1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin Văn mới nhất (HOT NEWS)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cutemanNo1, 31/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Phát hành một loạt tác phẩm của Nguyễn Khải

    TT - Lần đầu tiên một loạt tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải ra mắt bạn đọc rất chỉn chu với hai tập truyện ngắn, một tập truyện vừa và một tập ký sự và kịch. Đây là chương trình sách Nguyễn Khải do Công ty văn hóa Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn phối hợp thực hiện sau khi Phương Nam mua toàn bộ tác quyền của nhà văn Nguyễn Khải hồi cuối năm 2003.
    Với hai tập truyện ngắn, số lượng trang in đã lên đến gần 800 trang, bạn đọc có thể gặp lại những tác phẩm thú vị một thời được in theo trình tự sáng tác từ những năm 1950 trở lại đây: Mùa lạc, Hậu duệ dòng họ Ngô Thì, Cái cổ... Riêng câu chuyện Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức đọc như một thiên ký sự đầy trăn trở về những bất công được che chắn bằng số phận hên xui và thái độ làm người.
    Tập truyện vừa là một vệt theo trình tự từ Chuyện người tổ trưởng máy kéo viết năm 1959 đến Sống ở đời vừa hoàn thành năm 1999. Có không gian truyện ở vùng cao như Điện Biên (Hãy đi xa hơn nữa), cũng có không gian truyện trải dài từ Nam ra Bắc (Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu). Truyện vừa của Nguyễn Khải như thở ra từ những bước đường tác giả góp nhặt trong cuộc chiến và cuộc đời.
    Có một mảng tác phẩm rất quan trọng của Nguyễn Khải là ký sự. Đây là phần tác phẩm hình thành từ thời kháng chiến. Bối cảnh chiến tranh và từng chiến trường tác giả đã sống và chiến đấu - một mảng tư liệu thú vị cho những người nghiên cứu văn học về đề tài chiến tranh.
    Có bốn tác phẩm kịch của Nguyễn Khải cũng ra mắt bạn đọc trong lần này. Kịch của Nguyễn Khải lật lại những vấn đề sau chiến tranh, sự yêu ghét, tha thứ hay phản bội, tin hay không tin vào sự lựa chọn trước thời cuộc... Tiếng nói mạnh mẽ và xung đột trong tư tưởng của từng nhân vật được tác giả khéo léo giải quyết trong thể loại tác phẩm sân khấu này.
    LAM ĐIỀN
    (tuoitre.com.vn)
  2. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nhà? thơ Scotland già?nh già?i TS Eliot

