1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin về : Khoa học _ Công Nghệ _ Môi trường

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 09/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Cần tạo điều kiện cho nước mưa ngấm xuống đất
    Đời sống nước mưa trên mặt đất đang ngày càng ngắn dần, trong khi diện tích đô thị bị ngập nước sau cơn mưa lại tăng. Sự bê tông hoá đô thị trên diện rộng đã khiến cho nước mưa không có cơ hội ngấm xuống đất, bổ sung cho nguồn nước ngầm.
    Tình trạng này hiện đang làm các nhà khoa học hết sức lo lắng. "70% diện tích ao hồ đã biến mất do bị người dân san lấp mặt bằng để xây dựng nhà cửa", Phó giáo sư Đoàn Cảnh thuộc Viện Sinh học nhiệt đới cho biết. Theo ông, diện tích ao hồ, vùng trũng bị thu hẹp sẽ làm mất đi vùng lưu giữ nước tự nhiên, khiến cho nguồn cung cấp nước tự nhiên không được bổ cập. Trong khi đó môi trường đô thị hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng do sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Khoảng 30% lượng nước mưa bị nhiễm bẩn bởi các chất thải.
    Theo các nhà khoa học, nước mưa không những bổ sung cho nguồn dự trữ nước mặt và nước ngầm của TP HCM vốn đã thiếu hụt sau sử dụng theo chu kỳ mùa (nhiều nơi trong thành phố mức sụt giảm nước ngầm đã đến 2m/năm), mà còn giữ áp suất địa tĩnh chống lún sụt vùng đô thị. Nước mưa cũng pha loãng nguồn nước bị ô nhiễm nặng để phục hồi các quá trình hóa học và sinh học vốn có nhưng đang bị kiềm chế vì độ nhiễm bẩn. Nước mưa ngấm vào đất mang theo nhiều chất ô nhiễm rửa trôi từ môi trường.
    Nguồn nước ngọt, quan trọng nhất đối với sự sống con người, chiếm 2,5% tổng sản lượng nước trên Trái đất. Trong đó chỉ 0,4% nước mặt là quan hệ trực tiếp đến sự sống gồm: 1,6% nước sông ngòi, 67,4% ao hồ, 9,5% hơi nước trong không khí và 12,2% nước thấm vào trong đất. Tại Việt Nam, thiếu nước đang là vấn đề bức xúc. Ước tính có khoảng 70% dân số Việt Nam dễ bị đe dọa bởi các thảm họa liên quan đến nước, trung bình 1 triệu người/năm cần sự hỗ trợ khẩn cấp.

