1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình báo trong chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi xuxin, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Thật ra, vụ A22 chỉ là một mẻ lưới nhỏ mà phản gián Ngô Ðình Diệm cất được. So với các nhân vật lọt lưới Ðoàn Công tác Ðặc biệt của Ngô Ðình Nhu thì ông Vũ Ngọc Nhạ chỉ thuộc hàng tép riu. Mật vụ của Nhu đã từng "lượm" được cả bộ tam xe pháo mã của Trung Ương cục miền Nam: ông Trần Quốc Hương, ủy viên tình báo chiến lược phụ trách các tép riu: Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn,...etc, trung tá Lê Câu - ủy viên quân báo, Nguyễn Tài Khoái - ủy viên An ninh (phản gián) và là cục trưởng cục Bảo vệ Chính trị Bộ Công An trước khi vào Nam, và ông Trần Văn Danh là người thừa kế chức vụ này của ông Hương mấy năm sau thì cũng bị bắt năm 1967. Ðiệp viên đơn tuyến thì ngoài Phạm Ngọc Thảo, ngụy cũng đã vớt luôn đại tá Trang Công Doanh - một chuột chũi làm việc cho tòa đại sứ Mỹ và CIA. Trong thời kỳ khủng bố trắng dưới đạo luật 10/59, có khoảng 94,000 đảng viên và cơ sở bị bắt hoặc thủ tiêu. Nếu đánh mỹ ngụy mà lả lướt như trong "Ván bài Lật Ngửa" hay "Ông Cố vấn" thì ta đâu cần phải mất tới 20 năm mới giải phóng được miền Nam!
  2. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Câu trên của cậu tôi không hiểu là cậu định khen hay định chê tình báo Việt Nam.
    Được đọc trọn bộ 3 tập "Ông cố vấn", thấy thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ leo lên đến chức cố vấn cho mấy đời tổng thống Ngụy, có tiếng nói thuộc hàng quyết định nhiều vấn đề sống còn trong chính phủ VNCH, vậy mà không hiểu vì lý gì vẫn bị cậu chê là "tép riu"???
    t@
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái câu này của Modungbac thì biết anh này quan điểm thế nào!!
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi tiếp tục một chút câu chuyện "tiếng nổ trên chiến hạm Amioyt D'inville"
    Tàu Amyot D'inville là một chiến hạm nổi tiếng của Pháp, tàu này đã lập nhiều chiến tích trong Đại chiến thế giới thứ hai.
    Về liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi, đây là một người phụ nữ bất hạnh, lạc mất chồng trong khi đang bồng bế con nhỏ. Hoàng Đạo đã bắt gặp và giúp đỡ hết lòng, chính nhờ đó mà liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  5. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Những người đã có lần sa lưới mật vụ Nhu tôi nêu tên ở trên mới chính là những con cá lớn chứ không phải các điệp viên đơn tuyến như các ông PXA, VNN. Những người này phụ trách các hoạt động tình báo cho ta trên toàn miền Nam bao gồm cả các điệp viên đơn tuyến cũng như các mạng lưới điệp viên. Các ÐV đơn tuyến hay các mạng lưới gián điệp có thể lập chiến công lớn chui sâu trèo cao vào hàng ngũ địch nhưng tựu chung cũng chỉ là những con cờ trong bàn cờ lớn mà người chơi cờ là những người phụ trách tình báo ở Trung ương Cục Miền Nam. Vai trò của một con cờ điệp viên có những giới hạn của nó. Một ÐV có thể chỉ được giao tiếp cận một khía cạnh nào đó của mục tiêu và không hay biết gì về hoạt động của các con cờ khác cũng cùng nhằm vào cùng mục tiêu với mình (ngoài cụm A22 mà ông Nhạ là 1 thành viên của tổ tam tam nằm trong bộ Công chính, còn có cụm Ạ 25 trong Tổng nha Cảnh sát cũng bị Ðoàn Công tác Ðặc biệt bứng cùng lúc, còn các cụm khác nằm trong các tầng lớp xã hội sinh, các tôn giáo, các đảng phái, quân đội, phía Mỹ). Một điệp viên cũng khó có thể nhận thức được sự ảnh hưởng của cục diện vĩ mô mà kết quả là sự thay đổi mục tiêu mà cấp trên đã đặt ra cho họ (giả dụ trước 1965, nhiệm vụ của các tình báo chiến lược là tìm cách ngăn không cho quân Mỹ tham chiến vào VN, nhưng sau 1965, mục tieu này đã hoàn toàn lỗi thời). Có cả khả năng 1 ÐV hay cụm ÐV bị cháy vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó trước khi tiếp cận được mục tiêu đề ra.
