1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÌNH BẠN. Một câu chuyện có thật.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nvdongbac, 11/03/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvdongbac

    nvdongbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2013
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    TÌNH BẠN.

    Tên khai sinh của nó là Bình nhưng hình như những người trong nhà bị mắc chứng bệnh quên nên chả ai nhớ rằng cậu con trai độc nhất của gia đình có một cái tên hẳn hoi và rất đẹp mà toàn gọ là Cu. Hồi nhỏ, hễ cứ bị trêu chọc vì cái tên là nó lại phụng phịu với mẹ rằng sao có hàng đống những cái tên đẹp không gọi mà lại gọi bằng Cu... “Cah bố nhà anh, thế không cu thì hĩm à? Có thắc mắc thì anh đi mà hỏi bố anh, các chị của anh ấy”.
    Nhà nó thuộc dạng khá giả. Ruộng nhiều, thóc lúa năm trước năm sau mới dùng đến. Chẳng hiểu là do muốn có nhiều nhân lực để lao động hay là muốn có một thằng con trai để nỗi dõi mà Bnhf có tới tám chị gái. Có lẽ là vì cả hai. Các chị gái của nó, chị nào cùng giỏi giang. Từ việc cày bừa, cấy gặt cho đến cơm nước lợn gà, chị nào cũng tự giác chăm chỉ, không bì tị hay đùn đẩy công việc cho nhau. Lại tự may vá thêu thùa. Và đẹp nữa, những nét đẹp thuần chất lao động, khỏe mạnh, dung dị. Làng ai cũng khen “Đẻ được đàn con như thế thật bõ công mang nặng...”.
    Nghe kể, ngày Bình ra đời, cha vì vui sướng quá nên thôt lên “A cu con!”. Ông làm cỗ mời cả làng. Lợn dăm con, gà vịt không cần tính. mẹ nó xót của nhưng các chị lại thuận theo ý cha nên không thể cưỡng. Cha nó, ông say suốt cả tuần. Say và cười ha hả đầy mãn nguyện. Cái tên Cu dính theo nó từ đấy.
    Các chị cũng chiều cậu em út hết mực. Đi đâu về cũng phải tìm cách làm sao được bế cậu út một cái rồi mới làm gì thì làm. Năm nó một tuổi thì chị cả lấy chồng, khi ấy chị mới 17. Trong làng vẫn thế, gái mười hai mưới ba đã có nơi dạm hỏi, mười lăm mười sáu thì cưới. Ngày về nhà chồng, chị khóc, nước mắt như mưa. thương cha mẹ thì ít mà thương cậu út thì nhiều.
    Khi cậu út lên ba lên bốn, các chị đòi mẹ phải cho cậu luân phiên ngủ cùng để được cưng nựng âu yếm. Nó thích nhất chị Tư, chị gái thứ tư của nó. Tóc chị dày và dài, đôi bàn tay, tuy là nhà nông nhưng trắng nón nà và mềm mại. Đêm ngủ, nó thường dí sát mặt mình vào mái tóc của chị để hít hà cái múi hăng hắc nhưng dễ choiuj của hương nhu, bồ kếp. Dễ chịu và thơm nhất là khi cây bưởi trước nhà nở trắng những bông hoa. Theo thói quen khi ngủ với mẹ, nó lần sở ti chị. Ngất ngay trong hương hoa bưởi là tiếng cười khanh khách như ly thủy tinh va vào nhau, trong vắt “Cu cưng... nghịch quá thôi!”.
    Cứ như vậy, Bình lớn lên trong sự yêu thương của gia đình. Các chị gái lần lượt lấy chồng. Năm nó mười bốn tuổi thì chỉ còn lại chị Tư và chị Tám. Chị Tư đẹp người đẹp nết, nhưng lại là nỗi buốn phiền của cha mẹ vì năm nay chi đã hăm nhăm, cái tuổi quá già ở làng, mà không chịu lấy chống dù có nhiều nơi dạm hỏi. Lý do tại sao thì chỉ có mình cậu út biết. Là chị đang chờ đợi một người, người đó là bạn thửa thiếu thời của chị. Anh đi bộ đội sau khi tốt nghiệp trung học rồi được cử đi học đại học quân sự. Sau đó thì lại được đi nước ngoài nghiên cứu sinh. “Hai người đã hẹn ước, chị sẽ chờ Cu ạ!”. Đối với chuyện tình yêu, chưa thấu cho lắm những nó rất phục chi ở lóng kiên định.
