1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin về : Khoa học _ Công Nghệ _ Môi trường

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 09/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Tin về : Khoa học _ Công Nghệ _ Môi trường

    Biến gió Lào thành gió mát

    Những cơn gió khô nóng đặc trưng của mùa hè Nghệ An sẽ biến mất, một số nơi trong tỉnh sẽ có khí hậu lý tưởng của Sa Pa, Đà Lạt... Đây không phải chuyện viễn tưởng mà là mục tiêu của một dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện.


    TS Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Vật liệu và môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học) cho biết, gió Lào thực chất là gió Tây Nam, sở dĩ rất khô nóng vì đã trút hết hơi ẩm bên Lào, khi sang Việt Nam lại tăng nhiệt độ do đi qua các núi đá. Những trận gió này làm khí hậu mùa hè ở Bắc Trung bộ và nhất là Nghệ An trở nên cực kỳ khắc nghiệt, làm tăng chi phí sinh hoạt, giảm hiệu suất công việc và khiến các nhà đầu tư ngần ngại. Người ta quen nghĩ gió Lào là trời sinh và "cái số" của Nghệ An là phải chịu đựng nó, vì vậy ý tưởng làm gió Lào biến mất có thể gây sốc và bị cho là hão huyền.



    "Điều đó sẽ trở thành hiện thực nếu khắc phục được tính khô và nóng của gió Lào bằng cách tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ cho không khí. Thực tế cũng chứng minh giảm thiểu gió Lào không phải là ý tưởng điên rồ: loại gió này đang giảm dần ở Nghệ An, riêng ở Vinh hiện chỉ bằng 1/4, và độ ẩm đã tăng gấp đôi so với 70 năm trước" - ông Cường nói.



    Một trong các biện pháp tăng độ ẩm mà TS Nguyễn Việt Cường nêu ra là phát triển lúa hè thu. Việc đưa vụ lúa này vào canh tác cách đây hơn 20 năm đã tạo một cuộc cách mạng về khí hậu cho Nghệ An do cây lúa hè thu có hệ số bốc hơi rất lớn, làm tăng độ ẩm không khí. Tuy nhiên, ông Cường khuyến cáo nên chọn giống lúa ngắn ngày hơn để tránh nguy cơ gặp bão tháng 9. Các cách tăng độ ẩm khác là tăng diện tích trồng cây công nghiệp, trồng rừng và làm thật nhiều hồ chứa nước, nhất là trên các núi cao miền Tây Nam. Lượng nước bốc hơi từ các hồ này sẽ được gió Lào đưa về xuôi và khi đó, gió Lào sẽ thành gió mát. Có thể tận dụng các hồ này để trữ nước mưa, nhất là lũ tiểu mãn để bù lượng nước bốc hơi trong tháng 6-7, đồng thời để phát điện.



    Để giảm nhiệt độ, có 2 cách. Một là phá đi tất cả núi đá trọc không có ý nghĩa gì về lịch sử, văn hóa hay quốc phòng vì chúng làm tăng bức xạ nhiệt, làm gió Lào nóng thêm. Diện tích trống sẽ xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp bằng vật liệu thu được, hoặc trồng cây, làm hồ chứa nước. Hiện diện tích núi đá trọc ở Nghệ An khá lớn, gần 30.000 ha. Cứ giảm được 100 m chiều cao của núi thì hạ được 1 độ C và tăng 1,7% độ ẩm. Thứ hai là lắp bình nước nóng thu nhiệt mặt trời ở các khách sạn, nóc nhà dân. Mỗi ống thu nhiệt có thể hấp thụ 50% lượng nhiệt mặt trời chiếu xuống và bức xạ nhiệt xung quanh.



    "Chúng tôi chủ trương rằng, để giảm gió Lào, mọi diện tích đều phải trở thành mặt lá, mặt nước, mặt pin và những biện pháp trên sẽ được thực hiện ngay trong tương lai gần" - TS Cường cho biết. Trong Hội chợ công nghệ tại Nghệ An tháng 5 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã ký với Trung tâm Vật liệu và môi trường khắc nghiệt 3 bản ghi nhớ về việc áp dụng công nghệ giảm thiểu gió Lào để cải tạo môi trường tự nhiên và kinh tế ở vùng cửa khẩu Thanh Thủy (huyện Thanh Chương), Mường ***g (Kỳ Sơn) và Cửa Lò, kinh phí ban đầu là 50 tỷ đồng.



    "Ở Cửa Lò hiện nay diện tích bê tông quá lớn nên rất nóng, vì vậy công việc của chúng tôi ở đây chủ yếu là phát triển sử dụng pin mặt trời. Chi phí cho dự án giảm thiểu gió Lào ở đây là 10 tỷ đồng. Còn Thanh Thủy và Mường ***g đều là vùng cao, chúng tôi sẽ biến chúng thành Đà Lạt và Sa Pa của Nghệ An" - ông Cường khẳng định.



    Xã Thanh Thủy cao hơn 1.000 m, khí hậu ôn hòa, lại gần cửa khẩu nên dân cư phát triển, chỉ hơi thiếu độ ẩm. Điều cần làm là tạo 5 cái hồ dọc theo sông Rộ, chếch theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, cũng là hướng của gió Lào. Gió Lào đi qua đây sẽ thổi hơi nước từ dãy hồ qua các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh. Các hồ được làm từ cao xuống thấp nên có thể chạy máy thủy điện. Thanh Thủy nhờ đó sẽ trở thành khu du lịch sinh thái rất mát mẻ, chẳng thua gì Đà Lạt. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến dự án trị giá 20 tỷ đồng này vì Thanh Thủy đã khá phát triển về kinh tế và hạ tầng nên sinh lợi nhanh hơn so với Mường ***g.



