Tý

    (VNN.VN)
  6. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đức Tùng
    Đám đông thơ
    Nỗi ao ước sâu xa trong mỗi người là đối diện với chính mình. Thơ không loại trừ những mâu thuẫn, nhưng kết hợp chúng ta vào với nỗi buồn, niềm vui, sự bất hạnh và may mắn, sự sợ hãi và tính hài hước. Trong một ngôn ngữ được cô đặc lại, những hình ảnh được nén lại, cuộc đời khai triển những chân trời bất định, xao động những ngã rẽ của tồn tại. Hành trình của tâm hồn đi sâu xuống những vực thẳm của ký ức tàn phai, của mất mát bị che dấu, của tình yêu bị bỏ lại bên đường, với ngọn đèn soi tỏ.
    Cuộc đời mỗi ngày trôi đi trong những ảo tưởng được dàn dựng, cái chết non yểu của trí tưởng tượng, cái chất tầm thường được nâng lên thành những quy ước, bắt bạn đầu hàng sớm ở tuổi trưởng thành, một ngày nhưng mãi mãi về sau.
    Khi được đọc lên giữa những người bạn, bài thơ giống như những huyền thoại được kể lại trong đêm đông, như sự thờ phượng của những bộ lạc mông muội đang tìm đường đi tới. Những bài thơ mà thực chất không phải là thơ, thường có tác dụng như sự rỉ sét, làm hủy hoại một căn nhà một trăm năm cũ: căn nhà của tâm hồn bạn. Thực sự trong yếu tính của nó, thơ có thể làm cho bạn rùng mình sợ hãi, vui vẻ hân hoan, hay buồn bã đau đớn, nhưng cuối cùng bao giờ cũng như một lực lượng mới, một cơn gió sắp xếp lại cánh đồng, một lưỡi dao cắt đứt vết thương, một mặt trời từ từ dâng lên từ mặt biển cong vút khi bạn đứng trên hải đảo một mình ngày hôm sau của một cơn bão, là sự tỉnh thức tột cùng của kiến thức, là sự hồi sinh êm dịu lách mình qua những tảng đá.
    Trở về với sự thật là trở về với chính mình, với vẻ đẹp thách thức các lực hút hướng tâm, chính là sự ly tâm, vốn là bản chất của tạo vật. Thơ là sự trầm tư liên tục, là sự thiền định mỗi ngày, làm bạn bị văng ra, bị chậm lại, trở thành cái trở thành, như một hòn sỏi lăn trong dòng suối, trở nên sắc cạnh, một đêm kia bạn nằm một mình trong bóng tối, bệnh tật, đau ở các khớp xương, đói nghèo, cô đơn, tha hương, giật mình thức dậy vì một thứ tiếng động lạ kỳ từ ngoài xa kia vọng lại, bạn nằm lắng nghe thật kĩ, dùng hết sức mạnh tâm hồn của mình, và ký ức vô tận, mới nhận ra rằng tiếng động kia là từ một hòn sỏi lăn đi trong dòng nước lũ khua ánh trăng.
