1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin về Thuỷ Điện Hoà Bình

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 19/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Tin về Thuỷ Điện Hoà Bình

    Trích VnExpress

    Các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng


    Mấy ngày qua, nhiều địa phương có mưa dông lớn, song không cải thiện được mực nước vốn đang rất thấp của các hồ thủy điện. Nước ít, trong khi nhu cầu điện mùa hè tăng cao, đã buộc các nhà máy thủy điện phải hoạt động cầm chừng.

    Tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nơi đóng góp 43,7% sản lượng điện cho miền Bắc, sáng nay mực nước hồ chỉ còn 86,51 m, thấp hơn hôm qua 0,6 m. Lưu lượng nước về 270 m3/s, trong khi mức xả phát điện là 500-700 m3/s. "Trung bình mỗi ngày hồ mất 0,5 m nước. Với đà này chỉ 10 ngày nữa là hồ tới mực nước chết", bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết. Theo bà Châu, một số tỉnh miền núi phía Bắc có dông lớn, nhưng do mưa cục bộ, không kéo dài nên chỉ thấm đất, chưa tạo thành dòng chảy, chưa bổ sung cho các hồ.

    Theo bà Nguyễn Lan Châu, vào ngày 20-24/5 sẽ xuất hiện lũ tiểu mãn ở cả 3 miền. Lũ tuy nhỏ, kéo dài trong 2-3 ngày, song cũng bổ sung một lượng nước khá lớn cho các hồ thủy điện. Riêng hồ Hòa Bình dự kiến lưu lượng về sẽ là 1.700-2.000 m3/s, gấp 7-8 lần so với hiện nay và đạt chỉ số này trong khoảng 10 ngày.
    Ông Đặng Huy Cường, Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, đã xác nhận điều này: mấy trận mưa vừa qua không "thấm tháp" gì, không giúp các hồ qua cơn khát. Trung bình mất đi một mét nước thì Nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ mất đi 20-40 triệu kWh. Do chỉ còn cách mực nước chết có 6,51 m nước nên Nhà máy thủy điện Hòa Bình phải phát điện cầm chừng với sản lượng 8-9 triệu kWh/ngày, bằng 20% so với mức trung bình.

    Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (cung ứng điện cho khu vực miền Trung, chủ yếu là Bình Định, Phú Yên) cũng đang cầm cự. Trao đổi với VnExpress sáng nay, Giám đốc Nguyễn Đức Đối cho hay, lưu lượng nước về chỉ bằng 50% so với bình thường (Sông Hinh là 10 m3/s, Vĩnh Sơn là 2 m3/s) nên nếu chạy hết công suất thì chỉ 20 ngày nữa các hồ sẽ đến mực nước chết.

    Hiện Nhà máy Vĩnh Sơn - Sông Hinh chỉ phát 200.000-300.000 kwh/ngày vào 5 tiếng buổi tối (từ 18 đến 22h) và 2 tiếng buổi trưa (11-12h), giảm một nửa so với ngày thường. Tuy sản lượng phát điện của 4 tổ máy giảm, nhưng ông Đối vẫn cho rằng chưa phải tính đến việc cắt điện ở Bình Định và Phú Yên do công suất của nhà máy vẫn ổn định.

    Theo tính toán của EVN, nếu như mọi năm, các nhà máy thủy điện cung cấp 35-40% tổng sản lượng điện, thì từ đầu năm đến nay, do thiếu nước, chỉ đạt 21%. Trong khi đó, những ngày đầu tháng 5, do nắng nóng gay gắt ở miền Bắc, tốc độ tăng phụ tải so với cùng kỳ năm 2004 đã vượt 16%, sản lượng ngày cao nhất đạt khoảng 157 triệu kWh. EVN dự báo, tiêu thụ sẽ tăng mạnh do nhiệt độ miền Bắc tiếp tục cao, đồng thời miền Nam đang vào thời kỳ nóng nhất trong năm.

    Nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt từ các nhà máy thủy điện, lãnh đạo EVN vừa trình Bộ Công nghiệp phương án mua thêm 200 MW, đưa tổng lượng điện mua của Trung Quốc lên 400 MW (tương đương 400 triệu kWh). Lý do là giá điện mua từ Trung Quốc rẻ hơn một số nhà máy trong nước như Hiệp Phước, Amata và thấp hơn sử dụng dầu DO chạy nhiệt điện. Như vậy, cộng cả nguồn Trung Quốc, EVN đã mua điện của các nhà máy ngoài khoảng 3 tỷ kWh điện, cao nhất từ trước đến nay.

