1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình báo trong chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi xuxin, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Ông Nhạ trong quá trình phát triển mạng lưới cũng đã lôi kéo được 1 Luật sư yêu nước thành đồng chí của mình. Ông này họ Huỳnh, tên Trọng thì phải. Ông Huỳnh này có lúc đã là ứng cử viên cho chức Thủ tướng của VNCH.
    Ông Nhạ có tấm ảnh của 1 người chụp chung với 1 Đại tá Pháp và Cha Lê Hữu Từ, người đứng đầu khu Công giáo Bùi Chu-Phát Diệm. Ông còn là thầy Bốn, giúp đỡ cha Hoàng, Tổng chỉ huy lực lượng tự vệ Bùi Chu-Phát Diệm, lúc ở SG. Từ đó được sự yêu thương tín nhiệm của cha Hoàng.
    Ông bị Dương Văn Hiếu, tay chân của Cẩn, bắt đưa ra miền Trung, vì có người chỉ điểm, với lại lúc đó Tổng thống và Cố vấn có hục hặc với Bùi Chu-Phát Diệm. Còn về sau thì bác @luuthuy đã có nói rõ cả rồi. Bản tường trình "cứu nguy chế-độ" của ông đã làm cho Diệm-Nhu chú ý. Nhu đích thân ra Huế để đưa ông về SG. Từ đó ông từng bước leo cao, chui sâu vào hàng ngũ đối phương, móc nối giữa các phe phái, tuy nhiên vẫn nhân danh là 1 chiến sĩ của Bùi Chu-Phát Diệm. Các kế hoạch về Ấp Chiến lược được ông chuyển ra chiến khu, nhờ đó cấp trên đã có chỉ đạo kịp thời đối phó. Trong cuốn Hồi ký cũng có nói về việc khi Nhu bị Mĩ ép quá đã nói với ông về ý định tiếp xúc với "bên kia". Cả Nhu cũng không ngờ người gặp y vào thời điểm cuối cùng của gia tộc họ Ngô lại chính là 1 chiến sĩ của "bên kia".
    Lúc cụm A22 bị lộ, Thiệu còn cho là CIA muốn chơi mình. Sau đó chính Thiệu đã cho thay người quản lí Côn Đảo để chăm sóc cho "ông bạn già" của mình.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  2. tienthinhbk

    tienthinhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc sách về vụ này rùi. Theo suy nghĩ của tôi thì có các điểm cần quan tâm:
    - Mỹ chuẩn bị rất kỹ (họ lập cả mô hình trại giam để luyện tập, trang bị tận răng, nơi tập luyện và độ nghề giả làm trại giam cũng được cất giấu vào buổi sáng để tránh Vệ Tinh LX phát hiện)
    - THực ra thì hình như là Ban tham mưu Mỹ cũng biết trước rằng tù nhân không còn ở trong trại tù nữa (chỉ 1 tuần trước khi bắt đầu KH).
    Tôi nghĩ răng vụ chuyển tù nhân này thực ra là ngẫu nhiên vì có thể nó nằm trong KH của ta thôi hoặc là do mùa mưa sắp đến (tránh ngập lụt) Ta chắc chắn ko hề biết (nếu không thì chắc chắn toán này toi ngay ở biên giới rồi)
    Có thể ban tham mưu Mỹ không muốn, sợ trách nhiệm nên thông tin về vụ chuyển tù nhân này không để toán biệt kích biết trước(đã được lên dây cót quá kỹ).
    Cù lần
  3. FaMaS

    FaMaS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0

    ]Hubert Amyot D'inville - thiếu tá tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến pháp thành lập đâù tiên tại anh - khi đó A-D chỉ huy phá lôi hạm LA TROMBE trong lực lượng hải quân Pháp tự do ( tháng 07.1940) tại anh - TĐ 1 TQLC trở thành Trung đoàn 1 TQLC mà A-Đ là trung đoàn trưởng - sau đó tử trận khi xe jeep cán mìn vào ngày 10.06.1944 tại ý.
    Tên của A-D đươc đạt cho dương hạm phá lôi kiểu Aviso 89 (aviso = hộ tống hạm)- là 1 loại trục phá mìn duyên hải (type F738)
    (hình sẽ post sau)
    Dương hạm A-D sản xuất theo yêu câù hq pháp vào năm 1939 - dang dở cho đến khi đức chiếm đóng và hoàn thành - định đưa vào sử dụng thì pháp giải phóng . Mãi đến năm 1947 A-D mới hoàn thành và hạ thủy 27.12.1947 .
