1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin về : Khoa học _ Công Nghệ _ Môi trường

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 09/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Con tàu đầu tiên chạy bằng khí sinh học
    Con tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng khí sinh học (biogas) - nguồn năng lượng tái sinh từ chất thải hữu cơ - sẽ được giới thiệu đầu tuần tới tại Thuỵ Điển.
    Con tàu sẽ nối thành phố Linkoeping, miền Nam Thuỵ Điển, với thành phố Vaestervik cách xa 80km, và chỉ có một toa đơn nhất 54 ghế. Carl Lilliehoeoek, Giám đốc công ty Svensk Biogas sở hữu con tàu, cho biết đây là con tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng khí sinh học. Nó là phiên bản cải tiến của tàu Fiat cũ kỹ với hai động cơ diesel được thay thế bằng hai động cơ khí của hãng Volvo. Động cơ khí sẽ giúp tàu thân thiện hơn với môi trường vì việc đốt khí sinh học làm giảm lượng khí thải nhà kính.
    Khí sinh học được tạo ra từ thực vật và chất thải động vật. Chúng được trộn với nước trong một chiếc thùng. Ngay khi chất thải phân rã, một loại khí hình thành. Có thể chứa và sử dụng khí đó làm nhiên liệu. Con tàu được trang bị 11 bình khí, đủ để chạy 600km với vận tốc 130km/giờ trước khi cần nạp nhiên liệu. Chi phí chế tạo con tàu này là 1,3 triệu đôla và nó sẽ chính thức hoạt động vào tháng 9 tới.
    Ngoài con tàu trên, Thuỵ Điển, quốc gia 9 triệu dân, hiện có 779 xe buýt chạy bằng khí sinh học và hơn 4.500 xe hơi chạy bằng hỗn hợp xăng-khí sinh học hoặc xăng-khí tự nhiên. Mục tiêu của nước này trong năm 2005 là thay thế 3% nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng tái sinh- mục tiêu tham vọng nhất trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
    Theo Lars Guldbrand, chuyên gia năng lượng thuộc Bộ Môi trường Thuỵ Điển, dầu mỏ ngày càng đắt đỏ và khan hiếm, do vậy con người cần tìm các nguồn năng lượng khác. Ngoài lợi ích về môi trường, khí sinh học có thêm lợi thế là nguồn cung cấp không phụ thuộc vào nhập khẩu, có thể sản xuất trong nước. Mặc dù các con tàu điện được coi là không ô nhiễm song năng lượng mà chúng sử dụng thì lại không sạch. Mọi phương pháp sản xuất điện hiện nay đều có vấn đề. Đốt nhiên liệu hoá thạch là thủ phạm chính gây ô nhiễm. Thuỷ điện phá huỷ hệ sinh thái trong khi điện gió và điện mặt trời lại phụ thuộc vào thời tiết.
  2. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Biến nước phèn chua thành nước ngọt
    Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát nguồn gốc và đặc tính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TS. Nguyễn Bá Trinh và các cộng sự cùng Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ DS-3.
    DS-3 là công nghệ biến nước phèn chua thành nước ngọt, đã được trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ năm 2004. DS-3 là loại vật liệu rắn được nghiên cứu cho việc xử lý phèn chua hoạt động trên cơ sở hiệu ứng tích số tan, giữ các ion kim loại trên bề mặt vật liệu lọc. Ngoài ra, do vật liệu ở dạng rắn, cho nên việc sản xuất thiết bị lọc trở nên đơn giản, nông dân có thể tự tạo. Một thùng lọc đơn giản có cấu tạo ngoài cùng là một thùng chứa nước lớn, bên trong là một xô nhựa úp ngược chứa cát. Đáy xô được nối với vòi dẫn nước lọc ra ngoài. Lớp DS-3 trong thùng cao khoảng 50cm, nằm phía ngoài xô cát. Nước phèn từ trên cao dội xuống, qua lớp DS-3 để tăng pH và loại bỏ ion kim loại, qua tiếp lớp cát để làm trong và theo ống dẫn nước ra ngoài. Do DS-3 còn giữa được các ion kim loại khác nhờ vậy, nó có thể được dùng để xử lý nước giếng, nước nhiễm flo, kim loại nặng cũng như nước lũ. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Trong thời gian tới tập thể các tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ xử lý nước để có thể tái sử dụng nước, hạn chế khan hiếm nước.