    Mường ***g có độ cao gần 1.600 m, tương đương Sa Pa, lại là nơi trồng dược liệu nên không khí và nguồn nước rất tốt cho sức khỏe (đây là nơi có rất nhiều cụ già sống trên 100 tuổi), rất thích hợp làm khu du lịch, nhưng còn thiếu quy hoạch và cơ sở hạ tầng. Dự án sẽ đầu tư cho xây dựng cơ bản và tạo một hồ lớn ở thượng nguồn sông Cả nhằm trữ nước cho cả khu du lịch và phát điện cho khu vực bắc Nghệ An. Các con suối xung quanh cũng sẽ được ngăn dòng để tạo thành 5 hồ nữa. Những thay đổi ban đầu sẽ tốn khoảng 20 tỷ đồng.



    Theo TS Cường, dự án Thanh Thủy, Mường ***g và Cửa Lò không chỉ giúp phát triển kinh tế các địa phương này mà còn làm thay đổi khí hậu của cả Nghệ An. Vì vậy, tỉnh đã làm việc nhiều lần với Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt để chuẩn bị thực hiện các bước của dự án, kêu gọi đầu tư. Hiện rất nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia. Chẳng hạn, Công ty Kim Liên (Hà Nội) đầu tư vào việc làm hồ, phát triển bình nước nóng thu nhiệt mặt trời; công ty Sơn Cẩm khai thác vật liệu và làm bậc thủy điện; công ty 559 phá đá làm hồ, kiến thiết xây dựng đô thị... Ngoài ra, dự án còn thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị khoa học như Viện Kỹ thuật tài nguyên nước và môi trường, Viện Địa chất, Viện Sinh thái Tài Nguyên...
  2. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Chế bê tông... từ rác thải!
    Sau hai năm nghiên cứu, PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Châu thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã biến rác thải sinh hoạt thành bê tông chất thải rắn (CTR) vô cơ. Thành công này góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
    Trước thực trạng phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam được chôn lấp, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm, TS Châu nảy ra ý tưởng tận dụng CTR vô cơ (chủ yếu là cát, sỏi, đá, gạch vụn) để sản xuất... vật liệu xây dựng. Tìm tới Nhà máy Xử lý rác Cầu Diễn (công suất 150 tấn/ngày) năm 2003, được biết xung quanh nhà máy đổ đầy CTR vô cơ loại này. Ông đã bàn bạc với Ban Giám đốc nhà máy sàng lọc tiếp để chọn ra loại CTR vô cơ thích hợp (có kích thước 1,5-20mm).
    Có nguyên liệu rồi, khó khăn lớn nhất là tìm kiếm chất kết dính cho CTR vô cơ. Sau khi làm đi làm lại nhiều mẫu thí nghiệm với keo chống thấm, nhựa đường, xi măng, nhũ tương... TS Châu đã quyết định chọn xi măng pooclăng PCB 30 vì tính dính kết cao và rẻ tiền hơn cả. Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, hỗn hợp bê tông CTR vô cơ ra đời, gồm cát, đá dăm, nước, xi măng và CTR vô cơ từ rác thải sinh hoạt. Trong đó, CTR vô cơ chiếm tỷ lệ vượt trội các thành phần khác.
    Theo TS Châu, có thể sử dụng loại bê tông trên làm móng đường giao thông trong thành phố. Trên thực tế, ông đã phối hợp với Nhà máy Xử lý rác Cầu Diễn xây dựng một con đường dài vài chục mét tại đó. Bê tông còn được dùng để đúc gạch lát vỉa hè đường phố. Sản phẩm đã được chứng nhận là có khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn nhà nước, không còn mùi vị, do vậy không ảnh hưởng tới môi trường đất, nước. Giá thành 1m3 bê tông CTR vô cơ khoảng 270.000-300.000 đồng, trong khi giá bê tông thương phẩm (không thép) hiện là 600.000 đồng. Giá gạch bê tông CTR vô cơ là 800-1.000 đồng/viên so với 1.100-1.600 đồng/viên đối với gạch thương phẩm.
    Ngoài ra, có thể dùng bêtông CTR vô cơ đúc thành khối nặng vài tấn đắp đê, tạo ra mặt bằng mới cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản. TS Châu nói: ''''Xây dựng làng kinh tế sinh thái trên biển theo mô hình này có thể xoá đói nghèo nhanh hơn cho nông dân vùng ven biển. Đồng thời đê còn chống được gió bão, là nơi để tàu thuyền neo đậu và chống sạt lở dọc bờ biển một số tỉnh miền Trung. Tôi mong muốn Nhà nước xây dựng một số tuyến đê biển như thế để làm thí điểm cho các địa phương học tập. Cũng mong là tôi có thể chuyển giao công nghệ tái chế này cho các công ty môi trường đô thị có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt''''.
    Theo TS Châu, Việt Nam nên thành lập ngành công nghiệp tái chế chất thải sinh hoạt ngay từ bây giờ. Nếu có nhiều dây chuyền tái chế rác thì nhân dân vùng ngoại thành của các đô thị không còn lo ngại việc vận chuyển rác đến đổ bên cạnh nhà họ. Về lâu dài, Việt Nam cần phân loại rác sinh hoạt ngay từ hộ gia đình để giảm chi phí xử lý như hiện nay. Với tiềm năng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cụ thể là giảm lượng rác thải sinh hoạt được chôn lấp, cuối tháng 12/2004, Hội đồng khoa học của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã cho nghiệm thu đề tài nghiên cứu của TS Châu và đánh giá là xuất sắc.
  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Chế bê tông... từ rác thải!
    Sau hai năm nghiên cứu, PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Châu thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã biến rác thải sinh hoạt thành bê tông chất thải rắn (CTR) vô cơ. Thành công này góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
    Trước thực trạng phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam được chôn lấp, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm, TS Châu nảy ra ý tưởng tận dụng CTR vô cơ (chủ yếu là cát, sỏi, đá, gạch vụn) để sản xuất... vật liệu xây dựng. Tìm tới Nhà máy Xử lý rác Cầu Diễn (công suất 150 tấn/ngày) năm 2003, được biết xung quanh nhà máy đổ đầy CTR vô cơ loại này. Ông đã bàn bạc với Ban Giám đốc nhà máy sàng lọc tiếp để chọn ra loại CTR vô cơ thích hợp (có kích thước 1,5-20mm).
    Có nguyên liệu rồi, khó khăn lớn nhất là tìm kiếm chất kết dính cho CTR vô cơ. Sau khi làm đi làm lại nhiều mẫu thí nghiệm với keo chống thấm, nhựa đường, xi măng, nhũ tương... TS Châu đã quyết định chọn xi măng pooclăng PCB 30 vì tính dính kết cao và rẻ tiền hơn cả. Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, hỗn hợp bê tông CTR vô cơ ra đời, gồm cát, đá dăm, nước, xi măng và CTR vô cơ từ rác thải sinh hoạt. Trong đó, CTR vô cơ chiếm tỷ lệ vượt trội các thành phần khác.
    Theo TS Châu, có thể sử dụng loại bê tông trên làm móng đường giao thông trong thành phố. Trên thực tế, ông đã phối hợp với Nhà máy Xử lý rác Cầu Diễn xây dựng một con đường dài vài chục mét tại đó. Bê tông còn được dùng để đúc gạch lát vỉa hè đường phố. Sản phẩm đã được chứng nhận là có khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn nhà nước, không còn mùi vị, do vậy không ảnh hưởng tới môi trường đất, nước. Giá thành 1m3 bê tông CTR vô cơ khoảng 270.000-300.000 đồng, trong khi giá bê tông thương phẩm (không thép) hiện là 600.000 đồng. Giá gạch bê tông CTR vô cơ là 800-1.000 đồng/viên so với 1.100-1.600 đồng/viên đối với gạch thương phẩm.
    Ngoài ra, có thể dùng bêtông CTR vô cơ đúc thành khối nặng vài tấn đắp đê, tạo ra mặt bằng mới cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản. TS Châu nói: ''''Xây dựng làng kinh tế sinh thái trên biển theo mô hình này có thể xoá đói nghèo nhanh hơn cho nông dân vùng ven biển. Đồng thời đê còn chống được gió bão, là nơi để tàu thuyền neo đậu và chống sạt lở dọc bờ biển một số tỉnh miền Trung. Tôi mong muốn Nhà nước xây dựng một số tuyến đê biển như thế để làm thí điểm cho các địa phương học tập. Cũng mong là tôi có thể chuyển giao công nghệ tái chế này cho các công ty môi trường đô thị có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt''''.
    Theo TS Châu, Việt Nam nên thành lập ngành công nghiệp tái chế chất thải sinh hoạt ngay từ bây giờ. Nếu có nhiều dây chuyền tái chế rác thì nhân dân vùng ngoại thành của các đô thị không còn lo ngại việc vận chuyển rác đến đổ bên cạnh nhà họ. Về lâu dài, Việt Nam cần phân loại rác sinh hoạt ngay từ hộ gia đình để giảm chi phí xử lý như hiện nay. Với tiềm năng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cụ thể là giảm lượng rác thải sinh hoạt được chôn lấp, cuối tháng 12/2004, Hội đồng khoa học của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã cho nghiệm thu đề tài nghiên cứu của TS Châu và đánh giá là xuất sắc.
  4. seamonster