    A-D đến dông dương , tại Nhà Bè 16.08.1948, trực thuộc đội 9 hộ tống -duyên hạm -tham gia các hoạt đông tuâù tiễu vịnh thái lan - Gò công cho đến hạ lưu sông cửu long .
    Tháng 8.1950 , A-D đuợc điêù đến vịnh bắc bộ yếm trợ các hoạt động của các HKMH (xem phần) máy bay pháp trong chiến tranh đông dương bên KTQS
    A-D KHÔNG phải là CHIẾN HẠM - cũng không bị phá huỷ hay chìm sau vụ nổ bom vào ngày 27.09.1950
    - Vụ nổ giết chết trung tá hạm trưởng AUBIN và 1phụ nữ (là nữ điệp báo) tại phòng y tế - phòng của AUBIN nẳm phia trến phòng y tế - gây ra 1 lổ hỏng lớn ở mạn trưóc của dương hạm.
    -A-D sau đó đuợc trục về SG và sửa chửa tạm thời trước khi sang quân cảng Urâg (Nhật) tiếp tục đại tu cho đến cuối 1952 mới trở lại VN tiếp tục viêc tuần tiểu.
    Số liệu về A-D :
    Quân số : 8 sĩ quan chỉ huy, 32 sĩ quan hai quân , 61 hạ sĩ quan và thủy thủ.
    Dài 78m, rộng 8,48m, 4000 mă lực .
    Vũ khí : 1 canon 105mm(phía đuôi) , 1 canon 40mm, 6 canon 20mm, 4 súng cối và 2 phóng lựu
    A-D được xếp loại trừ bị vào 18.05.1964 và chấm dứt vĩnh viễn hoạt đông vào năm 1966
    Sau này (1976) Amyot d'Inville đuợc đạt tên cho 1 ngư lôi hạm khác mà hiện tại vẫn còn hoạt động sau khi pháp bán lại cho Thổ Nhỉ Kỳ vào năm 2000
    Hubert Amyot D'inville




  4. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Có ai biết gì về số phận của ông Huỳnh Văn Trọng trong vụ A 22 không? Sau khi bị án chung thân ông bị chết ngoài Côn Ðảo hay cũng được trao đổi tù binh như ông Nhạ tại Lộc Ninh vào 1973? Số phận của những người khác trong cụm A22 của ông Nhạ về sau ra sao? Có báo nào nhắc tới họ không?
  5. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Theo tư liệu Ngụy thì trung tá Lê Câu, ủy viên quân báo Trung ương Cục Miền Nam sau khi bị Ðoàn Công tác Ðặc biệt của Dương Văn Hiếu bắt đã khai ra sự bố trí an toàn khu Ðỗ Xá của ta. Ðỗ Xá là vùng rừng núi hiểm trở nằm giữ 2 tỉnh Quảng Nam và Kông Tum. Ðịa hình hiểm trở này đã tạo cho an toàn khu thành nơi bất khả xâm phạm trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và cả thời Diệm. Cho đến năm 1963, nhờ Lê Câu, bọn ngụy đã xâm nhập được vào an toàn khu. Do tinh thần cảnh giác cao và do tình báo bén nhạy của ta, cán bộ chiến sĩ ta đã tránh được trận càn này và chỉ có 4 hay 5 người công tác tại quân y viện bị bắt. Sau này, bọn ngụy còn mở nhiều trận càn khác vào an toàn khu này.
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 03/07/2003
  6. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    ở topic này cũng có Sơn Tây này các bác này
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hình như ông Nhạ về sau còn ở miền Nam cho đến khi giải phóng cơ mà, làm gì có chuyện trao đổi tù binh.
    Ông Nhạ bị đày ra Côn Đảo, đến năm 1975(có thể là thế hoặc thời điểm nào đó) ông đuợc thả về Sài Gòn. Sau đó do ông vẫn đuợc phía Đạo tin tuởng nên ông đã tiếp tục hoạt động tình báo.
    Khi tuớng Duơng Văn Minh kí quyết định đầu hàng thì ông còn đứng sau lưng tuớng Minh mà.
