1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin về : Khoa học _ Công Nghệ _ Môi trường

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 09/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng công nghệ mới chống xói lở bờ biển
    Sau một năm thử nghiệm tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu, công nghệ chống xói lở Stabiplage của Pháp đã góp phần giải quyết tình trạng sóng biển xâm thực, mở ra triển vọng lớn cho việc chống xói lở bờ biển và sông ngòi Việt Nam.
    Công nghệ chống xói lở Stabiplage tận dụng cát tại chỗ, chứa trong các túi có vỏ bọc là lớp vật liệu dẻo "geo-composite", để tạo nên các công trình chắn sóng dài 50 m, đặt trên các tấm phẳng làm bằng vật liệu đặc biệt nhằm chống lún và xói lở. Nhờ được đặt theo hướng vuông góc với bờ, những công trình này ít chịu sự va đập của sóng biển và tạo điều kiện cho cát bồi lắng dần, đồng thời tạo tiền đề cho việc tái sinh bờ biển một cách bền vững.
    Hiện nay, toàn bộ khu vực bờ biển bị xói lở tại xã Lộc An đang hình thành những bãi bồi. Công nghệ này còn rút ngắn thời gian xây dựng rất nhiều so với công nghệ làm cứng truyền thống.
  2. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Thi công dưới mực nước lũ
    [​IMG]
    Tháng 8, nắng vẫn chói chang, bỏng rát. Đứng trên đê quai của các công trình thuỷ điện Sơn La, Tuyên Quang một bên là nước lũ, còn bên kia dưới lòng sông, hàng nghìn công nhân nhễ nhại mồ hôi, đang làm việc. Tổ quốc đang cần điện, các Tổng Công ty xây dựng cùng các nhà thầu phải chạy đua với thời gian. Tháng 8 này, họ còn có thêm động lực mới, đó là lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn và Đại hội thi đua toàn ngành Công nghiệp đang diễn ra tại Hà Nội.
    Trời trong veo, nhiệt độ ở công trường phải gần 40 độ C được hun nóng là bởi hàng trăm xe máy chở đất đá rầm rập chạy suốt ngày đêm, bụi đất dày đặc như ?osương mù nước Anh?.
    ?oNóng? từ công trường tới Văn phòng Công ty
    Quân xí nghiệp Khảo sát Xây dựng điện 1 làm việc tại công trường Thủy điện Sơn La. Lấy tay gạt mồ hôi, Trưởng nhóm hiện trường - kỹ sư địa chất Nhâm Đức Tuệ cho biết, công việc các anh đang làm là khoan bơm phun xi măng thí nghiệm trong đá bazan dạng khối tại nền kênh dẫn dòng, có 150 công nhân với 7 máy khoan, hoạt động 3 ca liên tục, công việc cũng sắp hoàn thành: Nhà công nhân ở tạm ngay tại công trường, cót ép lợp xi măng, phản nằm đầy đủ. Chảo ăng ten, bắt được nhiều kênh chương trình phong phú, đỡ nhớ nhà. Các anh đi hiện trường gian khổ là vậy nhưng ở trên Công ty công việc cũng gấp gáp chẳng kém. Phụ trách hơn 100 công trình lớn và vừa, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư trải dài khắp cả nước, ban lãnh đạo Công ty đã huy động cao độ nhân lực, bám sát hiện trường làm việc cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật để chỉ đạo xử lý công việc. Trong công tác kế hoạch đã mạnh dạn đề xuất với Công ty lựa chọn các hãng tư vấn nước ngoài, trợ giúp kỹ thuật cho các công trình thủy điện, nhiệt điện, Phòng Tổ chức cán bộ thì tập trung cho kiện toàn tổ chức và hoạt động của đoàn thiết kế Sơn La, củng cố các ban tư vấn. Công tác tài chính cũng nhộn nhịp với khối lượng công việc thanh toán, thu vốn và các khoản chi tiêu phục vụ công trình. Hợp tác quốc tế đã làm tốt với vai trò tư vấn chính, làm tốt công tác an toàn giám sát, không để xảy ra tai nạn lao động phát động nhiều phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực.