    Các nhà khoa học cho rằng, vai trò quan trọng của nước mưa đến nay vẫn chưa được con người đánh giá đúng mức để có kế hoạch lưu giữ nước mưa lâu hơn trên đất bề mặt. Phân tích của Viện Sinh học nhiệt đới cho thấy, tốc độ đô thị hóa tại các thành phố lớn đã gây nên hệ quả là tình trạng bê tông hóa tối đa các mặt bằng xây dựng, san lấp hết các vùng trũng thấp. Tập quán tận dụng nước mưa hầu như không còn tồn tại, cả ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vì giếng khoan đã trở nên thông dụng.
    Các nhà khoa học còn cho rằng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã làm tăng năng lực ứng xử không hợp lý và phi kinh tế của con người đối với nước mưa, biểu hiện rõ nhất là những biện pháp nhằm đẩy nước mưa rời khỏi mặt đất càng nhanh càng tốt. Đơn cử như hệ thống kênh rạch đã gom nhanh nước mưa tại chỗ hoặc từ thượng nguồn đổ về để trút ra sông lớn rồi xả nhanh ra biển. Do đó cứ mưa lớn thì các khu vực đô thị ngập nước nặng, nhưng khi nước rút lại không giữ được lượng nước thấm vào đất để bổ sung cho các nguồn nước sinh hoạt. Trong khi đó hệ thống đê sông, đê biển ngăn không cho nước mặn tràn vào nội đồng cũng vô hình ngăn cản nguồn nước mưa, ép chúng đi theo luồng nhất định và đẩy ra biển...
    Ông Nguyễn Thành Tín, chuyên gia tư vấn về chất lượng nước nói: "Hệ thống kênh thu gom hỗn hợp (mưa + nước thải sinh hoạt) nhằm tiêu thoát càng nhanh càng tốt sẽ mang đến nhiều nguy hại cho môi trường". Theo ông Tín, kỹ thuật tiêu thoát nước đô thị hiện nay đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng như gây úng lụt cho các vùng thấp trũng, xói mòn các kênh tự nhiên, tải thẳng các chất ô nhiễm ra nguồn tiếp nhận. Kỹ thuật này cũng phá hủy nơi cư trú của động vật hoang dã, giết chết nhiều động vật làm giảm tính đa dạng sinh học.
    Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đề nghị các cơ quan chức năng có kế hoạch tiếp cận và quản trị thông minh lượng nước mưa. Phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Cảnh cho rằng, cần quản lý nước mưa ngay từ khi rơi xuống, phân bố trên mặt bằng, thảm phủ, ngấm vào đất và đi vào các khu vực gom nước (sông, suối, hồ chứa và ra biển).
    Ông Nguyễn Thành Tín cũng ngỏ ý mong muốn đưa Hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững (SUDS - Sustainable Urban Drainage Systems) nằm trong Chương trình City Blues do EU tài trợ ứng dụng vào quy hoạch nước mưa của TP HCM. Theo đó, để quản lý nước mưa hiệu quả, phải sử dụng các thành phần đô thị như bề mặt thấm nước, bẫy bụi cát, địa hình lõm, vùng trũng thấp và các đầm lầy, vùng đất ngập nước... thay vì thoát nước thật nhanh, Hệ thống tiêu thoát sẽ làm chậm quá trình thoát nước và đưa nước mưa trở lại cộng đồng.
    "Quản lý nước mưa đô thị là giải pháp tiếp cận tổng hợp giữa chống úng ngập và nâng cao chất lượng nước trong từng khâu từ quy hoạch xây dựng đô thị đến vận hành, giảm tối đa ô nhiễm các nguồn nước", Tiến sĩ Lê Thành Bảo Đức, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão TP HCM nói. Tuy nhiên muốn làm được điều này, theo các nhà khoa học, cần phải có sự hợp tác của lãnh đạo thành phố và các ban ngành liên quan, đặc biệt là trong quy hoạch kiến trúc xây dựng thành phố.
  2. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ Wifi
  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Thử nghiệm thiết bị làm sạch không khí
    GS.TSKH Trần Mạnh Trí - Trung tâm Công nghệ hóa học và môi trường - cho biết ông vừa hoàn thành nghiên cứu, chế tạo và đưa vào ứng dụng thử nghiệm trong thực tế thiết bị làm sạch không khí mang tên Nanotex - 250.
    Thiết bị Nanotex - 250 phù hợp xử lý mùi hôi và độc hại ở các kho thuốc bảo vệ thực vật hoặc các loại hóa chất; làm sạch không khí ở khu vực sản xuất, đóng gói ở các xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; khử mùi khói thuốc lá... Loại thiết bị này tiêu hao điện năng 150Wh.
    Thiết bị Nanotex - 250 được lắp đặt vận hành thử nghiệm tại nơi trưng bày và bán sản phẩm thuốc bảo vệ ở thành phố Cần Thơ.
  4. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Kính thông minh cho người bơi
    Một kỹ sư cơ khí tại Đại học Brunel, London, Anh đã phát minh ra chiếc kính thông minh, giúp người bơi tính được độ dài quãng đường và thời gian trôi qua.
    Katie Williams đã thiết kế và chế tạo chiếc kính này trong một dự án kéo dài 3 năm tại một khóa học về Thiết kế công nghiệp ở Đại học Brunel.
    Williams cho biết, ý tưởng về chiếc kính Inview bắt nguồn từ những kinh nghiệm của chính cô khi còn làm bảo vệ tại bể bơi của địa phương mình. Nhiều người phải nhờ đến đồng hồ đeo tay hoặc đồng hồ chỉ tốc độ gắn trên tường để biết được thời gian bơi hết một vòng, song cả hai cách này đều khiến họ mất tập trung.
    "Nếu có một cái đồng hồ trên tay, hầu hết người bơi sẽ cử động cánh tay trái theo một cách khác, chỉ để nhìn xem mình đang bơi nhanh hay chậm. Điều đó gây lãng phí năng lượng", Williams nói.
    Nhiều người cũng gặp khó khăn khi ước lượng số vòng đã bơi, đặc biệt nếu họ phải bơi nhiều vòng hoặc phải tập trung vào thực hiện các cú sải hoàn hảo.
    "Tôi chẳng bao giờ biết được mình đã bơi bao nhiêu vòng", Williams nói.
    Phát minh của Williams cho phép người bơi tập trung vào cải tiến những cú sải nước thay vì tính toán xem mình đã bơi được bao xa. Thiết bị sử dụng một la bàn. Khi người bơi bước xuống hồ, la bàn sẽ tự định hướng, và thông báo khi chủ nhân thay đổi hướng bơi, đồng thời ghi lại một vòng.