    Ở đây, ta mới thấy vai trò quyết định và quan trọng hơn của người phụ trách tình báo tại TƯ Cục đối với các ÐV đơn tuyến. Chỉ những người phụ trách này mới có cái nhìn toàn diện về các hoạt động của cả mạng lưới điệp báo cũng như của các mục tiêu trên toàn miền Nam. Họ cũng chính là người nắm được đường lối của Trung ương trưóc tình hình mới và cập nhật mục tiêu và hoạt động cho các ÐV của mình. Ðóng góp của những người phụ trách tình báo TƯ Cục miền Nam cũng không chỉ dừng lại ở mức độ của người chơi cờ mà họ còn trực tiếp tạo hoàn cảnh thuận lợi (có thể đến mức đốt một số ÐV chiến thuật để giúp đỡ phương tiện cho 1 ÐV chiến lược nào đó) cũng như nắm mạng lưới yểm trợ về tài chính và nhân lực cho các ÐV. Ở một mức độ vi mô hơn nữa, 1 ÐV như PXA hay VNN có thể có những giây phút giao độnt, thắc mắc, sai lầm mà chỉ có người phụ trách họ mới có thể vực họ dậy. Trong những tình huống xấu xảy ra cho VNN và PNT, người phụ phải vạch ra cách tiếp cận mới vào mục tiêu và thay người khác vào. Vũ Ngọc Nhạ bị cháy thì có thể đã có 1 điệp viên khác tiếp cận mục tiêu đang làm của ông từ một hướng khác. Tóm lại, nếu những quân cờ không có người chơi cờ thì sẽ không thể nào có ván cờ.
    Sự giới hạn của một cá nhân điệp viên so với vai trò của người trùm tình báo có thể được thể hiện rõ ràng hơn sau khi nhiệm vụ đã hoàn thành: người ÐV có thể 1) nhận nhiệm vụ mới hoặc 2) cảm thấy hết xí quách hay người phụ trách cảm thấy đã hơi hết "gin" rồi thì sẽ được rút ra, tặng huy chương, nhận tiền trợ cấp hưu trí, xếp vào một chỗ làm ngon bên ngoại thương, được phóng viên phỏng vấn và viết sách bốc thơm. Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn rơi vào trường hợp 2: Họ hoặc đã bị cháy, hoặc đã không còn phù hợp cho các mục tiêu mới. Các trùm tình báo thì sẽ tiếp tục nằm trong TƯ, sẽ tiếp tục hoạt động trong các tổng cục, và sẽ tự tạo ra các mục tiêu mới và các kẻ thù mới để duy trì công ăn việc làm cho cơ quan của mình. Một ví dụ là sau chiến tranh lạnh, khi mà Nga đã đổ rồi, thì CIA và NSA đã tìm cho mình những kẻ thù và mục tiêu mới để được duy trì ngân sách. Và rồi những ông trùm này sẽ lại hoặc dùng lại các ÐV cũ nhưng còn gin, hoặcsẽ tuyển mộ các con cờ mới cho ván cờ mới.
    Ðiệp báo mỹ ngụy dĩ nhiên không chê gì khi bắt được một tay tình báo chiến lược như Phạm Ngọc Thảo. Tuy nhiên, thành công quan trọng hơn của họ là đã làm sa lưới các trùm tình báo, quân báo, và phản gián của ta mà tôi đã nêu ra ở bài trước.