    Thủy điện Sơn La chạy đua với thời gian
    Tạm biệt các anh, những khuôn mặt đen sạm đẫm mồ hôi, vất vả, chúng tôi đến hiện trường thí nghiệm đập đầm lăn. Dự án Thuỷ điện Sơn La, là một trong những công trình thủy điện vào loại lớn của thế giới. Đặc biệt, đây lại là công trình đầu tiên được tư vấn, thiết kế trong nước lập hoàn chỉnh báo cáo khả thi, với nhiều nội dung kỹ thuật xã hội phức tạp. Hồ sơ công trình đã được Hội đồng Khoa học Viện Thiết kể thủy công Matxcơva thẩm định đánh giá cao và cũng là lần đầu tiên Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 tính toán thành công lưu lượng lũ cực hạn. Đây là công việc mới, nhiều khó khăn và phức tạp. Với sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Công ty đã chủ động đề xuất áp dụng đập bê tông, công nghệ đầm lăn cho công trình và được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp phê duyệt cho phép áp dụng. Ông Lê Bá Nhung - Giám đốc Công ty cho biết: ?oCông nghệ này sẽ giảm giá thành xây dựng đập tới 200 tỷ đồng so với xây dựng bê tông trọng lực truyền thống, nhưng quan trọng hơn là rút ngắn thời gian thi công để đưa công trình vào vận hành sớm 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế tới 400 tỷ đồng, chưa kể đến tận dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện để chế tạo bê tông đầm lăn?. Công nghệ này thế giới đã áp dụng rộng rãi và thành công cho nhiều công trình, nhưng với Việt Nam đây là công trình đầu tiên được áp dụng nên phải hết sức thận trọng. Ông Thái Phụng Nê, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước công trình Thuỷ điện Sơn La đã có quan điểm như vậy và chỉ đạo Công ty Tư vấn làm thí điểm, đắp hai con đập như thật để lấy mẫu làm thí nghiệm. Thế là quân của Trưởng Trung tâm Thí nghiệm Phạm Viết An vắt sức dưới cái nắng cháy da, cháy thịt. Tổ chức hiện trường, thực hiện chặt chẽ từng bước công nghệ mới này dưới sự giám sát của các chuyên gia nước ngoài. Chuyên gia tư vấn của hãng SWECO (Thụy Sĩ) thì bám sát từng công đoạn, theo dõi từng mẻ trộn bê tông, đi kèm theo xe vữa, đến khu vực thí nghiệm bắt phải rửa sạch xe mới cho vào đổ từng mẻ được ?ođầm và lăn? cho đạt thông số kỹ thuật. Được đo qua máy điện tử (máy đắt tiền, Công ty phải thuê tới 20.000 USD một đợt đồng bộ theo chuyên gia), máy khống chế độ dày cho một lần đổ. Ông Bùi Minh Thi - Trưởng đoàn giám sát kỹ thuật Thủy điện Sơn La giải thích: Công nghệ đầm lăn rất hay ở chỗ, càng ít xi măng càng tốt, phụ gia để trộn là tro bay và xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (kết quả thí nghiệm cho thấy tro bay và xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1 cho kết quả tốt nhất). Đổ liên tục, không phải nghỉ sau mỗi mẻ như đổ bê tông trọng lực. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đập, hãng SWECO đã bỏ tiền thuê ông Dunstan người Anh - một chuyên gia hàng đầu về công nghệ này sang kiểm tra đập thí nghiệm với mức lương 44.000 USD/tháng. Ông Thi cũng cho biết quan điểm của Công ty: ?oĐã đi học thì phải tìm thầy giỏi?. Khi các chuyên gia người Nhật đang tham gia thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình, nghe tin mình thuê được ông Dunstan, họ bái phục và không bàn thêm gì về thiết kế nữa. Tiền thuê đúng là đắt nhưng xứng đáng. Xuống sân bay, ông Dunstan lên thẳng công trường, làm việc 12 - 14 tiếng/ngày, nghỉ tại công trường. Trong hợp đồng, đợt này ông sang 10 ngày, nhưng làm có 5 ngày ông đã bay sang nước khác. Hóa ra cùng một thời điểm ông phụ trách tới hơn 100 công trình trên khắp thế giới nên ông rất tiết kiệm thời gian.
    Nhìn đại công trường Thuỷ điện Sơn La thấy rối, nhưng tôi được Phạm Anh Tuấn (có biệt hiệu Tuấn Siublach), quân của ông Thi, giải thích: ?oThuỷ điện nào cũng có 3 hạng mục đầu mối chính đầu tiên là đập dâng nước, tiếp đến là công trình tuyến năng lượng (bao gồm cửa lấy nước, đường ống áp lực nhà máy), cuối cùng là đập tràn, có nhiệm vụ tham gia điều tiết, cắt lũ cho hạ du?. Hiện tại công trình đã hoàn thành tuyến đê quai giai đoạn 1 với độ cao thiết kế là 125,5 - 127m, đang thi công kênh và cống dẫn dòng. Kênh thì đã đào xong, đang gia cố, xử lý nền, đổ bê tông chống thấm, xử lý đứt gãy trong nền đập. Còn cống đang được đổ bê tông tại 4 cửa vào, vượt 27% so với khối lượng yêu cầu, đang phải thuê cần trục có sức nâng 150 tấn để thả cửa van vào các khoang cửa cống, đáp ứng tiến độ ngăn sông vào cuối năm. Tôi tò mò hỏi, tại sao lại cuối tháng 11 mới khởi công và lấp sông, không sớm hoặc muộn hơn, ông Thi giải thích: ?oThời gian này tích gần đủ nước cho hồ thuỷ điện Hòa Bình, mặt nước phẳng coi như không có dòng chảy. Nếu sớm hơn, dòng chảy xiết lại hay có lũ lớn, lấp sông rất phức tạp. Còn muộn hơn sẽ không kịp thời gian để đắp đê quai chống lũ cho năm 2006. Hóa ra, ngăn sông cũng phải tính chính xác từng ngày. Để phục vụ cho kịp ngày ngăn sông, khởi công công trình, quân của ông Thi vất vả với các nhiệm vụ được phân công như: giám sát tác giả, điều chỉnh các bản vẽ cho phù hợp với thực tế. Nhóm địa chất thì mô tả hố móng, xử lý nền đứt gẫy. Nhóm thí nghiệm đổ đập bê tông đầm lăn, áp sát cùng với chuyên gia nước ngoài tại hiện trường bất kể thời tiết khắc nghiệt. Thăm đại bản doanh của đoàn ông Thi, lần đầu tiên ở công trình Thuỷ điện Sơn La, quân tư vấn được xây nhà 2 tầng để ở và làm việc. Nhưng nhà mới dở dang được 1 tầng thì đám thợ xây dựng về quê? ăn giỗ.
    Thuỷ điện Tuyên Quang gấp rút hoàn thành
    Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng, nếu như Thuỷ điện Sơn La còn ngổn ngang chuẩn bị, thì Thuỷ điện Tuyên Quang đã gọn gàng, đầy đủ dáng dấp của một nhà máy sắp đưa vào vận hành. Công việc ở đây cũng gấp gáp 3 ca liên tục. Trưởng ban Nguyên Văn Tuấn hào hứng đưa chúng tôi lên thăm đập bê tông bản mặt. Đây cũng là công trình đầu tiên được áp dụng công nghệ mới của thế giới. Phía thượng lưu, đến giữa tháng 8 đã đạt được cao trình 121m, mái đập đang được thi công lớp vữa xi măng dày 7cm đã đến độ cao 93/121m. Phía hạ lưu đang được đắp đá cũng