    EVN cũng trình phương án đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể đóng mạch đường dây 500 KV thứ hai, đoạn từ Đà Nẵng đến Hà Tĩnh vào giữa tháng 5 nhằm cấp cứu cho đường dây 500 KV mạch 1. Hiện công suất đường dây mạch 1 luôn bị đầy tải, giờ cao điểm quá tải tới 30%, ảnh hưởng lớn tới độ an toàn khi vận hành hệ thống lưới điện.

    Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho hay, Bộ đã chỉ đạo Tổng công ty dầu khí tăng sản lượng khai thác cung cấp đủ lượng khí cho các nhà máy miền Nam. Tháng 7 tới, Cục điều tiết điện khí sẽ được thành lập trực tiếp giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà máy điện, khí hoạt động. "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào ngành điện vẫn phải đảm bảo cho cả nước không bị thiếu điện. Phương án cuối cùng là chấp nhận bù lỗ tăng công suất các nhà máy nhiệt điện", Thứ trưởng Khu khẳng định.



    Thủy điện Hòa Bình chỉ cầm cự thêm vài ngày nữa

    Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (Tổng công ty Điện lực VN), hồ Hòa Bình hiện chỉ cách mực nước chết hơn 2 m (xấp xỉ 83 m). Về kỹ thuật, nếu cách mực nước chết 3 m, nhà máy chỉ có thể hoạt động thêm chưa đầy 24 giờ nữa.


    Nhà máy thủy điện không đủ nước sản xuất.
    Ông Nguyễn Danh Sơn, Phó giám đốc Trung tâm, cho hay, do thiếu nước trầm trọng, các nhà máy đang gắng hết sức để vận hành, truyền tải và giữ hệ thống ổn định. Nhà máy thủy điện Hòa Bình có 8 tổ máy nhưng chỉ duy trì hoạt động của 1, 2 tổ (khoảng 6 triệu kWh/ngày) hoặc duy trì cả 8 tổ máy vào giờ cao điểm nhưng sản lượng theo năng lực phát chỉ tương đương 2 tổ.

    Một chuyên gia của Tổng công ty Điện lực VN cho biết, về mặt kỹ thuật, khi nước hồ Hòa Bình trên mực nước chết 3 m, nhà máy chỉ chạy được khoảng 20 giờ sẽ phải ngừng hoạt động. Nếu cầm cự bằng cách duy trì hoạt động 1 tổ máy, có thể kéo dài thêm vài ngày.

    EVN đang hy vọng đợt lũ tiểu mãn đầu tiên của miền Bắc đổ về sẽ phần nào giải quyết tình trạng thiếu nước cho các hồ. Tuy nhiên, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ tiểu mãn năm nay sẽ chậm hơn mọi năm. Đến cuối tháng 5 có thể chỉ có mưa nhỏ.

    Theo Giám đốc nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh Nguyễn Đức Đối, hồ Vĩnh Sơn cách mực nước chết 9 m, Sông Hinh 5 m. Giờ cao điểm hai nhà máy chỉ chạy bằng 1/3 công suất, tương đương khoảng 1 triệu kWh. Ông Đối dự đoán, với tình hình khô hạn như hiện nay, phải đến tháng 9, miền Nam mới vào mùa mưa, khi ấy nhà máy mới có thể nâng công suất. "Năm ngoái lượng nước về các hồ thủy điện đã ít hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình phát điện cho mùa hè. Cứ đà này, các nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục khó khăn trong năm tới", ông Đối nhận định.

    Tuy nhiên, EVN cam kết thực hiện mọi biện pháp để không xảy ra khả năng đóng cửa các nhà máy thủy điện. Ông Nguyễn Danh Sơn, cho biết trường hợp cực đoan nhất, khi hệ thống không đủ đáp ứng nhu cầu thì sẽ điều tiết (có thể cắt điện cục bộ) chứ không ngừng sản xuất.


    Link : http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/05/3B9DE605/
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/05/3B9DDF0F/

    Chắc vẫn đủ điện để xạc di động
  2. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Để khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu nước này và nhanh chóng đưa các tổ máy trở lại hoạt động đúng công suất thiết kế ngay khi có lũ tiểu mãn về, ngày hôm nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cử một đoàn thanh tra đến thuỷ điện Hoà Bình để kiểm tra và tìm phương án. Đoàn thanh tra gồm có một số cán bộ cấp cao trong ban lãnh đạo bộ và một số chuyên viên cao cấp của trường ĐH Thuỷ Lợi.
    Thành viên trong đoàn vinh dự có đồng chí Ianus84 là em của đồng chí luckyluke42c1nằm trong thành phần lớp 44c1.
    Đoàn sẽ làm việc trong hai ngày 19 và 20/5. Tối ngày hôm nay đoàn sẽ nghỉ tại khách sạn Sông Đà!