    Các bậc thiền giả thường nhắc đến hơi thở. Hơi thở là đời sống từng giây từng phút. Thái độ tỉnh thức đối với từng hơi thở chính là sự tỉnh thức với tồn tại. Những chữ, những từ, những đơn vị của ngôn ngữ trong thơ là những đơn vị của hình ảnh, nhưng không phải chỉ là hình ảnh, những đơn vị của âm thanh, nhưng không phải chỉ là âm nhạc. Thông điệp của thơ có một cái gì giống như là không gian, hiện hữu trong sự vật, nhưng không phải là sự vật, xen kẻ và liên tục giữa các sự vật, nhưng không phải là chất ête trong các giả thuyết vật lý cổ điển, là sứ giả của chính bản thân mình. Thơ là thông điệp của sự thật, cái sự thật mà một đứa trẻ khi lớn lên được xã hội dạy dỗ là nên tránh xa, nên đè nén lại, nên lãng quên đi, nên từ chối. Sự thật về đất nước mình, về tổ quốc, về gia đình, về tình bạn và tình yêu, về sự dối trá, và sự dối trá lần thứ hai của sự dối trá. Thơ tập cho bạn sự lắng nghe bền bỉ, sự im lặng lý tính, khi chọn lựa những từ ngữ cho bài thơ sắp viết, nhà thơ chọn lựa chính những thành tố mới mẻ và nguyên thủy của đời sống, khơi cho chúng bật lên, nảy mầm từ đất sâu. Người đọc thơ tự mình loại bỏ những yếu tố không mới mẻ và không nguyên thủy, vì chính họ biết hơn ai hết rằng thơ cần cho họ không phải như một đám đông. Có những đám đông lớn từ quá khứ, và những đám đông nhỏ hơn từ hiện tại, trong các phong trào gọi là tiến bộ và hiện đại. Hơn bao giờ hết, thơ cần dẫn chúng ta đi xa ra ngoài các tâm điểm, ra ngoài các đám đông, chống lại các đám đông. Cảm nhận sự hiện hữu một cách chân thành, bạn đừng sợ hãi, ở cuối đường kia, một ngày nọ, thơ cũng chống lại sự cô đơn. Nhưng không phải bằng cái cách mà những quy phạm của đời sống đang dạy chúng ta.
    Không ai trả lời nổi cho bạn những câu hỏi đại loại như: bài thơ mới viết này có hay hay không, thậm chí có phải là thơ không? Hay đôi lúc bạn tự hỏi: bài thơ này thì cần thiết cho ai? Vì có vẻ như không ai cần đến nó. Nhưng thật ra, ở nơi không có thơ, đích thị, đám đông đã bước những bước đi lầm lạc. Bước đi theo cái bóng của chính mình hắt lại. Nhưng chính ra, nó không nên như thế.
    © 2004 talawas

    về đầu trang
  7. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0







    Tàc phĂ?m SẮ Đò? 'ược bào Mỳf chù ỳTrong sẮ bào ra ngà?y 7-12, tơ? Los Angeles Times loan bào danh sàch khoà?ng 50 quyĂ?n sàch mà? hò chòn là? sàch hay nhẮt trong nfm ơ? Mỳf.




    Bà? NguyẶt CĂ?m nòi vĂ? tàc phĂ?m SẮ Đò?

    Bà?n dìch tiẮng Anh tiĂ?u thuyẮt SẮ Đò? cù?a Vùf Tròng Phùng 'ược chòn và?o danh sàch nà?y.
    QuyĂ?n sàch do University of Michigan Press xuẮt bà?n nfm 2002, do vợ chĂ?ng giào sư Peter Zinoman và? NguyĂfn NguyẶt CĂ?m dìch.
    Peter Zinoman là? phò giào sư ngà?nh lìch sư? ĐĂng Nam À ơ? Đài hòc California, Berkeley. Ă"ng cùfng là? tàc già? quyĂ?n sàch "The Colonial Bastille: A History of Imprisonment in Vietnam, 1862-1940"
    Bà? NguyĂfn NguyẶt CĂ?m hiẶn cùfng dày ngĂn ngưf và? vfn hòc ViẶt Nam ơ? Đài hòc California, Berkeley. GĂ?n 'Ăy nhẮt, bà? cù?ng Dana Sachs biĂn tẶp quyĂ?n truyẶn dĂn gian ViẶt Nam, "Two Cakes Fit for a King: Folktales from Vietnam" (University of Hawaii Press, 2003).
    Tà?i nfng mẮt sớm
    Vùf Tròng Phùng (1912-1939) là? mẶt trong nhưfng nhà? vfn lớn nhẮt cù?a vfn hòc ViẶt Nam giai 'oàn trước 1945.
