1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình báo trong chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi xuxin, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Tình báo trong chiến tranh Việt Nam

    nhân dịp đọc bài về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn trên vnexpress, các bác có ai biết rõ những nhà tình báo của 2 bên trong các cuộc chiến tranh ở Vietnam với Pháp và Mĩ không? nếu có xin viết vài bài cho anh em đọc tham khảo.
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    nghe nói ông thiếu tướng đó đang ốm nặng!
  3. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    có biết chút - nhất là về biệt kích với lại vài chuyện linh tinh nhưng thà là không post lên, không lại chủ đề này sẽ chết sớm như các bài ku tande post nữa
  4. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Bác nói 2 bên nghĩa là sao?
    Tôi có một số tư liệu về Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Xin phép được tìm thêm chút nữa rồi sẽ gửi bài lên sau.
    t@
  5. haintvcb

    haintvcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    4
    Các bác ơi! theo tôi thì đừng đưa các vị sĩ quan TB của ta, vì tài liệu, rồi phim ảnh cũng nhiều.
    Các bác hãy post về một số "gương mặt đen", tức là phe địch cài vào ta đi!
    Cái này hấp dẫn hơn!
  6. cuc_culao

    cuc_culao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    6
    Ở hiệu sách có bán quyển: "Phạm Xuân Ẩn, tên cũng như cuộc đời", bạn có thể tìm đọc. Thực ra quyển sách đó cũng không được vừa ý tôi lắm. Nhưng không phải do tác giả trình độ kém, mà ông Ẩn rất kín tiếng, ông không tiết lộ nhiều về mình và hoạt động của mình. Một trong các lý do của ông là ông sợ ảnh hưởng đến những người đã cung cấp thông tin cho mình (Dù vô tình hay cố ý).
    Nhưng dù sao nó cũng chứa nhiều thông tin mà tôi chưa biết và thấy thú vị. Ví dụ như chi tiết: vào tháng 4 năm 1975 chính ông Ẩn là người đã cứu bác sĩ Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ của Ngô Đình Diệm và là "nhân viên CIA cao cấp nhất người Việt". Ông đã giúp ông Tuyến (hai người là bạn của nhau) khỏi bị kẹt lại Sài gòn, lên được máy bay bay qua Mỹ trước khi quân Giải phóng tiến vào. Chi tiết đó và nhiều chi tiết khác nói lên ông là một nhà tình báo chiến lược, lo nhưng việc lớn, chứ không để ý đến việc tẹp nhẹp như trả thù cá nhân - chắc bạn biết ông Tuyến mà kẹt lại Sài gòn thì chắc là tiêu.
    Còn một chi tiết khác tôi cũng thích là ông Ẩn là phóng viên của báo Time, nhưng ông chỉ lợi dụng vị trí này để lấy thông tin chứ không dùng nó để đưa những thông tin sai lệch, hoặc có tình tuyên truyền lên báo Time. Ngay cả sau năm 75 khi biết ông Ẩn là một sĩ quan tình báo cao cấp của VN, báo Time cũng không hề phải đính chính lại một bài nào.
    Ở đoạn cuối sách có đoạn nói về tình cảm của ông Ẩn đối với nước Mỹ. Ông nói là ông rất yêu quý nước Mỹ, biết ơn nước Mỹ vì những điều mà ông học được ở bên đó (ở trong cũng như ở ngoài trường học), mà một trong những điều đó là tính thực tế của người Mỹ. Có một điều buồn cười là hồi đó có những điều ông bắt trước người Mỹ thì lại bị nghi ngờ là có tư tưỏng Cộng sản. Lúc đó ông bắt con trai mình (chắc đang là sinh viên) đi làm bồi ở tiệm ăn, làm bưng bê để tự kiếm tiền thì bị nói là chỉ có Cộng sản mời làm vậy, mới giáo dục mọi người phải biết yêu lao động chân tay. Và ông bảo: "nói làm như vậy là theo tư tưỏng CS cũng đúng, mà nói là làm theo người Mỹ cũng đúng".
    Bạn nên tìm đọc quyển sách này, theo tôi nó cũng là một quyển sách đáng đọc.
    À, thực ra ông Ẩn còn xuất hiện trong 2 quyển tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khải. Một quyển là "Gặp gỡ cuối năm", còn quyển kia là gì thì tôi quên mất rồi. Trong đó ông có tên là Quân, và cũng không phải là nhân vật chính, nhưng cũng là một nhân vật rất quan trọng. Hoặc có thể nói ông là một trong những nhân vật chính. Tất nhiêu vì là tiểu thuyết, nên đã được hư cấu rồi, nhưng trong đó có nhiều chi tiết hay và theo tôi là có thật. Bạn cũng có thể kiếm 2 cuốn này về mà đọc để có thêm thông tin.