    Mười lăm tuổi, Bình bắt đầu đổi thay. Lớn phổng, ria mọc lún phún, giọng vỡ ồm ốm, mái tóc đỏ hoe đỏ hoét trở nên đen mượt, mặt nổi mụn. Và nó cũng nhận ra rằng mình đang lấy đi màu đen trên mái tóc của cha mẹ cho nên nó chăm chỉ học hành hơn, chịu khó giúp đỡ cha mẹ hơn...
    Sự thay đổi luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, nhưng do không đột ngột nên chả mấy ai nhận thấy điều đó. Tuiy đã trở thành một chàng tai thực thụ nhưng cái tên Cu ấy lại chẳng ai muốn quên, trừ Bình. Lớn rồi, sao cứ gọi là Cu, nghe chả vào tí nào. Ở nhà còn đỡ chứ đi học thì các bạn gái hay trêu chọc. Nó nghĩ ra một cách để rũ bỏ cái tên đáng ghét ấy bằng cách chỉ thưa khi được gọi đúng tên Bình còn không thôi, coi như không nghe thấy.
    Nghe chừng cách tạo thói quen ấy cho mọi người có hiệu quả rõ rệt, bằng chứng là chỉ trong một thời gian không lâu sau đó cái tên Cu chả còn mấy ai sử dụng. Tuy vậy, Bình vẫn chưa hài lòng bởi vì còn một kẻ, mà kẻ đó lại thường xuyên dùng cái tên Cu để gọi nó nhiều nhất. Đó là chú sáo mỏ vàng chân chì, chú sáo được Bình nuôi từ năm mười hai tuổi.
    Năm ấy được chị Tư tặng cho một con sáo nhỏ nhân ngày sinh. Bình thích lắm. Nó dày công chăm sóc và mày mó dạy cho chú sáo nói được tiếng người. Bình đặt tên cho nó là Minh. Đôi bạn đi đâu cũng có nhau. Minh bắt chước giọng của Bình rất giống, kể cả điệu cười, đến nỗi người trong nhà còn nhầm.
    Dù rất cố gắng, kể cả việc nhốt ***g bỏ đói nhưng Minh nhất định không chịu thay đổi. Hàng ngày, Bình mớm cho nó “Bình, Bình ơi!”... Minh nhại lại “Bình, Bình... Cu ơi!”... “Bình... Bình chứ không phải là Cu”... Con sáo nghiêng đầu chớp mắt tỏ ra hiểu biết “Không phải là Cu... Không phải là Cu”. Đương nhiên không phải klaf Cu rồi. Nhưng mày có hiểu thế không hả thằng đầu đất kia? Đồ cứng đầu! Bình bất lực. Cái âm điệu ồm ồm và giọng cười của Bình được nó nhại lại khiến cho chị Tư ôm bụng cười... “Bình... Cu ơi!”. Thôi thì tùy, mày gọi thế nào cũng được, tao chịu mày. Nhưng từ giờ trở đi, tao sẽ không cho mày đến trường cùng tao nữa.
    “Cu ơi... Anh ấy bỏ chị rồi”. Sự kiên trinh của chị Tư được đáp lại như tthế... Chị Tư suy sụp. Bao thư từ chị đem đốt hết rồi khóc hàng đêm. Trưởng thành, không còn được thân mật như trước nhưng chị Tư vẫn tâm tình với cậu út như một người bạn. Thương chị, rất muốn an ủi chị nhưng Bình chả biết nói gì. Còn cha mẹ thì chỉ biết thở dài... Hơn một tháng sau khi đốt hết những kỷ niệm, chị Tư hốc hác, mắt thâm quầng, tóc xác xơ.