    Còn số phận những nguời khác mình ko rõ.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. polosport

    polosport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    à về chuyện bác Nhạ với Trần Lệ Xuân thì thực ra hơi nhạy cảm bạn luuthuy ạ . Tôi đã từng nghe bác Nhạ nói chuyện ở công ty rồi . . Sau buổi nói chuyện với tập thể , thì khi vào phòng ăn riêng , một số anh trong cty cũng có đề cập đến vấn đề này . Bác chỉ tủm tỉm cười , không trả lời thẳng vào vấn đề và cũng không bác bỏ . Bác chỉ nói đại khái là : TLX là một phụ nữ đẹp . Và cũng thông qua TLX , bác mới biết được những vấn đề mà thông thường ra chỉ có cỡ ông nhu ông diệm mới biết . Vậy bạn nghĩ thử xem , với một người đàn bà giỏi và đẹp như TLX , muốn moi thông tin thì phải làm cách nào đây ? (không biết có sensitive ko nhỉ ? ) Mod nếu thấy có thì cảnh cáo giúp tớ , đừng treo nick tội nghiệp !
    ff
  9. polosport

    polosport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Về nhà Ngô thì Ngô Đình Diệm xuất hiện trong chế độ chính trị Sàigòn giữa lúc Hội nghị Genève về Đông dương đang diễn ra, khi việc chỉ đạo và chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương đang chuyển hẳn từ Paris sang Washington.
    Ngô Đình Diệm được dư luận thế giới cho rằng là người của Mỹ, do chính giới Mỹ chọn và bồi dưỡng từ lâu.
    ngay từ khi còn trẻ Ngô Đình Diệm đã tỏ ra có tư chất thông minh xuất sắc ; ông vào học trường hậu bổ rất sớm, làm tri huyện Hải lăng khi 28 tuổi, làm tuần phủ Phan Thiết (đứng đầu tỉnh) khi mới 30 tuổi, làm thượng thư bộ Lại (trên thực tế là đứng đầu nội các Nam triều) khi mới 32 tuổi (1933), trong khi trước đó các vị thượng thư như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Hân đều trên 60, 70 tuổi cả.
    Ngô Đình Diệm làm thượng thư có 4 tháng, đột nhiên treo ấn từ quan. Vì sao? Đây vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều người giải thích rằng đó là do mâu thuẫn với ông Phạm Quỳnh, thượng thư bộ Học. Năm 1945, tôi được nghe cha tôi (Bùi Bằng Đoàn, cùng dịp ấy được cử làm thượng thư bộ Tư pháp) kể lại trong cuộc nói chuyện với 2 ông anh ruột là Bùi Bằng Phấn và Bùi Bằng Thuận rằng: hồi ấy ông Diệm có ngỏ ý với Vua Bảo Đại và Khâm sứ Trung kỳ (người Pháp) là nước Pháp nên trao lại cho Nam triều các quyền nội trị ở Bắc kỳ y như ở Trung kỳ,và giao thêm cho cho các Hội đồng dân biểu Trung kỳ và Bắc kỳ một số thực quyền (vì thật ra hai cơ quan này chỉ có chút quyền tư vấn rất hình thức, hiếu hỷ). Theo Hòa ước Patenôtre 1884 (điều 16), vua VN trực tiếp giữ mọi quyền nội trị ở Trung kỳ và Bắc kỳ, nhưng đến năm 1887 toàn quyền Pháp Paul Doumer thay đổi cách cai trị 3 kỳ với 3 chế độ khác nhau, Nam kỳ là thuộc địa, trực trị (Colonie), Trung kỳ là Bảo hộ (Protectorat), còn Bắc kỳ thì tuy mang tên Bảo hộ nhưng thực tế lại không do Nam triều trực tiếp thực hiện quyền nội trị, mọi quyền thuộc về viên Thống sứ Pháp! Hai ý kiến của ông Diệm đều bị Pháp từ chối, ông quyết định từ chức.