  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Grinfilldo được cử làm trưởng đoàn "Khắc phục sự cố " xin được nghỉ phép đợt này vì lý do " Đang bận ôn thi" .
  4. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu cắt điện trên diện rộng
    Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN Đào Văn Hưng chiều nay cho hay, hệ thống điện miền Bắc (từ tỉnh Nghệ An trở ra) thực sự đang ở tình trạng báo động. EVN đã thực hiện cắt khoảng 6-7 triệu kWh/ngày tại các tỉnh thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương...

    Thực hiện cắt điện đến tháng 6.
    Ông Hưng cho hay, do tình hình cung cấp điện cực kỳ căng thẳng nên từ ngày 17/5, EVN đã yêu cầu các trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc thực hiện san tải, trước mắt sẽ cắt điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt và các ngành dịch vụ, trong đó có cả một số doanh nghiệp thuộc các ngành không thiết yếu.
    Theo số liệu của EVN, trong 16 ngày đầu tháng 5 phụ tải hệ thống tăng đột biến, đặc biệt phụ tải của hệ thống điện miền Bắc. Hiện phụ tải miền Bắc giữ ở mức 65-66 triệu kWh/ngày và còn có thể lên đến 68-70 triệu kWh hoặc cao hơn trong các ngày làm việc (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần), tăng 28% so với sản lượng trung bình cùng kỳ năm ngoái.
    Công suất hệ thống điện miền Bắc đạt khoảng 3.600 MW vào ngày 16/5, như vậy hệ thống điện miền Bắc sẽ không đáp ứng nổi phụ tải vào giờ cao điểm (khả năng hệ thống điện miền Bắc có thể đáp ứng được tối đa khoảng 3.500 MW. Nguyên nhân chính của sự gia tăng đột biến là do thời tiết nắng nóng trên khắp cả nước, chênh lệch sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc giữa ngày nắng nóng và ngày mát trời lên tới 10 triệu kWh/ngày .
    Trong khi đó, các hồ thủy điện đang ngấp nghé mực nước chết. Đến 7h sáng nay, mực nước Hồ Hòa Bình chỉ còn 80,6 m, lưu lượng nước về chỉ đạt 150 m3/s. Để đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc, nhà máy thủy điện được yêu cầu phát trung bình 11,8 triệu kWh/ngày khiến mực nước giảm càng nhanh.
    Theo ông Hưng nếu có lũ tiểu mãn vào cuối tháng 5 như dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, lịch cắt điện sẽ kéo dài đến giữa tháng 6. Trong trường hợp, lũ chưa về hoặc ít nước sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch san tải.
    Tuy nhiên, ở miền Nam và Trung vẫn đủ điện, thậm chí có thể thừa sản lượng để truyền tải ra phía Bắc. Tuy nhiên, hiện ngành điện không đủ hạ tầng cơ sở để làm việc này.
  5. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị cắt điện trên diện rộng ; máy phát điện ..Hết hàng
    Thời tiết vẫn nắng nóng, ngành điện lực liên tục thông báo lịch cắt điện ở một số khu vực, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội chỉ còn biết chống chọi với nhiệt độ ban đêm lên tới 30 độ C bằng cách đi mua hoặc thuê máy phát điện.
    Từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Tính ở huyện Từ Liêm đã chuẩn bị tiền, vào nội thành để mua máy phát điện. Gương mặt ông hốc hác sau mấy đêm ngủ không ngon giấc vì mất điện.
    "Chúng tôi hết chịu nổi rồi, cả tuần nay, điện cứ phập phù lúc có lúc không. Người lớn còn có thể chịu được, song còn bọn trẻ. Chúng khóc suốt đêm, người lớn thay nhau quạt cũng không làm dịu được cái nóng lên đến 30 độ C", ông than thở.
    Sau nhiều lần bàn tính, giải pháp mà cả gia đình ông thống nhất là thuê máy phát điện về phục vụ trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, khi ông đặt vấn đề này, hầu hết các cửa hàng đều từ chối, vì lượng sử dụng điện của nhà ông quá ít. Không đừng được, ông đành bỏ 2 triệu đồng để mua một chiếc máy phát điện công suất 2-2,5 KW.
    Không chỉ có ông Tính mà nhiều gia đình khác ở Hà Nội, trước thời tiết khắc nghiệt, cũng tìm đến giải pháp mua máy phát điện. Anh Hà ở phố Khâm Thiên cho rằng, khi ngành điện lực không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, người dân phải tìm nguồn năng lượng khác thay thế. Sáng nay, anh quyết định đi mua một chiếc máy phát điện để sẵn sàng đối phó với sự cố trong một vài ngày tới.
    Tại Công ty Kỹ thuật và Thiết bị Tân Kỷ số 115 Lê Duẩn, Hà Nội, từ hai tuần nay, số lượng người đến mua và thuê máy phát điện rất đông. Nếu như trước đây khách mua hàng chủ yếu là các cơ quan đơn vị thì nay, đối tượng này chủ yếu là những cửa hàng kinh doanh nước giải khát đồ uống và các hộ gia đình.
    Không đủ hàng để bán, giám đốc công ty Nguyễn Trọng Giá liên tục thường trực bên chiếc máy điện thoại để chờ thông tin về nguồn hàng, trong lúc ngay tại phòng vẫn còn 5 khách hàng đang chờ mua máy.

