1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình báo Việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi M-bachduong, 12/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. misterquy

    misterquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chủ để topic hơi bị nhạy cảm mà thật sự thì anh em mình không thể biết được thông tin gì nhiều ngoài những việc ... rõ như ban ngày rồi. Bí mật mà.
    Tình báo là một từ dùng chung cho nhiều ngành nghề khác nhau chỉ người làm nội gián ấy mà, còn quân báo là bộ phận tình báo riêng của quân đội.
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. anmanhngusi

    anmanhngusi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    theo em nên đổi tên topic thành Hình ảnh chiến sĩ tình báo Việt Nam trong kháng chiến,chứ để tên thế này thì rông quá mà cũng chả biết post gì?????????/
    Không cẩn thận lại được cục 2 mời đi uống nước thì sướng
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
              Gặp lại người đoàn viên ám sát Phạm Ngọc Thảo
    Lao Động số 66 Ngày 26/03/2009 Cập nhật: 9:42 PM, 25/03/2009    (LĐ) - Trong bộ phim nhiều tập "Ván bài lật ngửa" (tác giả kịch bản Nguyễn Trương Thiên Lý), có sự kiện trung tá, Tỉnh trưởng Kiến Hoà (Bến Tre ngày nay) Nguyễn Thành Luân bị một học sinh (HS) ném lựu đạn ám sát.Lựu đạn không nổ, em HS bị bắt. Ngay sau đó, HS này được Tỉnh trưởng Nguyễn Thành Luân gặp.[​IMG]Anh Sáu Tuấn trước lúc bị đày đi Côn Đảo. Ảnh: NĐP.Đây là sự kiện có thật trong lịch sử, nhưng trên thực tế nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo (nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Thành Luân) không thể làm cái việc "hở lưng" là tha bổng em HS. Người HS đoàn viên trong Đội biệt động của thị xã Bến Tre đã bị kết án 20 năm khổ sai, lưu đày Côn Đảo. [​IMG]Anh Sáu Tuấn bây giờ.
    [​IMG]Áp phích phim "Ván bài lật ngửa".
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Trong bộ phim nhiều tập "Ván bài lật ngửa" (tác giả kịch bản Nguyễn Trương Thiên Lý), có sự kiện trung tá, Tỉnh trưởng Kiến Hoà (Bến Tre ngày nay) Nguyễn Thành Luân bị một học sinh (HS) ném lựu đạn ám sát.Lựu đạn không nổ, em HS bị bắt. Ngay sau đó, HS này được Tỉnh trưởng Nguyễn Thành Luân gặp.
    Đây là sự kiện có thật trong lịch sử, nhưng trên thực tế nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo (nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Thành Luân) không thể làm cái việc "hở lưng" là tha bổng em HS. Người HS đoàn viên trong Đội biệt động của thị xã Bến Tre đã bị kết án 20 năm khổ sai, lưu đày Côn Đảo.
    Sáng ngày 24.3.2009, Thị đoàn Bến Tre tổ chức cuộc họp mặt dành cho cựu cán bộ đoàn qua các thời kỳ. Trong số những đại biểu được mời dự có ông Đặng Quốc Tuấn. Người cán bộ đoàn này được đứng vào hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào dịp 26.3.1961.
    Sau đó ít lâu, ông và một đồng đội trong Đội biệt động thị xã đã làm rúng động tỉnh Kiến Hoà và cả chế độ Diệm khi ngay trong ngày quốc khánh 26.10.1961 đã ném 2 trái lựu đạn ám sát vợ chồng Tỉnh trưởng Kiến Hoà và cả ban tham mưu của ông ta.
    Náo động ngày quốc khánh...
    Sáng sớm ngày 26.10.1961, trên quảng trường An Hội, thị xã Bến Tre (khu vực tượng Chim hoà bình trước Bưu điện Bến Tre ngày nay), chính quyền tỉnh Kiến Hoà tập trung hàng ngàn người, trong đó có nhiều HS, tổ chức mittinh nhân ngày quốc khánh chế độ Ngô Đình Diệm. Trong đoàn HS của Trường Công lập Kiến Hoà (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ngày nay) có 2 HS (Đặng Quốc Tuấn và Ngô Văn Thiều, cùng học lớp 10A2) có hành vi khác lạ.
    Khi đến quảng trường, hai em tách khỏi đoàn HS để trà trộn vào đoàn "lao động cần lao" đứng gần lễ đài. Phần lễ kết thúc, đến phần diễu hành, toàn bộ quan chức trên khán đài tiến về phía trước, đứng gom lại, vẫy chào các đoàn diễu hành. Tỉnh trưởng Kiến Hoà (Phạm Ngọc Thảo) tươi cười, vẫy tay chào. Bất ngờ, hai vệt khói trắng từ phía dưới bay về khán đài, rồi nhiều tiếng hô to "lựu đạn"...
