1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình báo trong chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi xuxin, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    hehe - ván bài lật ngửa - tập CHT & BTGS3 này làm gì có nói đến chiến công bắt bk đâu - chỉ là do NTLuân cử tài xế thuộc lực lượng đặc biệt nhảy toán quay về bắc - 1 phần đưa tin tức giả về cho chính quyền NDD với hình thức làm nội tuyến để chỉ điểm cho các toán nhảy sau
    Về sau này có MACV-SOG Commandos hay còn gọi là Biệt Kích Nha Kỹ Thuật cũng kiểu đánh phá tương tự = cách xâm nhập = đuờng không và đường biển
  2. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    to bác T:
    Theo em nhớ về vụ tập kích Sơn Tây có mấy điểm sau:
    1/ Trực thăng Mỹ bị hỏng là do chủ định. Ngay từ lúc lập kế hoạch đã có chủ trương hy sinh máy bay này do hạ cánh chắc chắn bị vướng cây (chứ không phải dây phơi đâu ạ). Lính Mỹ bị thương do chiều cao rơi lớn đến không ngờ (ngọn cây cao hơn so với báo cáo của trinh sát điện tử đến hơn 5m). Còn có chuyện người chỉ huy nhóm đặc nhiệm đã phản ứng với vị chỉ huy hải quân vì ông ta gợi ý dùng một máy bay trực thăng rẻ hơn cho nhiệm vụ này.
    2/ Trong khu trại đó chỉ có 2 người gác, 1 người vừa mới chuyển đến lúc chiều hôm đó (tài liệu của VN). Lực lượng đột kích chỉ chạm súng với một cây AK ở giếng nước giữa sân trại.
    3/ Toán đổ bộ nhầm không phải vào doanh trại QĐ, mà vào trường trung cấp chính trị (tài liệu VN). Tổ bảo vệ trường này hy sinh ngay từ khi bị tấn công do hoả lực Mỹ mạnh tới mức "đạn tiểu liên làm sập cả bức tường rào" (tài liệu Mỹ). Toàn bộ các cán bộ trong trường này bị tàn sát vì họ không hề có vũ khí để chống cự.
    4/ Ngoài ra, lính Mỹ còn xả súng giết hại những người dân trong dẫy nhà cách cổng trại giam khoảng 50m. Có nhiều nhân chứng sống sót kể lại.
  3. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    các bác nói lộn đề tài rồi. chủ đề của topic là tình báo chứ không phải là các vụ biệt kích. vụ Sơn Tây là biệt kích rồi. tôi cũng đang tò mò không hiểu chính quyền "ngụy" có cài được tình báo nào trong hàng ngũ lãnh đạo miền Bắc như Nguyễn Ngọc Nhạ hay Phạm Xuân Ẩn không nhỉ. tôi nghĩ cũng có khi có, nhưng các cụ giấu nhẹm đi mất.

  4. cuc_culao

    cuc_culao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    6
    Có một nhân vật tình báo không nổi tiếng lắm (hoặc là chưa nổi tiếng), nhưng lại khá bất ngờ vì ông chính là nhà văn nổi tiếng Vũ Bằng, tác giả của "Món ngon Hà nội", "Món lạ Miền Nam", "Thương nhớ mười hai",...
    Nếu ai đó đã đọc tác phẩm"Đôi mắt" của Nam Cao thì Vũ Bằng chính là nhân vật "anh Hoàng" trong đó.
    Mới gần đây Tổng Cục 2 (tổng cục tình báo quân đội) mới tuyên bố về thân phận tình báo của ông. (khoảng năm 2000). Ông "dinh tê" về thành hình vào năm 1950 - sau đó di cư vào Nam năm 1954, và chắc là hoạt động trong giới văn nghệ sĩ. Việc ông là tình báo của Cách mạng chắc là một tin cực kỳ bất ngờ, ngay cả đối với những người thân thiết của ông vì từ lâu ông nổi tiếng là một tay chơi khét tiếng, thuốc phiện, trai gái, rượu chè,... - tóm lại là rất "truỵ lạc" . Có thể Tổng Cục 2 chọn ông cũng chính vì lý do này: khó có thể nghi ngờ một tay playboy như thế lại là người của CM.
    Nói thêm tôi rất thích tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của ông.
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    vụ Sơn Tây sau này báo ANTG kể lại là do chính người Mỹ có cảm tình với VN trao lại thông tin về sự chuẩn bị của Mỹ.
  6. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, vụ Sơn tây chắc chắn ta không biết gì. Chẳng lẽ ta biết mà người Mỹ vào ra dễ dàng thế ư? Em mà biết trước thì em đón lõng, cho mấy quả tên lửa, đi đời mấy cái trực thăng, thế là xong!

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Cũng có giải thích cả đấy. Là biết bọn Mỹ nó định tập kích giải thoát tù nhân nhưng không biết đánh vào đâu, vào lúc nào. Tụi Mỹ cẩn thận, nó làm mô hình trại trên đất Mỹ rồi tập luyện hàng mấy tháng trời! Nếu nó nhào vào nơi giam tù binh thật thì chắc đánh nhau to!