đạt được độ cao 98m. Tuấn ước lượng đến hết tháng 9 này cũng phải đạt được hơn 80% kế hoạch năm 2005, với khối lượng đắp đá 3.285m3. Phần tuyến năng lượng, khối lượng công việc cũng đạt tới 90%. Công nhân Lilama đang chờ bản vẽ để bắt tay vào lắp ráp các chi tiết của tổ máy đầu tiên. Tại tuyến đập tràn, đã đào xong kênh dẫn đến độ cao thiết kế, công tác khoan phun xi măng gia cố nền đập tràn đã thực hiện 100% kế hoạch. Thời gian này thiết bị về nhiều cấp tập, quân tư vấn giám sát phải túc trực, kiểm tra số lượng, chủng loại chất lượng và các chứng từ, thủ tục kèm theo cho đúng hợp đồng đã ký. Tuấn tâm sự: ?oQuân số có 30 người thế mà cả ngày không gặp nhau, mỗi người một việc giám sát hiện trường, thi công, đốc thúc tiến độ... Công việc hối hả, gấp gáp, không có ngày nghỉ cuối tuần. Riêng em đã 3 tháng nay chưa một lần về nhà?. Chẳng thế mà chuyên gia Trung Quốc tham gia làm việc tại công trường gọi anh bằng biệt danh ?oTuấn lỳ?. Trong công việc, Tuấn lỳ thật, anh ít nói, nhưng đã phát biểu là ?obắt được vía? bên thi công. Khi quân Tư vấn Xây dựng điện 1 vừa thiết kế lại được làm cả giám sát thi công thì chẳng khác gì ?oma xó?, khâu nào cũng nắm chắc, công trình sẽ tốt và tiết kiệm hơn, các anh cho biết như vậy Tuấn giải thích: ?oGiám sát một dự án nên công việc là một khoa học tổng hợp: xã hội, pháp lý, kinh tế, đầu tư và cả khoa học quản lý nữa. Một dự án có nhiều đối tượng tham gia, với nhiều lợi ích khác nhau, nên có sự cạnh tranh về quyền lợi kinh tế lẫn thương hiệu. Giám sát dự án, là làm sao để dự án phù hợp với thực tiễn, lợi ích cho ngành, xã hội và các nhà thầu vận động đúng pháp luật?.
    Giám sát công trình Thuỷ điện Tuyên Quang còn có một chuyên gia Trung Quốc dày dạn với công nghệ đập bê tông bản mặt - ông Đới Thành Khí, 66 tuổi. Ông Khí tâm sự: ?oĐã làm các công trình đập bản mặt Bạch Khê cao 124,4m ở tỉnh Triết Giang, công trình Công Bá Hiệp đập cao 139m ở tỉnh Thanh Hải. Làm đại diện cho Bộ Công nghiệp Trung Quốc, kiểm tra giám sátcho các công trình Tùng Sơn ở Cát Lâm, Dân Tử ở Quế Lâm... Hoá ra ở bên họ, công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi. Ông nhận xét: ?oỞ công trình thủy điện Tuyên Quang, chỉ tiêu thiết kế cao hơn so với các công trình ở Trung Quốc, sự giám sát chặt chẽ hơn: Mỗi lần đi đổ đất đá đắp đập đều có quân tư vấn giám sát. Một công trình như thế ở Trung Quốc phải cần tới 200 người để làm công việc giám sát. Ở đây tư vấn làm việc 14 - 16 tiếng một ngày, không có ngày nghỉ cuối tuần. Yêu cầu kiểm tra chất lượng của tư vấn ở đây nhiều và cao hơn? nên ông rất thán phục lực lượng thi công và giám sát của Việt Nam. Anh em kể, chuyên gia cao cấp như ông nhưng rất giản dị, anh em như thế nào, ông sống theo như thế, ít đòi hỏi cho nhu cầu cá nhân.
    Hai công trường cùng chung một mục đích: sớm cung cấp điện cho tổ quốc Tháng 8 này, họ làm việc với tinh thần thi đua lập thành tích dâng lên Đại hội Thi đua toàn ngành Công nghiệp, chào mừng Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và để kịp tiến độ cho ngày hội ngăn sông vào cuối tháng 11. Phía bên kia đê quai, nước sông Đà, sông Ngâm vẫn cuồn cuộn chảy...