    Don Paterson tư?ng già?nh nhiĂ?u già?i vfn hòc

    Nhà? thơ người Scotland, Don Paterson 'Ă già?nh già?i TS Eliot uy tìn lĂ?n thứ hai trong vò?ng sàu nfm. Paterson, 40 tuĂ?i, trơ? thà?nh ngươ?i 'Ă?u tiĂn 'ược Poetry Book Society vinh danh hơn mẶt lĂ?n. Tàc phĂ?m Landing Light cù?a Ăng 'ược xem là? tuyĂ?n tẶp thơ hay nhẮt xuẮt bà?n tài vương quẮc Anh và? Ailen trong 12 thàng qua.
    Ă"ng nhẶn phần thưYng lĂ khoà?n tiĂ?n 10.000 bà?ng Anh trong buĂ?i lĂf ơ? London do bẶ trươ?ng nghẶ thuẶt Estelle Morris chù? trì?.
    Già?i thươ?ng 'ược 'f̣t theo tĂn TS Eliot - thà?nh viĂn sàng lẶp Poetry Book Society nfm 1953. Nhà? thơ Andrew Motion tư?ng mĂ tà? già?i thươ?ng là? "phĂ?n thươ?ng 'a sẮ nhà? thơ muẮn già?nh lẮy".
    Nhưfng ngươ?i thf́ng già?i trước 'Ăy gĂ?m Les Murray, Ted Hughes và? Alice Oswald.
    Paterson già?nh già?i nà?y lần 'ầu tiĂn nfm 1997 với tuyĂ?n tẶp God''s Gift to Women. Ă"ng hà?nh nghĂ? nhà? vfn, biĂn tẶp và? cĂn là? nhàc sìf. Paterson viẮt cho sĂn khẮu, radio cũng như cho nhiĂ?u tơ? bào.
    Ă"ng cĂn là? mẶt ngươ?i chơi guitar phong càch jazz, cẶng tàc với nhòm Lammas vĂ 'Ă ghi Ăm nfm album với nhòm nà?y.
    Theo BBC
  3. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Văn học 2003: Có sách để đọc!
    Đầu năm 2004, nhìn lại văn học năm 2003, thấy có gì dược và gì chưa được? Mỗi người tùy theo chỗ đứng của và chỗ đọc của mình sẽ có những nhận xét đánh giá riêng. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Quang Lập, dịch giả Đoàn Tử Huyến và nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn về tình hình văn học 2003.
    * Theo thói lệ, ta hãy nhìn lại văn học năm qua tính vào các sách in trong năm và thử nhìn theo hướng tìm những tín hiệu khả quan. Xin các anh cho biết ý kiến.
    - Nguyễn Quang Lập: Về sáng tác văn học 2003, tôi thấy có hiện tượng đáng nói là sự trỗi dậy của các ông già. Này nhé: Dương Tường có tập thơ không lời Đàn (NXB trẻ) và tập tiểu luận Chỉ tại con chích chòe (NXB Hải Phòng); Bùi Ngọc Tấn có tập truyện ngắn mang tên mình và tập hồi ức chân dung Viết về bè bạn (cả hai đều ở NXB Hải Phòng); Châu Diên có tiểu thuyết Người sông mê (NXB Hội nhà văn).
    Các ông này đều đã ở vào cái tuổi "thất thập cổ lai hy? cả. Cố nhiên sách của các ông là tập hợp tích lũy nhiều năm, nhưng cùng một lúc mà bùng ra như vậy là rất có ý nghĩa. Mừng trườc hết là cho các tác giả tuổi cao nhưng tâm hồn văn phong và bút lực còn dồi dào tráng kiện. Mừng nữa là bằng sự hiện diện trở lại văn đàn của mình, các ông đã giục giã lớp trẻ phải năng động lên, phải cày xới mạnh nữa vào trang viết, phải viết đi, đừng lười biếng và thụ động. Đọc các ông, lớp viết trẻ sẽ có một đối chứng để biết học cái hay, tránh cái dở và tìm cái mới để đi tiếp.
    Văn xuôi 2003 còn có thể nhắc đến tập truyện ngắn Gió mưa gửi lại (NXB Hội nhà văn) của Thùy Linh, tiểu thuyết Giàn thiêu (NXB Phụ nữ) của Võ Thị Hảo ? Về thơ tôi đọc không nhiều, có tập Giấc mơ hình chiếc thớt (NXB Hội Nhà Văn) của Trần Quang Quý, Vách nước (NXB Hải Phòng) của Mai Văn Phấn, Thơ hôm nay (NXB Đồng Nai) của 13 tác giả, thấy đáng chú ý. Còn về thơ trẻ thì như vẫn đang loay hoay với chính mình.
    - Đoàn Tử Huyến: Văn học dịch năm 2003 vẫn mạnh về các tác phẩm của Trung quốc. Vào dịp cuối năm, cuốn tiểu thuyết Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (NXB văn học) của Đới Tư Kiệt, một tác giả TQ sống ở Pháp đã ra mắt bạn đọc bản dịch từ tiếng Pháp của dịch giả Lê Hồng Sâm. Đới Tư Kiệt đang sống ở Paris, cuốn tiếp theo của nhà văn này là Mặc cảm của Di năm qua đã được trao giải Femina.
    Ngoài khu vực TQ ra, tác phẩm dịch đáng chú ý năm 2003 là tiểu thuyết Ruồng bỏ (NXB Phụ Nữ) của nhà văn Nam Phi J.M.coetzee qua bản dịch tiếng Anh của Thanh Vân. Nhà văn này được trao giải Nobel văn học 2003 nhưng tác phẩm này trước đó đã được nhận giải Booker của Anh và bản dịch tiếng Việt đã có trước khi tác giả được trao giải Nobel. Tôi cho đấy là một thành công của những người dịch văn học nghiêm túc và của những nhà xuất bản nghiêm túc với văn học dịch.
    Nguyễn Thanh sơn: Lý luận phê bình văn học tôi thấy cần kể trước hết đến 3 cuốn. Đó là ba cuốn sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn những bài viết của ba nhà văn, nhà học giả nổi tiếng đầu thế kỷ 20 mà lâu nay ví những lý do lịch sử chúng ta tạm quên đi.
    Tôi xin kể : Phạm Quỳnh ?" Luận giải văn học và triết học (NXB VH-TT và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây); Nguyễn Bách Khoa ?" Khoa học văn chương (NXB VH-TT). Hai cuốn này do Trịnh Bá Đĩnh làm. Cuốn thứ ba, Phan khôi ?" tác phẩm đăng báo 1928 (NXB Đà Nẵng và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây) do Lại Nguyên Ân làm.
    Đây là ba bộ tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu về sau đối với 3 tác giả này cũng như đối với lịch sử văn học VN hiện đại.
    Về các tập tiểu luận thì có hai cuốn đáng chú ý của hai nhà phê bình nhiên cứu đang ở độ tuổi 40, đó là Vọng từ con chữ (NXB Văn học) của Nguyễn Đăng Điệp và Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu ?" Nguyễn Bính ?" Hàn Mặc Tử (NXB Giáo dục) của Chu Văn Sơn.
    Hai tác giả này mỗi người một vẻ nhưng đều có cách viết cuốn hút người đọc cùng phân tích tìm hiểu những giá trị văn học ?otiền chiến? và đương đại.
    Nói về sự kiện thì cuộc hội nghị lý luận phê bình hồi tháng 8 ở Tam đảo do Hội nhà văn VN tổ chức cũng là một sự kiện trong năm 2003 đấy, mặc dù nội dung chưa xứng với quy mô tầm vóc của nó.
    * Từ tình hình văn học năm qua, các anh nghĩ gì cho năm tới?
    Nguyễn Quang Lập:Thực ra văn học ta vẫn đang bình bình vậy thôi, chưa có tác giả tác phẩm nào đột phá đến mức gây giật mình mcho cả người viết và người đọc như dạo trước đây. Giải thưởng Hội nhà văn có cái trao đúng nhưng lại có cái để sót, như cuốn tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái đặt trong tương quan chung và trong đời sống văn học là đáng được giải lắm chứ...
    Đoàn Tử Huyến: Theo tôi, các nhà văn ta cần chú trọng đọc sách văn học nước ngoài hơn nữa. Đọc đây không chỉ là đọc cho biết, mà đọc là để học, từ đó nâng cái viết mình lên. Làn sóng sách Trung Quốc tràn vào văn học ta không phải cái nào cũng hay, cũng xuất sắc, nhưng ở những tác phẩm thành công của họ, có cái đáng để ta suy ngẫm: ở một hiện thực có nhiều nét tương đồng, đồng dạng như ta, cái viết của họ hay, tại sao. Đào sâu vào câu hỏi đó, tôi tin, văn học ta sẽ có câu trả lời khả ích cho mình.
    Nguyễn Thanh Sơn: Chúng ta vẫn thích cái tĩnh hơn cái động, thích dàn hòa hơn xáo trộn, nghiêng nhiều hơn về các giá trị đã định hình mà ít dành chỗ cho các giá trị đã định hình mà ít dành chỗ cho các giá trị đang tìm cách định hình.
    Có một mảng của lý luận phê bình là sách dịch các lý thuyết văn học trên thế giới mà những người dịch đã bỏ nhiều công sức cố gắng để cố gắng cập nhật. Mảng đó giới phê bình nghiên cứu cần phải đọc trước hết để nâng cao tầm học thuật trong công việc của mình lên.
    Theo TT&VH
  4. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Sẽ dè dặt hơn khi cầm bút...

    Giao thừa - tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư vừa đoạt giải thưởng văn học - nghệ thuật năm 2003