    Theo lời kể của bà Phạm Thị Nhiệm - vợ của nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo - từ nước ngoài về thăm Bến Tre năm 2001, thì bà đã có mặt bên chồng trên lễ đài trong ngày quốc khánh năm 1961 và quả lựu đạn rơi cách ông chỉ hơn 1 mét. Vị tỉnh trưởng đã phản ứng bất ngờ bằng cách nhoài người tóm quả lựu đạn (có lẽ định quăng đi, nhưng cả 4 phía đều đông người).
    Một thoáng chần chừ, vị trung tá tỉnh trưởng như nhận ra quả lựu đạn lép, nên giữ chặt trong tay. Rồi cả quả lựu đạn thứ hai, rơi cách ông gần 10 mét, cũng không nổ. HS Ngô Văn Thiều bị bắt tại chỗ, còn HS Đặng Quốc Tuấn lợi dụng cảnh hỗn loạn đã chạy thoát về vị trí tập trung - nhà của Thiều. Có một cảnh sát sống gần nhà Thiều đã nhận ra "thằng nhỏ", họ liền tung lực lượng bao vây và bắt được Tuấn cùng với 3 quả lựu đạn chưa sử dụng.
    Xử theo Luật 10/59
    Báo chí Sài Gòn khi ấy đã đưa tin khá đậm về vụ ném lựu đạn ở Kiến Hoà cũng như phiên toà xét xử 2 HS ném lựu đạn. Sau ngày 30.4.1975 ra tù trở về Bến Tre, Đặng Quốc Tuấn được đọc một số tờ báo cũ (do người thân lưu giữ) viết về vụ ném lựu đạn, trên đó có đăng hình 2 HS Tuấn và Thiều tại phiên toà. Theo báo chí thời ấy, sau khi bị bắt và bị tra tấn dã man, 2 HS lớp 10A2 Trường Công lập Kiến Hoà đã bị đưa ra "đấu tố" theo Luật 10/59 với nhiều "bản kiến nghị" của các "tổ chức quần chúng" đòi "xử tử".
    Cũng theo báo chí thời ấy, phiên toà xét xử "2 HS *********" diễn ra ở thị xã Bến Tre vào đầu năm 1962 kéo dài suốt 1 ngày với sự bào chữa của "luật sư thân cộng" Trịnh Đình Thảo. Trước đó, cảnh sát Kiến Hoà đã "phát hiện và ngăn chặn" một kế hoạch của "biệt động Bến Tre" tổ chức đánh úp phiên toà để giải cứu 2 HS.
    Ông Tuấn kể lại, tại phiên toà, luật sư Trịnh Đình Thảo đã rất khéo léo viện dẫn lý lẽ "tuổi vị thành niên" (2 HS mới 17 tuổi) để cứu các anh thoát khỏi án tử. Hôm ấy, hầu như toàn bộ HS lớp 10A2 và cả Trường Công lập Kiến Hoà đã có mặt theo dõi phiên toà. Ngày ấy có rất nhiều HS Trường Công lập Kiến Hoà tham gia Đội biệt động thị xã Bến Tre.
    Trong suốt vụ án, dù bị tra tấn tàn nhẫn, trước sau Tuấn và Thiều đều khai "hoạt động đơn tuyến", không khai bất cứ điều gì có hại cho đồng đội. Bản án "20 năm khổ sai" đã được tuyên vào khoảng 5 giờ chiều. Kết thúc phiên toà, trong lúc bị đẩy ra xe, Tuấn đã kịp nhận ra 2 người thân quen có mặt ở phiên toà - mẹ anh và cô bạn học Nguyễn Thị Nhi (học sau anh 1 lớp, hoạt động chung trong đội biệt động).
    Trở về trên xe lăn
    Thật kỳ lạ, hai người thân mà Tuấn nhìn thấy cuối cùng trước khi "đi đày Côn Đảo" cũng là 2 người thân đầu tiên anh gặp mặt sau 13 năm 2 tháng bị đày đoạ ở "địa ngục trần gian" ngày trở về. Chế độ nhà tù khắc nghiệt ở "chuồng cọp số 7" làm cho đôi chân của anh Tuấn bị tê liệt, không đi đứng được, phải ngồi xe lăn trở về quê nhà trong ngày vui đại thắng. Em HS trẻ trung ngày nào, sau mười mấy năm lao tù, đã trở thành "ông lão" râu ria, tóc bạc, ốm đói...
    Lúc đoàn tù Côn Đảo được rước từ Vũng Tàu về an dưỡng ở Bệnh viện Bến Tre, có 1 người phụ nữ kính cẩn đến hỏi anh Tuấn: "Thưa bác, bác ở Côn Đảo về, bác có biết anh Sáu Tuấn?". Người hỏi là chị Nguyễn Thị Nhi, cô bạn học và là đồng đội của Tuấn, nhưng chị không thể nhận ra anh. Mừng vui, xúc động không nói nên lời...
