1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính bảo vệ chống sét theo quả cầu lăn.

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thienthan20, 03/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Bejnamin Franklin Roosevelt- Chính trị gia kiêm nhà khoa học.
    Chính xác chưa, bạn nguyetbt kiểm chứng lại dùm.
  2. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi ; Benjamin Franklin Roosevelt.
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Đọc thêm cái này nữa:
    http://vietsciences.free.fr/biographie/politicians/benjaminfranklin.htm
    Chắc là cái Roosevelt nhầm thật.
  4. nguyebt

    nguyebt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Chính xác là các quả cầu nối liên tiếp bởi sợi dây kim loại. Chống sét lan truyền trên đường dây.
    Bạn biết tôi nhầm lẫn thì dẫn chứng đi, nói bâng quơ có vẻ dạy đời quá ta.
    Tôi không có kiến thức nhiều về lịch sử, nhớ mang máng nên kèm theo "hình như".
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 07/11/2007
    [/quote]
    Có lẽ bạn không phải là chuyên ngành điện, dây chống sét cũng là dây kim loại bình thường, được nối đất với điện trở nối đất tính toán sao cho không cho dòng sét lan truyền vào dây dẫn điện. Các quả cầu mà bạn nhìn thấy, theo tôi, có nhiệm vụ khác, chống dao dộng chẳng hạn.
    Benjamin Franklin mới là người phát minh ra chống sét/tổng thống, chứ ko phải là Franklin D. Roosevelt, TT Mỹ 1939-1945 .
    Nếu muốn tìm hiểu về chống sét, bạn có thể tìm quyển "Nối đất và chống sét" của tác giả Nguyễn Sum, quyển này có nói về chống sét thông thường và phát xạ sớm, còn về phương pháp quả cầu lăn thì ko thấy nói. Tôi ko ở VN nên nên ko biết hiện nay có quyển sách nào mới hơn ko.
    Được nguyebt sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 08/11/2007
  5. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Tôi không chuyên ngành điện và truyền tải điện thật.
    Khi công tác ở Bỉ, tôi thấy các đường trung thế luôn có dãy quả cầu nối với nhau giữa các trụ trung thế, đặc biệt khi các trụ này nằm trên đồi. Tôi có hỏi ông ks gốc Algeria đi cùng, ông ấy chỉ nói là chống sét.
    Tôi mới suy diễn thế này, các trụ trung thế bản thân đã tiếp đất. Chuỗi các quả cầu kim loại (chắc là thép) nối trên đỉnh 2 trụ tạo thành vòng kín, sẽ triệt tiêu sét lan truyền, đồng thời khử từ trường do dòng trung thế sinh ra, hạn chế điểm sét đánh vào.
    Còn đất chống sét tôi không rõ lý thuyết. Nhưng khi thiết kế, cho điện áp đất làm điểm chung. Ngoài đất công tác của hệ hạ thế, tôi luôn tạo một đất an toàn khác cách xa đất chống sét và đất công tác. Chỉ là sợi đồng hoặc đan lưới đồng chôn xuống đất.
    Có gì khác với chuyên ngành điện không ? Tôi luôn thiết kế như vậy cho nhà máy đấy.
  6. nguyebt