    Hội Nhà văn Việt Nam vừa kết nạp 3 cây bút ở ĐBSCL là: Nguyễn Ngọc Tư (Cà Mau) - văn xuôi, Vũ Đức Nghĩa (An Giang) - văn xuôi, Nguyễn Bạch Dương (Vĩnh Long) - thơ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với Nguyễn Ngọc Tư - người trẻ nhất trong đợt kết nạp này.
    - Dịp xuân này hình như truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện ít hơn mọi năm. Nhưng dầu ít lại thấy có nhiều phong vị mới. Đằng sau cái mộc mạc Nam Bộ vốn có thì văn phong lần này xem ra có chút sang trọng hơn. Ngọc Tư cố ý viết vậy?
    - Đúng là dịp xuân này tôi chỉ có chừng ba truyện trên báo (bạn bè tôi bảo năm nay con Tư "thất thu"). Nhưng đó là những truyện tôi thấy... vui khi hoàn thành, không hiểu vì sao, có thể vì nó tự nhiên có một chút chững chạc, một chút mới mẻ, một chút trầm lắng (chứ không tưng tửng như trước)...
    * Lại thêm một tin mừng đầu năm - Ngọc Tư vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn, vậy giữa một "cây viết" Ngọc Tư trước đây và "nhà văn" Ngọc Tư hiện nay có gì khác?
    - Khác chứ, sẽ khác đôi chút, nhưng không phải là cách sống hay viết, chỉ là cái cảm giác khi cầm bút, chắc phải hơi dè dặt, hơi đắn đo, mình mà múa bút bậy bạ, bạn bè cười chết...
    * Đọc truyện ngắn Ngọc Tư thấy Tết ở Cà Mau vui quá. Tết này, Ngọc Tư dự định đi đâu, làm gì?
    - Không biết bao lâu rồi, lịch Tết của tôi không thay đổi. Thể nào cũng có một bữa trực Tết ở cơ quan, rồi kéo nhau chúc Tết lòng vòng (cũng chỉ anh em chú bác trong cơ quan). Thể nào cũng phải đi thăm viếng nhà ông bà, họ hàng, rồi khi tờ lịch mùng bốn rớt xuống sẽ ngẩn ngơ buồn, trời đất ơi, chỉ vui được ba ngày mà mất công chuẩn bị cả tháng.
    Theo TN
    (thanhnien.com.vn)
  5. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có tạp chí văn nghệ và website về văn học ĐBSCL

    Nhà thơ Lê Chí
    Nhà thơ Lê Chí - ủy viên Ban chấp hành hội Nhà văn VN, Trưởng ban Liên lạc Hội nhà văn VN tại ĐBSCL - vừa có cuộc trao đổi về những hoạt động của Ban Liên lạc Hội Nhà văn tại ĐBSCL trong năm 2003 và kế hoạch năm 2004. Năm nay hứa hẹn nhiều tin vui cho văn học ĐBSCL.
    Trả lời phỏng vấn báo Cần Thơ, nhà thơ Lê Chí cho biết:
    Năm qua, Ban liên lạc vừa bỏ phiếu chọn thêm ba cây bút của ĐBSCL vào Hội nhà văn là Nguyễn Ngọc Tư (Cà Mau), Nguyễn Bạch Dương (Vĩnh Long) và Vũ Đức Nghĩa (An Giang).
    Hội cũng in được hai đầu sách, một tuyển thơ, một tuyển văn xuôi của các tác giả hội viên tại ĐBSCL và tổ chức thành công hội thảo Bàn tròn thơ ĐBSCL (9-2003).
    Điều ông lo ngại là trong vòng vài năm tới, lực lượng văn học ĐBSCL có thể cạn nguồn vì trong 29 nhà văn được kết nạp vào Hội ở ĐBSCL hiện nay, chỉ có Nguyễn Ngọc Tư (Cà Mau) là thực sự trẻ.
    Về kề hoạch năm 2004, nhà thơ Lê Chí cho biết Ban liên lạc đang chuẩn bị cho Hội thảo văn xuôi ĐBSCL vào đầu tháng 9-2004, thực hiện một tờ tạp chí văn nghệ tại ĐBSCL và một công việc quan trọng nữa là lập website về văn học ĐBSCL. Công ty ITI sẽ lập phần mềm và quản lý miễn phí cho website này từ khoảng một năm đến một năm rưỡi, sau đó mới tính đến chuyện khai thác có lợi nhuận.
    Theo Báo Cần Thơ
  6. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Lê Văn Thảo:
    Văn xuôi: Ai bảo rằng suy...