  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Biến nước phèn chua thành nước ngọt
    Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát nguồn gốc và đặc tính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TS. Nguyễn Bá Trinh và các cộng sự cùng Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ DS-3.
    DS-3 là công nghệ biến nước phèn chua thành nước ngọt, đã được trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ năm 2004. DS-3 là loại vật liệu rắn được nghiên cứu cho việc xử lý phèn chua hoạt động trên cơ sở hiệu ứng tích số tan, giữ các ion kim loại trên bề mặt vật liệu lọc. Ngoài ra, do vật liệu ở dạng rắn, cho nên việc sản xuất thiết bị lọc trở nên đơn giản, nông dân có thể tự tạo. Một thùng lọc đơn giản có cấu tạo ngoài cùng là một thùng chứa nước lớn, bên trong là một xô nhựa úp ngược chứa cát. Đáy xô được nối với vòi dẫn nước lọc ra ngoài. Lớp DS-3 trong thùng cao khoảng 50cm, nằm phía ngoài xô cát. Nước phèn từ trên cao dội xuống, qua lớp DS-3 để tăng pH và loại bỏ ion kim loại, qua tiếp lớp cát để làm trong và theo ống dẫn nước ra ngoài. Do DS-3 còn giữa được các ion kim loại khác nhờ vậy, nó có thể được dùng để xử lý nước giếng, nước nhiễm flo, kim loại nặng cũng như nước lũ. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Trong thời gian tới tập thể các tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ xử lý nước để có thể tái sử dụng nước, hạn chế khan hiếm nước.
  4. EMILY_VN

    EMILY_VN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    Lau lau moi len mang doc bai,ma tu nhien co nhung bai hay hay nhu the nay thi dung la vui that.Chac tu lan sau minh phai tang cuong len mang de xem cac em 45 co them nhung y tuong gi hay ho nua khong nhi?Thu vi that.cai loai bot ma em noi co san xuat roi day,neu nghien cuu thanh de tai KH thi tot lam nhe.Co len.
  5. EMILY_VN

    EMILY_VN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    Lau lau moi len mang doc bai,ma tu nhien co nhung bai hay hay nhu the nay thi dung la vui that.Chac tu lan sau minh phai tang cuong len mang de xem cac em 45 co them nhung y tuong gi hay ho nua khong nhi?Thu vi that.cai loai bot ma em noi co san xuat roi day,neu nghien cuu thanh de tai KH thi tot lam nhe.Co len.
  6. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    MOSCOW, Nga - Hôm Thứ Ba, một nhóm quốc tế đã chọn Pháp làm địa điểm xây dựng một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân có tính cách thí nghiệm, một dự án 13 tỉ mỹ kim mà những nhà xây dựng hy vọng một ngày nào đó sẽ phát ra nguồn năng lượng vô tận, rẻ tiền, bằng cách lập lại cách sản xuất năng lượng giống như mặt trời và giúp thế giới không cần sử dụng tới nhiên liệu dầu mỏ.
    Pháp đã đánh bại Nhật để chiếm vai trò chủ nhà cho dự án xây dựng Lò Phản Ứng Thí Nghiệm Nhiệt Hạch (ITER).
    Phương pháp tổng hợp hạt nhân không sinh ra các chất khí gây hiệu ứng nhà kính và chỉ tạo ra các chất thải có mức phóng xạ thấp.
    ?oÐây là một thành công vĩ đại cho nước Pháp, cho Âu Châu và cho mọi nước cộng tác trong dự án ITER,? Tổng Thống Pháp Jacques Chirac nói trong một bản tuyên bố được đưa ra vài phút sau lời loan báo tại Moscow.
    ?oCộng đồng quốc tế hiện giờ sẽ có thể nắm lấy một thách đố khoa học và kỹ thuật chưa từng có, mở ra các hy vọng lớn lao để cung cấp cho nhân loại một nguồn năng lượng không gây ảnh hưởng cho môi trường và trên thực tế không bao giờ cạn kiệt,? ông nói.