    Theo ông Nhạ thuật lại theo lời kể của ông Diệm thì khi người Nhật làm đảo chính (9/3/1945) gạt bỏ người Pháp, họ đã tìm ông, nhưng ông lánh mặt vì cho rằng thế của Nhật không vững và họ không thật lòng trao độc lập cho Việt Nam. Ông Nhạ còn cho biết người Mỹ cũng từng ngỏ ý yêu cầu Tổng thống Diệm nhượng cho Hoa kỳ quyền sử dụng Cảng quân sự Cam ranh trong 10 hay 20 năm gì đó, nhưng ông Diệm đã từ chối ngay. Ông nói với ông Nhạ: ?Không thể được, lỡ ra sau này có quan hệ Nam - Bắc thì ta ăn nói với đồng bào miền Bắc ra sao về chuyện này!?
    Từ khi nhận chức Thủ tướng, rồi Tổng thống, từ tháng 6/1954 đến cuối năm 1960, trong hơn 5 năm, ông Diệm đã đạt khá nhiều thành tích nổi bật:
    - đón tiếp và ổn định cuộc sống cho khoảng 1 triệu đồng bào di cư từ Bắc vào;
    - thực hiện gọn cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, mở ra nền đệ nhất Cộng hòa; dẹp bỏ Ngân hàng Đông dương, lập Ngân hàng quốc gia và đồng tiền quốc gia;
    - dẹp các giáo phái có vũ trang được một số thực dân người Pháp tiếp sức;
    - đóng cửa sòng bạc Tân thế giới của cánh Bình Xuyên;
    - mở rộng Trường Đại học Sàigòn và xây dựng Đại học Huế?
    Nhưng cũng trong thời gian chấp chính, ông Ngô Đình Diệm cũng đã phạm những sai lầm nặng nề: để cho người trong gia đình tham gia ngày càng sâu vào việc nước, từ anh ông là giám mục NĐThục, đến em ông là NĐNhu, NĐCẩn và đặc biệt là cô em dâu Trần Lệ Xuân, tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến .
    Có thể nói sau hơn 5 năm ổn định, có một số thành tích nổi sau khi kết thúc thời kỳ Bảo đại - thuộc Pháp, từ năm 196O, chế độ Ngô Đình Diệm bước vào thời kỳ khủng hoảng. Lẽ ra phải tỉnh táo đối phó, sửa chữa sai lầm, bổ khuyết những thiếu sót thì chính quyền Ngô Đình Diệm lại trở nên kiêu ngạo, tự phụ và chủ quan, độc đoán hơn.
    Một bằng chứng mà ai cũng thấy được là vào tháng 11/1960, sau khi dẹp được cuộc đảo chính của một số sỹ quan dù, đáng lẽ phải xem xét lại những khiếm khuyết trong cách quản trị xã hội và những chính sách đối nội và đối ngoại thì gia đình Ngô Đình Diệm lại chủ quan, tự đắc hơn nữa và thế là để đến giữa năm 1963 nổ bùng ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả đối nội và đối ngọai, dẫn đến kết liễu bi đát của chế độ Ngô Đình Diệm.
    Ngay sau khi cuộc tổng tuyển cử do Hiệp định Genève đề xướng cho tháng 7/1956 không diễn ra, trước chủ trương tố cộng và diệt cộng của những năm 1957 ?" 1959 ở khắp miền Nam, chính quyền Hà Nội đã gấp rút khôi phục, xây dựng cơ sở chính trị, bán vũ trang và vũ trang, ra Nghị quyết 15 (đầu năm 1959) chủ trương bạo lực cách mạng nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một số cuộc ?ođồng khởi? ở Bến tre, Bình định, Quảng ngãi? nổ ra.
    Kịch bản của cuộc chiến tranh đã được viết.