    Nguyên mẫu điện tử gắn trên kính có chứa la bàn và một máy đếm vòng, với kích cỡ của một hòn đá nhỏ, và có một chút bất tiện với người dùng. Tuy nhiên, thiết bị khi được nghiên cứu hoàn hảo sẽ không lớn hơn một đồng 50 xu và nằm khiêm tốn trên quai đeo phía sau của kính.
  5. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Xây hồ chứa nước trên núi đá làm mát gió Lào
    Chương trình thu hẹp diện tích núi đá trọc để xây dựng hồ chứa nước, trồng rừng nhằm giảm bớt tác động và ảnh hưởng của gió Lào đang được tỉnh Nghệ An làm thí điểm.
    Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Việt Cường thuộc Viện Cơ học, người xây dựng chương trình trên cho biết, khi kết quả thí điểm ở Nghệ An thành công, ông sẽ nghiên cứu khả năng triển khai sang tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh khác khu vực Bắc Trung Bộ - túi đựng gió Lào của Việt Nam.
    Gió Lào, cách gọi dân gian để gọi gió thổi từ phía Tây (từ nước Lào), khi vượt qua dãy núi Trường Sơn đã để lại hơi nước bên kia núi, vì vậy khi sang đến Việt Nam gió rất khô và nóng. Gió Lào thường thổi từ tháng 5 đến tháng 9, cao điểm nhất là vào tháng 7. Vào những ngày cao điểm nhiệt độ ở khu vực có gió Lào có thể lên tới 37oC thậm chí lên đến trên 39oC. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân ảnh hướng sức khoẻ của người dân, giảm khả năng sản xuất và thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến vùng đất này.
    Ông Cường cho biết, toàn khu vực Bắc Trung Bộ có khoảng 30.000 ha núi đá trọc, cây cối không mọc được. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm tăng nhiệt độ vì sự hấp nhịêt của đá. Việc thu hẹp diện tích núi đá trọc bằng cách khai thác đá và sử dụng những diện tích này làm các hồ chứa nước và trồng rừng được coi là rất khả quan.
    Chương trình này có thể được thực hiện theo hai cách, tùy theo địa hình - hoặc san núi đá rồi đào hồ và trồng cây xung quanh (đá dùng làm vật liệu xây dựng) hoặc làm hồ trên núi để vừa là nơi chứa nước, tạo mát, vừa tận dụng làm thủy điện nhỏ, nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước tưới cho cây trồng.
    Hiện tại một khu kinh tế du lịch sinh thái theo hướng này đang được thực hiện tại khu vực Thanh Thủy, Thác Muối, Mường ***g (huyện Thanh Chương) và sau khi hoàn thành, hy vọng nơi đây sẽ trở thành khu nghỉ mát lý tưởng như Đà Lạt hay Sapa. Ngoài ra, những hồ chứa nước ở khu vực này còn có thể cung cấp đủ nước tưới cho 85ha đất nông nghiệp, 56ha chè, 200ha rừng và góp phần giữ nước đầu nguồn, cân bằng sinh thái.
    Ngoài việc xây hồ chứa nước hạ thấp nhiệt độ, chương trình này còn đề cập đến khả năng tận dụng sức nóng mặt trời để đun nước nóng cung cấp cho sinh hoạt trong gia đình, phục vụ các khách sạn.
  6. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    TP HCM tìm cách xử lý nước lợ
    Mặc dù dự án nhà máy xử lý nước lợ sông Nhà Bè, TP HCM của Công ty TNHH Kim Tinh chưa được phê duyệt, nhưng tiến trình lập dự án vẫn được UBND TP HCM chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ. Đây là dự án có khả năng làm thay đổi quy hoạch tổng thể về nguồn và mạng lưới cấp nước của thành phố.
    Công suất của dự án này đạt tới 200.000 m3/ngày, bằng hơn 2/3 công suất đang cung cấp của 2 nhà máy nước chính cho thành phố là Tân Hiệp và nhà máy nước sông Sài Gòn (giai đoạn 1). Vì vậy, khi dự án được triển khai thì Sở Giao thông công chính TP HCM và Tổng công ty cấp nước Sài Gòn phải điều chỉnh quy hoạch cấp nước cho phù hợp.
    Hiện 2 đơn vị này đang nhận nhiệm vụ nghiên cứu khả năng phát triển mạng lưới tiếp nhận nước tại khu vực liên quan đến sông Nhà Bè và giá thành cung cấp nước sạch đối với dự án.
    Về tính khả thi của dự án, ông Nguyễn Văn Đua, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, công nghệ mới của dụ án là xử lý nước lợ. Điều này sẽ giúp thành phố chủ động được nguồn nước sẵn có trên các sông Nhà Bè, nhất là khi gặp hạn hán, nước xả từ các hồ chứa không thể đẩy được nước mặn tràn ngược từ biển vào các tuyến sông.
    Tuy nhiên, cũng vì là công nghệ mới, khi hoàn thiện dự án, công ty TNHH Kim Tinh cần nêu dẫn chứng một số dự án tương tự ở các nước để có tính thuyết phục cả về công nghệ lẫn tài chính, có cơ sở xác định giá thành nước sạch phù hợp, người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
    Tùy thuộc vào công suất và quy mô của dự án, nếu là dự án thuộc nhóm A thì công ty TNHH Kim Tinh phải tiến hành lập báo cáo đầu tư theo quy định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 7/2/2005 của Chính phủ và phải được Thủ tướng thông qua. Nếu dự án thuộc nhóm B, thành phố sẽ giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn về thủ tục lập dự án đầu tư theo đúng các quy định hiện hành.
  7. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc thử nghiệm trạm thủy điện dùng năng lượng sóng biển
    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa xây dựng thử một trạm thủy điện sức sóng có thể chịu được những cơn bão.
    Ông You Yage, phụ trách nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc tại Quảng Châu, cho biết, trạm phát điện mới đạt hiệu quả hơn, chi phí thấp và chịu được những cơn bão. Ông nói, trạm phát điện công suất 6kw hoạt động tốt sau hơn 20 cơn bão.