    Chả còn được nghe tiếng chị cười, không được nhìn thấy nụ cười tươi tắn của chị, không được ngửi mùi lá cây hăng hắc khiến Bình hụt hẫng. Không an ủi được cho chị, Bình quyết định sẽ làm một cái gì đó cho chị. Được nghỉ hè, mấy hôm vào rừng thấy có tổ ong mật nơi con thác... Nghe nói mật ong rất tốt cho da con gái, lại có tác dụng bổi bổ thể lực... Tiết hè, trời oi nồng, dắt con dao sau lưng, mang theo một cái nải ngàm, một nhúm vải và chút dầu hỏa, thêm cái can để đựng mật, Bình vào rừng. Minh đậu trên vai, chốc nhát nó lại thoát vụt bay để săn chú ****. Bắt được chú **** to, nó mang về rồi đưa cho Bình vặt cánh mới chịu ăn. Thằng đầu đất, khôn thế. Minh nuốt con mối rồi thò mỏ vào tai Bình ngoáy làm Bình cười vang. Cả hai đều thích trò này. Bình thì khoan khoái còn Minh thì thích được nghe bạn cười.
    Trưa, không thấy Bình về. Không ai lưu tâm vì cho rằng Bình chưa lấy được tổ ong. Thằng này nó thương chị lắm, dứt khoát là phải lấy được nó mới chịu về...
    Sập tối, vẫn chưa thấy Bình về. Nhà bắt đầu lo lắng.
    Khi bầu trời đầy những vì sao thì bà mẹ không còn chịu đựng được nỗi lo lắng của mình nữa. bà quyết định nhờ người làng đốt đuốc vào rừng tím cậu út. Chị Tư gắng gượng, xốc xếch dù mẹ bảo chị rằng sức yếu thì ở nhà.
    Đến gần con thác, trong tiếng lòa xòa của dòng nước đổ thác, chị Tư nghe tiếng gọi cuống quýt: “Bình... Cu ơi!”... Mừng rỡ vì nhận ra đó là tiếng của con sáo, chị rảo thật nhanh đến nơi... Dưới ánh lửa bập bùng chị nhìn thấy, trên táng đá, đè lên bộ quần áo của cậu yuts nhà chị là con dao rừng. Và đậu trên cán dao là con sáo đang ngó nghiêng nhìn xuống hủm nước lớn của con thác, không ngớt gọi vẻ tuyệt vọng “Bình, Cu ơi!”... “Bình... Em ơi!”. Buông rơi cây đuốc, chị Tư lao đến rồi nhào thẳng xuống hủm nước... Chị giết em rồi Cu ơi!
    Chị Tư được vớt lên. Chị đã ngất xỉu, hơi thở hiu hắt, linh hồn bắt đầu phiêu diêu thì nghe tiếng Bình bên tai: "Chị ơi, chị... dậy đi! Sáng rồi!"... A, Cu của chị vẫn đây. Thời gian qua khi chị ưu phiền, ăn ngủ thất thường thì nó vẫn thường thức chị dậy vào buổi sớm... Mở mắt nhưng không thấy em mà chỉ thấy con sáo đậu kế bên đang lên tiếng gọi, chị lại lịm đi!
    Trong lúc đau buồn, chả ai còn nhớ đến Minh, không để ý đến nó đang ở đâu nữa. Đến khi đưa Bình về với đất xong, mọi người mới nhớ ra, tìm, gọi hoài nhưng không thấy. Chắc nó về với rừng rồi. Thế cũng tốt.
    “Con phải ăn chút gì đi chứ em con dưới đó không hài lòng đâu”. Cả nhà chỉ còn có cha là người vững nhất, ông động viên chị Tư vì chị bị ám ảnh... “Con đã giết em. Cha để con chết theo em”. “Không được nghĩ bậy. Con cũng biết là em thương con thế nào. Con mà không ăn, em con buồn, linh hồn không thể siêu thoát con ơi”. Nói rồi cha ôm mặt... Nhnữg ngày chị suy sụp, Bình đi bắt những con tôm càng to mang về rồi hỏi chị thích ăn như thế nào để em làm cho, nướng, rang hay tẩm bột rán? Dù không muốn ăn nhưng chiều em, chị bảo em nướng rồi chị nhón nhón trong khi cậu út cứ bóc từng con tôm lấy thịt nõn bắt chị ăn thật nhiều... Giờ giá như em mang về cả rổ tôm thì chị cũng ăn bằng hết Cu ơi! Chị gắng gượng ăn lấy một chút để an ủi người già, cũng là để tự an ủi mình.