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    trong film nói rằng do biết trước ngay từ lúc xuất phát nên ta mới đón lõng được. Ngay cả tên lái xe cũng tưởng rằng mình ra đi một cách bí mật. Có ngờ đâu chính ông chủ của hắn lại là người của phía bên kia.
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Còn vụ đánh bom sứ quán Mỹ là năm bao nhiêu nhỉ. Đến bây giờ bọn Al queda cũng không lặp lại được. Vụ đánh khách sạn Caravel nữa chứ. chắc bọn an ninh sài gòn rét dân biệt động thành lắm nhỉ!
  10. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Về vụ tập kích Sơn Tây VN đã dịch và xất bản một quyển sách khá dầy. Sách tên là "Vụ tập kích Sơn tây" - các bác cứ đến các thư viện lớn thể nào cũng có. Thông tin và cái nhìn là của phía Mỹ. Sách này tớ đọc cách đây mấy năm rồi, giờ chỉ nhớ những điểm chính và lý thú:
    1) Xác định trại tù binh Sơn Tây:
    Các thông tin của ta rất bí mật, rất khó tìm. Để phát hiện ra nơi giam tù binh Mỹ này, Mỹ lúc đầu dựa vào một bà Mỹ làm cho hội chữ thập đỏ đã từng đi thăm tù binh. Bà này không chịu giúp nên bọn Mỹ phải dùng kỹ thuật nghe lén. Sau đó là dựa vào một số nguồn tin tình báo khác. Nhưng quan trọng nhất là dựa vào ảnh vệ tinh và chính những tù binh Mỹ. Những tù binh này rất thông minh, lúc thì phơi áo, lúc thì đổ đất (khi đào hầm trú ẩn) thành mấy chữ viết tắt của giải cứu. Sau đó vệ tinh chụp được những chữ này và dùng tình báo xác định lại.
    2) Tập luyện
    Mỹ tuyển người rất khắt khe cho chiến dịch giải cứu. Tất cả đều là quân tình nguyện. Khi tập luyện mọi người không hề biết về nhiệm vụ thực sự và ở đâu, các đòn nghi binh làm cho mọi người hiểu láng máng là sẽ thực hiện một nhiệm vụ nào đó ở châu Phi. Những binh sĩ này được cấp phát những thứ tốt nhất và không hạn chế. Người phụ trách hậu cần có một tấm thẻ đặc biệt có thể đến bất cứ kho quân nhu nào để lấy cái mình cần. Đây cũng là lần đầu tiên kính nhìn đêm được đưa vào sử dụng trong chiến đấu: kết quả rất mỹ mãn, tỷ lệ bắn chính xác buổi đêm tăng gấp nhiều lần.
    Để tập luyện, họ đã dựng lên một mô hình y như thật của trại tù binh Sơn Tây. Nhưng để tránh vệ tinh LX phát hiện ra, mô hình này cứ sáng tháo ra cất, tối lắp lại để tập.
    Họ tập luyện rất ghê, về sau ai cũng phải đứng chính xác vị trí, bắn đủ thời gian, nếu đứng sai hoặc di chuyển sớm hơn thì có thể chết vì bị đạn đồng đội.
    Khi luyện tập họ đã đặt ra mọi tình huống và chọn những giải pháp tối ưu. Ví dụ, lúc đầu họ định dùng súng lớn trên trực thăng để phá huỷ ngay mấy cái tháp canh. Nhưng sau đó họ lại biết là dưới tháp canh có một phòng giam dùng để phạt tù. Để tránh làm chết tù binh nếu đúng hôm đó lại có người bị phạt họ phải dùng súng 12.7 để hạ tháp canh và yêu cầu xạ thủ phải tập sao cho hạ được ngay từ loạt đạn đầu.
    Trong kế hoạch giải cứu, họ chủ định dùng một trực thăng hạ cấp tốc vào giữa sân trại tù (chắc là để đảm bảo bất ngờ) để đổ quân. Với tốc độ hạ cánh này thì trực thăng chắc chắn bị hỏng (hỏng là cố ý chứ không phải là chẳng may hoặc bị quân VN phá) và binh sĩ trong máy bay có thể bị thương. Để tránh binh sĩ bị thương, họ lót kỹ bên trong máy bay và dùng dây đai buộc binh sĩ vào sàn.
    Chiếc trực thăng này đã được gắn sắn 5 kg thuốc nổ để phá huỷ khi rút đi. Nó có giá khoảng hơn 1 triệu đô. Khi nghe kế hoạch này một viên tướng Mỹ "tiếc của", cằn nhằn và đề nghị đổi sang một máy bay rẻ tiền hơn thì bị mọi người cự và không chịu.