    Ðể kết thúc cho phần thảo luận của tôi về sự thổi phồng thái quá vai trò cá nhân của các tình báo viên hiện nay trên báo chí và tiểu thuyết giải trí, xin mượn lời của ông Nguyễn Tài Khoái(tự Tư Trọng) nguyên Trưởng ban an ninh T4, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ trong hồi ký của ông để nói lên giá trị tương đối của những cựu ÐV này : ?otrên thế giới, các nước đều có quyền định thời hạn hiệu lực của các sự kiện mật, các hồ sơ mật. Có những sự kiện mật sau 20 năm là có thể công bố hồ sơ ?olưu trữ? được mở cho công chúng. Có những sự kiện quy định là 30 năm. Bởi thế, có một số sự kiện ghi trong tập hồi ký này theo sự hiểu của tôi, là đã hết thời hạn bảo mật, có thể công bố?.
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 04:30 ngày 28/06/2003
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 28/06/2003
  6. FaMaS

    FaMaS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Hubert Amyot D'inville - thiếu tá tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến pháp thành lập đâù tiên tại anh - khi đó A-D chỉ huy phá lôi hạm LA TROMBE trong lực lượng hải quân Pháp tự do ( tháng 07.1940) tại anh - TĐ 1 TQLC trở thành Trung đoàn 1 TQLC mà A-Đ là trung đoàn trưởng - sau đó tử trận khi xe jeep cán mìn vào ngày 10.06.1944 tại ý.
    Tên của A-D đươc đạt cho dương hạm phá lôi kiểu Aviso 89 (aviso = hộ tống hạm)- là 1 loại trục phá mìn duyên hải (type F738)
    (hình sẽ post sau)
    Dương hạm A-D sản xuất theo yêu câù hq pháp vào năm 1939 - dang dở cho đến khi đức chiếm đóng và hoàn thành - định đưa vào sử dụng thì pháp giải phóng . Mãi đến năm 1947 A-D mới hoàn thành và hạ thủy 27.12.1947 .
    A-D đến dông dương , tại Nhà Bè 16.08.1948, trực thuộc đội 9 hộ tống -duyên hạm -tham gia các hoạt đông tuâù tiễu vịnh thái lan - Gò công cho đến hạ lưu sông cửu long .
    Tháng 8.1950 , A-D đuợc điêù đến vịnh bắc bộ yếm trợ các hoạt động của các HKMH (xem phần) máy bay pháp trong chiến tranh đông dương bên KTQS
    A-D KHÔNG phải là CHIẾN HẠM - cũng không bị phá huỷ hay chìm sau vụ nổ bom vào ngày 27.09.1950
    - Vụ nổ giết chết trung tá hạm trưởng AUBIN và 1phụ nữ (là nữ điệp báo) tại phòng y tế - phòng của AUBIN nẳm phia trến phòng y tế - gây ra 1 lổ hỏng lớn ở mạn trưóc của dương hạm.
    -A-D sau đó đuợc trục về SG và sửa chửa tạm thời trước khi sang quân cảng Urâg (Nhật) tiếp tục đại tu cho đến cuối 1952 mới trở lại VN tiếp tục viêc tuần tiểu.
    Số liệu về A-D :
    Quân số : 8 sĩ quan chỉ huy, 32 sĩ quan hai quân , 61 hạ sĩ quan và thủy thủ.
    Dài 78m, rộng 8,48m, 4000 mă lực .
    Vũ khí : 1 canon 105mm(phía đuôi) , 1 canon 40mm, 6 canon 20mm, 4 súng cối và 2 phóng lựu
    A-D được xếp loại trừ bị vào 18.05.1964 và chấm dứt vĩnh viễn hoạt đông vào năm 1966
    Sau này (1976) Amyot d'Inville đuợc đạt tên cho 1 ngư lôi hạm khác mà hiện tại vẫn còn hoạt động sau khi pháp bán lại cho Thổ Nhỉ Kỳ vào năm 2000
  7. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Cậu này thợ thật! Tớ mò mãi mà không ra được mấy thông tin này. Xin vote 5 điểm! Nếu lấy điểm phát xuất từ ý kiến thần sầu quỷ khốc như thành lập 1 chiến khu ma mà kết cục chỉ làm lủng tường và chết 1 tá của chiếc tàu ruồi như vậy thì quả thật các cụ nhà ta hơi ăn non. Có ai có tra cứu gì được về tác dụng chính trị của vụ nổ bom này trên báo chí xin đóng góp thêm.