  7. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn còn có tên khác là Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1927. Với lý lịch gia đình loại đặc biệt (Quan chức địa chính của chính quyền thời Pháp), ông được điều về Sài Gòn vào năm 1946 để nhận nhiệm vụ đặc biệt tại sở thuế. Năm 1951, ông được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủy viên Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ trực tiếp giao nhiệm vụ chui sâu làm chân tham mưu tin cậy trong Bộ chỉ huy quân đội liên hiệp Pháp.
    Thời gian Pháp thất bại ở Đông Dương, Ông đã được trung tướng Edwar G.Lansdale, một nhà báo - tình báo lão luyện, trưởng nhiệm sở CIA và trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) ở Sài Gòn để ý và quan tâm sâu sắc. Khi hiệp định Geneva được ký kết, Ông đã leo lên đến chức vụ cộng sự của phái bộ quân sự Mỹ tại Sài Gòn. Với quan hệ tốt với một loạt sĩ quan tình báo Mỹ và là người tham gia thành lập 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Ông là một trong 25 sĩ quan người Việt đầu tiên được đưa qua đào tạo tham mưu ở căn cứ Fort Leavenuorth, Kansas City, Mỹ, và trở thành bạn học của những tướng lĩnh Sài Gòn có tên tuổi sau này, như Nguyễn Văn Thiệu (sau này là trung tướng, tổng thống chế độ Sài Gòn) Trần Ngọc Châu (sau đó là trung tá tỉnh trưởng Kiến Hòa, dân biểu quốc hội Sài Gòn)...
    Như bạn cuc_culao đã nêu ở trên về chuyện Ông là phóng viên của Time, tôi xin bổ sung thêm. Ngoài Time, ông còn làm cho Reuters, New York Herald Tribune... Những vị trí này đã giúp ông có được mối giao du rộng rãi với các cơ quan quân sự, tình báo, thông tin Mỹ cùng quan chức cao cấp phủ tổng thống, cơ quan đặc ủy tình báo, tổng nha cảnh sát quốc gia, bộ tổng tham mưu. Mối quan hệ đặc biệt này đã biến ông thành nhân vật được nhiều phe phái Sài Gòn ve vãn, và qua đó ông nắm được nhiều thông tin tình báo chiến lược, giúp Hà Nội phân tích được mọi diễn biến của Sài Gòn.
    Đến năm 1976, Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Đến lúc đó, mọi hoạt động tình báo của ông mới được hé mở...
    t@
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa xem "cơn hồng thuỷ và bản tănggô số 3'" nói về chiến công bắt biệt kích nhảy dù của ta.
    Còn một sự kiện nữa "vụ tập kích sơn tây" đây cũng là một kỳ tích của Mỹ đấy chứ.
  9. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Nhân nói về vụ này, tôi xin gửi chút tài liệu để các bạn tham khảo cho vui. Đây như là một câu truyện kể, cũng không có gì ghê gớm lắm. Tuy nhiên nếu mod nào thấy phạm quy thì xoá đi cũng được, chứ đừng lock cả bài.
    t@
  10. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Năm 1970 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc hành quân đột kích giải cứu tù binh Mỹ tại nhà tù Sơn Tây, cách Hà Nội 23 dặm về hướng Tây. Đây là những ?ogiặc lái?, theo cách gọi của người Bắc Việt.
    Công tác đặc biệt này được gọi là Cuộc Hành Quân Đặc Nhiệm Kingpin POW, và đã diễn ra ngày 21 tháng 11 năm 1970 do Đại Tá Arthur Simons với biệt danh "Bò Tót" chỉ huy. Lực Lượng Đặc Nhiệm gồm 56 quân nhân được chọn từ toán Lực Lượng Đặc Biệt số 6 và số 7 tại Trung Tâm Chiến Tranh Đặc Biệt Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Fort Brag, tiểu bang North Carolina. Và một số quân nhân khác cũng đã được chọn từ trường Biệt Động ở Fort Beening, tiểu bang Georgia.