    seamonster Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng em ngồi tẩn mẩn nghĩ rằng giá như có một loại hoá chất gì đó rắc rắc vào mấy đống rác, rắc xuống mấy con sông đen ngòm, mấy ngày sau đống rác biến thành đất hết, và sông thì trong veo thì hay nhỉ. Hoặc có một loại cây gì đó ( mà em chế tạo ra ) có thể tiêu hoá được các đống rác thải làm chất dinh dưỡng cho chúng lớn lên . Rồi tưởng tượng ra hàng đống thứ hay ho nhất trên đời ........đúng là hâm ! Hâm thật khi có lần em nảy ra sáng kiến về chiếc máy điều hoà mới , khi tường thuật lại cho người yêu thì chàng bảo : Xin lỗi em, chứ cái đó người ta chế tạo ra được từ lâu rồi mà !
    Nếu mà biến được gió lào thành gió mát thì mẹ em sẽ đỡ mệt hơn !
  5. seamonster

    seamonster Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng em ngồi tẩn mẩn nghĩ rằng giá như có một loại hoá chất gì đó rắc rắc vào mấy đống rác, rắc xuống mấy con sông đen ngòm, mấy ngày sau đống rác biến thành đất hết, và sông thì trong veo thì hay nhỉ. Hoặc có một loại cây gì đó ( mà em chế tạo ra ) có thể tiêu hoá được các đống rác thải làm chất dinh dưỡng cho chúng lớn lên . Rồi tưởng tượng ra hàng đống thứ hay ho nhất trên đời ........đúng là hâm ! Hâm thật khi có lần em nảy ra sáng kiến về chiếc máy điều hoà mới , khi tường thuật lại cho người yêu thì chàng bảo : Xin lỗi em, chứ cái đó người ta chế tạo ra được từ lâu rồi mà !
    Nếu mà biến được gió lào thành gió mát thì mẹ em sẽ đỡ mệt hơn !
  6. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 1: Tăng thêm nguồn sức mạnh
    Ngăn sông Gâm