    Các viên chức nói vấn đề địa điểm xây dựng nay đã được giải quyết - nó sẽ nằm tại vùng Cadarache ở miền Nam nước Pháp - những nước tham gia dự án sẽ thương lượng về các chi tiết xây dựng và ký kết một thỏa thuận chung cuộc có thể vào cuối năm nay. Việc xây dựng phải được hoàn tất khoảng năm 2014. Vấn đề sẽ còn được bàn cãi là khoảng 10,000 việc làm.
    Phản ứng tổng hợp hạt nhân, tạo năng lượng cho mặt trời và các vì sao, liên quan đến sự va chạm các nguyên tử ở áp suất và nhiệt độ cực kỳ cao bên trong một lò phản ứng. Khi các nguyên tử kết hợp lại, chúng phát ra nhiệt và nhiệt có thể được dùng để tạo ra điện lực.
    Không như các lò phản ứng phân hạt hiện nay - tạo năng lượng bằng cách phân ly các nguyên tử ITER, sẽ tạo năng lượng bằng cách tổng hợp các nguyên tử.
    Năng lượng phát ra từ phản ứng tổng hợp đã được sản xuất trong các phòng thí nghiệm nhưng cho tới nay các khoa học gia vẫn chưa xây dựng được một lò phản ứng sử dụng được trong thương mại, mặc dù đã nghiên cứu từ hàng thập niên nay.
    Một trong những thử thách lớn nhất mà các nhà khoa học phải giải quyết là xây dựng một lò phản ứng có thể chịu đựng được nhiệt độ khoảng 100 triệu độ bách phân (180 triệu độ F) đủ lâu để có thể tạo ra năng lượng.
    Ngoài ra, trong khi nhiên liệu dầu mỏ được dự trù sẽ cạn trong khoảng 50 năm nữa, lò phản ứng sẽ chạy bằng một chất đồng vị của khí hydro (khinh khí), một nguồn nhiên liệu hầu như vô tận có thể được trích xuất từ nước.
    Sáu thành viên trong nhóm chủ trương dự án - gồm Nhật, Hoa Kỳ, Trung Quốc, 25 nước trong Liên Hiệp Âu Châu, Nga và Nam Hàn - lâu nay vẫn chia rẽ về vấn đề địa điểm đặt lò phản ứng thử nghiệm và sự cạnh tranh đã diễn ra rất gay go. Vấn đề gây chia rẽ là hàng tỉ mỹ kim về ngân khoản nghiên cứu, các hợp động xây dựng và thiết kế.
    Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Hàn đều muốn cơ sở được xây dựng ở Rokkasho ở miền Bắc nước Nhật. Còn Nga, Trung Quốc và các nước Liên Hiệp Âu Châu muốn nó tại Cadarache.
    Âu Châu đã lý luận rằng Cadarache, một trong những trung tâm nghiên cứu hạt nhân dân sự lớn nhất ở Âu Châu, hiện có sẵn những cơ sở yểm trợ về kỹ thuật cho dự án, do đó giảm thiểu được các rủi ro.
    Báo chí Nhật nói rằng Tokyo đã bằng lòng từ bỏ đòi hỏi xây dựng lò phản ứng tại Nhật, đổi lại Nhật sẽ được giao một vai trò lớn hơn trong việc nghiên cứu và điều hành dự án. Thỏa hiệp hôm Thứ Ba đã bảo đảm dành cho Tokyo vai trò đó.
    Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản đã đạt tới một thỏa thuận về một sự cộng tác rộng lớn hơn trong việc phát triển năng lượng tổng hợp hạt nhân để biến nó thành một nguồn năng lượng có thể được dùng cho thương mại. (n.n.)
  7. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0

    Được Dien_Quyhoach_2_0 sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 30/06/2005
  8. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng nguyên tử: Tình trạng bế tắc
    Chất uran chỉ còn đủ cho một vài thập kỷ nữa - vậy sau đó sẽ ra sao?