    3) Trước vụ tập kích
    Mỹ vẫn thường xuyên theo dõi trại tù binh này bằng vệ tinh. Lúc đầu còn dùng cả máy bay trinh sát chụp ảnh. Nhưng về sau phải giảm tối đa vì sợ phía VN nghi ngờ. Trước khi vụ tập kích diễn ra thì các thiết bị đo trên máy bay và vệ tinh chỉ ra rằng các hoạt động của con người trong trại giảm xuống rõ rệt. Tình báo Mỹ phải vắt óc tìm hiểu, không rõ là do cấm trại hay thuyên chuyển tù binh. Một nguồn tin tình báo từ HN có liệt kê cho họ thấy các trại đang giam tù binh Mỹ lúc đó nhưng lại không có tên trại Sơn Tây. Họ đặt ra rất nhiều giả thiết nhưng không chắc cái gì cả. Các tướng tá phải cân nhắc rất lâu rồi cũng quyết định cứ cho tập kích.
    4) Tập kích
    Binh sĩ tham gia vụ tập kích chỉ được cho biết sự thật khi đã đến Thái Lan. Tinh thần binh sĩ rất cao.
    Khi cuộc tập kích bắt đầu thì Bắc bộ chuẩn bị có bão. Họ chỉ có một khoảng thời gian vừa đủ ngay trước cơn bão. Họ bay vào VN bằng trực thăng và bay rất thấp để tránh rađa. Để tiết kiệm nhiên liệu (chỗ này tớ không hiểu lắm) họ dùng một cái máy bay C141 bay ngay phía trước cản gió, dẫn đầu đoàn trực thăng. Cái máy bay này gần như chỉ toàn bay ở tốc độ tối thiểu.
    Khi cuộc tập kích diễn ra thì có 2 trục trặc. Cái đầu là một máy báy đổ quân nhầm. Nhưng những binh lính đổ nhầm này trước khi quay lên máy bay cũng kịp bắn cháy một kho nhiên liệu. Cũng có lẽ nhờ đổ nhầm mà bộ đội VN lúng túng, không hiểu mục tiêu của lính Mỹ là gì nên phản ứng chậm. Cái thứ hai là khi chiếc trực thăng "cảm tử" chở toán đầu tiên hạ cánh xuống giữa nhà tù đã hạ cánh quá mạnh. Lý do là những cái cây quanh nhà tù lúc lập kế hoạch còn nhỏ, nhưng bây giờ đã lớn hơn trước nhiều làm máy bay bị vướng cánh quạt. Do đó ngoài một người bị bình cứu hoả rơi đập vỡ mắt cá chân thì một người nữa bị văng ra và trở thành người đầu tiên ra khỏi máy bay dù kế hoạch là người khác. Ngoài ra lính Mỹ không bị khó khăn gì khác. Chỉ có hoả lực của "hai khẩu AK" nấp sau giếng nhưng bị lính Mỹ đè bẹp ngay. Sau đó lính trên những chiếc trực thăng khác được đổ bộ xuống quanh nhà tù và phá tường vào phối hợp với nhóm ở trong. Tuy nhiên lính Mỹ chỉ tìm thấy những căn phòng trống rỗng.
    Sau khi chụp ảnh các căn phòng này lính Mỹ lên máy bay và bay về không gặp trở ngại gì. Khi đang bay họ chỉ bị một pha thót tim: một máy bay khi kiểm quân số thấy thiếu mất một người. Sau đó mới phát hiện ra người này chạy nhầm sang máy bay khác.
    Tất cả binh sĩ tham gia vào chiến dịch đều được thưởng huân chương dũng cảm.
    5) Tổng kết
    Nói chung họ tổng kết là vụ tập kích thắng lợi rực rỡ. Tất cả đều đúng kế hoạch, trừ... tù binh
    Họ kết luận là tù binh được chuyển đi là do một sự tình cờ. Còn nếu Hà Nội mà có một chút nghi ngờ nào hoặc lộ tin tình báo thì tất cả binh lính tham gia giải cứu sẽ chắc chắn bị diệt hết.
    *******
    Theo quyển sách, tớ thấy những binh sĩ Mỹ tham gia vụ tập kích rất dũng cảm, được trang bị và tập luyện rất khoa học. Nói chung vụ tập kích theo quan điểm quân sự rất đáng khen và học hỏi.
    Tuy nhiên, sau đó tớ được đọc một số bài báo khác (của VN) thì mất thiện cảm với những người lính này rất nhiều, đó là do tội ác của họ trong vụ tập kích này:
    - Lính Mỹ đã ập vào một nhà và bắn chết người mẹ và 2 đứa con đang nấp dưới gầm giường. Nhà chỉ còn sót lại một cô con gái (nấp cạnh đó) và ông bố đang ở đơn vị.
    - Trước khi lên máy bay, họ đặt thuốc nổ phá tan một trạm bơm (lưu ý Sơn Tây lúc đó nước đang úng ngập).
    Được tank sửa chữa / chuyển vào 04:04 ngày 22/06/2003

Chia sẻ trang này