    Máy phát điện 2-500kva
    "3 ngày nay chúng tôi "sốt" hàng bởi nhu cầu quá lớn. Chỉ trong sáng nay, có tới vài ba chục khách. Không có hàng, nhiều người còn đặt cọc tiền trước và chờ một vài ngày tới đến lấy", ông Giá nói với VnExpress, rồi chìa cuốn catalogue về phía một vị khách đến từ Quảng Ninh đang có nhu cầu mua 5 chiếc máy gia đình.
    Do nhu cầu sử dụng tăng cao trong những ngày nắng nóng, hầu hết các hộ kinh doanh khác đều trong tình trạng không có hàng để bán.
    Hiện nay, trên thị trường có khoảng 30 loại máy phát điện to nhỏ được sản xuất từ nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Malaysia... với giá bán dao động từ 2 triệu đến vài trăm triệu đồng. Loại máy dùng trong gia đình bán chạy nhất là của hãng Honda có mã hiệu EM 2-2,5 KW phát 2KW, tần số 50HZ, điện áp 220V, giá 7,5 triệu đồng.
    Theo các chủ cửa hàng số 351 Phố Huế, 12A Bà Triệu, các loại máy phát điện của Trung Quốc năm nay không được ưa chuộng. Người dân có xu hướng mua những loại máy nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, dù giá cao hơn. Những loại máy này ít tốn xăng, chạy khỏe và chạy êm.
    "Hiện chúng tôi có các loại máy công suất cao dành cho các cơ quan đơn vị có nhu cầu tìm thuê", ông Nguyễn Trọng Giá cho biết thêm.
    Theo ông, giá thuê căn cứ vào nhu cầu sử dụng, thông thường một chiếc máy trị giá trên 200 triệu đồng thì giá cho thuê sẽ khoảng 15-30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người thuê sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bốc dỡ vận chuyển máy và cam kết không được chạy 24/24h, công ty chỉ có trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa khi hỏng hóc.
    Theo chủ cửa hàng số 281 Đội Cấn, để mua được một chiếc máy phát điện tốt, tiết kiệm nhiên liệu, trước khi đi khách hàng nên thống kê những vật dụng trong nhà và công suất. Chẳng hạn, với một gia đình sử dụng khoảng 3 bóng đèn, 1 tủ lạnh, máy giặt, điều hòa... thì nên mua máy phát điện có công suất khoảng 25 KW.
  6. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Chiê?u va? tối nay có mưa không biết Hô? Ho?a Bi?nh có mưa không?
    Lưu lượng nước lên đến 350m3 /s thi? Ha? Nội sef có điện ?
  7. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Hồ Hòa Bình đã xuống dưới mực nước chết
    Tính đến 7h sáng nay, mực nước hồ chỉ còn 79,35 m, thấp hơn mức chết 65 cm. Lưu lượng nước vào rất thấp chỉ đạt 165 m3/s, song theo yêu cầu của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Thủy điện Hoà Bình phải tiếp tục duy trì hoạt động các tổ máy vào giờ cao điểm, mặc dù độ an toàn bị ảnh hưởng.
    Theo kế hoạch, khi lũ tiểu mãn về, Tổng công ty Điện lực VN sẽ cắt điện diện rộng để đấu nối đường dây kV mạch 2 Đà Nẵng - Hà Tĩnh, song do yêu cầu tải điện từ Nam ra Bắc rất cấp thiết, hôm qua EVN đã cắt điện đường dây 500 kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh mạch 1 để đấu nối đường dây mạch 2 vào hệ thống.
    Đến rạng sáng nay, việc đấu nối mới hoàn tất, EVN đã đóng điện khôi phục đường dây 500 kV mạch 1. Mạch 2 sẽ chuyển khoảng 4 triệu kWh/ngày từ miền Nam ra Bắc (dự kiến ngày 24/5 mới có). Tuy nhiên, do mực nước hồ Hòa Bình xuống quá thấp, EVN vẫn duy trì cắt điện trên diện rộng để chờ lũ tiểu mãn.
    Ngày 22/5, do đường dây 500 kV đóng mạch 1, vào giờ cao điểm Nhà máy thủy điện Hòa Bình vẫn chạy cả 8 tổ máy với công suất 14 triệu kWh tương đương 583 MW khiến lượng nước tiêu hao tới 80 cm. Các kỹ sư phòng kế hoạch kỹ thuật cho hay, vận hành dưới mực nước chết ảnh hưởng rất lớn tới độ an toàn của máy móc. Độ rung máy lớn dẫn đến tình trạng rơ, long hỏng. Ngoài ra áp lực nước làm mát không có khiến nhiệt độ máy lên cao, và hiện tượng xâm thực bùn cát tăng cao.
    Trao đổi với VnExpress về khả năng cung cấp các nguồn khác ngoài thủy điện, Tổng giám đốc EVN Đào Văn Hưng cho biết rất khó trông chờ. EVN đã yêu cầu các công ty thành viên liên hệ với các nhà máy nhiệt điện ngoài ngành để phát điện bằng dầu diesel vào giờ cao điểm. Tuy nhiên do các năm trước đây, tình hình cung cấp điện ổn định, các nhà máy này không chuẩn bị sẵn sàng máy móc nên không phát được.
    Hai nhà máy nhiệt điện ******* và Na Dương của Tổng công ty than VN (cung cấp khoảng 250 MW) dự kiến đốt lò vào tháng 5 đã thông báo chậm tiến độ. "Cố gắng lắm thì có thể đưa thêm tổ máy số 2 của nhà máy nhiệt điện Na Dương vào vận hành cuối tháng 5. Vì thế vẫn phải chờ lũ tiểu mãn về hồ Hòa Bình là chính", ông Hưng nói.
    EVN đã làm việc với Trung tâm khí tượng thủy văn và yêu cầu có dự báo lũ trước 1 tuần để có kế hoạch điều độ điện. Tuy nhiên theo Trung tâm Khí tượng thủy văn, chỉ có thể dự báo lũ về trước 2-3 ngày. Hiện vẫn chưa thấy dấu hiệu nào của lũ.
    Hồ Hòa Bình đang phát điện dưới mực nước chết. .
  8. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0