    Sau khi cuộc đảo chính 1/11/1960 nổ ra ở Sàigòn và thất bại, Hànội đã nhận ra những triệu chứng suy yếu và khủng hoảng của chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuối 1960 Mặt trận dân tộc giải phóng, rồi Quân giải phóng được thành lập, một số sỹ quan và quân nhân từ miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954 được tuyển chọn, huấn luyện, đưa về qua giới tuyến 17, theo từng đơn vị nhóm nhỏ vũ trang nhẹ 30, 40 người theo đường mòn 559. Trong 2 năm 1961, 1962 sự thâm nhập được thực hiện từ từ, vững chắc, quy mô nhỏ, hoạt động chính trị, xây dựng cơ sở, chiến đấu kiểu du kích, vũ trang tuyên truyền, cho đến đầu năm 1963 thì bắt đầu thâm nhập nhiều hơn, lớn hơn, với quy mô từng đại đội hoàn chỉnh. Đó là vì tháng giêng 1963 trận Ấp bắc diễn ra, Hànội coi đó là một sự kiện tiêu biểu, có ý nghĩa cả về quân sự và chính trị. Trận Ấp bắc xảy ra rất xa giới tuyến 17, ở phía Nam Sài gòn, sát vùng đồng bằng sông Cửu long, giữa vùng đông dân,vùng giao thông lớn. Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân đăng liền hàng chục bài tường thuật, sơ đồ, nhận định, thống kê, thành tích, khen thưởng, dư luận các nước về trận đánh này, làm nổi bật nhận định: cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam theo công thức ?oquân đội Sàigòn + cố vấn và yểm trợ của Mỹ?o đã thất bại, đây là thời cơ để đẩy mạnh chiến đấu buộc đối phương phải chịu thất bại trong chiến tranh đặc biệt, đồng thời chủ động chuẩn bị đối phó nếu đối phương chuyển lên chiến tranh cục bộ (với sự cấp cứu, tham chiến của quân chiến đấu Mỹ).
    Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm diễn ra trong tình hình chính trị và quân sự chung như vậy.
    ff
  10. polosport

    polosport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài Gặp cố vấn Tổng thống của chế độ ngụy Sài Gòn ?" Vũ Ngọc Nhạ,
    - Từ một Thị ủy viên, một anh bộ đội thuộc tỉnh Thái Bình, chỉ ít năm sau, người ta đã thấy ngày ngày ông ra vào Phủ Tổng thống của chế độ ngụy quyền Sài Gòn ?
    - Đó là bước ngoặt đầu tiên của tôi. Tôi cũng không nghĩ là mình lại lọt vô làm việc ở cơ quan đầu não này! ?" Vũ Ngọc Nhạ bồi hồi nhớ lại rồi nói tiếp ?" Năm 1952, quân đội Pháp thua trận, người Mỹ âm mưu xâm chiếm miền Nam Việt Nam thay Pháp. Tôi được đi dự hội nghị chiến tranh du kích Bắc bộ tại Việt Bắc. Tại hội nghị này, biết tôi có ít nhiều kinh nghiệm làm công tác địch vận ở vùng tạm chiếm Thái Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chủ tịch đã gặp và trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi. Bác dặn : ?oNhiệm vụ của chú là vào Nam tìm cách nắm bằng được Mỹ-Ngụy đã làm gì, chúng đang làm gì và sẽ làm gì??
    Năm 1954, hòa bình lập lại, với tờ căn cước hợp pháp, trút bỏ trang phục anh bộ đội *****, Vũ Ngọc Nhạ ?ođóng vai? một sĩ quan ngụy. Ông đưa vợ con từ làng Cối Khê, xã Vũ Hội, Vũ Tiên, Thái Bình theo quân đội Pháp xuống tàu ở Hải Phòng di cư vào Nam. Ông tìm cách ?obọc mình? thật kín và âm thầm làm nhiệm vụ. Cuộc chiến đấu thầm lặng, đầy mạo hiểm bắt đầu từ đây.
    Vũ Ngọc Nhạ nói : ?oNgày đầu vào Sài Gòn, một lần đi qua Dinh Độc Lập đứng ở ngoài nhìn, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình sẽ lọt được vô đây. Nhưng ảo tưởng ấy xa vời lắm. Chưa dám mơ ngày đó, tôi bị mật vụ Sài Gòn do Dương Văn Hiếu bắt cóc rồi đưa ra biệt giam tại Tòa Khâm sứ ở Huế?.
    - Là tù Cộng sản, bằng cách nào ông né được để họ phải trọng vọng đón ông từ nhà tù Huế về Dinh Độc Lập ?" Sài Gòn, làm cố vấn cho Ngô Đình Nhu và đương kim Tổng thống Ngô Đình Diệm ?
    - Từ cái ?ovỏ bọc? của tổ chức cho tôi. Gia đình tôi đóng vai một gia đình giáo dân di cư vào Nam. Dựa vào ảnh hưởng của đức cha Lê [Hữu Từ], cha Hoàng [Quỳnh] ở nhà thờ Bình An và Phát Diệm mà tôi đã có dịp quen biết. Chế độ Ngô Đình Diệm rất cần sự ủng hộ của các linh mục này; là các linh mục có ?otinh thần? chống Cộng rất quyết liệt. Tôi đã thể hiện mình là cái cầu nối cho họ đến với nhau. Từ đó dần dần tôi chiếm được lòng tin của Ngô Đình Cẩn ?" Cố vấn miền Trung. Cẩn ?obắt cầu? cho tôi sang cha Thục, ông Nhu và Ngô Đình Diệm.