    Được chính thức hoạt động ngày 8 tháng 8 năm 1970 với danh xưng Lực Lượng Đặc Nhiệm Liên Quân Bờ Biển Ngà, kế hoạch này được Chuẩn Tướng Donald Blackburn, phụ tá đặc biệt về hoạt động cho Bộ Tham Mưu Liên Quân soạn thảo. năm 1965, khi còn mang cấp Đại Tá, ông được bổ nhiệm giữ chức chỉ huy trưởng MACV-SOG (Military Assistance Command Vietnam - Special Observation Group). Năm 1970, ông là người đưa ra ý kiến tổ chức cuộc đột kích và đệ trình kế hoạch tổng quát lên tổng tham mưu trưởng liên quân là đại tướng Earle Wheeler.
    Tháng 6 năm 1970, Đại Tướng Lục Quân Aerle Wheeler chuẩn y kế hoạch tổng quát để giải cứu tù binh Mỹ do Chuẩn Tướng Blackburn đề xướng, đồng thời chỉ định một toán gồm 15 chuyên viên tình báo được đặt dưới quyền điều động của vị tướng này để bắt tay vào việc soạn thảo chi tiết kế hoạch. Kế hoạch này được phân chia thành 3 giai đoạn. Thu thập tin tức tình báo, Tuyển mộ và huấn luyện binh lính và Hành động.
    Trại tù Sơn Tây không lớn, được xây dựng theo phối trí hình vuông, mỗi cạnh có chiều dài khoảng 45 mét, chung quanh có tường cao trên 2 mét. Trại nằm giữa một ruộng lúa, quanh trại có 3 vọng gác cao, tù binh Mỹ bị nhốt trong bốn cán láng.
    Trại Sơn Tây và Ấp Lỡ, một trại tù binh khác, đã được toán Tình Báo Đặc Nhiệm Tù Binh Hoa Kỳ xác định vị trí vào tháng 5 năm 1970. Đây là toán đặc nhiệm được thành lập vào năm 1967 với nhiệm vụ là theo dõi hồ sơ các tù binh Mỹ, xác định vị trí của các trại tù, để thông báo cho Không Quân Hoa Kỳ tránh thả bom vào các khu vực đó. Riêng trại tù Sơn Tây, theo sự xác định của toán đặc nhiệm, trại này giam giữ khoảng 55 tù binh Hoa Kỳ.
    Sau khi đã xác định vị trí, Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành các chuyến bay thám sát. Không ảnh từ các chuyến bay tiết lộ những trở ngại quan trọng chung quanh trại tù. Đó là một bộ chỉ huy của Sư Đoàn 12 bộ đội Bắc Việt, gồm 12 ngàn lính đồn trú gần đó, và một trường huấn luyện Pháo Binh Bắc Việt. Cách trại Sơn Tây 500 mét là một trường trung học. Tại tỉnh Phúc Yên, miền Bắc, cách trại tù 32 km là một căn cứ Không Quân. Như thế có nghĩa là cuộc đột kích phải được thực hiện chớp nhoáng vì viện binh của bộ đội Bắc Việt có thể hiện diện mau lẹ tại trận địa.
    Bên cạnh đó, Lục Quân Hoa Kỳ tuyển mộ các binh sĩ tình nguyện và tổ chức cuộc huấn luyện cho các cảm tử quân này. Trong khi đó bộ phận tình báo tiếp tục thực hiện những phi vụ chụp không ảnh vùng Sơn Tây bằng phi cơ bay cao loại Lockheed SR-71 và phi cơ không người lái Buffalo Hunter. Các ảnh chụp được trong mùa hè cho thấy các hoạt động tại Sơn Tây giảm thiểu và đến mùa thu 1970 thì vắng vẻ. Trong khi đó, trại tù binh cách đó khoảng 26 km về phía Tây thì nhộn nhịp hơn...
    Lệnh thi hành cuộc giải cứu được Bộ Tham Mưu Liên Quân chuẩn y và ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1970. Về các cảm tử quân, sau thời gian huấn luyện, vào đêm 18 tháng 11 năm 1970 tất cả đội đặc nhiệm này được đưa lên vận tải cơ C-141. Từ giờ phút đó, các cảm tử quân không được mặc quân phục hay mang huy hiệu của đơn vị nào. Sau nhiều giờ trên máy bay, họ được thả xuống phi trường Thakhi, Thái Lan.
    Ngày N sắp bắt đầu sau sáu tháng hoạch định và ba tháng tập dượt kỹ càng. Trước giờ xuất phát, các cảm tử quân mới được thông báo là cuộc đột kích bí mật này có mục tiêu cứu tù binh Mỹ bị giam tại nhà tù Sơn Tây Bắc Việt. Do đó đội đặc nhiệm sẽ tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng và táo bạo.