    Nhà văn Lê Văn Thảo - Ảnh:VnE
    Giải thưởng mảng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003 chỉ có một giải B duy nhất cho tác phẩm Cơn giông của nhà văn Lê Văn Thảo. Nhà văn vừa có cuộc trò chuyện về giải thưởng năm nay và về vài vấn đề của văn học hiện nay.
    * Thưa anh, có nhà phê bình nói rằng, thành công của Cơn giông là do nhà văn có sự chuyển hướng đề tài, đổi mới cách viết. Anh có chia sẻ đánh giá này? Điều gì anh hài lòng và chưa hài lòng về Cơn giông?
    - Tôi là người lớn lên và trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cả về cuộc đời và văn nghiệp. Sau giải phóng những năm đầu chưa quen với cuộc sống mới, tôi thường viết về những hồi ức chiến tranh. Thời gian sau hiểu cuộc sống mới hơn, tôi viết chuyện có hồi ức chiến tranh, có cuộc sống hòa bình xây dựng đất nước.
    Gần đây, như qua cuốn Cơn giông, tôi viết về cuộc sống hoàn toàn trong những ngày hòa bình. Thật ra hồi ức chiến tranh sau ba mươi năm vẫn chưa phai trong mỗi chúng ta, với tôi cũng thế.
    Anh thấy các nhân vật trong Cơn giông từ người chiến sĩ cán bộ tới người dân thường, chỗ này chỗ kia đều có những hồi ức về chiến tranh, chi phối từng hành động suy nghĩ, cả mặt hào hùng lẫn mặt bi thảm.
    Nhưng đó chỉ là đề tài, văn học đâu chỉ kể một câu chuyện hoặc nói lời rao giảng, mà là đào sâu vào tâm hồn con người, nói lên những cảnh huống, những số phận, bằng sức mạnh của nghệ thuật vẽ nên những vẻ đẹp bị che lấp trong cuộc sống thường ngày rối rắm.
    Cái sâu lắng và đa phức, tôi nghĩ, mọi nhà văn đều mong muốn có được trong sáng tác của mình. Bởi cuộc sống vốn là như thế, con người là như thế, cái hay, cái dở cái tốt cái xấu đều có trong một con người, tài năng của nhà văn là đào sâu đến mức nào trong cái tận cùng sâu thẳm ấy.
    Tôi thường rất đắn đo khi gửi bản thảo đến nhà xuất bản, thấy còn có thể sửa chữa hoàn thiện hơn, nhưng sách in rồi tôi chỉ đọc lại một lần và không nhớ gì tới nó nữa, dành hết thì giờ tâm trí cho việc khởi thảo cuốn sắp tới.
    Về cuốn Cơn giông cũng thế, tôi đã cố gắng rút kinh nghiệm những khiếm khuyết của các cuốn trước, cố gắng viết chân thực hơn, ít chỉ dạy hơn, giấu bớt mình đi dành khoảng trống cho người đọc, tôi thấy là tôi đã làm được phần nào những điều đó và cũng còn thiếu nhiều những điều đó.
    * Chúng ta thường nói rằng Nam Bộ là đất của báo chí, thế nhưng trong vài năm gần đây, các nhà văn Nam bộ đều nhận được các giải cao của các hội: Trang Thế Hy với giải A của Hội LHVHNT VN và giờ đến anh. Các anh đều thuộc thế hệ, tạm gọi là "lão làng", đầy bản lĩnh, kinh nghiệm và cả tài năng. Với tư cách là Tổng thư ký Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh, anh đánh giá thế nào về các nhà văn trẻ tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ hiện nay?
    - Tôi cũng chưa hẳn đã lên "lão làng", và cũng chưa có thành tựu gì lớn lắm. Văn chương đâu có tính gì tới tuổi tác, tuổi đời cũng như tuổi nghề. Tôi cũng như mọi đồng nghiệp, chỉ đang nỗ lực viết, vậy thôi.
    Về các nhà văn trẻ, (tạm gọi là như vậy nếu chỉ tính tuổi đời), tôi đọc không nhiều lắm nhưng có không ít sáng tác của các anh chị khiến tôi thán phục về ý tưởng, cách miêu tả, dựng truyện.
    Trước đây có Phan Thị Vàng Anh chói sáng chỉ với mấy truyện ngắn đầu tay, rất hiếm thời chúng tôi có được. Và gần đây Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Thuần, Tiến Đạt, Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Ngọc Tư... chỉ tập truyện đầu tiên đã tỏ ra có bút pháp vững vàng, chắc tay, gây được tiếng vang. Vừa rồi tôi đọc được mấy truyện ngắn của Dương Bình Nguyên cực hay.
    Theo tôi các nhà văn trẻ TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung có nhiều người rất có tài, còn như có điều trao đổi ấy là việc các anh chị cần phải "hết mình" vì nghề hơn nữa, không ít các anh chị chỉ viết cầm chừng, một số khác bỏ hẳn. Văn ôn võ luyện, có tài nhưng ít trau dồi cũng sẽ rơi rụng đi.
    * Năm này giải văn xuôi chỉ có duy nhất tác phẩm của anh, trong khi thơ có đến bốn tác giả đoạt giải. Phải chăng, thơ thịnh văn suy? Cá nhân anh có cho rằng việc trao giải như thế, Hội nhà văn VN đã đánh giá chính xác tình hình văn học hiện nay?
    - Tôi không rành về thơ lắm nên khó có thể nói cho chính xác. Nhưng tôi nghĩ giải thưởng hằng năm của Hội là một chuyện, nền văn học cả nước là chuyện khác. Vả chăng văn thơ tuy cùng một ngành nhưng lại hoàn toàn khác biệt nhau, khó đặt cùng mâm so sánh.
    Riêng về văn xuôi tôi không thấy có gì là "suy" cả. Cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly không phải là một hiện tượng làm nức lòng mọi người hay sao? Cuốn tiểu thuyết vừa rồi của Hồ Anh Thái tái bản 8 lần không là điều khả quan hay sao?
    Gần đây nhiều nhà văn bắt tay vào viết tiểu thuyết lịch sử, đó là một bước phát triển mới cho tiểu thuyết VN. Ta còn thiếu tiểu thuyết trinh thám, khoa học viễn tưởng, cần phải khai phá mảnh đất ấy để mặt bằng tiểu thuyết đa dạng phong phú hơn. Không, không có gì bi quan cả, ngược lại mới đúng.
    Theo TT&VH
  7. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 239 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (3-1-1765 - 3-1-2004):
    Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn...

    Tượng Nguyễn Du tại Khu lưu niệm Tiên Điền
    Sự nghiệp vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du để lại trong kho tàng văn học VN là vô giá. Chỉ riêng kiệt tác Truyện Kiều đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng và Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới vào dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông . Nhân kỷ niệm 239 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (3-1-1765 - 3-1-2004), chúng tôi xin tổng hợp những trang văn viết về Cụ
    1. Nguyễn Du sinh năm nào?
    Xưa nay có nhiều thư tịch, văn bản đưa nhiều giả thuyết về năm sinh của Đại thi hào Nguyễn Du nhưng tựu trung ở hai năm 1765 và 1766. Vậy thực tế Nguyễn Du sinh năm nào?
    Theo giáo sư Nguyễn Lộc "Từ điển Văn học (tập II). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984, trang 54, 55 cho rằng: "Nguyễn Du (3.I.1766? - 16.IX.1820). Nhà đại thi hào Việt Nam. Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Siinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng. Có tài liệu ghi ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng Mười một, tính ra Dương lịch là 3.I.1766. Quê Nguyễn Du ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, nhưng lại sinh ở Thăng Long, và thời niên thiếu chủ yếu cũng ở Thăng Long...".
    Trong tác phẩm Truyện Kiều và Chủ nghĩa hiện thực, giáo sư Lê Đình Kỵ lại viết: "Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng giêng năm 1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình đại quí tộc và có truyền thống khoa cử lâu đời. Họ Nguyễn Tiên Điền là họ danh vọng nhất thời Lê Mạt, cho nên đương thời có lời truyền tụng:
    Bao giờ Ngàn Hống hết cây
    Sông Rum hết nước họ này hết quan
    ... Mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Tần (1740 - 1778) vợ trắc thất của Nguyễn Nghiễm, sinh được 4 trai, 1 gái. Mồ côi cha từ năm 9 tuổi và mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi... Nguyễn Du có 3 vợ và 18 con. Sau khi Nguyễn Du chết , gia đình ly tán".
    Rõ ràng năm 1766 là thuyết được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận. Nhưng năm 1765 lại được nhiều người công nhận hơn
    2. Vài nét về thân thế và sự nghiệp:
    Nguyễn Du hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) làm tới chức Tể tướng, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là Tam trường (Tú tài).
    Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi còn thanh niên vì sớm mồ côi cha và mẹ nên ăn nhờ ở đậu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: Chánh thủ Hiệu úy. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trịnh sụp đổ, Tây Sơn quét sạch giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ tán". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi.
    Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng thưởng rất nhanh, từ tri huyện lên đến tham tri (1815), được cử làm chánh sứ sang Tàu (1813). Ông mất vì bệnh thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm chánh sứ sang nhà Thanh lần thứ hai.
    3. Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều:
    Theo Giáo sư Nguyễn Lộc, trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh... là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài Nhân, Trung Quốc gồm 3.254 câu thơ. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận. Ngay sau khi ra đời, truyện được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Bản in cũ nhất hiện còn là dưới thời Tự Đức (1871).
    4. Tác phẩm và đóng góp của Truyện Kiều trong đời sống văn hóa:

    Kiều - tranh của Nguyễn Sáng
    Đoạn trường Tân thanh (Truyện Kiều); Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và hai bài tồn nghi là Sinh tế Trường Lưu nhị nữ (Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu) và Thác lời trai phường nón.
    Ngoài ra Nguyễn Du còn có ba tập thơ chữ Hán có giá trị. Thanh Hiên tiền hậu tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của nhiều người.
    Một số bài như Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả, Long thành cầm giả ca đã thể hiện rõ rệt lòng ưu ái trước vận mệnh con người. Những bài viết về Thăng Long, về quê hương và cảnh vật ở những nơi Nguyễn Du đã đi qua đều toát lên nỗi ngậm ngùi dâu bể.
    Nguyễn Du cũng có gắn bó với cuộc sống nông thôn, khi với phường săn thì tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ", khi với phường chài thì tự xưng là "Nam Hải điếu đồ". Ông có những bài ca dân ca như Thác lời con trai phường nón, bài văn tế như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, chứng tỏ ông đã tham gia sinh hoạt văn nghệ dân gian với các phường vải, phường thủ công ở Nghệ Tĩnh
    Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa VN. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ VN.
    Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện Kiều, như tìm một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trò Kiều. Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh Kiều cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong Truyện Kiều đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ.
    Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xúy Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924).
    5. Những trang văn nhận định về Nguyễn Du và Truyện Kiều:

    Nhà bình văn trong khu vườn lưu niệm Nguyễn Du
    Trong Lời đầu sách ở Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết:
    "Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc... Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ-Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói là gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của của văn hóa nước ta thời trước".
    Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là "chuyên gia Truyện Kiều" đã có những trang văn nhận định thú vị: "Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó".
    Mộng Liên Đường Chủ Nhân (1820) theo bản dịch của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, bình luận: "...Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột... Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy".
    Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã kịch liệt phê phán Thúy Kiều:
    "...Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
    Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
    Bán mình trong bấy nhiêu năm
    Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai
    Nghĩ đời mà ngán cho đời".
    Nhà thơ nguyễn Khuyến (1905) đã Tống vịnh nàng Kiều rằng:
    "...Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi
    Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi".
    Nhà thơ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1916) tiếc thương:
    ...Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan
    Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
    Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn.
    Nhà thơ Tố Hữu đồng cảm:
    "...Tiếng thơ ai động đất trời
    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
    Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
    Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày".
    Và Chế Lan Viên khẳng định: "Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn".
    Giáo sư Nguyễn Lộc nhận định: "Có thể tìm thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ Thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. Nguyễn Du trở thành vĩ đại chính vì Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa. Mặc dù xuất thân từ giai tầng quý tộc, nhưng Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống của quần chúng, đã lắng nghe được tâm hồn và nguyện vọng của quần chúng...Thơ Nguyễn Du dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều đạt đến trình độ điêu luyện... Nguyễn Du vẫn chỉ là một nhà thơ dừng lại trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực".
    Theo VNN
  8. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về đời sống văn học năm 2003
    Một phần của đời sống văn học được làm nên bởi những hoạt động nghề nghiệp, nhằm tạo điều kiện trước mắt và lâu dài để cuối cùng có được những tác phẩm tốt. Trong năm 2003 một số hoạt động nghề nghiệp cần thiết như vậy đã được tổ chức thành công, có thể xem là một năm sôi nổi của những người làm công tác văn học.
    Hoạt động văn học
    Ngày thơ VN