    Là phụ tá của đức cha Lê [Hữu Từ], cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, tôi có điều kiện tiếp cận với các viên chức cao cấp trong chính phủ ngụy quyền, với Tòa thánh Vaticăng, Giáo chủ Pie XI, Khâm sứ Tòa thánh tại Sài Gòn, đức Hồng y Xpenman Mỹ? Qua đây tôi nắm được khá nhiều tin tức quan trọng của Mỹ và ngụy để cung cấp về trung tâm của ta.
    - Là người Cộng sản nằm trong Phủ Tổng thống, có lúc nào ông bị nghi ngờ ?
    - Bọn mật vụ thường xuyên theo dõi. Tôi luôn biến nghi ngờ thành đức tin để ?obọc mình? và thoát hiểm.
    Anh em Ngô Tổng thống coi tôi như ruột thịt. Một hôm họp gia đình có đủ Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn và tôi, Ngô Đình Diệm tự đặt biệt danh 5 con rồng cho 5 anh em. Ông bảo : ?oTừ nay Ngô Đình Thục là Hồng Long, Ngô Đình Diệm là Bạch Long, chú Nhu là Thanh Long, chú Cẩn là Hắc Long, thầy Hai (tức Vũ Ngọc Nhạ) là Hoàng Long. Đã là anh em trong nhà, thầy Hai không cần phải ý tứ gì?. Anh em Ngô Đình Diệm càng tin tôi, quí tôi, bọn CIA và bọn mật vụ càng ?ođể mắt? đến tôi.
    - Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thỉnh thoảng cũng ?oquan tâm? đến ông phải không?
    - Lệ Xuân là một người đàn bà có sắc, có tài hiếu thắng và kiêu kỳ. Ông Nhu nhiều hơn Lệ Xuân hàng chục tuổi. Ông ta làm việc căng thẳng, luôn vắt óc đối phó tình hình, ít quan tâm đến tình cảm của Lệ Xuân. Có lần Lệ Xuân đến ?ogần tôi?, tôi sang nói với ông Nhu. Ông Nhu bảo ?oquyền của bà ấy tôi không can thiệp?. Có người bảo tôi rằng, bà ấy thử. Người thì bảo, bà ấy thật đấy. Chỉ có bà ấy mới biết chính xác.
    - Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ?
    - Làm cố vấn cho Diệm, tôi có điều kiện tiếp xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay Diệm. Tướng Thiệu là một trong những người lọt trong mắt họ. Nguyễn Văn Thiệu, một giáo dân ngoan đạo, các cha cố, linh mục nhiều người có cảm tình với Thiệu. Khi ấy tôi được ủy quyền đại diện cho khối Công giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống. Cuộc vận động thành công. Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc biệt cho ông ta.
    - Được biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu ?otử vì đạo? ?
    - Công việc của tôi cần có sự quan hệ như thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống, ông ta sang phòng làm việc của tôi và bảo : ?oThầy Hai dàn xếp cùng người Mỹ ?ođưa tôi? lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thầy. Nhưng khi thầy muốn hạ tôi xuống, thầy phải ?oxinhan? trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm?.
    - Đó là điều kiện tuyệt vời để ông ?orút ruột? ông Thiệu ?
    - Không chỉ ông Thiệu ?" Vũ Ngọc Nhạ tiếp ?" Người Mỹ cũng cần tôi, vì tôi là cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu, qua tôi để thăm dò ông Thiệu. Và ông Thiệu cũng dựa vào tôi để biết ?oý tứ? người Mỹ. Tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả hai bên.
    - Anh em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong Dinh Tổng thống được ?osắp xếp? thế nào ?
    - Lọt vào làm việc nắm ?oquyền hành?o trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kỳ nguy hiểm. Việc này do tổ chức và tôi đã ?othiết kế? để từng anh em ?ochui thật sâu? vào trong lòng địch, nắm địch.
    - Họ giữ những trọng trách gì ? Nay còn ai không ?
    - Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống. Vũ Xuân Hòe là ủy viên Văn phòng Tổng thống. Lê Hữu Thúy, ủy viên phụ tá Thông tin chiêu hồi. Và ông Vũ Hữu Duật đây ?" ông Nhạ chỉ tay về phía bên trái chiếc ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (vẫn còn lưu giữ ở Dinh Độc Lập làm kỷ niệm ?" người trích). Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương đề cử về Thái Bình lấy tôi và ông Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt, lúc ấy ông Vũ Hữu Duật là Thị ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm, ông Duật được ta ?ocài vào? làm việc tại Tổng nha Cảnh sát ngụy. Thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là ủy viên tuyên huấn trung ương lực lượng tự do và làm phó tổng thư ký thường trực đảng Liên minh Dân chủ (đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu). Nay cả lưới chỉ còn hai chúng tôi. Gia đình tôi và gia đình ông Duật vừa đi thắp hương cho đồng đội của mình.
    Trong lúc Nguyễn Văn Thiệu tin dùng Vũ Ngọc Nhạ, hai người như bóng với hình. Ngược lại, Cục Tình báo CIA Mỹ lại luôn ngờ vực ông. Cuộc chiến đấu thầm lặng trong cạm bẩy và những thử thách nghiệt ngã luôn luôn đối mặt từng ngày. Làm thế nào để giữ mình, hoạt động có hiệu quả, vừa bảo đảm an toàn cho toàn lưới A22. Chỉ cần sơ sẩy một tí là nguy hiểm ập đến, là đổ vỡ hoàn toàn. Vũ Ngọc Nhạ luôn phải vắt óc, trăn trở nghĩ suy. Chợt nhớ lại, có một tình huống xảy ra ở phòng Tổng thống cách đây 30 năm, Vũ Ngọc Nhạ kể :
    - Hôm ấy tại cái phòng này, Nguyễn Văn Thiệu tiếp một số quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn và quan chức người nước ngoài tới làm việc. Tôi có mặt với tư cách cố vấn của Tổng thống Thiệu. Ngồi cạnh tôi là ông Raymond de Jeagher (*) ?" cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixon. Ông ta nhìn tôi rất lâu, rồi đột nhiên hỏi : ?oÔng không phải là người Việt Nam ??.
    Tôi giật mình, cố tĩnh tâm để không thay đổi sắc mặt, nhưng mồ hôi toát ra. Tại sao ông ta lại bảo mình không phải là người Việt Nam. Hay ông ta nghĩ người Việt Nam tức là Việt Nam Cộng hòa. Có nghĩa là ông ta bảo mình là *********. Hay là mình bị lộ ? Tôi chợt nhớ ra Jeagher là người Mỹ gốc Bỉ nhập quốc tịch Mỹ và từng có thời làm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch. Tôi liền buông một câu thăm dò : ?oÔng không phải là người Mỹ ??.
    Tôi không ngờ mình đã phóng mũi tên trúng địch. Ông Raymond de Jeagher đứng phắt dậy chìa tay bắt tay tôi, nói nhỏ : ?oÔng không phải người Việt Nam. Tôi không phải người Mỹ. Đúng vậy. Nhưng ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam. Tôi đang làm cố vấn cho Chính phủ Mỹ. Chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau nghe?.
    Từ đó tôi và Jeagher thường xuyên trao đổi tin tức cho nhau. Tôi đã khai thác được nhiều được nhiều điều bổ ích của ông cố vấn mắt xanh này phục vụ cho công việc của mình.
    - Đầu năm 1969, theo chỉ thị của cấp trên, ông đã dự định ?othiết lập? một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gồm hầu hết là những người trong lưới tình báo vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ ?
    - Đó là cơ hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt để trình Quốc hội. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức Tổng thống. Huỳnh Văn Trọng (người của ta) dự định là Thủ tướng Chính phủ. Vũ Hữu Duật làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hòe (người của ta) làm Bộ trưởng Kinh tế. Lê Hữu Thúy (người của ta) làm Bộ trưởng Thông tin chiêu hồi ? Ông Lê Hữu Thúy, khi đương chức phụ tá Thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu, là một trong những chiến sĩ tình báo trong lưới của tôi lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000 vừa qua, Lê Hữu Thúy được đảng, Nhà nước và Quân đội tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    - Vì sao các chiến sĩ tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không thành ?