    Cái nắng chói chang của mùa hè trong những ngày đầu tháng 5 khiến cho không khí vốn đã rất sôi động trên công trình Thủy điện Tuyên Quang càng trở nên nóng bỏng. Không chỉ phối hợp cùng Tổng công ty Sông Đà chạy đua với thời gian trong chiến dịch 120 ngày đêm ?oTất cả cho mục tiêu chống lũ trên sông Gâm?, mà trọng trách càng nặng nề đối với tập thể CBCNV Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 1 là phải đẩy nhanh tiến độ thi công công trình để Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang sớm đưa vào vận hành, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện trên địa bàn miền Bắc thời gian tới.
    Được thành lập ngày 15-11-2002, BQLDA Thuỷ điện 1 có nhiệm vụ quản lý các công trình Thuỷ điện Tuyên Quang, Bắc Mê, Huội Quảng, Bản Chát và nhiều công trình thuỷ điện nhỏ ở các tỉnh phía Bắc. Những ngày đầu, đơn vị chỉ có 30 cán bộ nhân viên, trong đó nhiều người chưa từng tham gia một dự án nào, trong khi nhu cầu cần bổ sung lực lượng để nghiên cứu trước thiết kế của dự án và chuẩn bị sản xuất lại rất gấp gáp. Mới thành lập được hơn 1 tháng, nơi ăn chốn ở chưa ổn định, nhưng đơn vị đã bắt tay ngay vào khởi công Thủy điện Tuyên Quang (22-12-2002). Hơn nữa, đây là một trong những công trình đầu tiên thực hiện cơ chế tổng thầu EPC, quá trình giám sát, nghiệm thu gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác di dân ra khỏi vùng lòng hồ để giải phóng mặt bằng thi công (hơn 20 nghìn dân) cũng hết sức gian nan trong khi cụm công trình đầu mối lại ở xa...
    Hơn 2 năm qua, BQLDA Thuỷ điện 1 luôn tự hào vì tinh thần và kết quả làm việc của mình. Dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban Phạm Văn Quân - một cán bộ lãnh đạo đầy tâm huyết, Ban QLDA Thuỷ điện 1 đã vượt qua nhiều thử thách, khẳng định năng lực và sức vươn lên mạnh mẽ của mình. Từ một đội ngũ mỏng cả về số lượng và chất lượng, đến nay, Ban đã có 94 CBCNV với trình độ chuyên môn và bản lĩnh vững vàng, được bố trí hợp lý tại các cơ quan điều hành, làm đầu mối triển khai công tác tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật, giải quyết hồ sơ, thủ tục, vật tư, tiền vốn... Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, bằng sự nỗ lực ngày đêm của tập thể những người lao động trên công trường, mảnh đất bề bộn và hoang sơ ngày nào giờ đây đã có dáng dấp của một công trình thuỷ điện lớn với nhiều hạng mục quan trọng đang hiện hữu từng ngày. Để có được thành công ấy, không thể không nhắc tới sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa BQLDA Thuỷ điện 1 với chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị thi công, Tư vấn tổng thầu, Tư vấn chủ đầu tư... để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. BQLDA cũng đã thống nhất thiết lập hệ thống kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất để tăng cường giám sát kỹ thuật, xử lý những vi phạm và giải quyết ách tắc trong quá trình thi công. Trên công trường thuỷ điện lớn thứ 2 của miền Bắc, 94 cán bộ, công nhân viên BQLDA Thuỷ điện 1 lúc nào cũng ?ocăng như dây đàn? vì công việc. Sức ép về tiến độ, chất lượng khiến mọi người quên đi khó khăn, vất vả. Ngay tại hiện trường, một chiếc công tơ nơ bịt kín, chật hẹp, anh em trong Ban thay nhau trực suốt ngày đêm để kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nhanh vướng mắc trong khi thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, kể từ khi Thuỷ điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng đến nay, một khối lượng công việc lớn đã hoàn thành gồm đào 11,653 triệu m3/12,052 triệu m3 đất, đá; đắp 2,953 triệu m3/4,760 triệu m3 đập; đổ 534,5 ngàn m3/970,58 ngàn m3 bê tông; xây dựng xong thiết bị cửa van cống dẫn dòng; hoàn thành đường dây 110 kV Chiêm Hoá - Na Hang, trạm biến áp 35/6 kV và các công trình phụ trợ... Những kết quả bước đầu của BQLDA đã được Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Điện lực Việt Nam ghi nhận, tặng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc. Tập thể Chi bộ đơn vị được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh hai năm 2003 - 2004. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Tổng công ty đã trực tiếp đến công trường kiểm tra, chỉ đạo và động viên tập thể CBCNV trong Ban, tạo thêm niềm tin cho người lao động, giúp họ yên tâm công tác và gắn bó với công trình, với quê hương Tuyên Quang.
    Năm 2005, dự báo lũ sẽ về sớm với những cơn lũ đại mãn có thể lên tới cao độ 94 m so với mặt nước biển. Trước nhiệm vụ cấp bách chế ngự dòng sông Gâm hoang dã trong mùa lũ, BQLDA Thuỷ điện 1 đã cùng các đơn vị thi công dốc toàn lực trên công trường, xây dựng xong đập chắn lũ cao 96 m, lắp đặt cửa van cống dẫn dòng cùng các hạng mục quan trọng khác phục vụ mục tiêu chống lũ trước ngày 30/4/2005. Ngoài ra, BQLDA Thuỷ điện 1 còn chủ động phối hợp với các cơ quan tư vấn hoàn thành và trình hồ sơ quy hoạch bậc thang sông Chảy, tiến hành các công tác chuẩn bị khởi công công trình Thuỷ điện Bản Chát vào tháng 11/2005, Huội Quảng vào tháng 12/2005 và đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi công trình Thuỷ điện Nho Quế 1 và 2.
    Trước mắt, cái đích BQLDA Thủy điện 1 cùng các đơn vị thi công hướng tới là thi công đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ để phát điện tổ máy số 1 Thuỷ điện Tuyên Quang vào cuối năm 2006. Thời gian không còn nhiều mà khối lượng công việc lại rất lớn, địa hình thi công phức tạp, nhiều nguy hiểm, thời tiết thì khắc nghiệt... Song khó khăn không làm những người lao động trên công trường nản lòng. Được tiếp thêm sức mạnh từ mảnh đất Tuyên Quang giàu truyền thống cách mạng, từ niềm tin của Đảng, của nhân dân, từ sự chỉ đạo trực tiếp và sát sao của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tập thể BQLDA Thủy điện 1 đang và sẽ vượt qua mọi thử thách, cống hiến tất cả sức lực, trí tuệ của mình cho dòng điện ngày mai toả sáng.