    Lần đầu tiên có lá cờ tôn vinh thơ Việt Nam
    Năm 2003, mở đầu là Lễ hội tưng bừng Ngày thơ VN vào dịp Tết Nguyên tiêu, thu hút người làm thơ và công chúng yêu thơ từ hơn 50 tỉnh thành cả nước.
    Có người nói đây là ngày thơ VN "lên ngôi", một hoạt động tinh thần rất có ích đối với đời sống cộng đồng, chừng nào đó kích thích được sáng tạo của người cầm bút, chí ít là tạo ra không khí dân chủ, sự gần gũi giữa người làm thơ và bạn đọc. Ðọc thơ, ngâm thơ, hát thơ, thả thơ, thư pháp thơ, tặng thơ và chữ ký lưu niệm... đã trở thành nét ứng xử văn hóa của đời sống..
    Nhiều tờ báo khẳng định đây là sáng kiến hay, đáp ứng được nguyện vọng của công chúng, cần phải được nghiên cứu để lần sau hoạt động này có nội dung phong phú hơn, có ích hơn.
    Hội nghị lý luận phê bình văn học
    Năm 2003, Ban Chấp hành Hội Nhà văn chọn lý luận phê bình làm "đột phá khẩu" nhằm đẩy mạnh lĩnh vực công tác luôn luôn "không theo kịp sáng tác" này! "Làm nóng lên không khí lý luận phê bình văn học", đặng kích thích sự chuyển động của cả nền văn học đang "đi từng bước một" như văn học VN đương đại là một suy nghĩ tích cực, thiện chí được cả giới lý luận phê bình văn học và các nhà văn hưởng ứng.
    Trong hai ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2003 tại Tam Ðảo, gần 200 đại biểu đã về dự hội nghị. Ðúng là có nhiều vấn đề mà lý luận phê bình không thể bỏ qua. Chẳng hạn nhận diện văn học VN hôm nay, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật trung tâm của văn học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu và gạn lọc lý luận mác-xít và các lý thuyết mới về văn học nghệ thuật...
    Những vấn đề như vậy phải tìm câu trả lời trong đời sống sáng tác. Tuy vậy có thể nói Hội nghị Tam Ðảo đã thành công ở tính thẳng thắn, trung thực, dân chủ trong ngôn luận. Nhiều bản tham luận tâm huyết, sâu sắc, lời tổng kết của nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội Nhà văn chứa đựng nhiều sức gợi mở.
    Hội nghị về thơ Ðồng bằng sông Cửu Long
    Ngày 24-9-2003 tại Cần Thơ, hầu hết các cây bút sung sức của vùng Ðồng bằng sông Cửu Long đã bàn luận sôi nổi về một lĩnh vực "khó nắm bắt nhất" của văn học - lĩnh vực thơ.
    Nhiều bản tham luận đã nêu lên sâu sắc thực trạng văn học của vùng đất này, có người lên tiếng "báo động" về sự yếu kém, cho rằng, thơ ngày một bớt hay đi, người làm thơ giảm sút, người yêu thơ mỗi ngày một ít đi! Có người băn khoăn không hiểu vì sao "không thấy xuất hiện cây bút lý luận phê bình" nào ở vùng đất này.
    Có thể nói đây không chỉ là "vấn đề" của thơ vùng Ðồng bằng sông Cửu Long, mà là vấn đề của thơ ca cả nước. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, văn học nói chung và thơ ca nói riêng chỉ còn là "sự tự vệ yếu ớt" trước sự tấn công như vũ bão của nghe nhìn. Nghe và nhìn lấn át đọc và nghĩ đáp ứng nhu cầu "giải trí" của công chúng trong xã hội công nghiệp.
    Nhưng cũng có những ý kiến chừng mực hơn, khách quan hơn khi phân tích những ưu khuyết điểm của thơ vùng Ðồng bằng sông Cửu Long, rằng cần phải nhìn thấy những nhân tố tích cực, để không nên bi quan quá khi đánh giá. Bởi vì trong gia đình văn học VN, những tên tuổi các nhà văn, nhà thơ vùng Ðồng bằng sông Cửu Long như Trang Thế Hy, Nguyễn Trọng Tín, Song Hảo, Ðinh Thị Thu Vân, v.v... từ lâu đã quen thuộc với bạn đọc.
    Hội nghị về đề tài nông thôn, nông nghiệp ở phía bắc
    Một chủ đề được đánh giá là hết sức cấp thiết của văn học chúng ta hôm nay - vấn đề đề tài nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðấy cũng là nội dung của Hội nghị gồm 85 nhà văn hội viên phía bắc được tổ chức tại Ðồ Sơn ngày 10-10-2003.
    Rõ ràng, nền văn học VN không thể không quan tâm đến lĩnh vực chiếm đến 90% dân số của đất nước và nói như nhà văn Nguyễn Khải, nếu "lật áo" mỗi người lên, chúng ta không ai không mang dấu vết "nông dân" trên người mình. Trong truyền thống, nhiều tác giả đã từng quan tâm đến đề tài này, đã thành công trong lĩnh vực này.
    Hội nghị đã nghe nhiều ý kiến tâm huyết của người trong cuộc như Ðào Vũ, Nguyễn Ngọc Tấn, Ðức Hậu, Lê Hoài Nam, Trần Nhuận Minh, Trần Quốc Tiến, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Phúc Lai... về lĩnh vực mà mấy lâu nay họ âm thầm đào xới và có những cố gắng đáng kể. Nhưng bức xúc hơn cả là làm thế nào để đổi mới cách viết, cố gắng để nắm bắt những biểu hiện mới mẻ của người nông dân trong cơ chế thị trường, trong sự nghiệp làm giàu, trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa tức là tìm ra những "vấn đề" của cuộc sống trong mảng đề tài này.
    Từ nhận thức, "viết về nông thôn hôm nay là viết về số phận người nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn đề lâu đời cũng là vấn đề nổi cộm hiện nay ở nông thôn là vấn đề đất đai, thị trường, dân chủ hóa", các nhà văn tham dự hội nghị càng thấy tính bức thiết của đề tài và trách nhiệm xã hội nặng nề mà họ gánh vác...
    Các tác phẩm
    Ngoài những hoạt động "bề nổi" trên đây, làm nên đời sống văn học còn là sự ra đời của các tác phẩm.