    Năng lượng nguyên tử rồi cũng đi vào ng' cụt giống như việc đốt các nhiên liệu hoá thạch còn lại rất hạn chế. Vì chất uran cần thiết để vận hành các nhà máy điện nguyên tử là một loại nguyên liệu thô hiếm. Giải pháp ?oLò phản ứng tái sinh hạt nhân nhanh?, mà người ta kỳ vọng rằng có thể kéo dài thời gian sử dụng nguồn năng lượng dự trữ, đă bị thất bại bởi các lý do về kinh tế và kỹ thuật. Trong một vài thập kỷ nữa, ngành nguyên tử sẽ hết nhiên liệu. Do nguồn trữ lượng uran cũng như các nguồn trữ lượng khác như than và khí đốt tự nhiên sẽ được tiêu thụ hết một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn, cho nên về lâu dài con người chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của mình bằng các nguồn năng lượng tái sinh và bằng việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
    Năng lượng nguyên tử: Kẻ mạo danh
    Có thể từ bỏ không sử dụng điện hạt nhân trong việc cung cấp năng lượng
    Nhằm nhấn mạnh vai trò của năng lượng nguyên tử, giới nguyên tử luôn đưa ra các dẫn chứng về sự đóng góp của năng lượng nguyên tử trong việc tạo ra điện năng. Nhưng khi người ta xem xét xem năng lượng nguyên tử đóng góp gì vào việc tiêu thụ năng lượng chung trên toàn thế giới thì người ta thấy rằng năng lượng nguyên tử hầu như không có ý nghĩa gì đối với nhu cầu về năng lượng của con người. Năm 2001, điện nguyên tử chỉ đáp ứng được 2,3% nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn thế giới. Phần đóng góp của các nguồn năng lượng tái sinh trong việc cung cấp năng lượng trên toàn thế giới ngày nay còn cao hơn nhiều. Con người có thể khước từ hoàn toàn năng lượng nguyên tử. Rủi ro từ các tai nạn hạt nhân, việc sản sinh ra chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao và các chi phí để xử lý chúng không tương xứng với nguồn năng lượng được tạo ra cho một khoảng thời gian ngắn ngủi. Năng lượng nguyên tử là rất nguy hiểm và không cần thiết.
    Năng lượng nguyên tử: Kỹ thuật có nhiều rủi ro
    Mức rủi ro về thảm hoạ hạt nhân ở Châu Âu: 16%
    Do những thiếu sót về mặt kỹ thuật và sự sai lầm của con người, ở mỗi nhà máy điện nguyên tử đều có thể xảy ra một tai nạn nghiêm trọng làm thải ra ngoài môi trường một khối lượng lớn chất phóng xạ. ?oCông trình nghiên cứu chính thức rủi ro ở các nhà máy điện nguyên tử của Đức - Giai đoạn B? cho thấy, xác suất thảm họa hạt nhân ở một nhà máy điện nguyên tử của Đức vận hành trong khoảng thời gian 40 năm là 0,1%. Trong khối liên minh Châu Âu hiện có trên 150 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động. Xác suất cho một thảm họa hạt nhân ở Châu Âu là 16%. Tỉ lệ này cũng bằng với xác suất người ta đạt được khi chơi xúc xắc: ngay lần đầu tiên đă đạt 6 chấm. Trên toàn thế giới có khoảng 440 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động. Xác suất cho một thảm hoạ hạt nhân trên toàn thế giới trong 40 năm là 40%. Thảm hoạ hạt nhân ở Chéc-nô-bưl cho thấy một thảm hoạ hạt nhân có thể giết chết hàng vạn người.