    Cho 'ến khi qua 'ời, Ăng 'Ă viết Ăt nhất tĂm tifu thuyết, bảy vY ki dạng 'fng nhiều kỳ trĂn HĂ NTi BĂo bắt 'ầu từ s' 7, thĂng 10-1936.
    ThĂng qua bước 'ươ?ng thfng tiẮn cù?a nhĂn vẶt XuĂn Tòc 'ò?, tiĂ?u thuyẮt vèf lài chĂn dung xàf hẶi 'Ă thì thơ?i thuẶc 'ìa. MẶt chù? 'Ă? lớn cù?a tàc phĂ?m là? sự biẮn chuyĂ?n cù?a giai tĂ?ng xàf hẶi truyĂ?n thẮng ViẶt Nam, thùc 'Ă?y bơ?i sự phàt triĂ?n cù?a chù? nghìfa tư bà?n.
    Đò cò thĂ? là? mẶt trong nhưfng lỳ do khiẮn tiĂ?u thuyẮt SẮ Đò? vĂfn cò già trì thơ?i sự hiẶn nay.

  8. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Hữu Thỉnh:
    Ngày Thơ là một sự bổ sung cần thiết vào kho tàng lễ hội dân gian

    Nhà thơ Hữu Thỉnh
    Nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng, Ngày Thơ được tổ chức lần đầu vào xuân Quý Mùi là một sự bổ sung cần thiết vào kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam. Ông cũng cho biết những nét mới của Ngày Thơ năm nay.
    * Thưa nhà thơ Hữu Thỉnh, sau một năm nhìn lại, ông đánh giá thế nào về sáng kiến tổ chức Ngày Thơ Việt Nam, cả cái được và chưa được?
    - Nhà thơ Hữu Thỉnh: Ý tưởng tổ chức Ngày Thơ được đề xuất và thông qua tại hội nghị BCH Hội Nhà văn VN lần thứ 8 ( khóa VI) và đã được sự nhất trí và hưởng ứng của nhiều ngành, nhiều cấp và đông đảo công chúng.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ VH-TT đã có văn bản hướng dẫn các cấp các ngành phối hợp tổ chức. 56 tỉnh (trong tổng số 61 tỉnh, thành- thời điểm đầu năm 2003) đã tổ chức Ngày Thơ với nhiều hình thức phong phú, sinh động, thu hút một khối lượng bạn đọc và công chúng khổng lồ, từ lớp học sinh, sinh viên yêu thơ đến các cán bộ về hưu.
    Từ những hoạt động sôi nổi kéo dài trong cả mùa xuân Quý Mùi, có thể thấy rằng ý tưởng tổ chức Ngày Thơ VN là một chủ trương đúng, đáp ứng được lòng yêu thơ vốn có của dân tộc ta. Ngày Thơ là một sáng tạo, một phong tục, một lễ hội mới, tiếp nối và nâng cao những hình thức sinh hoạt thơ ca vốn có trong dân gian.
    Mấy thập kỷ gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự trở lại của nhiều lễ hội, phong tục có xu hướng phục cổ. Ngày Thơ là một sự bổ sung cần thiết, là sự gia nhập của thời đại chúng ta vào kho tàng lễ hội dân gian VN. Vì là lần đầu tiên tổ chức nên không tránh khỏi những luộm thuộm, chệch choạc, nhất là về hình thức còn chưa thực phong phú, những hoạt động của Ngày Thơ ở Hà Nội chưa xứng với tầm của Thủ đô ngàn năm văn hiến trong sự mong mỏi của người yêu thơ...
    * Ngày Thơ Việt Nam năm nay sẽ có gì mới?
    Sau Tết Giáp Thân, tất cả các tỉnh đều đã nhận được bản hướng dẫn tổ chức Ngày Thơ. Hội Nhà văn được Bộ Tài chính cấp một khoản kinh phí cho Ngày Thơ. Tinh thần là đưa thơ về cơ sở, đến với công chúng, nhất là những người trẻ. Các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, các trung tâm văn hóa... sẽ là những địa bàn thích hợp cho thơ.