    Ba ngày sau, cả nhà đi lại đắp mộ cho Bình. Khi gần đến nơi thì họ sững cả lại. Thoảng trong gió là tiếng ồm ồm của cậu trai mới lớn “Bình... Cu... Cu ơi!”. Chị Tư thất thanh “Minh đấy!”.
    Con sáo mỏ vàng ướt lướt thướt đang ủ rũ đậu trên đỉnh ngôi mộ mới, mắt ngó nghiêng và không ngừng kêu thảm thiết. Các chị òa lên khóc còn bà mẹ và chị Tư ngã xuống ngất đi...
    Minh được chị Tư bọc trong tay áo đem về và cho đậu lên chạc cây góc nhà nơi hàng đêm nó thường ngủ. Nó nghiêng đầu nhìn khắp nơi, đôi mắt đỏ hoét long lanh, lặng thinh.
    Đến bữa cơm, nhà dọn thêm một bát, một đôi đũa và xới một chút chút cơm. Khi mọi người ngồi vào bàn thì đột nhiên có tiếng gọi “Cu ơi... Cu, về ăn cơm!”. Cả nhà sững sờ. Không khí tang tóc đã lặng thì càng lặng hơn. "Cu ơi... Bình ơi... Về ăn cơm!". Con sáo gọi thêm một câu nữa rồi sà xuống đậu cạnh bát cơm mà người ta có ý dành cho Bình. Các chị lại òa lên khóc trong khi bà mẹ lảo đảo ngã xuống.
    Câu này không ai dạy nó và nó cũng chả nói bao giờ bởi nếu có đi đâu thì cả hai luôn được gọi... Tối đến, mọi sự lặp lại. Thấy tình hình đó, cha đem con sáo bỏ ***g rồi đem qua nhà chị cả để cho bà mẹ và chị Tư đỡ đau đớn mõi khi Minh gọi Út vào bữa cơm. Nhưng chỉ được hai ngày là lại phải đem nó về vì nó chả chịu ăn uống, chỉ ủ rũ suốt ngày. Sợ nó chết nên chị cả đem nó trở lại.
    Có người ngỏ ý trả một khoản tiền khá lớn để mang con sáo về nuôi nhưng gia đình không đồng ý... Mọi người quyết định cứ để nó đấy, nó muốn đi muốn ở là do nó chứ không bán. Ai lại đi bán cái hình bóng, thậm chí là linh hồn người mới chết?... Cửa ***g để mở, qua đêm, sáng ra không còn thấy Minh nữa.
    Vài ngày sau, trong làng có người qua làng bên ăn cỗ. Khi trở về thì trời đã khuya. Vì muốn đi nhanh và đã khá say nên anh ta đánh bạo ngang qua bãi tha ma. Trong ***g lộng tiếng gió hú, anh ta nghe vẳng vẳng tiếng người, giọng đàn ông rất thảm: “Bình... Cu ơi!”. Rồi tiếng đàn bà “Con ơi"... "Em ơi”, giọng trẻ con “Cậu ơi!”. Rồi tiếng nấc nghẹn, tiếng khóc ai oán... Sởn tóc gáy, toát một hôi tỉnh rượu, anh ta ba chân bốn cẳng vắt chân lên cổ mà chạy.
    Chiều hôm ấy, Chị Tư ra thăm mộ em. Tới mộ, chị sững lại khi thấy chú sáo mot vàng chân chì nằm xoãi cánh gục đầu trên đỉnh ngôi mộ của em trai mình, mỏ nó ngậm một cành cây có bông hoa trắng nhỏ xíu.
    Chị Tư đắp cho Minh một ngôi mộ nhỏ bên cạnh. Lúc còn sống thì như hình với bóng, giờ thể xác về với cát bụi, bóng không, hình mất. Mong rằng ở thế giới nào thì hai em vẫn như khi còn ở Dương thế.



    Đông Bắc

Chia sẻ trang này