    Được Grinfilldo sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 23/05/2005
  9. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Sáng 23/5, ngày thứ 2 hồ Hoà Bình xuống dưới mực nước chết, cả nhà máy luôn làm việc trong không khí căng thẳng nhất. Không mưa, mực nước càng giảm, sự lo âu trên gương mặt những người thợ điện càng tăng...
    Khát khao... lũ
    25/5: 4 triệu kWh/ngày mới ra được đến miền Bắc

    Ông Trần Anh Thái, Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia về việc thực hiện truyền tải điện từ miền Nam ra miền Bắc cho biết, do khối lượng công việc quá lớn trong khi các cán bộ công nhân viên điện lực phải dựng thêm 2 cột nữa nên nguồn tiếp ứng khoảng 4 triệu kWh điện/ngày sẽ không ra kịp miền Bắc trong ngày 24/5. Việc cắt điện sẽ vẫn tiếp tục vì trong thực tế, lượng điện 4 triệu kWh/ngày chỉ tương đương lượng điện cỡ một tổ máy của Thủy điện Hòa Bình. Số điện này chỉ giúp làm giảm bớt một phần sức ép thiếu điện chứ không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân miền Bắc.

    Chúng tôi có mặt tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình sáng 23/5. Đập vào mắt là dòng Đà giang cạn kiệt, cách xa mực nước cũ trên mép cầu Hoà Bình tới hàng chục mét. Thuyền bè làng chài trên con sông nằm uốn quanh thị xã nhỏ bé vẫn lờ lững trôi. Bên kia dòng sông là Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, nơi đóng góp 14,6% sản lượng điện trên toàn hệ thống và 43,7% công suất đỉnh của hệ thống điện miền Bắc. Một không khí lao động khẩn trương, căng thẳng ở tất cả các bộ phận, phòng ban trong nhà máy.
    Từ ngày mực nước hồ Hoà Bình giảm dần theo những ngày không mưa, phòng Thuỷ văn (Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình) luôn được quan tâm nhất. Đây là nơi làm nhiệm vụ đo và phân tích mực nước vào, ra, mực nước hiện tại hồ Hoà Bình. Lúc bình thường, 7h đồng hồ trạm quan trắc trên hồ báo mực nước một lần. Từ mấy tuần ''''nước sôi lửa bỏng'''' gần đây, cứ 3 giờ trạm quan trắc báo về một lần, thậm chí có ngày 1 giờ báo về một lần.
    Theo thông báo của KS Hoàng Văn Lợi (Phòng Thuỷ văn), vào lúc 10h sáng 23/4, mực nước trên hồ Hoà Bình là 79,32m (dưới mực nước chết 0,68m), lưu lượng nước vào hồ là 170m3/s.
    Ông Lợi cho biết, phòng Thuỷ văn vừa phải điều động thêm người thay nhau làm việc ngày đêm. Đã mấy tuần nay, lượng nước càng xuống thì sự lo âu càng tăng trên gương mặt những người trực tiếp nắm giữ thông tin về mực nước lên, xuống.
    Trên tấm bảng treo tường, nét bút dạ còn mới về mực nước hồ Hoà Bình. Ngày 23/5 là một ngày mực nước hồ liên tục tụt. Lúc 1h sáng là 79,43m (lượng nước về hồ là 165m3/s), lúc 4h sáng là 79,40m (lượng nước về hồ là 165m3/s), lúc 7h sáng 79,35m (lượng nước về hồ là 165m3/s) và lúc 10h sáng là 79,32m (lượng nước về hồ là 170m3/s). Về đêm, chỉ chạy ít tổ máy nhưng lượng nước vẫn giảm. Sự căng thẳng bao trùm trong căn phòng nhỏ.
    "Sẽ phát điện đến giọt nước cuối cùng"
    Khi nước hồ cạn, ngoài sự lo âu của ngành điện, của cả nước là sự không an toàn cho các tổ máy nếu phát điện dưới mực nước chết.

    Theo nguyên tắc, mực nước chết (80m) là mực nước có thể phát điện. Nếu mực nước xuống mức 75m thì các tổ máy không thể vận hành. Nhưng có một điều, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vẫn không ngừng mà sẽ phát điện bằng lượng nước trên thượng nguồn về, được bao nhiêu phát bấy nhiêu để cầm cự, chờ lũ về.
    KS Nguyễn Văn Hưng, trưởng kíp Phân xưởng vận hành cho biết, với mực nước thấp như hiện nay, yếu tố an toàn khi vận hành các tổ máy là điều rất đáng lo ngại. Khi vận hành máy ở dưới mực nước chết, các yếu tố như độ ma sát, độ rung và nhiệt độ đều có xu hướng cao hơn so với mực nước bình thường. Đặc biệt, nguy cơ các bánh răng của tuốc-bin bị xâm thực là rất lớn. Do vậy, nhà máy thường chỉ vận hành 2 đến 4 tổ máy.
    Tuy nhiên, do yêu cầu đảm bảo an toàn mạng lưới điện quốc gia, có những thời điểm Thuỷ điện Hoà Bình vẫn phải vận hành cả 8 tổ máy nhưng cũng chỉ ở công suất rất nhỏ. Trong khi đó, công suất điện truyền tải từ miền Nam ra Bắc là rất lớn. Nếu trong quá trình truyền tải điện gặp một sự cố sẽ xảy ra rã lưới, gây mất điện toàn miền Bắc. Trên thực tế, từ ngày 21/5 đến nay đã xảy ra 2 lần rã lưới.
    Tại phân xưởng vận hành, bên ngoài hàng rào an toàn vẫn có từng đoàn khách du lịch, học sinh đến tham quan Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Trong gian điều hành bên cạnh, các kỹ sư vẫn đang bận rộn với máy móc, sổ sách. Một không khí làm việc cẩn thận, căng thẳng bên 8 tổ máy. Khi chạy máy dưới mực nước chết, cán bộ trực tiếp vận hành tổ máy phải tăng cường kiểm tra, theo dõi từng phút.