    Theo: Tạp chí Điện lực số 5 - 2005


    Được long40d sửa chữa / chuyển vào 21:43 ngày 12/06/2005
  7. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 1: Tăng thêm nguồn sức mạnh
    Ngăn sông Gâm

    Cái nắng chói chang của mùa hè trong những ngày đầu tháng 5 khiến cho không khí vốn đã rất sôi động trên công trình Thủy điện Tuyên Quang càng trở nên nóng bỏng. Không chỉ phối hợp cùng Tổng công ty Sông Đà chạy đua với thời gian trong chiến dịch 120 ngày đêm ?oTất cả cho mục tiêu chống lũ trên sông Gâm?, mà trọng trách càng nặng nề đối với tập thể CBCNV Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 1 là phải đẩy nhanh tiến độ thi công công trình để Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang sớm đưa vào vận hành, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện trên địa bàn miền Bắc thời gian tới.
    Được thành lập ngày 15-11-2002, BQLDA Thuỷ điện 1 có nhiệm vụ quản lý các công trình Thuỷ điện Tuyên Quang, Bắc Mê, Huội Quảng, Bản Chát và nhiều công trình thuỷ điện nhỏ ở các tỉnh phía Bắc. Những ngày đầu, đơn vị chỉ có 30 cán bộ nhân viên, trong đó nhiều người chưa từng tham gia một dự án nào, trong khi nhu cầu cần bổ sung lực lượng để nghiên cứu trước thiết kế của dự án và chuẩn bị sản xuất lại rất gấp gáp. Mới thành lập được hơn 1 tháng, nơi ăn chốn ở chưa ổn định, nhưng đơn vị đã bắt tay ngay vào khởi công Thủy điện Tuyên Quang (22-12-2002). Hơn nữa, đây là một trong những công trình đầu tiên thực hiện cơ chế tổng thầu EPC, quá trình giám sát, nghiệm thu gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác di dân ra khỏi vùng lòng hồ để giải phóng mặt bằng thi công (hơn 20 nghìn dân) cũng hết sức gian nan trong khi cụm công trình đầu mối lại ở xa...
    Hơn 2 năm qua, BQLDA Thuỷ điện 1 luôn tự hào vì tinh thần và kết quả làm việc của mình. Dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban Phạm Văn Quân - một cán bộ lãnh đạo đầy tâm huyết, Ban QLDA Thuỷ điện 1 đã vượt qua nhiều thử thách, khẳng định năng lực và sức vươn lên mạnh mẽ của mình. Từ một đội ngũ mỏng cả về số lượng và chất lượng, đến nay, Ban đã có 94 CBCNV với trình độ chuyên môn và bản lĩnh vững vàng, được bố trí hợp lý tại các cơ quan điều hành, làm đầu mối triển khai công tác tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật, giải quyết hồ sơ, thủ tục, vật tư, tiền vốn... Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, bằng sự nỗ lực ngày đêm của tập thể những người lao động trên công trường, mảnh đất bề bộn và hoang sơ ngày nào giờ đây đã có dáng dấp của một công trình thuỷ điện lớn với nhiều hạng mục quan trọng đang hiện hữu từng ngày. Để có được thành công ấy, không thể không nhắc tới sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa BQLDA Thuỷ điện 1 với chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị thi công, Tư vấn tổng thầu, Tư vấn chủ đầu tư... để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. BQLDA cũng đã thống nhất thiết lập hệ thống kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất để tăng cường giám sát kỹ thuật, xử lý những vi phạm và giải quyết ách tắc trong quá trình thi công. Trên công trường thuỷ điện lớn thứ 2 của miền Bắc, 94 cán bộ, công nhân viên BQLDA Thuỷ điện 1 lúc nào cũng ?ocăng như dây đàn? vì công việc. Sức ép về tiến độ, chất lượng khiến mọi người quên đi khó khăn, vất vả. Ngay tại hiện trường, một chiếc công tơ nơ bịt kín, chật hẹp, anh em trong Ban thay nhau trực suốt ngày đêm để kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nhanh vướng mắc trong khi thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, kể từ khi Thuỷ điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng đến nay, một khối lượng công việc lớn đã hoàn thành gồm đào 11,653 triệu m3/12,052 triệu m3 đất, đá; đắp 2,953 triệu m3/4,760 triệu m3 đập; đổ 534,5 ngàn m3/970,58 ngàn m3 bê tông; xây dựng xong thiết bị cửa van cống dẫn dòng; hoàn thành đường dây 110 kV Chiêm Hoá - Na Hang, trạm biến áp 35/6 kV và các công trình phụ trợ... Những kết quả bước đầu của BQLDA đã được Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Điện lực Việt Nam ghi nhận, tặng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc. Tập thể Chi bộ đơn vị được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh hai năm 2003 - 2004. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Tổng công ty đã trực tiếp đến công trường kiểm tra, chỉ đạo và động viên tập thể CBCNV trong Ban, tạo thêm niềm tin cho người lao động, giúp họ yên tâm công tác và gắn bó với công trình, với quê hương Tuyên Quang.
    Năm 2005, dự báo lũ sẽ về sớm với những cơn lũ đại mãn có thể lên tới cao độ 94 m so với mặt nước biển. Trước nhiệm vụ cấp bách chế ngự dòng sông Gâm hoang dã trong mùa lũ, BQLDA Thuỷ điện 1 đã cùng các đơn vị thi công dốc toàn lực trên công trường, xây dựng xong đập chắn lũ cao 96 m, lắp đặt cửa van cống dẫn dòng cùng các hạng mục quan trọng khác phục vụ mục tiêu chống lũ trước ngày 30/4/2005. Ngoài ra, BQLDA Thuỷ điện 1 còn chủ động phối hợp với các cơ quan tư vấn hoàn thành và trình hồ sơ quy hoạch bậc thang sông Chảy, tiến hành các công tác chuẩn bị khởi công công trình Thuỷ điện Bản Chát vào tháng 11/2005, Huội Quảng vào tháng 12/2005 và đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi công trình Thuỷ điện Nho Quế 1 và 2.
    Trước mắt, cái đích BQLDA Thủy điện 1 cùng các đơn vị thi công hướng tới là thi công đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ để phát điện tổ máy số 1 Thuỷ điện Tuyên Quang vào cuối năm 2006. Thời gian không còn nhiều mà khối lượng công việc lại rất lớn, địa hình thi công phức tạp, nhiều nguy hiểm, thời tiết thì khắc nghiệt... Song khó khăn không làm những người lao động trên công trường nản lòng. Được tiếp thêm sức mạnh từ mảnh đất Tuyên Quang giàu truyền thống cách mạng, từ niềm tin của Đảng, của nhân dân, từ sự chỉ đạo trực tiếp và sát sao của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tập thể BQLDA Thủy điện 1 đang và sẽ vượt qua mọi thử thách, cống hiến tất cả sức lực, trí tuệ của mình cho dòng điện ngày mai toả sáng.