  8. FaMaS

    FaMaS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Kụ luuthuy xem cái phần trên về Dưong hạm A-D nhá , tớ cũng lục tung mấy cái tàu chiến, tiện cũng nhắc vài dòng thêm về chiếc tàu CHIẾN Hy Vọng (Espérance)mà Nguyễn Trung Trực tổ chưc giả đám cươi để đốt vào ngày 10.12.1861 trên sông Nhật Tảo .
    Thật ra Espérance thuộc loại tàu buồm - kiểu các tàu của liên quân pháp -tây ban nha sử dụng khi chiếm Đà Nẳng vào 09.1858 nhưng nhỏ hơn - nhưng đối với dân ta thời đó , 1 chiếc tàu to lớn , vài cây đại bác là cứ cho là chiến hạm nghĩ cũng có lý nhưng lịch sử đã nêu ra rồi thì ở đây không bàn nữa - Espérance thật ra chỉ là tàu buồm như các tàu thuộc đoàn thám hiểm mekong - mà tớ đã có nhắc đến ở phần về Riviere và Garnier
  9. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Cậu này thợ thật! Tớ mò mãi mà không ra được mấy thông tin này. Xin vote 5 điểm! Nếu lấy điểm phát xuất từ ý kiến thần sầu quỷ khốc như thành lập 1 chiến khu ma mà kết cục chỉ làm lủng tường và chết 1 tá của chiếc tàu ruồi như vậy thì quả thật các cụ nhà ta hơi ăn non. Có ai có tra cứu gì được về tác dụng chính trị của vụ nổ bom này trên báo chí xin đóng góp thêm.
    [/quote]
    Tác dụng chính trị thì có lẽ có rồi đó - mấy cái thông tin về chiến hạm hay về hải quân pháp thì có web của hải quân pháp hehhe vào đó cũng chưa có , mà phải đi vòng vòng - vì đa số chiến hạm - hay tàu bè từ thời WW2 cổ lổ sĩ mang bán ve chai gần hết rồi , nhưng tớ cũng mót đuợc vài cái hình về chiếc A-D này và hính trục về SG với lại trùng tu sau vụ nổ , sẽ post sau
  10. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Xin tạ thịnh tình của huynh đài Spirou với một số thông tin về điệp vụ OP 39 mà CIA đã tiến hành chống miền Bắc trong CTVN. Tôi có hiệu đính và thêm thắt một vài chi tiết trong bài viết của nhân vật Việt kiều này.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KẾ HOẠCH OP39​
    Cuối năm 1962, William Colby, trưởng lưới CIA tại Sàigòn, về Hoa Thịnh Ðốn phụ trách Nha Giám Ðốc Kế hoạch CIA Vùng Ðông Á. Tổng thống Kennedy ra lệnh một mặt, điều nghiên lại các họat động bí mật thất bại của cơ quan này ở miền Bắc và mặt khác, "gấp tạo bất ổn trên đất địch như địch đang làm ở Miền Nam".
    Nhận thức chính quyền miền Bắc (CQMB) - cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác - nơm nớp lo sợ nội loạn, gián điệp và phá họai, Colby chủ trương cần "làm họ điên đầu bằng cách leo thang tâm lý chiến,".
    Thời Chiến tranh lạnh, tâm lý chiến gồm có lãnh vực tuyên truyền (radio, truyền đơn, truyền hình, báo chí...) và những kỹ thuật khác thuộc khoa tâm lý (dựng ra những mặt trân hay tổ chức đối kháng giả tạo...). Colby chọn Herb Weisshart, từng phụ tá cho ông ở Sàigòn và làm việc trước đây trong vùng Ðông Bắc Á châu, thay mặt CIA trong chiến dịch nàỵ Chủ đích của tân chiến dịch là gì? "Buộc Bắc Việt xoay về bảo vệ hậu cần hơn là dồn nổ lực viễn chinh ở Miền Nam. You couldn?Tt expect much more, Không còn muốn gì hơn!", Herb Weisshart xác nhận như thế.
    Một trong những mục tiêu phức tạp nhất của kế hoạch OP 39 là thử cấy trong tâm trí người dân Miền Bắc ý niệm một tổ chức chống cộng, Về tình báo, tổ chức này cần dựa vào một sự tích khả tin. Weisshart đã phỏng vấn nhiều người Việt và nhờ họ, được biết chuyện "kiếm thần" của vua Lê Lợi.