    Theo các nhà khoa học, việc thử nghiệm cho thấy thiết bị này có thể sử dụng để thắp sáng đèn, máy tính, máy điều hòa và khử muối khỏi nước biển.

    Ông You và cộng sự đầu năm nay đã chế tạo được trạm thủy điện sức sóng đầu tiên thế giới đặt tại thành phố Shanwei miền nam Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Đông.

    Các nhà khoa học Anh và Bồ Đào Nha đã nghiên cứu trạm thủy điện sức sóng, nhưng thất bại khi không đạt chỉ tiêu kỹ thuật cho phép.

    Mặc dù biển ở khắp nơi, nhưng ông You nói, sức sóng biển là một nguồn năng lượng không ổn định nhất trên trái đất.

    Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã đầu tư vào thiết bị theo dõi năng lượng trong thí nghiệm trạm thủy điện.

    Sau khủng hoảng dầu lửa từ những năm 1970, nhiều quốc gia không chỉ tập trung vào năng lượng chất đốt, đã bắt đầu quan tâm tới nguồn năng lượng đại dương.
  8. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Biến phân gà thành điện
    Viện công nghệ gas ở Des Plaines (bang Illinois, Mỹ) đang chế tạo loại máy có thể chuyển đổi phân gà thành khí và điện.
    Dự án chế tạo loại máy này của Viện công nghệ Khí (GTI) được bộ Nông nghiệp Mỹ tài trợ. Mục tiêu của máy này là tìm cách xử lý hàng nửa tỷ cân phân gà thải ra hàng năm ở Mỹ mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
    Hiện nay, phần lớn lượng chất thải này được dùng làm phân hoặc chất đống trên cánh đồng khiến phốt-pho và các chất gây ô nhiễm khác thấm vào nước ngầm.
    Pin nhiên liệu ôxít rắn sẽ chuyển hoá phân gà thành loại khí dùng để sưởi các chuồng gà hoặc phân gà sẽ chạy qua pin nhiêu liệu và tạo ra điện.
    Mike Roberts, kỹ sư hàng đầu của GTI cho biết phương pháp xử lý phân gà này sẽ rất hấp dẫn người dân vùng nông thôn vốn phải trả chi phí năng lượng cao. Ở Mỹ chưa có nhà máy điện lớn nào sử dụng phân gà.
    Roberts cho biết hiện nay chưa xác định được loại máy này sẽ có giá bao nhiêu, nhưng chắc chắn sẽ được người nông dân ưa dùng. Loại máy này sẽ bán rất chạy vì nó giảm được chi phí xử lý chất thải cho nông dân đồng thời tạo ra thu nhập từ nguồn năng lượng được chuyển hoá.
    Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng rất quan tâm đến công nghệ giúp giảm khí CO2 và có thể là nguồn năng lượng tốt cho môi trường.
    Ông Roberts tiết lộ đến cuối năm nay, một loại máy đơn giản hơn chế tạo khí từ phân gà sẽ được tung ra thị trường. Loại máy hoàn thiện hơn, có thể tạo ra khí, điện và phân sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa
  9. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Sản xuất dầu từ gỗ
    Giải pháp cho cuộc khủng hoảng dầu thô trên thế giới là mùn cưa, theo một sinh viên trường Đại học Idaho (Nga).
    Juan Andres Soria, sinh viên đang học bằng tiến sỹ tại trường Đại học Idaho (Moscow, Nga) cho biết anh đã phát triển quá trình chuyển hóa gỗ thành dầu sinh học, một chất giống với dầu thô. Trong quá trình này, mùn cưa và metanola được hâm nóng tới 900 độ F để tạo ra dầu sinh học.