    Theo: Thu Trang ?" Báo CNVN

  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ trồng rừng chống hoang hóa của Trung Quốc
    Trong thời gian gần đây người ta ít chú ý đến việc thất thoát diện tích lớn trên Trái đất do sự hoang hóa, mặc dù Trung Quốc đã đấu tranh với vấn đề này từ nhiều năm nay. Một trong các công ty hoạt động ngăn chặn sự thất thoát đất trồng trọt trong những năm gần đây là Công ty Kiwa Bio-Tech Products Group, với các dự án và chương trình trồng rừng nhằm hạn chế sự phát triển rộng hơn nữa vùng đất hoang hóa ở Trung Quốc.
    Một nỗ lực nghiên cứu mới đây của Công ty Kiwa là việc ký Thư ngỏ ý cho phép đưa ra thị trường sản phẩm của Hãng Công nghệ Trồng rừng Quốc tế Salinas, Califocnia, là hãng hàng đầu về các công nghệ cải tạo hiện đang được phát triển.

    Các quan chức của Kiwa coi Hãng Công nghệ Trồng rừng Quốc tế là nhà sản xuất giống nấm cấy tiên tiến số 1 của Bắc Mỹ. Công nghệ Planter Pak này kết hợp một hỗn hợp phân giải phóng chậm vào hệ thống "chuyển giao đến vùng rễ" một cách đơn giản và hiệu quả. Các Pak này dễ sử dụng, kinh tế và được chứng minh là có khả năng tăng lượng sinh khối thực vật liên tục, đạt từ 240% đến 400%, so với các cây con không được xử lý với chế phẩm này trong 3-5 năm đầu sinh trưởng. Công nghệ đã được sử dụng từ hơn một thập niên trong cải tạo trồng rừng, cải tạo khu khai thác mỏ, cải tạo đất và dùng cho mục đích tạo cây cảnh.

    Wei Li, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hãng Kiwa cho biết, kể từ thập niên 90, nạn hoang hóa đất đai ở Trung Quốc phát triển với tốc độ 600.000 mẫu Anh một năm. Hiện tại, tổng diện tích đất hoang ở Trung Quốc là 60 triệu mẫu Anh, chiếm 27% diện tích nước Trung Quốc. Trong diện tích này, gần 20 triệu mẫu Anh là đất trồng trọt. Cho đến nay, tái trồng rừng đã là nỗ lực không ngừng để có thể cải tạo đến 7 triệu mẫu Anh một năm. Để cải tiến sản phẩm và rút ngắn chu trình phát triển sản phẩm, Kiwa đã không ngừng chú trọng vào tạo lập mối quan hệ với các hãng được lựa chọn của Mỹ, có các sản phẩm bổ sung cho các hoạt động mà Kiwa đang tiến hành ở Trung Quốc.

    Theo Wei Li, với ưu thế là Hãng đi tiên phong trong việc thương mại hóa công nghệ sinh học, hãng đang cải thiện vị thế bằng cách mở cơ sở sản xuất ngoài nước ở tỉnh Shandong của Trung Quốc. Ngoài việc sản xuất sản phẩm theo các thỏa thuận chung với các hãng công nghệ sinh học khác, Kiwa cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển về các hệ thống tiên tiến. Sau khi xây dựng Hãng trở thành nhà cung cấp sản phẩm sinh học nông nghiệp chủ chốt, Hãng cũng dự kiến phát triển mở rộng các hoạt động tiếp thị sang Mỹ.
  4. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Bò tự vắt sữa
    Hãy thử tưởng tượng một ngày nọ các bác nông dân bình thản nằm trên giường đón mặt trời mọc trong khi các nàng bò tự vắt sữa cho mình.
    Viễn cảnh này không hề là một giấc mơ xa vời. Các nhà khoa học Australia tuyên bố họ đang nghiên cứu một hệ thống có thể lùa các con bò vào bãi và vắt sữa chúng bằng một thiết bị tự động khi chúng đang ăn.
    "Các con bò sẽ xếp hàng để tự nguyện vắt sữa", Thứ trưởng Bộ Công nghiệp của New South Wales - Ian Macdonald - phát biểu trong buổi khai trương dự án FutureDairy.
    "Công nghệ đại diện cho một hệ thống vắt sữa tự nhiên, ở đó các con bò vắt sữa theo yêu cầu và người nông dân sẽ không phải tham gia vào công đoạn vắt sữa vất vả", Macdonald nói.
    Hệ thống sẽ lùa những con bò vào bãi vắt sữa, tại đó những chiếc cốc hút sữa sẽ tự động gắn vào vú của các con vật.
    Giám đốc dự án FutureDairy - Bill Fulkerson - cho biết điều quan trọng của dự án là ở chỗ người nông dân sẽ không phải thức dậy từ lúc tờ mờ sáng để lùa đàn bò vào bãi. "Tôi cho rằng điều này sẽ thu hút mọi người tham gia vào ngành công nghiệp bơ sữa nhiều hơn", ông nhận định.