    Năm 1406, vua Minh xua quân Tàu xâm chiếm và đô hộ VN một cách dã man khiến Lê Lợi, một chủ trại giàu có, khởi nghĩa tại Thanh Hóa. Lê Lợi nhờ có những sáng kiến tuyệt vời về chính trị, tâm lý lẫn quân sự để tạo chính nghĩa và thu hút sự ủng hộ của toàn dân. Năm 1428, quân Minh đại bại, rút lui, Lê Lợi xưng vương với danh hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều đại nhà Lê, trị vì VN hơn ba thế kỷ. Tục truyền rằng một ngày nọ Ngài du thuyền trên Hổ Lục Thuỷ giữa đế đô Hànội, bổng có kim quy nổi lên mặt nước, vua liền phóng kiếm, kim quy lặn mất mang theo thanh kiếm.. Theo dân chúng truyền tụng, Lê Lợi đã nhận thần kiếm để dẹp giặc và thống nhất sơn hà, nay sứ mạng hoàn tất, kiếm phải trả lại Thượng Ðế.
    CIA chọn cốt chuyện Lê Lợi để đặt tên cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc, MTGTAQ, vì nghĩ rằng kỷ niệm của vị minh chúa nhà Lê có đủ hấp lực để phát động một phong trào bí mật chống chính quyền cấu kết với các cố vấn Trung Quốc gây ấm ức trong dân chúng trong vụ Cải tổ Ruộng đất cuối thập niên 50.
    CIA sắp xếp lớp lang chi tiết để tạo tính cách khả tin cho tổ chức giả tưởng vừa nói: "Trong phiên Ðại hội vào tháng chạp 1961, Mặt Trận đồng thanh bầu Lê Hưng Quốc - nhân vật ma -làm Chủ tịch; Mặt trận ra Tuyên ngôn chống sự can thiệp của tất cả ngoại bang vào nội tình VN và yêu cầu mọi lực lưọng võ trang, cố vấn và ảnh hưởng của các nước ngoài phải rút khỏi hai Miền Nam, Bắc; đặc biệt, Tuyên ngôn đả kích nhóm lãnh đạo Hànội làm tay sai cho Trung cộng, tái diễn trò nô lệ của thời xưa và đẩy đất nước vào thế nạn nhân trong cuộc tranh chấp Mỹ- Hoa. Kết thúc Ðại hội, MTGT kêu gọi Hànội thay đổi gấp chính sách"
    Về mặt tuyên truyền, MTGT rêu rao không ngừng phát triển mạnh trong lãnh vực chính trị lẫn quân sự, đã cho thành lập nhiều tổ ở khắp nơi và năm 1965, có 10,000 đảng viên, trong đó 1,600 được võ trang. Chứng minh thư có đóng dấu triện "MTGTAQ Xứ Ủy Nam Bộ", do Ủy viên Thường vụ Lê Hùng Cường ký tên, được phát cho một số "cán bộ quân sự nồng cốt... sinh họat với các Tổ Tỉnh trên toàn xứ".
    Tiến thêm một bước, vào tháng tư 1965, Ðài Tiếng nóí của Mặt Trận - đài Gươm Thiêng Ái Quốc, tự xưng đặt trên vùng núi Hà Tĩnh, phát thanh thường xuyên về phiá Bắc Việt. CIA thuê một số phi công gốc Ðài loan (từng cộng tác với CIA trong thập niên 50) dùng phi cơ không mang dấu hiệu rải truyền đơn ban đêm trên vĩ tuyến 17. Truyền đơn tung tin có khu giải phóng "dưới vĩ tuyến 19". Ðể bên kia chiến tuyến tin MTGTAQ là một thực thể, kế hoạch OP 39 tổ chức quy mô - như trong phim giả tưởng Hollywood - một vùng tự do mệnh danh Thiên Ðàng đảo. Làm thế nào cơ quan CIA có thể lập một khu giải phóng cho MTGT khi Hoa Thịnh Ðốn từ chối cho phép giữa năm 1963 kế hoạch OPLAN 34A gài du kích vào Bắc Việt? OP 39 giải quyết trở ngại bằng cách chọn dưới vĩ tuyến 17, ngoài khơi Ðà nẳng, Cù lao Chàm (được Mỹ đặt tên Paradise Island) và xây cất tại đây những làng giống hệt ngoài Bắc để cải tạo số ngư phủ gốc Bắc bị các thuyền biệt kích mang cờ Mặt trận Gươm thiêng (MTGT) bắt được trong lãnh hải Bắc Việt kể từ tháng 5.1964.