    Các nhà thơ hội viên sẽ tỏa về sinh hoạt với các hội địa phương. Mọi hình thức đưa thơ đến với công chúng đều được khuyến khích: đọc thơ, bình thơ, hát thơ, trình diễn thơ, truyền lệnh trực tiếp, gián tiếp...
    Lễ khai mạc Ngày Thơ năm nay vẫn được tổ chức tại Văn Miếu đúng ngày Rằm tháng Giêng Giáp Thân (5-2-2004), với nghi thức trọng thể nhưng ngắn gọn.
    50 thiếu nữ trong trang phục truyền thống sẽ "thả thơ" lên bầu trời Hà Nội. Trong sân bái đường Văn Miếu sẽ có các nhà thi pháp "cho chữ", các nhà xuất bản phát hành sách thơ với tác giả ký tặng... Một cuộc hội thảo với chủ đề "Thơ Việt Nam - Truyền thống và Đổi mới" cũng diễn ra tại đây, khuyến khích mọi ý kiến thẳng thắn và tâm huyết.
    "Đêm Thơ Nguyên tiêu" sẽ diễn ra tại hội trường lớn Đại học Sư phạm Hà Nội có hơn 1.000 sinh viên tham dự với sân khấu hoành tráng, tiết tục phong phú và hấp dẫn...
    Hai vạn số phụ san Thơ (32 trang) sẽ được đưa đến tay bạn đọc. Hội Văn nghệ Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo thơ từ 14 tháng Giêng tại nhà hàng Tre Việt với khoảng 300 người tham dự, sang ngày 16 sẽ gặp gỡ các nhà thơ Việt sinh sống ở hải ngoại (tại 19 Hàng Buồm)... Các địa phương khác cũng đều có những dự định, những sáng kiến mới.
    * Nhân Ngày Thơ, xin ông cho biết ý kiến về thi đàn hiện nay?
    Theo dõi thơ trên các ấn phẩm của báo Văn nghệ, tôi thấy rõ nỗ lực của các nhà thơ thuộc mọi thế hệ. Rất đáng chú ý là cây bút trẻ tài hoa bạc mệnh Lãng Thanh! Với tập thơ tuyệt mệnh, Lãng Thanh đã dũng cảm bộc lộ cá nhân mình với những nghĩ ngợi sâu sắc không ngờ. Câu thơ trở nên "phức hợp", đa chiều, đa thanh... Bấy nhiêu hiện tượng đủ nói lên sự bức xúc của yêu cầu đổi mới trong thơ. Không thể tiếp tục kéo dài một lối viết kể lể rề rà dài dòng, lẩn trốn vào sự kiện, vào hình thức thiếu vắng dấu ấn cá nhân.
    So với truyện ngắn và tiểu thuyết, thơ ta nhập cuộc Đổi mới chậm hơn! Xã hội và văn đàn hiện nay đã dân chủ hơn, tự do cá nhân, tự do sáng tác được kích thích và tôn trọng. Chính điều này hứa hẹn những thành tựu mới trong thơ. Thời đại kỹ thuật số mọi lợi thế về thông tin đã bị "bóc" hết, thơ không còn chỗ dựa nào khác, phải quay về với bản chất nguyên thủy của nó là dấu ấn tâm hồn, dấu ấn cá nhân của nhà thơ.