  5. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    dành cho ai quan tâm đến thuỷ lực học xem chi tiết tại: http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/04/3B9BB1F2/
    Xây dựng kim tự tháp bằng ?okích thuỷ lực?
    Mới đây, ông Alecxander Grigoriev, một chuyên gia xây dựng ở thành phố cảng Odessa (Ukraina), đã đưa ra một giả thuyết táo bạo về phương án xây dựng kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại: Dùng pittong, lợi dụng sức nâng của nước để đưa các khối đá lên cao.
    Trong việc xây dựng kim tự tháp, trở ngại lớn nhất là việc vận chuyển các khối đá khổng lồ lên cao. Giả thuyết đổ đất tạo mặt phẳng nghiêng xem ra không vững, vì không một dạng con lăn nào có thể lăn trên mặt đất xốp khi phải chịu trên mình tải trọng nhiều tấn của khối đá. Nếu dùng đá tảng có phiến rộng lót đường trên mặt phẳng nghiêng đó, thì khi kim tự tháp đã được xây đến một độ cao nhất định, phải bồi đất lên mặt phẳng nghiêng, và phải tiếp tục lót đá làm đường... Cuối cùng, khối lượng đá lót đường sẽ lớn khổng lồ.
    Giả thuyết khác là dùng cần cẩu thủ công (giống như cần vọt kéo nước từ giếng lên), hay tời quay tay. Các biện pháp này tương đối khả thi hơn, nhưng lại tốn rất nhiều thời gian mà không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nếu công việc được tiến hành bằng những phương tiện và phương pháp quá ư thô sơ trên, thì thời hạn hoàn thành công trình phải kéo dài vài chục năm. Liệu có vị Pharaoh nào chờ đợi được khoảng thời gian đó?
    Tuy nhiên, theo giả thuyết mới đây của Grigoriev, đăng trên tạp chí Kỹ thuật dành cho tuổi trẻ (Nga), thì hai năm là thời hạn khả thi để xây dựng một kim tự tháp. Nếu kim tự tháp được xây dựng ngay khi Pharaoh vừa qua đời, thì khoảng thời gian 2 năm trên vừa đúng bằng khoảng thời gian cần thiết để tiến hành các kỹ thuật ướp xác.
  6. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Thái tử Hà Lan tới Việt Nam
    [​IMG]Thái tử Willem-Alexander.
    Thái tử Willem-Alexander cùng một số quan chức thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông, Các công trình công cộng và Quản lý nước của Hà Lan sẽ tới Việt Nam vào thứ hai. Chuyến thăm của ông diễn ra trong 6 ngày.
    Thái tử thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và với tư cách nhà bảo trợ Đối tác nước toàn cầu. Trong chuyến đi lần này, ông sẽ tìm hiểu về việc quản lý nước ven bờ, lưu vực sông và giảm nhẹ thiên tai. Thái tử dừng chân ở Hà Nội, Thanh Hoá, Nam Định, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.
    Thái tử Williem-Alexander, 38 tuổi, con cả của nữ hoàng Beatrix, là người quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực quản lý nước. Từ năm 1998, ông đã trở thành người bảo trợ Đối tác nước toàn cầu, chương trình do Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Bộ Hợp tác Phát triển Thuỵ Điển phối hợp thành lập.
    Ngoài đời, thái tử còn rất yêu thể thao từ tennis, chạy, lặn, golf, cho đến trượt băng, trượt tuyết và hiện là thành viên của Uỷ ban Olympic Quốc tế. Một niềm say mê lớn khác của ông là lái máy bay. Ông có bằng phi công cấp cao nhất (bằng ATPL, cho phép trở thành cơ trưởng trên máy bay chở khách) và từng tình nguyện lái máy bay chở hàng viện trợ y tế ở châu Phi.
    Thái tử kết hôn với cô Maxima Zorreguieta, một cô gái Argentina xinh đẹp và thành đạt, từ năm 2002. Hai người đã có hai bé gái.
  7. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ chống xói lở bờ biển
    Chủ của các sáng chế công nghệ chống xói lở bờ biển là ông Phan Đức Tác - đồng thời cũng là Giám đốc Công ty Minh Tác - trước đây từng công tác ở Cục quản lý đê điều phòng chống lụt bão thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy công ty của ông mới thành lập hơn một năm nay, nhưng các công nghệ đã được triển khai ứng dụng cho hàng trăm kilômét bờ, đê, kè sông, biển từ bắc tới nam.
    [​IMG]

    Theo kỹ sư Nguyên Văn Sách - trợ lý triển khai ứng dụng công nghệ cho giám đốc Tác, thì Công ty Minh Tác có chức năng độc quyền tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ các sản phẩm sáng chế đã được Nhà nước bảo hộ, phục vụ lĩnh vực xây dựng công trình bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Đồng thời, công ty cũng nghiên cứu, sáng chế nhiều kết cấu mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Hiện tại, công ty có ba sáng chế và một giải pháp hữu ích được ứng dụng phổ biển.