    Kíp trưởng Phân xưởng Vận hành Nguyễn Văn Hưng: Với mực nước thấp như hiện nay, yếu tố an toàn khi vận hành các tổ máy là điều rất đáng lo ngại!

    Trong gian phòng chỉ huy, ca trưởng xưởng Vận hành Nguyễn Tuấn Phương không thể dừng một phút để nói chuyện với chúng tôi. Đôi kính cận dày cộp dán chặt vào màn hình vi tính. Điện thoại các nơi liên tục báo về. Tất cả dành cho công việc. Không chỉ anh, đã mấy tuần nay hầu như tất cả cán bộ, công nhân nhà máy luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ hết mình...
    Chiều 23/5 PV VietNamNet có mặt tại cửa nhận nước của thuỷ điện Hoà Bình. Từ trên cửa xả nước, xe ô tô có thể đi thẳng xuống chân cửa nhận nước. Nơi mà cách đây mấy tháng, nước ngập cao hàng chục mét. Dưới những khối bê tông chắc nịch bây giờ chỉ còn trơ lại những đống củi khô mục, dấu vết của ''''thời hưng thịnh'''' nước hồ Hoà Bình.
    Mực nước hiện tại cách quá xa nền đất cửa nhận nước, sâu hoăm hoắm. Trên đỉnh cửa nhận nước, những vệt phớt vàng bám vào thành bê tông đang phai dần theo cái nắng nóng của tiết trời tháng 5. Đó cũng là dấu tích con nước hồ Hoà Bình cách đây vài tháng...
  10. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Hồ Hòa Bình hết hy vọng vào lũ tiểu mãn