    Cái dấu ấn này vừa là "đặc sản tâm hồn" của riêng nhà thơ, vừa là cộng hưởng của cuộc đời, của thời đại. Nhiều người làm thơ hôm nay vừa mờ nhạt về dấu ấn cá nhân, vừa không đón được ngọn gió của "thời" thổi đến. Khi Nguyễn Du viết Cổ thạch hàn phong cộng nhất nhân (đường cũ, gió lạnh như cộng, như dồn cả vào một người), ông đâu chỉ nói chuyện riêng mình, ông còn nói cả chuyện thời ông, chuyện muôn đời nữa đấy! Kết hợp được dấu ấn cá nhân và chữ "thời" ( thời thế, thời đại) là tín hiệu của một hồn thơ lớn.
    * Trong sự chậm chạp của thơ, các nhà phê bình có lỗi gì không?
    - Lẽ ra các nhà phê bình phải... "quất" mạnh hơn vào thói dễ dãi, lười biếng, mờ nhạt của người làm thơ! Tất nhiên, phê bình thơ là việc khó, đòi hỏi phải có "văn hóa thơ". Có phải vì vậy mà nhà thơ viết phê bình thường ấn tượng hơn các nhà phê bình... "chuyên nghiệp"''?
    Theo Tiền phong
  9. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Còn thương Phùng Quán

    Bìa sách
    TTCN - Những nén hương lòng, những cung bậc tình cảm dành cho người thơ tài hoa Phùng Quán vừa được tập hợp lại thành tập sách Nhớ Phùng Quán do Nhà xuât bản Trẻ và Công ty Phương Nam thực hiện.
    Sinh thời, Phùng Quán là người rất trọng bạn bè. Và bạn bè của ông là một tập hợp những mối quan hệ kỳ thú. Đây là một nội dung độc đáo của tập sách. Bởi văn tài của Phùng Quán, sự nghiệp của Phùng Quán, những nỗi đau, những oan nghiệt mà nhà thơ phải chịu trong bao nhiêu năm làm người, hẳn đã nhiều người biết đến.
    Bạn bè là cái khoảng riêng của mỗi người và trong đó bộc lộ rất nhiều câu chuyện. Với người chịu nhiều lận đận như Phùng Quán thì tình bạn trong những năm tháng gian khổ đó càng quí biết bao nhiêu.
    Đọc những dòng bè bạn viết về ông, mới biết ông đã trải lòng ra với mọi người như thế nào. Con người Phùng Quán - do vậy mà trở nên quen thuộc với bạn bè trong giới như một quyển sách hay, mọi người chuyền tay nhau, rất thân thương và mỗi khi đọc lại bắt gặp nhiều điều mới lạ, thú vị hơn.
    Xúc động lắm, khi đọc đoạn văn miêu tả trong đám tang của Phùng Quán có một ?ophái đoàn? của những người chuyên câu cá trộm ở hồ Tây đến đọc điếu văn hẳn hoi, lại còn đọc một đoạn thơ trong bài Lời mẹ dặn như một tấc lòng thành kính dâng hương hồn nhà thơ. Sống như thế và chết như thế, quả là người của bạn bè.
    Sẽ không có bút mực nào chia sẻ hết nỗi niềm với Phùng Quán, nhất là bao nhiêu công phu của ông dốc hết ra để tồn tại với thơ, với ngòi bút trong những năm tháng ?oviết văn chui? để sống, để tồn tại. Điều nực cười và cũng là hiếm thấy ở ai như Phùng Quán: viết văn chui nhưng luôn đoạt giải, có khi phải nhờ người đứng tên giùm mình đi lĩnh giải. Bạn bè cả, sống đến mức là ai cũng thương.
    Phùng Quán đa tài. Điều này ai cũng biết, và có thể đó là một trong những điều làm ông lận đận ngót 30 năm. Thôi không nhắc đến khả năng làm thơ và độc tấu, diễn tấu, thôi không nhắc đến cái thời can đảm vào vệ quốc đoàn năm 13 tuổi; thôi cũng không nên nhắc lại những tháng năm công phu ngồi viết thơ và truyện trong lời thề ?othế nào cũng phải được in văn, thơ bằng chính tên của mình?. Điều đau khổ ấy ai cũng biết, đã có nhiều bài viết, thước phim ghi lại chuyện này.