    Năng lượng nguyên tử: Kẻ sản xuất chất thải
    Không ai muốn thừa hưởng di sản này
    Tất cả các nhà máy điện nguyên tử đều chuyển hoá quặng uran thành chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao thông qua quá trình phân huỷ hạt nhận. Do phát ra phóng xạ, chất thải hạt nhân là một hiểm họa đối với cuộc sống con người. Do đó, nó cần phải được cất giữ chắc chắn tách biệt khỏi con người và động thực vật hàng trăm nghìn năm. Các nhà máy điện nguyên tử hoạt động từ khoảng 50 năm nay, nhưng cho đến nay vẫn không một ai biết cách cất giữ chắc chắn chất thải hạt nhân. Trên thế giới vẫn không tìm ra được cách thức chắc chắn để huỷ chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao từ các nhà máy điện nguyên tử. Chỉ một thời gian ngắn sử dụng năng lượng nguyên tử, đă để lại một gánh nặng chất thải hạt nhân trong một thời gian lâu dài gần bằng lịch sử của trái đất. Nếu như từ thời nguyên thuỷ con người đă có nhà máy điện nguyên tử, thì cho đến ngày nay chúng ta vẫn phải giám sát những chất thải hạt nhân từ thời đó.
    Năng lượng nguyên tử: Hiểm hoạ bom nguyên tử
    Năng lượng nguyên tử khuyến khích việc chạy đua vũ khí nguyên tử
    Các quốc gia phát, minh chế tạo bom nguyên tử trong các thập kỷ qua ban đầu đều có một chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, những chương trình hạt nhân dân sự này thường chỉ là một lớp ngụy trang cho mục tiêu quân sự. Các chương trình trên mở ra cho các quốc gia này cơ hội tiếp cận với các công nghệ và những hiểu biết cần thiết về việc chế tạo bom nguyên tử. Điều này cho thấy: Việc xuất khẩu và tiếp tục mở rộng công nghệ nguyên tử làm gia tăng đáng kể mối hiểm hoạ chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử.
    Năng lượng nguyên tử: Thất bại về khí hậu
    Năng lượng nguyên tử không thể cứu được bầu khí quyển
    Giới nguyên tử thừa nhận rằng, người ta không thể thay thế than, dầu, khí đốt bằng các nhà máy điện nguyên tử. Để thay thế chỉ 10% năng lượng hoá thạch trong năm 2050 bằng điện nguyên tử, người ta sẽ phải xây dựng tới 1000 nhà máy điện nguyên tử mới (hiện nay trên thế giới có khoảng 440 nhà máy điện nguyên tử). Việc xây dựng các công trình này - tính trong trường hợp hoàn toàn có thể xây dựng được - sẽ kéo dài nhiều thập kỷ. Nguồn trữ lượng uran sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Ngay cả Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng thừa nhận không thể nhanh chóng mở rộng năng lượng nguyên tử để hạn chế được sự thay đổi khí quyển. Chúng ta có một giải pháp khác cho vấn đề này: Toàn cảnh năng lượng khác nhau trên thế giới chỉ ra rằng vấn đề khí quyển chỉ được giải quyết thông qua các nguồn năng lượng tái sinh kết hợp với những kỹ thuật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
    Năng lượng nguyên tử: Không có tác dụng tạo việc làm
    Tạo ra việc làm ư? Ngành năng lượng nhờ sức gió đă vượt lên trên ngành công nghiệp nguyên tử!
    Năng lượng nguyên tử là một ngành cần nhiều vốn - năng lượng tái sinh là một ngành cần nhiều lao động. Ví dụ ở Đức: Năm 2002, có khoảng 30000 người làm việc trong ngành công nghiệp nguyên tử. Trong khi đó, chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng nhờ sức gió đă có hơn 53000 người làm việc. Ngành năng lượng tái sinh nói chung đă bảo đảm được việc làm cho 120000 người, mặc dů phần đóng góp của các ngành này vào việc cung cấp năng lượng còn thấp. Việc tiếp tục mở rộng, phát triển các ngành năng lượng tái sinh mỗi ngày sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới. Trong ít năm tới, việc mở rộng các ngành năng lượng tái sinh có thể sẽ tạo ra được hàng triệu chỗ làm mới trên phạm vi toàn thế giới.