    Thật khó có thể đọc hết những ấn phẩm trong nam ngoài bắc vài năm gần đây. Chỉ căn cứ vào danh sách các tác phẩm văn học được các hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn đề nghị Hội đồng chung khảo của Hội xem xét trao giải thưởng trong năm 2003, có thể thấy khá đa dạng.
    Về văn xuôi có Chim lạc bay về của Ngô Khắc Tài, Cơn giông của Lê Văn Thảo, Ði hết đường mưa của Phạm Hải Anh, Ký sự chọn lọc của Hữu Ước, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Miền xa thẳm của Phạm Hoa, Lũ núi của Kha Thị Thường, Khát vọng từ đất của Thế Sinh, Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh, Ðàn hương hình (dịch) của Trần Ðình Hiến.
    Về thơ có Lễ tẩy trần tháng tư của In-ra-sa-ra, Ảo giác của Tuyết Nga, Thơ lục bát của Trần Mạnh Hảo, Mùa không gió của Lê Thành Nghị.
    Về lý luận phê bình có: Cây bút đời người của Vương Trí Nhàn, Thi pháp truyện Kiều của Trần Ðình Sử; về nghiên cứu có: Vấn đề đặt ra đối với các nhà thơ dân tộc thiểu số của Lò Ngân Sủn...
    Những tác phẩm này xuất bản từ năm 2002 có nhiều cố gắng đổi mới thể loại, một số cuốn được dư luận đánh giá tốt trong thời gian vừa qua, v.v...
    Trên đây chỉ là những ấn tượng chưa thể nói là đầy đủ về đời sống văn học năm 2003. Khép lại một năm sôi nổi, tin rằng thời gian tới các nhà văn sẽ hiệu quả hơn trong mọi mặt hoạt động nghề nghiệp văn học thú vị và khó khăn của mình.
    LÊ THÀNH NGHỊ (Báo Nhân Dân)
  9. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Hồ Anh Thái: Nghề văn tẻ nhạt lắm!
    Tại thời điểm có thể "Tự sự... 365 ngày", nhà văn Hồ Anh Thái vừa có cuộc trò chuyện văn chương: "Nghề văn tẻ nhạt lắm - nếu anh thực sự làm một con kiến cần cù!"
    * Tiểu thuyết (được tái bản mấy lần ngay sau khi ra) Cõi người rung chuông tận thế có phải chính là điều đáng... "rung đùi" nhất?
    - Nhà văn mà lại biết... "rung đùi"? Nhất là cuốn ấy lại xuất bản từ 2002, tới 2003 chỉ là tái bản.
    * Anh có tự chấm mình thuộc hàng "best - seller" ở VN?
    - Thuộc diện "được tìm đọc" trong số "văn học nội" thôi. Một vạn bản ở đất nước 80 triệu dân chỉ là muối bỏ biển!
    * Anh sống chủ yếu bằng "cạo giấy" ở Bộ Ngoại giao hay nhuận bút?
    - Lối sống của tôi: Biết đủ là đủ! Nhuận bút viết văn trong và ngoài nước đủ cho tôi lựa chọn kiểu sống ấy.
    * Nổi tiếng hơn ở nghề cầm bút, anh có mặc cảm: mình ít thăng hoa trong nghiệp "cầm tay" (đối ngoại)?
    - Tôi thích một câu nói của người Châu Âu: Một số người được Chúa gọi, nhưng chỉ một người được Chúa chọn!
    * Nếu được chọn làm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, anh có đủ tự tin để không từ chối?
    - Nghề ngoại giao dạy cho chúng tôi không biết nói "không" trước những lựa chọn nằm trong tầm với của con người.
    * Đời sống gia đình có là điều quan trọng với anh, khi có quan niệm: "Khởi nguồn của sáng tạo văn chương chính là... sự cô độc"?
    - Tôi vẫn tin rằng nhà văn đích thực là người không ló mặt ra ở bất kỳ đám đông nào cũng như không thích hợp với đời sống gia đình. Nhưng liệu mấy ai làm được thế trong cuộc sống toàn cầu hoá này?
    * Có người cho rằng: sở dĩ anh và Nguyễn Quang Thiều được dịch nhiều ở nước ngoài là còn vì lợi thế ngoại ngữ cùng tài "đối ngoại". Cũng như một số người khác, thường là do "cùng cạ" với anh?
    - Khả năng được biết tới là đều nhau với tất cả người viết, trong "thời của... mạng"! Giống như một cô gái đoan trang, hãy đủ là một nam châm để hút "chàng", sau đó mới nói tới việc toả ra một điện trường rộng rãi.
    * Anh đánh giá sao sự kiện: bản dịch Số Đỏ vừa qua được tờ Thời báo Los Angeles bầu chọn là một trong 50 cuốn sách hay nhất 2003 tại Mỹ?
    - Thật buồn cười là nhiều ngôi sao đang thấy thực ra đã tan biến từ lâu nhưng ánh sáng của nó giờ mới đến được với con người. Chỉ vì quãng đường hàng triệu năm ánh sáng!
    * Khi bị NXB từ chối bản thảo, anh thường... tự chán mình hay chán người?
    - Không chán ai mà tự nhủ: Có nghĩa là ta đang đi đúng con đường của văn chương, khi nó không bao giờ là đại lộ cờ hoa.
    * Có dư luận: Cánh cửa vào Hội Nhà văn Hà Nội đã trở nên "nghẹt" hơn, kể từ khi anh ngồi vào ghế Tổng thư ký?
    - Nhà văn thực tài và có nhân cách phải không bao giờ biết đến chữ "khó"!
    * Với anh, "mùa văn 2003"?
    - Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay đẹp đấy chứ: Tập Cây bút đời người của Vương Trí Nhàn, hai bản dịch bề thế, công phu của Dương Tường và Trần Đình Hiến...
    * Cuốn nào trong năm theo anh xứng đáng được nhận giải Hội Nhà văn VN 2003 hơn cả?
    - Ngoài mấy cuốn vừa nhắc ở trên, tôi thích Cơn giông - tiểu thuyết của Lê Văn Thảo.
    * Từng có gan làm một việc "xưa nay hiếm" là từ chối giải thưởng Hội Nhà văn 2002, anh có ngại rằng cơ hội đó khó có lại với mình?
    - Nếu không buộc phải khiêm tốn giả dối thì xin nói thẳng: Cơ hội rất đáng được dành cho Cõi người rung chuông tận thế!
    - Đây là anh tự "rung chuông" đấy nhé!
    Theo LĐ
  10. cutemanNo1