    Những thuyền này cất dấu tại Ðànẳng, làm bằng gỗ để tránh bị radar miền Bắc phát hiện và được điều động bởi nhóm thủy thủ Việt hoá trang. Khi sa vào lưới của CIA, các ngư phủ bị bịt mắt và đưa về đảo. Họ ở đây ba tuần, tiếp xúc với dân làng toàn nói giọng Bắc (để họ có cảm tưởng sống trong một vùng giải phóng ở BV), được cho ăn uống no đủ, săn sóc sức khoẻ chu đáo và, đồng thời, được cung cấp tin tức về tình trạng tham nhũng, hủ hoá và bè phái trong giới lãnh đạo miền Bắc. Trước ngày bị bịt mắt lại để đưa trở về nguyên quán cũng bằng đường biển, mỗi ngư phủ nhận được một radio pin, đã gài sẵn băng tầng Ðài Tiếng Nói MTGT, và vài món quà thực dụng như xà phòng, quần aó v.v... Họ được chỉ dẫn cách liên lạc bí mật với những tổ bạn hoạt động tại địa phương.
    Năm 1966, có 353 dân BV được "huấn luyện" tại Thiên Ðàng đảo. Từ 1964 cho đến 1968, tổng số lên đến 1.003. Ðể Hànội đừng khám phá ra mặt thật của kế hoạch, OP 39 áp dụng một số phương pháp khác, với sự đồng ý của Hoa Thịnh Ðốn. Thí dụ: Một Toà án MTGT tuyên xử tử hình, vì tội phản quốc, các người bị bắt trong những trận đụng độ giữa thuyền bè Bắc Việt và Mặt trận nhưng sau đó, họ được Măt trận ân xá và cho học tập. Trước ngày hồi hương, họ tuyên thệ trung thành với MT. Một số nhận làm gián điệp và đưa tin. Nếu họ quyết định đào ngũ và rời vĩnh viễn BV thì họ được định cư trong Nam.
    Thỉnh thoảng, các đơn vị biệt kích hải quân ngụy xâm nhập vào các làng xóm ven biển giả làm các kháng chiến quân đi tuyên truyền và tặng quà dân chúng.
    Hoa Thịnh Ðốn, mặt khác, bác bỏ một số dề nghị "quá khích" của OP 39 như dùng Ðài phát thanh của MTGT cổ võ nổi lọan ở BV và ám sát vài lãnh tụ CS. Ðầu năm 1968, Bộ Tư lệnh MACV đưa ý kiến MTGT nên chuyển qua giai đọan tổ chức đánh phá thật sự CS trên phần đất của họ, Toà Bạch ốc cũng không chịu vì bốn lý do: hoạt động bí mật phải phản ảnh chính sách công khai; không thể để tình thế vuột khỏi tầm tay kiểm soát; bị khiêu khích, Hànội sẽ tăng cường mức độ xâm lăng Miền Nam; và Trung cộng không ngồi yên trước cảnh đàn em BV tan rã.
    Chiến dịch tấn công bằng truyền thanh, truyền đơn và tặng phẩm.
    Ngoài đài Tiếng Nói của MTGT, kế hoạch OP 39 còn xử dụng một số phương tiện truyền thông cho nhiều mục tiêu riêng biệt. Một trong các chủ đích là báo cho dân chúng trên vĩ tuyến 17 biết - để gây hoang mang - các hoạt động chống chính phủ Hànội tại BV. Bằng kỹ thuật đánh lừa mệnh danh snuggling, một đài phát thanh được đặt sát cạnh Ðài radio Hànội, cùng chung một tầng số và mang cùng một tên, để khuấy phá. Ðài Hànội giả của CIA áp dụng kỹ thuật điện tử ghosting để phá những buổi phát thanh của đài Hà nội thực và thay thế vào đó những tin tức hay chỉ thị trái ngược.