    Những giải pháp thay thế năng lượng nguyên tử100% năng lượng từ mặt trời, gió, nước và các chất hữu cơ
    Quốc hội Đức năm 2002 đă đưa ra một bức tranh toàn cảnh về năng lượng cho nước Đức, theo đó đến năm 2050 việc cung cấp năng lượng cho toàn nước Đức sẽ được thực hiện bằng các nguồn năng lượng tái sinh. Điều có thể thực hiện được ở Đức, một đất nước có diện tích nhỏ bé, mật độ dân số và năng lượng cao và mức sống của người dân cũng cao, thì cũng có thể thực hiện được ở khắp mọi nơi. Trong lúc đó, chính ngành năng lượng cũng thừa nhận rằng: Cho đến năm 2050, trên toàn thế giới năng lượng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái sinh sẽ nhiều hơn lượng năng lượng tiêu thụ hiện nay của con người. Nhu cầu về năng lượng trên thế giới sẽ được đáp ứng thông qua sự kết hợp của các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời, các nhà máy điện nhờ sức gió và các hình thức sử dụng năng lượng hữu cơ khác. Để hạn chế sự gia tăng nhu cầu năng lượng trên thế giới cần phải đưa vào vận hành các kỹ thuật sử dụng tiết kiệm năng lượng. Việc xây dựng nhanh chóng ngành năng lượng mặt trời trên thế giới là một bước đi quan trọng để tránh các cuộc chiến tranh giành giật các loại nguyên liệu hiếm như dầu mỏ, khí đốt và uran.
  9. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Nuclear Power is a Dead End
    Uranium will only last a few decades - what then?
    Nuclear power - like the wasteful consumption of finite reserves of fossil fuels - is at a dead end. This is because the uranium, which is needed to operate nuclear power stations, is a scarce resource. "Fast breeder" reactors, with which it was hoped to stretch out the reserves for some time, have proven to be a failure on technical and commercial grounds. In just a few decades the nuclear power industry''s fuel reserves will run out Since oil and natural gas reserves will be used up in the foreseeable future, as well as uranium reserves, the human race can only meet its long-term energy needs by using forms of renewable energy and increasing energy efficiency.
    Nuclear Power is a Con Trick
    Nuclear energy is dispensable for power supply
    In order to claim more importance for nuclear power, the nuclear industry repeatedly overstates nuclear energy''s share of electricity generation. If one examines closely what contribution nuclear energy makes to total worldwide energy consumption, it becomes evident that nuclear power is of practically no significance for mankind''s energy needs. In 2001, nuclear electricity supplied only 2.3 percent of worldwide energy needs. Renewable energy''s contribution to world energy supply is already significantly greater. The human race can easily do without nuclear power''s marginal contribution. The risks of nuclear accidents, production of highly radioactive waste and the costs necessary for its disposal, bear no rational relationship to the slight short-term gain in energy that nuclear power provides. Nuclear power is both hazardous and superfluous.
    Nuclear Power Gambles with our Lives
    Risk of Worst-Case Scenario Nuclear Incident in Europe: 16 Percent
    An accident could happen in any power station as a result of technical defect or human error, releasing large quantities of radioactivity into the environment. According to the official "German Nuclear Power Station Risk Study - Phase B", a German nuclear power station in operation over some 40 years has a 0.1 percent probability of a worst-case scenario nuclear incident. In the European Union there are more than 150 operational nuclear power stations. The probability of a worst-case scenario nuclear incident is around 16% in Europe. That equates to the chances of throwing a 6 with the first cast of the dice. Worldwide there are some 440 operational nuclear power stations. The probability of a major worst-case scenario incident within the next 40 years is in the region of 40 percent. As the nuclear disaster in Chernobyl shows, a major worst-case scenario nuclear incident can be expected to cause several thousand fatalities.
    Nuclear Power is a Waste
    No one wants such a legacy
    Every nuclear power station converts uranium fuel rods through nuclear fission into highly radioactive nuclear waste. Nuclear waste constitutes a life-threatening hazard because of its radioactive emissions. People, animals and plants need to therefore be shielded from it for several hundreds of thousands of years. Nuclear power stations have been in operation for some 50 years but to date no one knows how nuclear waste can ultimately be stored. Worldwide there is not one safe and secure disposal option for the highly radioactive waste produced by nuclear power stations In the short period of time that nuclear power has been used, it is leaving behind - in the shape of the resultant nuclear waste - a dead hand of historical dimensions for the Earth. If prehistoric man had already had nuclear power stations we would even today still be having to maintain a watch over his waste.