    cutemanNo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Buồn tẻ Ngày thơ Việt Nam lần 2

    Biểu tượng của Ngày thơ VN lần 2.
    Không có lễ kéo lá cờ ngũ sắc. Cũng chẳng có lễ thả thơ của 50 cô gái Tràng An xinh đẹp theo dự kiến của ban tổ chức. Cuộc thi thư pháp thơ thì... tạm hoãn vì khán giả chỉ muốn xin ''phúc'', ''lộc'', ''thọ''... về treo nhà chứ không đòi thơ... Đó là quang cảnh Ngày thơ VN lần 2 tại Văn Miếu (Hà Nội) sáng nay.
    Sau Ngày thơ VN lần 1 tổ chức năm ngoái khá sơ sài, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thay mặt ban tổ chức ngỏ lời xin lỗi vì lần đầu tiên còn bỡ ngỡ và các nhà thơ chỉ quen... làm thơ chứ không thạo việc tổ chức triển lãm. Song không khí Ngày thơ VN lần 2 xem ra còn ảm đạm hơn lần trước, mặc dù nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng Thư ký Hội Nhà văn VN đã hứa "mọi hình thức đưa thơ đến với công chúng đều được khuyến khích: đọc thơ, bình thơ, hát thơ, trình diễn thơ, truyền lệnh trực tiếp, gián tiếp"... Ông còn cho biết sau Tết Giáp Thân, tất cả các tỉnh đều đã nhận được bản hướng dẫn tổ chức Ngày Thơ. Hội Nhà văn được Bộ Tài chính cấp một khoản kinh phí cho Ngày Thơ. Theo dự kiến, lễ khai mạc Ngày Thơ năm nay vẫn được tổ chức tại Văn Miếu đúng ngày Rằm tháng Giêng Giáp Thân với nghi thức trọng thể nhưng ngắn gọn. 50 thiếu nữ trong trang phục truyền thống sẽ "thả thơ" lên bầu trời Hà Nội. Trong sân bái đường Văn Miếu sẽ có các nhà thi pháp "cho chữ", các nhà xuất bản phát hành sách thơ với tác giả ký tặng...
    Giải thích về "sự cố" trên, ông Cao Tiến Lê, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn VN, thành viên ban tổ chức, cho biết sở dĩ ban tổ chức không tổ chức lễ thả thơ buộc dưới bóng bay vì thả rồi thì chẳng biết thơ sẽ bay đi đâu "mà nhỡ những lời gan ruột của các nhà thơ lại rơi vào... nơi môi trường bị ô nhiễm thì tủi lắm". Không có lễ kéo cờ thơ vì lá cờ có diện tích bề mặt khá to còn cán thì nặng đến mức Hội Nhà văn VN phải chở ôtô tải vì khiêng không nổi. Trong khi đó, nhà thơ Cù Huy Cận, đại diện cho các nhà thơ VN, thì tuổi đã ngoài 80 và sức khoẻ không tốt nên khó có thể kéo được cờ thơ. Ngoài ra ban tổ chức đã gửi giấy mời tới các nhà thơ trẻ Phan Huyền Thư, Nguyễn Bình Phương... nhưng cũng không thấy những gương mặt này tại lễ khai mạc Ngày thơ VN.
    Phần quan trọng nhất khiến Hội Nhà văn phải nhọc lòng dốc sức là hội thảo với chủ đề Thơ VN - Truyền thống và Đổi mới. Thế nhưng hội thảo không hề có một tham luận nào của các nhà thơ trẻ và cũng không có bóng dáng bất kỳ nhà thơ trẻ nào tại hội thảo, mà phần lớn là các nhà thơ đầu bạc. Nhà thơ già Lê Đạt (sinh năm 1927) khẩn thiết kêu gọi "nhà thơ già phải hướng đến lớp trẻ". Thế nhưng diễn đàn lại chủ yếu nhường chỗ cho những nhà thơ kháng chiến mà người trẻ nhất cũng hơn 50 tuổi. Nhiều ý kiến bàn về đổi mới thơ ca được đưa ra. Nhưng giải pháp cụ thể thì lại khá mơ hồ và trừu tượng. Chẳng hạn, theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp (Viện Văn học), muốn có cái mới trong thơ thì phải có "những phút giời cho và giời đày" (?!) và "bí ẩn của thơ ca nằm trong bí ẩn của thế giới" hay "cái mới không sinh ra từ trí thông minh và kỹ xảo ngôn từ mà là từ trái tim" một cách trừu tượng và hơi "huyền bí"... Trong khi khẳng định "lịch sử thơ ca là sự tiếp sức của nhiều thế hệ" thì các nhà thơ Cù Huy Cận, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp, nhà thơ Trúc Thông, Dương Thuấn, Hoàng Minh Châu chỉ bình luận, giảng giải về thơ của những tác giả quá cố như Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Du...
    Trong số gần chục tham luận về thơ VN đương đại thì chỉ có 2 tham luận bàn đến thơ trẻ của hai nhà thơ... già Nguyễn Hoàng Sơn và Trịnh Thanh Sơn. Theo nhà thơ Trịnh Thanh Sơn thì đội ngũ thơ trẻ VN "chảy đầm đìa" suốt dọc đất nước. Thế nhưng từ Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Tuyết Nga đến Văn Cầm Hải, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư... càng ngày các nhà thơ càng "nói không sõi tiếng Việt", ví dụ: "Tôi sâm sấp mặt vũng/ ngôn ngữ đang chết trên cánh đồng/ gieo vần/ Gốc rễ rên nỗi lưỡi hái cùn/ Tôi khóc sứ mệnh/ mầm tuyên thệ hạt (...)/ Tôi nằm sấp ướt/ tử ngữ nhập nhằng ma trơi/ Khi lưỡi nằm ngoan trong miệng/ răng ngủ vùi sau môi/ nụ cười chết/ Tôi nghe sấm phục sinh rền mặt đất/ cơn mưa rào lân tinh/ Nấm mộ nở vụt hoa tử huyền/ Và giấc mơ của lưỡi/ bắt đầu mở nguyên âm" (Giấc mơ của lưỡi, Phan Huyền Thư) hay "Hắn: trong thế chạng vạng căng thẳng/ tổ khúc bốn dây khởi đầu giờ tuyết tan/ cửa sổ lộc non trên đồi xa và tiếng chim mùa làm tổ/ không! tổ khúc sẽ bắt đầu từ gầm bàn ăn trong căn phòng hoa sạch/ nơi bốn con nhện chăm nom những sợi tơ" (Tổ khúc bốn con nhện, Lý Đợi).
    Những vần thơ trên đã "hành hạ" nhà thơ già Trịnh Thanh Sơn đến mức đêm đêm ông chong đèn đọc thơ trẻ, mất ngủ mà vẫn không hiểu nổi. Ông than thở: "Khi đọc thơ họ, tôi trở nên mụ mị và bị rối bời bởi những bong bóng đầy màu sắc".
    Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn với tham luận Thơ VN - cận kề cuộc cách mạng mới thì hốt lên thơ VN bây giờ có gì. Bùi Chí Vinh sau thập kỷ 80 thì lặn một hơi không làm thơ nữa. Giải thưởng văn học VN 1993 trao cho Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Quang Thiều, hai nhà thơ ngoại tứ tuần, nhưng vẫn được coi là trẻ nhất trong số các nhà thơ giật giải thưởng Hội Nhà văn VN. Kể từ sau lần "đột biến" đó, các giải thưởng Hội Nhà văn VN lại liên tiếp thuộc về các lão nhà thơ sinh năm 1930, 1940... Và như vậy, bè chính của dàn đồng ca vẫn là các bậc đàn anh thế hệ kháng chiến.
    Bên cạnh đó, có tham luận đặt ra vấn đề thơ ca VN đang ở đâu trên bản đồ thơ ca thế giới. Thế nhưng không một ý kiến nào phản hồi cho câu hỏi trên. Không có đối thoại, chỉ có đại biểu cầm giấy lên bục đọc tham luận và lặng lẽ... về chỗ còn khán giả lần lượt đứng dậy ra về.
    Trong khi đó, phần giao lưu với các nhà xuất bản thì chỉ thấy lèo tèo 4-5 bàn bán thơ, sách tham khảo và sách... âm nhạc. Theo lời một nhân viên bán sách thì cả sáng nay gian hàng của cô không hề bán được một tập thơ nào mà cuốn sách ăn khách nhất (bán được ba chục bản) là sách viết về nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo của tác giả Nguyễn Thuỵ Kha.
    Tối nay, "Đêm Thơ Nguyên tiêu" sẽ diễn ra tại hội trường lớn Đại học Sư phạm Hà Nội, có hơn 1.000 sinh viên tham dự. Hai vạn số phụ san Thơ (32 trang) sẽ được đưa đến tay bạn đọc. Hội Văn nghệ Hà Nội tổ chức hội thảo thơ từ 14 tháng Giêng tại nhà hàng Tre Việt với khoảng 300 người tham dự, sang ngày 16 sẽ gặp gỡ các nhà thơ Việt sinh sống ở hải ngoại (tại 19 Hàng Buồm)... Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, ý tưởng về một ngày thơ trong năm đã được các anh em văn nghệ sĩ "nung nấu" từ nhiều năm nay. Vả lại, đã có ngày Nhà giáo VN của những người làm nghề dạy học, có Ngày thày thuốc VN của những người hành nghề y thì lẽ nào không có ngày của những người làm thơ. Thế nhưng, tổ chức một ngày hội cho những người làm thơ, những người tâm huyết với thơ càng hiểu và yêu thơ hơn không phải là chuyện đơn giản.
    Hiền Hòa

    (vnexpres.net)

Chia sẻ trang này