    Những công trình đê biển, bờ biển, bờ sông, đập, các công trình thủy lợi rất cần có bờ kè chắn sóng, chống xói lở. Công nghệ "Mái bê tông lắp ghép dùng cho các công trình bảo vệ bờ? (sáng chế 178 và giải pháp hữu ích HI- 0099) đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc và cho phép triển khai rộng rãi.

    Mái kè sau khi xử lý nền có độ dốc ổn định, trải vải lọc, lót đá dày lèn chặt, mặt ngoài lát bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn P.Đ.TAC 178 mác cao có tác dụng chống mài mòn. Cấu kiện bê tông có dạng liên kết hình nêm ba chiều, tạo thành mảng mềm liên kết trọng lượng. Nhờ vậy, nó có khả năng tự điều chỉnh lún võng bán kính lớn, lún đồng bộ với nền, khắc phục hư hỏng do lún cục bộ gây ra và chống chịu được sóng thiết kế.

    Kết cấu mảng mềm còn có ưu điểm khác là khe lắp ghép nhỏ, gấp khúc nên che kín nền; thoát nước ngầm trong mái đều và nhanh. Ông Sách cho biết: do giảm được chiều dày lớp bảo vệ nên giá thành của công trình giảm 30-40% mà thi công lắp ghép lại nhanh so với phương án mái kè khối lập phương.

    Không dừng lại đấy, ông Tác tiếp tục nghiên cứu cho ra đời thảm P.Đ.TAC M4414 giúp bảo vệ bờ ngập nước. Loại thảm này có kết cấu đặc biệt, gồm ba lớp. Lớp trên là tấm bản ghép khít với nhau che chắn tác động thủy lực xuống nền. Lớp thứ hai là lưới thép liên kết đan cài các viên thảm tạo thành thảm. Lớp thứ ba là hệ chân định vị tự chèn làm nhiệm vụ che kín các khe lắp ghép, liên kết trọng lượng. Lớp thứ hai và ba có tác dụng thay thế lớp đệm đá, dày 10 cm làm giảm lưu tốc dưới nền hạn chế hiện tượng xói nền.

    So với những thảm như thảm đá rọ thép thảm bê tông liên kết bu lông, thảm bê tông xâu dây cáp Betomat... đã được áp dụng trong nước, thì thảm bê tông tự chèn đan lưới P.Đ.TAC - M4414 có nhiều ưu điểm mới. Thảm được thi công trên dây chuyền công nghệ mới, bảo đảm chất lượng, giá thành xấp xỉ thảm đá lưới thép bọc nhựa PVC. Chiều dài thảm tùy thuộc vào chiều dài mái bờ cần bảo vệ có thể từ 10 m đến 100 m. Thảm được lắp ghép liên tục trên cạn hoặc trên phao bè, sau đó nâng đặt xuống bờ sông tại vị trí thiết kế.

    Nhờ vậy mái công trình không bị chắp nối nhiều đoạn. Thảm gồm các viên bê tông P.Đ.TAC - M4414 lắp ghép sát nhau, liên kết lưới thép, liên kết tự chèn nên che kín các khe hở lắp ghép, chịu được tác động của dòng chảy hoặc sóng ngầm. Lưới thép có đường kính lớn, độ bền cao, làm bè đệm chống lún. Sau khi lưới thép bị rỉ đứt, các viên thảm tiếp tục làm việc bằng liên kết tự chèn 3 chiều để duy trì sự ổn định của công trình. Mặt dưới thảm có hệ thống chân đanh chống trượt, mặt trên thảm phẳng, có thể đa dạng hoa văn.

    Trong việc bảo vệ đê biển, bờ sông hoặc các công trình kênh mương thủy lợi, công ty còn có cấu kiện sáng chế P.Đ.TAC - CM, gọi tắt của sáng chế "mái bê tông lắp ghép tự chèn có cốt dẫn". Các cấu kiện bê tông P.Đ.TAC - CM được đúc sẵn, lắp ghép ba chiều bằng kiểu tự chèn hình nêm và xâu cốt thép, giằng neo vào nền mái, tạo thành mái nghiêng ngập sâu xuống chân mái, vừa giúp thoát nước tốt vừa chống mất đất do sóng.