    Nuclear Power is a Bomb Factory
    Nuclear power promotes proliferation of nuclear weapons
    Those countries which have developed and built nuclear bombs in recent decades began with a civil nuclear program. However, these civil programs were often only a cover for their military interests and provided them with access to the technologies and know-how for the design of nuclear bombs. This fact shows that the export and further proliferation of nuclear technology significantly increases the risk of nuclear weapons proliferation.
    Nuclear Power Cannot Save the Climate
    Climate change can only be prevented by using renewables
    The nuclear industry concedes that coal, oil and gas cannot be replaced by nuclear power. In order to replace a mere 10 percent of fossil energy in the year 2050 by means of nuclear power, up to 1000 new nuclear power stations would have to be built (at the moment there are about 440 nuclear power stations worldwide). Construction of these plants would - if ever realised - take several decades. Existing uranium reserves would then be rapidly exhausted. Even the International Atomic Energy Agency (IAEA) admits that nuclear energy could not be expanded swiftly enough to stop climate change. The solution is quite different: various world energy scenarios show that the climate problem can only be solved by the use of renewable forms of energy in conjunction with efficient and economical energy technologies.
    Nuclear Power Makes Less Jobs
    Jobs? Wind power beats nuclear!
    Nuclear power is capital intensive while renewable forms of energy are labour (job) intensive. For example, in Germany in 2002 some 30,000 people were employed in the nuclear industry. On the other hand, more than 53,000 people are presently employed in the German wind power industry alone. Overall, the renewable energies industry in Germany has already secured 120,000 jobs despite its as yet only small share of power generation. Further expansion of renewable energies is adding new jobs on a daily basis. Millions of new jobs could be created worldwide within the space of a few years by expanding the use of renewable forms of energy.
    Alternatives to Nuclear Energy
    100% of energy from sun, wind, water and biomass
    In 2002, the German parliament presented an energy scenario according to which the entire German energy supply requirement could be achieved through the use of renewable forms of energy. If that is possible in Germany - a country with a small geographical area, high population and energy density and a high standard of living â?" it is possible anywhere. Meanwhile even the energy industry concedes that, by the year 2050, more energy could be provided from renewable sources worldwide than mankind is using today. The energy needs of this earth can be met through a mix of solar thermal power plants and solar electricity stations, wind farms, hydroelectric power stations and the various uses of biomass. In order to restrict growth of the energy requirement, economical energy technologies must come into play. Added to this, the rapid expansion of a world solar energy industry is an important step towards preventing wars over scarce resources such as oil, gas and uranium.
  10. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Đôi giày thông minh
    Cô G.Swan - sinh viên năm cuối tại Đại học Brunel (Anh) - đã thiết kế một đôi giày thể thao có khả năng tính được người mang nó đã tập thể dục đủ hay chưa để cho phép họ xem ti vi.
    Đôi giày có tên Square Eyes chứa một bộ cảm ứng áp lực điện tử và một bộ vi mạch ghi lại số bước chân người chủ đã đi trong một ngày. Một máy phát không dây sẽ truyền thông tin tới bộ tiếp nhận nối với ti vi và thiết bị này sẽ quyết định thời lượng xem ti vi của người chủ dựa trên các nỗ lực luyện tập trong ngày.
    Cô Swan cho biết mục đích chế tạo ra Square Eyes là nhằm giúp giảm vòng eo ngày càng phình to của lứa tuổi thiếu niên ở Anh. Một khi trẻ em dùng hết lượng thời gian cho phép, ti vi sẽ tự động tắt. Và nếu muốn xem ti vi thêm, trẻ phải mang giày vào tập luyện.
    Theo các chuyên gia y tế, trẻ tập luyện 12.000 bước chân/ngày sẽ được xem ti vi 2 giờ/ngày. Vì thế, cứ mỗi 100 bước trẻ sẽ có một phút xem tivi. Mẫu giày đầu tiên sẽ có 2 bộ cảm ứng ở đế giày (ảnh) - một bộ ghi lại bước chân và bộ còn lại ở gót giày được dùng để gửi dữ liệu đến bộ tiếp nhận thông tin.

Chia sẻ trang này