    Sáng 25/5, nước hồ Hòa Bình còn 78,06 m, dưới mực nước chết gần 2 m. Để giải cứu cho hồ chỉ trông chờ vào lũ sông Đà, nhưng theo ông Nguyễn Viết Thi, Trưởng phòng dự báo thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, khả năng lũ tiểu mãn là không còn, lũ sớm đầu tháng 6 không đủ ứng cứu.
    - Thưa ông, tại sao hồ Hòa Bình lại cạn kiệt như bây giờ?
    - Có 3 lý do khiến hồ Hòa Bình không được bổ sung nước. Thứ nhất là năm 2004 mùa lũ kết thúc gần 2 tháng, vào giữa tháng 8, khiến nguồn nước trên lưu vực sông Đà (gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và một nửa của Hòa Bình), nguồn cung cấp cho hồ Hòa Bình, bị giảm nhanh từ những tháng chính vụ lũ (cuối tháng 8).
    Thứ hai, việc sử dụng nước ngầm của ta hiện nay nhiều hơn trước, làm ảnh hưởng đến khả năng bổ sung nước cho sông suối. Vào mùa cạn, nguồn để duy trì các sông suối chủ yếu từ nước ngầm.
    Thứ ba, từ đầu năm đến nay lượng mưa thiếu hụt nhiều. Trong các tháng từ 1 đến 4, cả nước không có mưa lớn, tổng lượng mưa tháng đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Sang tháng 4, bắt đầu có mưa, nhưng miền núi Bắc Bộ, lượng mưa đo được chỉ 30-90 mm, mới đạt 30-80% trung bình nhiều năm. Sang tháng 5, mưa cũng không lớn, lưu lượng lớn nhất về hồ Hòa Bình xảy ra hôm 10/5 với 620 m3/s. Sau đó do ít mưa, lưu lượng giảm dần đến hôm nay còn 170-180 m3/s.
    - Người dân mong chờ lũ tiểu mãn để cứu hồ. Ông đánh giá thế nào về khả năng xuất hiện của cơn lũ này?
    - Vào khoảng 20-25/5 có một tiết tiểu mãn, thường gây mưa ở 3 miền. Lũ xuất hiện vào thời kỳ này thường gọi là lũ tiểu mãn. Bây giờ khái niệm lũ tiểu mãn được mở rộng ra từ trung tuần đến hết tháng 5.
    Hôm nay đã là 25/5, theo nhận định không riêng gì của Việt Nam mà của toàn thế giới, thì từ nay đến cuối tháng chỉ có mưa nhỏ trên lưu vực sông vùng Đông Bắc Bộ và Việt Bắc, cụ thể là sông Lô và Thao với lượng mưa không quá 20 mm. Riêng lưu vực sông Đà chỉ có mưa nhỏ, lượng mưa dưới 10 mm, chỉ đủ để thấm đất và bốc hơi. Dự báo ngày 30-31/5 xuất hiện hình thế thời tiết có thể gây mưa, nhưng không lớn.
    Với cái nhận định như vậy và với hiện trạng hiện nay thì có thể nói trên sông Đà năm nay không có lũ tiểu mãn. Nếu lũ xảy ra vào 30-31/5 hoặc ngày đầu tháng 6 thì không gọi là tiểu mãn, mà là lũ sớm.
    - Có năm nào không xuất hiện lũ tiểu mãn trên sông Đà?