    Juan Andres Soria, sinh viên trường Đại học Idaho (Nga).

    Soria đang thử nghiệm lý thuyết này với sự hỗ trợ của Armando McDonald, phó giáo sư về hóa học gỗ và hợp chất trường Cao đẳng Tài nguyên thuộc Đại học Idaho.
    Soria cho biết, quá trình này đang thu hút sự chú ý của một số công ty năng lượng và đồ gỗ. Bởi vì phương pháp này rất mới lạ, nên người ta còn dè dặt.
    Mặc dù ý tưởng này rất khác thường, Soria và McDonald nhận định lý thuyết này có tiền lệ trong thiên nhiên ?" than là kết quả của quá trình cây bị hun nóng với nhiệt độ và áp suất cao.
    Phó giáo sư McDonald cho biết ông và sinh viên Soria đang nỗ lực tăng tốc tiến trình này. ?oTại sao chúng ta không thể tạo ra năng lượng chỉ bằng vài phút thay bằng hàng triệu năm??, phó giáo sư lý luận.
    Cho đến giờ, nghiên cứu của Soria tập trung vào mùn cưa từ cây thông Ponderosa, mặc dù theo anh nói, có thể dùng nhiều loại cây, kể cả các cây lớn nhanh như những loại cây trồng để lấy gỗ làm giấy.
    Anh cho biết chỉ khoảng 2% mùn cưa bị mất đi trong quá trình hâm nóng. Sau khi dầu sinh học được tạo ra, Soria tách dầu bằng cách đun nóng lên. Soria tiết lộ đến nay anh đã nhận biết được các loại dầu mà một lúc nào đó sẽ thay thế cho dầu hỏa, nhựa đường, keo và nhựa dẻo để làm những thứ như đồ gỗ.

    Mùn cưa gỗ thông, nguyên liệu chế tạo dầu sinh học
    Soria và McDonald khẳng định mùn cưa gỗ thông Ponderosa chỉ là bước khởi đầu. Sắp tới, họ sẽ bắt đầu thử nghiệm xem liệu có thể làm dầu sinh học từ vỏ cây và lá thông.
    Hiện hai người không nhận được khoản hỗ trợ nào trong nghiên cứu này.
    Soria dự định sẽ sử dụng công trình nghiên cứu này trong bài luận văn tiến sỹ của mình. Nếu các công ty tư nhân thích ý tưởng này và tài trợ cho nghiên cứu, anh sẽ cùng họ xây dựng một nhà máy tinh chế dầu sinh học có quy mô công nghiệp trong năm năm tới.
    Tuy vậy, theo Soria, hiện nay, dầu sinh học chưa phải là đối thủ cạnh tranh của dầu thô. Hiện dầu thô giá khoảng 60 USD/thùng, dầu sinh học chỉ có thể cạnh tranh với dầu thô khi mức giá này tăng tới 80 USD/thùng
  10. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Thủy triều đỏ xuất hiện ở Bình Thuận
    [​IMG]
    Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, đây là dấu hiệu của thủy triều đỏ và là hiện tượng tự nhiên, thường xuất hiện hàng năm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, cao điểm nhất là tháng 7 và tháng 8 khi có hiện tượng nước trồi cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Hiện tượng này một năm chỉ xuất hiện 1 lần và kéo dài trong khoảng 1-15 ngày.
    Năm nay, do điều kiện khí hậu và môi trường biển biến đổi thất thường, làm sụt giảm mạnh lượng ôxy trong nước biển, gây tình trạng vi sinh vật sống gần bờ chết vì thiếu ôxy, tạo ra mùi hôi tanh. Nước biển bẩn đã làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến kinh tế biển và môi trường du lịch.
    Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang khuyến cáo nhân dân không nên tắm biển vào thời điểm này.

Chia sẻ trang này