    nguyebt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Tôi không chuyên ngành điện và truyền tải điện thật.
    Khi công tác ở Bỉ, tôi thấy các đường trung thế luôn có dãy quả cầu nối với nhau giữa các trụ trung thế, đặc biệt khi các trụ này nằm trên đồi. Tôi có hỏi ông ks gốc Algeria đi cùng, ông ấy chỉ nói là chống sét.
    Tôi mới suy diễn thế này, các trụ trung thế bản thân đã tiếp đất. Chuỗi các quả cầu kim loại (chắc là thép) nối trên đỉnh 2 trụ tạo thành vòng kín, sẽ triệt tiêu sét lan truyền, đồng thời khử từ trường do dòng trung thế sinh ra, hạn chế điểm sét đánh vào.
    Còn đất chống sét tôi không rõ lý thuyết. Nhưng khi thiết kế, cho điện áp đất làm điểm chung. Ngoài đất công tác của hệ hạ thế, tôi luôn tạo một đất an toàn khác cách xa đất chống sét và đất công tác. Chỉ là sợi đồng hoặc đan lưới đồng chôn xuống đất.
    Có gì khác với chuyên ngành điện không ? Tôi luôn thiết kế như vậy cho nhà máy đấy.
    [/quote]
    Theo nhưng gì tôi làm và đã được học thì dây chống sét thường được áp dụng cho cấp điện áp cao hơn 35KV trở lên. Trung áp, dưới 35Kv, thì dùng biện pháp khác, như chống sét ống ống lắp trên đường dây. Còn cột điện bằng thép, xà kim loại thì đều được nối đất hết.
    Còn về nối đất có 3 loại:
    - Nối đất làm việc: hay nối đất hệ thống thì dùng để nối đất các diểm trung tính của MBA, hay nối đất hạ thế như bạn nói.
    - Nối đất an toàn: dùng để nối đất các vỏ thiết bị điện hoặc dẫn điện, tránh dòng rò từ vật dẫn điện ra vỏ.
    - Nối đất chống sét.
    Thường thì mỗi hệ thống là tách biêt, có giá trị điện trở nối đất riêng. Nhưng có những nơi người ta có thể nối hai hệ thống nối đất làm việc và nối đất an toàn với nhau, miễn là điện trở nhỏ hơn cho phép là được. Còn nối đất chống sét thì tách riêng.
    Còn chôn sợi đồng hay lưới đồng để nối đất cũng có nhiều diểm khác nữa. Làm lưới đồng để tạo đẳng thế (món này gọi là an toàn điện), ngoài ra nếu điện trở nối đất ko đủ thì còn phải đóng cọc, không đủ nữa thì phải đổ thêm muối. Tôi có lần phải dẫn dây nối đất đi 200m đến gần 1 hồ nước để đạt được điện trở cho phép đấy.
    Ôi trời! đó là một ngành mà có nhiều thứ linh tinh khác nữa, kiếm tiền với nó là dẽ nhất. Nhiều thứ lắm, nói ở trên này e phiến diện.
    Thanks.
  7. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Thực ra dưới 35KV tôi nghĩ người ta chống sét theo cách thông thường, sử dụng cầu chì tự rơi, hoặc các phương pháp phổ biến khác.
    Về nguyên tắc đất an toàn và đất công tác, tuy riêng biệt nhưng phải nối chung về một điểm, điểm chung cho toàn bộ hệ thống. Dòng tạo ra do sét lan truyền phải được giải toả một cách nhanh nhất, cách ly với hệ thống điện bên trong nhà máy.
    Đây là kinh nghiệm của tôi.
    Bạn dẫn dây đi 200m xa quá, sao bạn không chôn sâu dưới 2m, đổ thêm than vào. Chỉ có làm đất cho trạm viễn thông mới yêu cầu điện trở đất nhỏ hơn 1 Ohm thôi.
  8. nguyebt

    nguyebt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Thôi bạn nhé!
  9. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng muốn thôi.
    Chỉ có điều, ngoài cuốn sách của Nguyễn Sum ra, kinh nghiệm và kiến thức làm việc về chuyên môn điện của bạn như thế nào ?
    Không rõ bạn học ở đâu, trường nào, ở quốc gia nào nhưng tôi nghĩ sếp của bạn hoặc thầy của bạn sẽ không vui vẻ lắm khi bạn trả lời " có thể" hoặc " không rõ" .
    Muốn phản biện hay bác bỏ thì phải có dẫn chứng.
  10. thienthan20

    thienthan20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Thanks các bác nhưng bác "mở cửa" nói ko chính xác lắm. Em là tác giả câu hỏi.
    1. Phương pháp này chỉ là để tính phạm vi bảo vệ khi lắp đặt bảo vệ chống sét. Ngày trước nếu ai học hệ thống điện ở BK có cô Chước, thầy Thắng, thầy Tớp dạy cao áp sẽ dùng phương pháp nón gãy để tính. Tuy nhiên phương pháp quả cầu lăn tính nhanh và THỰC DỤNG hơn, giảm khối lượng tính toán.
    2. Phương pháp này áp dụng lâu lắm rồi nhưng khi đi học chỉ học cái hàn lâm nên ko biết.
    3. Cảm ơn bác nguyebt. Em sẽ thử ngâm cứu thêm xem sao. Thấy cái này rất thú vị.

Chia sẻ trang này