    Ngoài ra hệ thống tuyên truyền CIA gồm có Ðài Cờ Ðỏ, mệnh danh là tiếng nói của nhóm chống đối trong đảng CS Bắc Việt. Ðài này không gay gắt với Nga nhưng chỉ trích mạnh Bộ Chính trị ngả theo Bắc kinh đem lại đau khổ và chết chóc cho dân tộc. Ðài phát thanh này, đặt ở ngoại ô Sàigòn, xử dụng một số cán bộ chiêu hồi Việt và kỹ sư Phi Luật Tân. Ngoài ra, CIA cũng điều hành từ Miền Nam đài phát thanh riêng mang tên Sao Ðỏ, chủ trương đặc biệt tố cáo Mặt trận Giải phóng Miền Nam là công cụ của miền Bắc. Khẩu hiệu của đài này là "Miền Nam của dân Nam".
    Qua chiến dịch Peanuts (Ðậu phọng) nhiều chục nghìn chiếc máy radio pin tí hon Nhật, với tầng số xếp sẵn, được thả dù ban đêm bên kia vĩ tuyến hay đưa vào bằng đường biển, chung với truyền đơn và những gói tặng phẩm đựng bút, nến, sách..vv..
    Nhiều bức thư giả mạo được viết và gởi từ Paris, Hongkong, Tokyo, Bangkok... về địa chỉ của một số cán bộ cao và trung cấp CS ở Hànội bịa ra những mối liên lạc mật hay chỉ trích Trung ương Ðảng. Cơ quan kiễm duyệt gắt gao của BV có thể sa vào bẩy. Những cán bộ chiêu hồi ở Miền Nam cũng được khuyến khích viết thơ cho thân nhân trên vĩ tuyến 17 đề cao đời sống ở Miền Nam.
    Chương trình Soap Chips (Vụn Xà phòng) chuyên lo việc gắn vào xác của chiến binh BV thơ trối trăn (giả) của họ gởi về gia đình, mô tả cảnh sống cơ cực trong Quân đội Nhân dân và thái độ cư xử hống hách của cố vấn Tàu. OP 39 cũng có chương trình Eldest Son (Cậu Cả) mua lại từ quốc gia đệ tam loại súng AK-47 và súng cối 82 ly do Trung quốc chế tạo, để tháo gở ra, gài vào bên trong chất nổ, xong ráp lại để thả dù tại vùng CS ở Lào và Miên. Những võ khí này gây thiệt hại cho dối phương không ít.
    Ðề gây bất mãn giữa nhân dân và lãnh đạo về cuộc chiến tranh mòn mỏi, mùa Xuân 1971, OP 39 cho in và phổ biến ở Lào, Miên và Miền Nam 22.000 tấm thiệp ký tên Trường Chinh, một nhân vật ,theo họ, có khuynh hướng thân Trung cộng đề cao "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi". Theo sự tiết lộ của Bob Andrews, một chuyên viên Tâm lý chiến, CIA có đề nghị tràn ngập BV bằng giấy bạc giả để làm suy sụp nền kinh tế miền Bắc nhưng "thượng cấp" không chấp nhận.

    Ðánh giá kế họach OP 39. Lý do thất bại:
    Hoa kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền, sáng kiến và kỹ thuật vào tâm lý chiến chống Hànội. Tuy nhiên, phần kết trong phúc trình thẩm lượng tháng hai 1968 của nhóm MACV Ad Hoc Evaluation Group, do Thiếu tướng AR. Brownfield,Jr. chủ tọa, cho biết " Chương trình OP39 không rõ ràng và quá rộng, not clear and too broad." Ba đại tá chỉ huy liên tiếp là Clyde Russell, Don Balckburn và Jack Singlaub cũng thú nhận kế hoạch OP 39 không đem lại kết quả mong muốn. Nếu đào sâu, sẽ thấy nhiều lý do:
    1 - Thiếu mục tiêu chiến lược, Lack of strategic purpose. Ðúng vậy, Hoa Thịnh Ðốn không cho phép CIA tổ chức một phong trào chống đối thật sự trên vĩ tuyến 17 hay khuyến khích dân chúng BV hành động. Năm 1956, vì Ngoại trưởng John Foster Dulles chống đối, HK đã bỏ qua cơ hội tổ chức dấy lọan để lật đổ chính quyền miền Bắc. Chủ trương của Tổng thống Kennedy năm 1961 tạo bất ổn ở Miền Bắc để trả đũa cũng lần hồi xuống giọng. Năm 1963, William Colby đề nghị áp dụng "bài học Hung gia Lợi" ở BV nhưng không được chấp nhận vì sợ Bắc kinh phản ứng. Chính sách "vừa đánh, vừa thủ" của HK làm cho Bob Andrews, một trong chuyên gia điều khiển OP 39, than trách: Think small, don?Tt think big, because if you think big, you?Tll never get it done." (Chỉ nên mưu chuyện nhỏ thôi, vì nếu có toan tính làm việc lớn thì cũng không xong được.