    Theo: Tạp chí Điện lực số 5 - 2005


    Được long40d sửa chữa / chuyển vào 21:43 ngày 12/06/2005
  8. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Trồng rau không cần... đất
    (Cái này cũ rồi mà vẫn hay)
    Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Rau-hoa-quả, khoa Nông học (Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) vừa thành công trong việc ứng dụng công nghệ trồng rau an toàn không dùng đất (theo công nghệ Mỹ). Đây là lần đầu tiên nước ta ứng dụng thành công một công nghệ hiện đại cho phép tạo ra những sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao với hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần so với các mô hình thông thường.
    Vườn sạch như nhà
    Khi bước chân vào khu vườn trồng rau của Bộ môn Rau-hoa-quả tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì một vườn chuyên trồng rau, nhưng lại sạch sẽ như ở trong nhà, muốn vào tham quan, khách phải bỏ hết giày dép ở ngoài. Trong vườn không hề sử dụng tới một lượng đất nào, mặt nền được trải một thảm nilon trắng, hàng ngày được làm vệ sinh sạch sẽ.

    TS Hồ Hữu An - Chủ nhiệm công trình, cho biết: "Khu vườn trồng rau này được xây dựng và bắt đầu sản xuất từ năm 2003, phát triển từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư với công nghệ của Mỹ".

    Khác với các mô hình trồng rau an toàn bằng nhà kính có dùng đất thông thường, ngoài hệ thống kính, mái che với đầy đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dụng cụ để trồng rau tại đây rất gọn nhẹ như tấm xốp và giá thể để trồng cây. Bên cạnh đó là các bình chứa dung dịch được đặt sẵn trong vườn, hệ thống đường ống dẫn nước tới từng gốc cây. Dung dịch trồng rau được pha chế từ 10 nguyên tố đa, vi lượng khác nhau cung cấp cho rau từ lúc cây con đến giai đoạn trưởng thành. Nguồn nước tưới rau lấy từ giếng khoan đã được xử lý và làm sạch trước khi đưa vào sử dụng.

    TS. Hồ Hữu An cho biết: "So với Mỹ, công nghệ của ta đã tương đối hoàn thiện, chỉ khác ở một điểm là tại Mỹ họ dùng máy tính để pha dung dịch, còn ở ta phải pha bằng phương pháp thủ công cho phù hợp. Tuy nhiên, toàn bộ khâu chăm sóc rau được cài đặt và lập trình sẵn từ trước, sau đó dung dịch được tưới theo thời gian và lưu lượng nước đồng đều nhất định theo hình thức tưới nhỏ giọt".

    Rau sạch tuyệt đối
    Theo TS. An, công nghệ này có rất nhiều ưu điểm như rau không bị ô nhiễm và có thể nói sản phẩm rau ở đây gần như sạch tuyệt đối. Hơn nữa, người trồng rau luôn chủ động được về thời vụ, điều chỉnh chính xác được độ pH và EC, đặc biệt là tiết kiệm sức lao động của con người... Thêm vào đó, do được bảo vệ bằng lớp nhà kính, nên trong quá trình trồng rau không hề phải sử dụng tới các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh.

    Hiện tại các loại rau được trồng ở đây đã cho thu hoạch, trong đó cà chua và dưa chuột là hai cây có giá trị và năng suất cao nhất. Trung bình mỗi cây cà chua cao 4-5m và ra quả rải đều khắp cây theo từng đốt với mức phổ biến 15-20 quả/chùm, cá biệt có chùm có tới gần 50 quả, tổng năng suất 1ha ước đạt 60 tấn/năm. Còn năng suất của dưa chuột cũng đạt tới 100-120 tấn/ha/vụ (hai tháng) do số lượng quả được phân bổ dày đặc trên cây. Sau thu hoạch, chúng ta có thể làm tiếp ngay vụ khác bằng cách thay các loại cây giống mới lên các giá thể.

    Công nghệ sẽ đến tay nông dân
    Ngoài loại công nghệ hiện đại trên, hiện Bộ môn Rau-hoa-quả đã sản xuất thử nghiệm trên hai loại mô hình khác ở quy mô đơn giản và trung bình. Theo TS. An, mục đích của việc xây dựng các mô hình này là để cho người nông dân cũng có thể làm và sản xuất được, bởi dụng cụ và thiết bị dùng để làm rất đơn giản, giá thành rẻ như có thể dùng vật liệu là tre, nứa, gạch xây dựng nhà lưới. Ở các quy mô này có thể trồng các loại rau như xà lách, xúp lơ, cải bắp. Theo tính toán, chi phí trung bình để sản xuất 20 cây xà lách chỉ hết khoảng 600 đồng tiền dung dịch, còn xúp lơ, cải bắp, rau xanh có thể sản xuất quanh năm với thời gian 2 tháng/vụ với hiệu quả kinh tế rất cao.
    TS. Hồ Hữu An khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mà trong tương lai sẽ đưa công nghệ tới tận tay người nông dân, bởi tất cả các công nghệ đã được "Việt hóa", các trang thiết bị đều được sản xuất ở trong nước, không cần phải thuê chuyên gia nước ngoài".