    Có nhiều người tự nhận rằng đã bị ám ảnh khi lần đầu tiên đọc được những câu thơ: Yêu ai cứ bảo rằng yêu, ghét ai cứ bảo rằng ghét; dù ai ngon ngọt nuông chiều; cũng không nói yêu thành ghét; dù ai cầm dao dọa giết; cũng không nói ghét thành yêu... giấy bút tôi ai cướp giật đi; tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. Trời ạ, những câu thơ của một chàng trai 25 tuổi mà đã đầy khí khái như thế! Đọc xong không khỏi cúi đầu, nghĩ lại mình, nghĩ lại thế hệ hôm nay, 25 tuổi có ai phát biểu được những điều như thế.
    Quan trọng hơn, Phùng Quán không chỉ phát biểu, Phùng Quán cố làm như một lời tự hứa với lương tâm. Nhưng thôi, sự phát biểu nhiều khi cũng còn rất khó khăn, không thể viển vông nghĩ rằng làm theo điều phát biểu là đơn giản.
    Chuyện bạn bè, như tên tập sách - xoay quanh nỗi nhớ về Phùng Quán. Có người nhớ chiếc áo ông đã đổi của Thu Bồn và ?osưu tập? được rất nhiều chữ ký, có người nhớ đến ông như một vị thầy đã dìu dắt mình vào nghiệp thơ văn, có người nhớ Phùng Quán như một nhà báo thâm thúy, lại có người nhớ hình bóng ông như một người ẩn sĩ trên cái ?ochòi ngắm sóng? bên bờ hồ Tây.
    Xúc động nhất vẫn là những mẩu chuyện khi Phùng Quán bị phê phán sau vụ nhân văn - giai phẩm, không nghề nghiệp, không gia cư, không cơm ăn, không cả người lui tới. Chính lúc ấy mới thấy tình người quí giá. Một anh lính giải ngũ tên Văn Xương nào đó đã gặp Phùng Quán trong cơn túng bấn ấy, đã truyền nghề câu cá và rủ ông gia nhập ?ohội câu cá trộm ở hồ Tây?. Đó là một bước ngoặt trong cơn ngặt nghèo của Phùng Quán.
    Những bạn bè kiểu đó, khi Phùng Quán mất mới xuất hiện, họ xem mình như một người ******** cờ, trùng phùng giữa cơn nguy biến của cuộc đời Phùng Quán. Rồi thôi, họ chẳng xem đó làm quan trọng. Nhưng chính bàn tay của những người yêu Phùng Quán - những người đã tập hợp bài viết để in quyển sách này - đã lưu ý tới họ, lẩy họ ra trong lẩn khuất của cuộc đời để thấy thêm một mảng đời của Phùng Quán.
    Kể từ khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988, có lẽ đây là tin vui hiếm của ông: một tập sách tâm tình của những bạn bè dành riêng cho ông được in trang trọng. Và, trong tập sách còn một phần lớn các trước tác của Phùng Quán. Từ những bài viết theo chất tâm tình về Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang với ngồn ngộn tư liệu, đến những bài thơ bất hủ đồng thời cũng là những bài thơ từng đưa Phùng Quán ?olên bờ xuống ruộng? như Lời mẹ dặn, Chống tham ô lãng phí.
    Tập sách phát hành nhân lễ giỗ lần thứ 9 nhà thơ Phùng Quán, như một cách bày tỏ tấm lòng của những người đi sau, nhìn về ông và thắp một nén hương lòng, thương và trân trọng một tài năng, một nhân cách cuộc đời.
    LAM ĐIỀN
    (tuoitre.com.vn)
  10. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Trần Thùy Mai: viết với tất cả tâm tư...