    2 - Thiếu sự phối trí và bổ sung, lack of coordinated planning and integration, giũa các phần bộ của kế hoạch OP 39 bị chia cách quá đáng, viện lẽ cần tích cực bảo mật. Không có một kế hoạch đầu não, không ai trong OP 39 thật sự hiểu kế hoạch sẽ dẫn đến đâu.
    3 - Nhân sự không có đủ kinh nghiệm về tâm lý chiến và không thông hiểu văn hoá Việt Nam. Quân nhân Mỹ và nhân viên CIA biệt phái qua kế hoạch OP 39 không được huấn luyện thích hơp để thi hành công tác đúng đắn.
    4 - Thẩm lượng không chính xác ảnh hưởng của những cuộc hành quân tâm lý chiến đối với mục tiêu Bắc Việt.
    Trong kế hoạch OP 39, Phòng Sưu tầm và Phân tích, Research & Analysis, có trách nhiệm thu thập, đối chiếu và giải thích tin tức từ Miên Bắc để một mặt, tìm ra các yếu điểm tâm lý của phe địch và mặt khác, ấn định hiệu quả của việc áp dụng kế hoạch. Mục đích thứ hai không hề thực hiện được. Bill Rydell, nguời điều khiển chót OP 39, cho rằng sự thẩm lượng này không dễ trong một chế dộ công an trị sau bức Màn sắt. Ít khi đối phương chịu tiết lộ hiệu quả thật sự hay phản đối công khai.
    Bắc Việt chống trả mãnh liệt.
    Vì bị gián điệp ám ảnh thường xuyên và lo ngại HK tấn công bằng chiến tranh tâm lý nên chính quyền miền Bắc đề phòng bằng nhiều phương thức gắt gao như cho báo giới liên tục kêu gọi dân chúng cảnh tỉnh, siết chặt mạng lưới công an khắp nơi, phổ biến sâu rộng tài liệu "Chỉ dẫn và Biện pháp" và ban hành luật phạt tối đa (tử hình, khổ sai) những hành động "phản quốc, phá rối trật tự."
    Ðặc biệt, từ 1965 đến 1967, CQMB tạo trong xứ một bầu không khí căng thẳng tối đa hơn cả tình trạng bị xâm nhập thật sự - để thức tỉnh dân về chiến dịch bí mật của Mỹ. Tháng sáu 1967, hai tờ báo Học Tập và Nhân Dân công khai tố Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc là một tổ chức ma và cấm nhặt quần chúng lén nghe các "đài phát thanh lậu", đọc truyền đơn và nhận các góí tặng phẩm từ bên ngoài. Tuy nhiên có một điều mà Hànội không biết rõ là Hoa Thịnh Ðốn không đồng ý cho lật đổ CQMB bằng võ lực. Ðầu tháng 11.1968, Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh chấm dứt hai kế hoạch OP 39 vì Bắc Việt chiụ bắt đầu ngồi xuống để đàm phán.
    Ngũ Giác Ðài đợi nhiều thập niên mới bạch hoá hồ sơ chiến tranh bất quy ước chống Hànội sau khi thua cuộc chiến quy ước năm 1975. Ðây là một bài học đắt giá khác cho Hoa kỳ bị đánh bại lần đầu tiên từ ngày lập quốc.
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 28/06/2003

Chia sẻ trang này