    Được biết, tại Hội chợ thiết bị và công nghệ Hà Nội-Hải Phòng năm 2004 vừa qua, công nghệ này đã được trưng bày và có 5-6 bản hợp đồng chuyển giao ghi nhớ và hiện cũng có rất nhiều địa phương đang có nhu cầu xin chuyển giao. Với kết quả này, TS. An cho rằng, chỉ một thời gian ngắn nữa công nghệ này sẽ tới tận tay người nông dân.
  9. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Trồng rau không cần... đất
    (Cái này cũ rồi mà vẫn hay)
    Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Rau-hoa-quả, khoa Nông học (Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) vừa thành công trong việc ứng dụng công nghệ trồng rau an toàn không dùng đất (theo công nghệ Mỹ). Đây là lần đầu tiên nước ta ứng dụng thành công một công nghệ hiện đại cho phép tạo ra những sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao với hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần so với các mô hình thông thường.
    Vườn sạch như nhà
    Khi bước chân vào khu vườn trồng rau của Bộ môn Rau-hoa-quả tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì một vườn chuyên trồng rau, nhưng lại sạch sẽ như ở trong nhà, muốn vào tham quan, khách phải bỏ hết giày dép ở ngoài. Trong vườn không hề sử dụng tới một lượng đất nào, mặt nền được trải một thảm nilon trắng, hàng ngày được làm vệ sinh sạch sẽ.

    TS Hồ Hữu An - Chủ nhiệm công trình, cho biết: "Khu vườn trồng rau này được xây dựng và bắt đầu sản xuất từ năm 2003, phát triển từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư với công nghệ của Mỹ".

    Khác với các mô hình trồng rau an toàn bằng nhà kính có dùng đất thông thường, ngoài hệ thống kính, mái che với đầy đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dụng cụ để trồng rau tại đây rất gọn nhẹ như tấm xốp và giá thể để trồng cây. Bên cạnh đó là các bình chứa dung dịch được đặt sẵn trong vườn, hệ thống đường ống dẫn nước tới từng gốc cây. Dung dịch trồng rau được pha chế từ 10 nguyên tố đa, vi lượng khác nhau cung cấp cho rau từ lúc cây con đến giai đoạn trưởng thành. Nguồn nước tưới rau lấy từ giếng khoan đã được xử lý và làm sạch trước khi đưa vào sử dụng.

    TS. Hồ Hữu An cho biết: "So với Mỹ, công nghệ của ta đã tương đối hoàn thiện, chỉ khác ở một điểm là tại Mỹ họ dùng máy tính để pha dung dịch, còn ở ta phải pha bằng phương pháp thủ công cho phù hợp. Tuy nhiên, toàn bộ khâu chăm sóc rau được cài đặt và lập trình sẵn từ trước, sau đó dung dịch được tưới theo thời gian và lưu lượng nước đồng đều nhất định theo hình thức tưới nhỏ giọt".

    Rau sạch tuyệt đối
    Theo TS. An, công nghệ này có rất nhiều ưu điểm như rau không bị ô nhiễm và có thể nói sản phẩm rau ở đây gần như sạch tuyệt đối. Hơn nữa, người trồng rau luôn chủ động được về thời vụ, điều chỉnh chính xác được độ pH và EC, đặc biệt là tiết kiệm sức lao động của con người... Thêm vào đó, do được bảo vệ bằng lớp nhà kính, nên trong quá trình trồng rau không hề phải sử dụng tới các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh.

    Hiện tại các loại rau được trồng ở đây đã cho thu hoạch, trong đó cà chua và dưa chuột là hai cây có giá trị và năng suất cao nhất. Trung bình mỗi cây cà chua cao 4-5m và ra quả rải đều khắp cây theo từng đốt với mức phổ biến 15-20 quả/chùm, cá biệt có chùm có tới gần 50 quả, tổng năng suất 1ha ước đạt 60 tấn/năm. Còn năng suất của dưa chuột cũng đạt tới 100-120 tấn/ha/vụ (hai tháng) do số lượng quả được phân bổ dày đặc trên cây. Sau thu hoạch, chúng ta có thể làm tiếp ngay vụ khác bằng cách thay các loại cây giống mới lên các giá thể.

    Công nghệ sẽ đến tay nông dân
    Ngoài loại công nghệ hiện đại trên, hiện Bộ môn Rau-hoa-quả đã sản xuất thử nghiệm trên hai loại mô hình khác ở quy mô đơn giản và trung bình. Theo TS. An, mục đích của việc xây dựng các mô hình này là để cho người nông dân cũng có thể làm và sản xuất được, bởi dụng cụ và thiết bị dùng để làm rất đơn giản, giá thành rẻ như có thể dùng vật liệu là tre, nứa, gạch xây dựng nhà lưới. Ở các quy mô này có thể trồng các loại rau như xà lách, xúp lơ, cải bắp. Theo tính toán, chi phí trung bình để sản xuất 20 cây xà lách chỉ hết khoảng 600 đồng tiền dung dịch, còn xúp lơ, cải bắp, rau xanh có thể sản xuất quanh năm với thời gian 2 tháng/vụ với hiệu quả kinh tế rất cao.
    TS. Hồ Hữu An khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mà trong tương lai sẽ đưa công nghệ tới tận tay người nông dân, bởi tất cả các công nghệ đã được "Việt hóa", các trang thiết bị đều được sản xuất ở trong nước, không cần phải thuê chuyên gia nước ngoài".