    Theo kế hoạch, Lực Lượng Đặc Nhiệm lên các trực thăng HH-53 tại căn cứ Không Quân Udom ở Thái Lan, bay qua đất Lào vào Sơn Tây. Trong khi đó các phi cơ chiến đấu Không Quân, Hải Quân Mỹ sẽ mở cuộc không tập đánh lạc hướng trên không phận Bắc Việt. Đúng 2 giờ 18 phút sáng ngày 21 tháng 11, Trung Tá Không Quân Hebert Zehnder đáp trực thăng chở toán xung kích của Đại Úy Richard J. Dick Meadows xuống ngay sân nhà tù Sơn Tây.
    Mặc dù đã tập dượt kỹ càng, chiếc trực thăng chở toán quân này cũng bị vướng một dây phơi quần áo, cánh quạt đụng phải một thân cây làm máy bay rớt xuống đất trong sự va chạm dữ dội. Theo lời kể của Đại Úy Meadows thì chỉ có một trung sĩ bị bình chữa lửa đập vào chân làm bể mắt cá, còn Trung Úy George Petrie thì bị té văng ra khỏi trực thăng, ngoài ra không có ai bị thương.
    Dưới quyền điều động của trưởng toán Meadows, tất cả nhảy ra khỏi trực thăng và tìm cách bắn hạ lính canh của bộ đội Bắc Việt. Đại Úy Meadows khom người phóng mình vào trại, vừa nói qua loa phóng thanh cầm tay: "Chúng tôi là quân nhân Mỹ đến cứu các anh, tất cả nằm xuống tránh đạn. Chúng tôi sẽ vào ngay." Thế nhưng không một ai trả lời.
    Trong khi đó, Trung Tá Không Quân John A. Allison hạ trực thăng của ông chở toán an ninh và chỉ huy của Trung Tá Elliott P. Sudnor xuống bên ngoài tường nhà đúng kế hoạch. Thượng Sĩ Herman Spencer dùng chất nổ phá thủng bức tường. Họ tiếp tay với toán xung kích đang chiến đấu tiến vào nhà tù, lục soát các tòa nhà.
    Cùng vào thời gian này, Trung Tá Không Quân Warren A. Britton, chở toán binh sĩ do Đại Tá Arthur Simons chỉ huy, hạ cánh xuống tọa độ được ấn định. Thế nhưng cả toán lại bị thả lộn xuống một trường trung học cách trại tù chừng 500 mét. Trường học này đang được bộ đội Bắc Việt sử dụng làm nơi trú quân.
    Nhận thấy cảnh trí lạ hoắc, toán của Đại Tá Simons biết là sai địa điểm, nhưng trực thăng đã bay lên cao. Một cuộc chiến đấu ác liệt giữa bộ đội Sản Bắc Việt và lính đặc nhiệm Hoa Kỳ diễn ra. Ngay sau đó, phi công trực thăng biết là thả lầm nên đã hạ xuống đón và đổ toán này xuống trại tù Sơn Tây.
    Bên trong nhà tù Sơn Tây, các binh sĩ thuộc quyền chỉ huy của Đại Úy Meadows và Trung Tá Sydnor lục soát nhà tù và tìm các đường hầm. Nhưng họ không tìm thấy một tù binh Hoa Kỳ nào. Cảm tử quân được rút lui sau 20 phút trên mặt đất. Và hành động cuối cùng của Đại Tá Medows là tiêu hủy chiếc trực thăng bị hư hại (lúc đầu khi đáp xuống) trước khi rút lui.
    Sau khi cuộc hành quân kết thúc, bộ phận tình báo Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ mới biết rõ là toán tù binh Mỹ đã được di chuyển đi nơi khác khỏi Sơn Tây từ hồi tháng Bảy, vì miền này bị lụt. Một nghi vấn được nhiều nhà quân sự và quân sử Hoa Kỳ nêu lên là tại sao Đô Đốc Moorer (người thay thế Đại Tướng Wheeler trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân) là ngày 19 tháng 11 năm 1970 (ngày N-2) chính ông đã được báo là tù binh đã di chuyển trại mà vẫn ra lệnh xuất phát cuộc đột kích.
    Về kết quả, theo nhận định của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, thì mặc dù tình báo cấp cao đã thiếu sót theo dõi và thu thập tin này, nhưng cuộc đột kích được coi là hoàn toàn không vô ích cho dù nó bất thành. Đây có thể được coi là một cuộc đột kích bất ngờ và vô cùng táo bạo của lính đặc nhiệm Hoa Kỳ.
    -------------------------------------
    t@

Chia sẻ trang này