    - Bọn CIA và mật vụ nghi chúng tôi ?othao túng? Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi sát sao và giăng bẩy khắp nơi. Chúng đã gặp Nguyễn Văn Thiệu và cảnh báo ông ta rằng : một lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cầm đầu lưới này là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất. Trước đó tôi đã nói điều đó với ông Thiệu.
    - Ông Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là ?ogián điệp? Bắc Việt ?
    - Lúc đầu ông Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là gián điệp. Ông ta không tin người Mỹ cho tôi là Cộng sản nằm vùng và bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của ông. Nhưng sau đó người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực dọa Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói : nếu ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống.
    Thế là ngày 16-7-1969, cả lưới của tôi sa vào tay địch. Bọn mật vụ thuộc Tổng nha Cảnh sát ngụy và bọn CIA trút mọi cực hình đánh đập, tra khảo chúng tôi suốt 3 tháng trước khi đưa chúng tôi ra tòa xét xử. Sau vụ án, chúng đưa các ông Vũ Xuân Hòe, Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Duật ra đày ngoài Côn Đảo. Tôi và Huỳnh Văn Trọng bị chúng giam tại Sài Gòn đến đầu năm 1970 mới bị đưa ra Côn Đảo.
    - Làm thế nào từ Côn Đảo ông lại về Sài Gòn rồi lại vào Dinh Độc Lập tiếp tục hoạt động ?
    - Tôi không nghĩ mình bị bắt là hết, mà mỗi lần bị bắt lại phải nghĩ cách tìm cho mình một con đường mới, bọc mình một lớp vỏ mới. Ở Côn Đảo, cả lưới của chúng tôi bị giam chung một biệt khu, nên anh em bàn nhau rất kỹ về ?ođường đi nước bước? sau đó. Chúng tôi nhận mình là lực lượng thứ ba, có cơ hội sẽ hợp thức hóa để hoạt động. Khi Hiệp định Pari được thi hành, năm 1973, tôi và Huỳnh Văn Trọng được trao trả tại Lộc Ninh. Cha Hoàng [Quỳnh] cùng một số linh mục ở Bình An và khối Công giáo Phát Diệm đã móc nối đón tôi vào Sài Gòn.
    - Bị bắt vì tội là Cộng sản làm gián điệp, các cha đạo vẫn tin ông ?
    - Họ nghi tôi bị oan và cho tôi là một con chiên ngoan đạo đã hết lòng vì Chúa, vì hòa bình. Theo chỉ đạo của trung tâm, đầu năm 1974 tôi trở lại Sài Gòn với tư cách là người của lực lượng thứ ba.
    - Tổ chức của ta dự định ông sẽ tham gia trong Chính phủ ba thành phần ?
    - Nhưng Chính phủ ba thành phần đã không ra đời, vì tình hình phát triển theo một xu thế khác. Tôi được giao nhiệm vụ củng cố, hình thành lưới tình báo mới, xây dựng lực lượng thứ ba, đưa người của Cách mạng vào nội thành chuẩn bị cho ngày toàn thắng.
    - Ông đã chứng kiến sự tan rã, sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và ông Thiệu ?
    - Theo chỉ thị của trên, tôi đã dựa vào các linh mục có uy tín trong khối Công giáo để ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức và góp phần ?odàn xếp? cho Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống thay Thiệu.
    - Rời ghế Tổng thống, ra khỏi Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu có liên hệ với ông ?
    - Những phút sống hoảng loạn cuối cùng ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu có gọi điện cho tôi. Từ đầu dây, ông ta nói :
    - Thầy Hai góp ý cho tôi, lúc này tôi nên xử sự thế nào ?
    - Ông nên đi khỏi Sài Gòn.
    - Đi đâu ?
    Tôi phân tích tình hình, khẳng định thế tất thắng của Cách mạng Việt Nam và chính sách hòa hợp dân tộc, rồi khuyên Nguyễn Văn Thiệu :
    - Đi đâu là tùy ông, nhưng ông nên trừ nước Mỹ.
    - Vì sao tôi không đi nước Mỹ ?
    - Sang Mỹ, họ sẽ giết ông.
    Theo góp ý của tôi, Nguyễn Văn Thiệu đưa vợ con đi Hồng Công, rồi sang cư trú tại Anh. Cuối năm 2001, ông Thiệu mới qua đời.
    ff

Chia sẻ trang này