    Được biết, tại Hội chợ thiết bị và công nghệ Hà Nội-Hải Phòng năm 2004 vừa qua, công nghệ này đã được trưng bày và có 5-6 bản hợp đồng chuyển giao ghi nhớ và hiện cũng có rất nhiều địa phương đang có nhu cầu xin chuyển giao. Với kết quả này, TS. An cho rằng, chỉ một thời gian ngắn nữa công nghệ này sẽ tới tận tay người nông dân.
  10. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt đầu tiên của Việt Nam
    Thiết bị xử lý nước mặn đầu tiên của Việt Nam do Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường (CTC) nghiên cứu thiết kế mới đây đã được lắp đặt thành công tại đảo Bạch Long Vĩ. Với dây chuyền này, nước ngọt sản xuất ra có giá khoảng 20.000 đồng/m3, chỉ bằng 1/5 giá nước ngọt đang bán tại đảo.

    Nhiều người dân đảo Bạch Long Vĩ reo hò hoan hỉ chuyền tay nhau những chai nước ngọt đầu tiên thu được khi vận hành dây chuyền xử lý nước biển công suất 11 m3/giờ vừa được lắp đặt tại đảo. Cả ông Chủ tịch huyện và ông Bí thư huyện đảo cũng không giấu được niềm vui vì biết rằng đảo từ nay không còn lo thiếu nước.
    Nhớ lại những gì diễn ra trong ngày dây chuyền xử lý nước biển công suất lớn đầu tiên của Việt Nam hoạt động suôn sẻ từ lần vận hành đầu tiên trên đảo, Tiến sĩ Đào Đình Kim vui mừng xen lẫn tự hào. Ông là một trong những nhà khoa học chủ chốt của Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường (CTC) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo dây chuyền này theo hợp đồng trị giá gần 2,5 tỷ đồng với UBND thành phố Hải Phòng.
    "Công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt đã được các nước phát triển nghiên cứu thành công từ hàng chục năm nay. Chìa khóa của công nghệ này là khâu tách các tinh thể muối rất nhỏ ra khỏi nước biển", ông Kim cho biết. Có nhiều cách để làm được điều này nhưng kỹ thuật thẩm thấu ngược có sử dụng màng lọc RO là phổ biến nhất. "Kỹ thuật này cho phép tách muối trong khi vẫn giữ được một số chất khoáng cần thiết để bảo đảm sức khỏe cho con người. Hơn nữa, nó cho phép thực hiện xử lý nước biển ở quy mô công nghiệp".
    Từ cơ sở lý thuyết này, sau gần một năm ông Kim cùng một số đồng nghiệp đã mày mò chế tạo được một dây chuyền gồm 5 thiết bị xử lý nước biển qua 5 công đoạn khác nhau với tỷ lệ nội địa hóa 70%. Nước biển được bơm qua thiết bị đầu tiên sẽ được lọc sạch rong, rêu, tảo bằng một màng lọc có kích thước lỗ 50 micrometres. Sau đó, thiết bị lọc "vạn năng" (Multimedia) sẽ lọc sạch các chất có kích thước lớn hơn 20 micrometres. Sang thiết bị thứ ba, Ca, Mg, Br... được loại ra khỏi nước biển dưới dạng muối carbonat bằng phương pháp trao đổi cation. Thiết bị lọc thứ tư tiếp tục loại các chất có kích thước lớn hơn 5 micrometres ra khỏi nước biển. Và đến thiết bị cuối cùng sử dụng màng lọc RO có kết cấu đặc biệt. Quá trình thẩm thấu ngược diễn ra tại đây khi nước biển (sau khi đã qua các công đoạn tiền xử lý trước đó) được bơm áp suất cao tới 70 asmosphere qua hệ thống màng lọc này. Kết thúc quá trình thẩm thấu ngược, người ta sẽ thu được một lượng nước ngọt bằng 36% lượng nước biển lọc qua dây chuyền.
    Ông Kim cho biết, khó khăn lớn nhất gặp phải khi nghiên cứu chế tạo dây chuyền xử lý nước biển là chọn được vật liệu phù hợp. Vật liệu này phải chịu được sự ăn mòn của nước biển, chịu được áp suất cao. "Các loại thép không rỉ mã bình thường không đáp ứng được yêu cầu. Các loại sợi thủy tinh hay chất dẻo chịu áp lực của nước ngoài đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nhưng hoặc là khó mua hoặc là giá quá cao". Ông Kim cho biết. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng chọn được một loại thép không rỉ mã hiệu đặc biệt cho dây chuyền của mình.
    Vấn đề gia công thiết bị lọc có màng RO ở khâu cuối cùng cũng khá vất vả. Để tiết kiệm chi phí, ông Kim đã chọn sản phẩm trong nước sản xuất. Tuy nhiên, nhược điểm là đường ống ngắn nên phải nối. Vậy là phải mất nhiều công sức gia công với độ chính xác cao nhằm bảo đảm tuyệt đối không lọt nước trong điều kiện áp suất cao.
    Tuy nhiên, những nỗ lực của ông và các đồng nghiệp được đền đáp. Kết quả phân tích hóa học nước qua xử lý trên dây chuyền của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường của Bộ Y tế cho thấy, nước đạt độ tinh khiết cao, có thể dùng uống trực tiếp. Trong khi đó giá thành dây chuyền rẻ chỉ bằng 1/2 so với loại cùng công suất nhập ngoại. Với dây chuyền này, nước ngọt sản xuất ra có giá khoảng 20.000 đồng/m3 gồm cả chi phí vận hành và khấu hao dây chuyền trong 8 năm). Giá thành này chỉ bằng 1/5 so với giá nước ngọt bán kinh doanh cho các tàu đánh cá ở Bạch Long Vĩ hiện nay; Theo ông Kim, cái giá này có thể giảm xuống đáng kể nếu dây chuyền được lắp đặt để xử lý nước lợ hay được chế tạo với công suất lớn hơn để xử lý nước mặn ở các vùng ven biển...

Chia sẻ trang này