    Nhà văn Trần Thùy Mai
    Hơn 10 năm, kể từ truyện ngắn Một chút màu xanh, Huyền thoại về chim phượng..., cây bút nữ Trần Thùy Mai đã đi được một chặng đường dài, chứng tỏ một bút lực dồi dào: Năm tập truyện ngắn, một giải thưởng Hội Nhà văn VN 2002 và gần đây là Biển đời người, Thập tự hoa (giải thưởng văn học - nghệ thuật 2003 của Ủy ban toàn quốc các hội Văn học - Nghệ thuật VN) ...
    * Nhiều người bảo chị là nhà văn của đề tài tình yêu. Tình yêu trong những truyện ngắn của chị là huyền thoại. Chị nghĩ sao?
    - Mỗi người viết có một cái gu riêng. Tôi chỉ viết về những gì mình nghĩ, mình thích, những gì gắn bó thật sự với mình. Khi viết về tình yêu, tôi không có ý định khai thác nó như một đề tài ăn khách và dễ viết. Tôi cũng không muốn thể hiện tình yêu như một cõi viễn mộng để trốn tránh cuộc đời mà muốn thể hiện nó như một động lực của sự sống, biểu hiện tối ưu của tính nhân văn. Mà tính nhân văn luôn là cốt lõi của văn học.
    - Tôi không thích cách nói "viết không phải là nghề mà là nghiệp". Với tôi, viết là một nghề. Nó giống như mọi nghề khác ở chỗ phải có kỹ năng và lương tâm. Chẳng hạn, người thợ mộc đóng một cái ghế thì không phải chỉ cần tay nghề mà còn phải có tấm lòng, làm sao cho ghế được bền đẹp, không làm cho người dùng thất vọng.
    Viết văn cũng vậy. Đã đành là sống bằng nhuận bút nhưng cũng phải gắng công làm ra thành phẩm của mình với tất cả tâm tư. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhưng chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút.

    * Tại sao trong nhiều truyện của chị nhân vật xưng "tôi" thường là nam giới?
    - Tôi là con thứ hai trong gia đình. Lúc sinh tôi, mẹ chỉ mong ước đó là con trai. Vì vậy, khi nhỏ, tôi ăn mặc giả trai và được đối xử như với con trai. Có lẽ vì vậy mà trong tính cách vẫn còn một chút ký ức của nam tính rơi rớt lại...
    * Những lúc cảm thấy thật buồn và cô quạnh, chị thường làm gì?
    - Cứ mặc kệ cho nó buồn. Không gượng ép, không gắng gỏi chống lại. Nhiều khi cảm thấy nỗi buồn cũng như một cơn đau đầu, đau hết mức thì sẽ qua. Khi còn nhỏ, tôi nghiền đọc truyện của A. Dumas và thường nhớ câu nói của ông "chỉ có cái chết là không chữa được". Nhớ lại 15 năm trước, các nhà thơ Nga còn đòi "quyền được buồn" thì sẽ thấy được thể hiện nỗi buồn cũng là hạnh phúc.
    * Vậy, triết lý sống của chị là gì?
    - Nếu chịu khó để hiểu con người thì sẽ không thể buồn lâu, giận lâu một ai. Vì không đòi hỏi nên mình cũng ít đau khổ hơn.
    * Gần đây, nhiều truyện ngắn hay của chị đã lọt vào mắt xanh các nhà làm phim. Những truyện ngắn sẽ thành phim ấy đã được chuyển thể đến đâu rồi?
    - Truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng do Vũ Bích Thuỷ viết kịch bản, Vinh Sơn đạo diễn đã được duyệt. Phim sẽ khởi quay vào cuối năm nay tại Huế. Kịch bản phim Thương nhớ Hoàng Lan của Phạm Hoàng Hải đã viết xong, đang chờ duyệt. Còn Gió thiên đường thì tôi đang viết lại kịch bản lần thứ hai. Chỉ mong rằng nó không "đổ" như đã viết lần đầu.
    Theo Văn Hoá

Chia sẻ trang này