    - Lũ tiểu mãn vào tháng 5 trên lưu vực sông Đà với lưu lượng lớn nhất về hồ từ 1.000 m3/s thường có tần xuất 60%, tức là trong 10 năm thì 6 năm có lũ, 4 năm không. 2005 rất có thể rơi vào 4 năm không lũ trong chu kỳ 10 năm (3 năm trước đó đều có). Năm 2004, lũ tiểu mãn xuất hiện ngày 20/5 với lưu lượng về hồ Hòa Bình là 7.300 m3/s, vài loại lớn nhất từ trước đến nay.
    Trong lịch sử từ năm 1982 trở lại đây có nhiều năm không xuất hiện lũ tiểu mãn, tức lưu lượng nước về hồ chưa đạt 1.000 m3/s. Ví dụ năm 1982, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình chỉ 577 m3/s, năm 1987 là 665 m3/s, gần đây nhất là năm 1997 chỉ 840 m3/s.
    - Như vậy hồ Hòa Bình chỉ còn trông chờ vào lũ sớm đầu tháng 6. Theo quan trắc, bao giờ sông Đà có lũ sớm?
    - Mùa lũ các sông Bắc Bộ được tính từ 1/6 đến 15/10. Hiện chưa thể dự báo về lũ sớm trên lưu vực sông Đà. Nhưng thông thường, vào những năm ít mưa thì sang tháng 6 hay có mưa, xuất hiện lũ sớm. Về tần xuất, 10 ngày đầu tháng 6, lũ ít xuất hiện, cường độ nhỏ, khoảng 2.000-5.000 m3/s. 10 ngày tiếp theo, lũ xuất hiện dày hơn, cường độ lớn hơn, khoảng 2.000-9.000 m3/s.
    Nhưng cũng có năm như 1997, hạn hán khốc liệt, mực nước hồ Hòa Bình đã xuống chỉ 75,7 m (ngày 12/6) và phải đến 15-16/6 mới mưa lớn, chấm dứt hạn hán.
    - Nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ cho phát điện đến cột nước 75 m. Theo ông cần phải có một trận lũ như thế nào thì mới nâng cột nước lên 80 m (mực nước chết)?
    - Giả sử mực nước hồ Hòa Bình còn 75 m, tương đương dung tích 3,24 tỷ m3, để nâng lên 80 m thì phải bổ sung 0,57 tỷ m3 nước nữa (tức dung tích là 3,815 tỷ m3), thì cần một trận lũ kéo dài 2 ngày, với đỉnh lũ là 6.000 m3/s, lưu lượng trung bình là 2.600 m3/s và với điều kiện lưu lượng dành cho phát điện là 800 m3/s.
    Để nâng từ mực nước 75 m lên 86 m (tương đương dung tích 4,5 tỷ m3), mực nước được các chuyên gia khuyến cáo là không nên khai thác thấp hơn để đảm bảo an toàn hồ, thì cần một trận lũ kéo dài 4 ngày với đỉnh lũ 9.000 m3/s, lưu lượng trung bình 4.500 m3/s, lưu lượng dành cho phát điện chỉ 800 m3/s.
    Tuy nhiên, đấy là chỉ giả dụ. Thực tế, vào tháng 6, lũ trên lưu vực sông Đà thường không kéo dài, chỉ 1 ngày, thậm chí nửa ngày.
    - Dự báo lũ chính vụ trên sông Đà sẽ thế nào?
    - Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, năm nay có khả năng xảy ra lũ lớn trên sông Đà với đỉnh lũ lớn nhất ở mức 12.000 m3/s. Lũ chính vụ rơi vào tháng 7-9, 40% đỉnh lũ tập trung vào tháng 8, 35% rơi vào tháng 7, dưới 20% rơi vào tháng 9, còn lại xảy ra vào những tháng khác trong mùa lũ.

Chia sẻ trang này