    Với kết cấu hình nêm, mỗi viên bê tông trực tiếp vừa nâng vừa giữ bốn viên chung quanh, đồng thời mỗi viên được bốn viên chung quanh chèn và giữ chặt, tạo thành mặt phẳng tường nghiêng bền vững lún đều với nền mái. Với ưu điểm ổn định tốt trên nền đất mềm yếu, độ dốc mái lớn nên giảm được diện tích mặt bằng, khối lượng xây lắp và kinh phí đều giảm.
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    [red]
    BÃO TỐ và HIỆN TƯỢNG
    TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN​
    [/red]
    Mới đây, bộ trưởng môi trường của Đức đã công khai lên án Hoa Kỳ làm ô nhiễm khí quyển quá mức, làm cho khí hậu đảo lộn (nên bị Katrina là « đáng đời »). Các nhà khoa học thì đa phần tỏ ra thận trọng hơn. Lí thuyết khí tượng học cho rằng nước biển ở vùng nhiệt đới càng nóng lên thì càng nhiều bão tố. Từ năm 1970 đến nay, nhiệt độ mặt biển đã tăng 0,5°C (một phần do hiệu ứng nhà kính), thế mà số lượng trung bình hàng năm các trận bão không thấy tăng lên. Tuy nhiên, hai cuộc nghiên cứu mới đây (*) đã mang lại phát hiện quan trọng : chúng cho thấy cường độ ?" chứ không phải tần số ?" các cơn bão đã tăng lên rõ ràng từ năm 1970 đến nay (trong thời gian từ 1980 đến 2004, tăng 75 % ở Thái Bình Dương, 100 % ở vùng Đại Tây Dương nhiệt đới). Hơn nữa, các đường biểu diễn năng lượng phát tán ăn khớp với đường biểu diễn nhiệt độ nước biển nhiệt đới. Tuy nhiên, cho đến nay, các mô hình toán học cũng như các mô phỏng tin học chưa đủ khả năng để nghiên cứu một cách hiện thực sự phát sinh các trận bão.
  9. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Cái gì cũng có nguồn gốc của nó, bão tố cũng phải có một nguồn cung cấp năng lượng??? Năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển thành dạng có ích hoặc gây hại!!!
  10. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Khăn quàng đổi màu theo quần áo
    Những người không có gu thẩm mỹ sẽ không còn phải lo lắng về những chiếc khăn phản màu với bộ quần áo của mình trong mùa đông này. Các nhà nghiên cứu đã sáng tạo ra một sản phẩm có thể tự động đổi màu để phù hợp với trang phục.
    Chiếc khăn đổi màu, hay còn gọi là khăn tắc kè hoa, do Akira Wakita và cộng sự tại Đại học Keio ở Tokyo, Nhật Bản, chế tạo.
    Được đan xen kẽ vào chất liệu vải là những pixel chứa các điốt phát màu đỏ, xanh lam và xanh dương. Sự điều chỉnh độ sáng của mỗi loại điôt sẽ mang tới cho chiếc khăn một màu tổng thể mới. Một cảm biến nhỏ gắn vào vải cũng giúp nó nhận ra màu của trang phục ở gần nhất. Một chiếc máy tính siêu nhỏ sẽ chọn ra màu thích hợp để chiếc khăn tự điều chỉnh.
    Điều đó có nghĩa là nếu người chủ mặc trang phục màu xanh thẫm, chiếc khăn sẽ tự động chuyển sang màu xanh nhẹ để ăn khớp. Tuy nhiên, nếu người mặc muốn một kiểu thời trang táo bạo hơn, máy tính có thể được điều chỉnh để tạo ra các sự phối màu lạ mắt hơn. "Về lý thuyết khoảng 4.000 màu có thể được tạo ra", Wakita nói. "Tuy nhiên, sự khác biệt sẽ khó mà nhận ra bằng mắt thường".
    Chiếc khăn đã được giới thiệu tại Hội thảo về trang phục vi tính quốc tế (ISW2005) tại Osaka, Nhật Bản hồi tháng 10.

Chia sẻ trang này