    Sau nhiều tháng điều trị với sự chăm sóc của mẹ và sự dìu dắt từng bước đi của chị Nhi, anh Tuấn lại chập chững bước những bước đi đầu tiên. Một đám cưới đơn giản mà ấm cúng giữa "tử tù" Đặng Quốc Tuấn và cô cán bộ bám trụ Nguyễn Thị Nhi đã diễn ra sau đó ít lâu khi Tuấn đi lại được bình thường.
    Bí ẩn về 2 quả lựu đạn lép
    Ông Tuấn cho biết, ông chỉ nghe kể chứ chưa bao giờ xem bộ phim Ván bài lật ngửa để chứng kiến cảnh HS ném lựu đạn tỉnh trưởng Kiến Hoà. Đơn giản là vì ông không bao giờ xem phim nhiều tập, dù có thời gian ông làm Giám đốc Đài PTTH tỉnh Bến Tre. Có một lần ông gặp diễn viên Nguyễn Chánh Tín và được bạn bè giới thiệu ông là người "quăng lựu đạn ám sát Nguyễn Thành Luân".
    Về chuyện 2 quả lựu đạn đều lép, ông Tuấn cho rằng do ngẫu nhiên, chứ không như đồn đại là "lép chủ ý", hoặc do các ông không biết cách sử dụng lựu đạn. Trước ngày thực hiện vụ ám sát, Tuấn và Thiều được huấn luyện rất kỹ, từ thao tác ném lựu đạn cho tới cách tiếp cận mục tiêu, rồi phương án rút lui, tránh không để sát thương dân thường...
    Hai anh được giao 5 quả lựu đạn, trong đó có 2 quả do Mỹ sản xuất, còn lại 3 quả tự chế. Lựu đạn tự chế độ sát thương không cao, lại nguy hiểm cho người sử dụng, nên các anh chọn 2 quả "xịn" của Mỹ (mỗi người 1 quả, không thể mang nhiều hơn vì cảnh sát kiểm tra rất kỹ những người đến dự lễ). Ném từ khoảng cách độ 15 mét, quả lựu đạn của Tuấn đi trúng đích, rơi ngay chỗ Phạm Ngọc Thảo đứng. Tuấn còn bình tĩnh quan sát trái lựu đạn bay đi, thấy xì khói, nhưng đợi hoài không nổ...
    Nhiều ý kiến cho rằng những nhà lãnh đạo cách mạng miền Nam lúc đó cố tình tạo ra vụ ném lựu đạn giả để xua tan mối nghi ngờ "người của cộng sản" của gia đình họ Ngô đối với Phạm Ngọc Thảo. Thế nhưng, ý kiến phản bác lại lập luận trên cho rằng, phía cách mạng thừa hiểu rằng việc ném 2 trái lựu đạn lép càng làm tăng mối nghi ngờ.
    Ông Trần Đông Phong - nguyên Phó ban Dân vận Trung ương, tham gia Thị uỷ Bến Tre giai đoạn 1961 - cho biết, lãnh đạo thị uỷ lúc đó hoàn toàn không nghe nói chuyện "lựu đạn giả" như tin đồn. Theo ông, lựu đạn lép chỉ là chuyện ngẫu nhiên. Còn việc tại sao lại ám sát Phạm Ngọc Thảo - một nhà tình báo chiến lược của cách mạng?

    Đa số ý kiến đều cho rằng, chỉ những người lãnh đạo cấp cao của cách mạng miền Nam mới biết vai trò của Phạm Ngọc Thảo, vì vậy mà biệt động Bến Tre đã "xử nhầm" ông. Không biết vụ "2 trái lựu đạn lép" có tác động gì, mà sau đó Ngô Đình Nhu rút Phạm Ngọc Thảo khỏi Bến Tre, cho đi học ở Mỹ. Trở về nước, Phạm Ngọc Thảo tham gia lật đổ Nguyễn Khánh, bị lộ và bị đối phương bắt thủ tiêu vào năm 1965.
    Đã có lần Sáu Tuấn đến Nghĩa trang liệt sĩ TPHCM viếng mộ nhà tình báo - liệt sĩ - đại tá Anh hùng LLVT Phạm Ngọc Thảo. Ông nằm bên cạnh những tên tuổi lớn như Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước... Tất cả họ đều có quãng đời thanh niên dữ dội. Và cả anh nữa, người ám sát hụt Phạm Ngọc Thảo, cũng đã có một thời trai trẻ là một tấm gương sáng của thanh niên một thời!
  6. gmount

    gmount Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho em thông tin về nhà tình báo X30 được không ạh. Em rất hâm mộ hình ảnh PHAN THÚC ĐỊNH ( Nguyễn Thành Nhơn). Đọc quyển X-30 phá lưới xong rất muốn tìm thông tin về nhân vật này . Mong các bác chỉ giáo them
  7. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Cửa sổ cái nhà nó bị gì ấy nhỉ.
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Em có 01 thằng bạn thân là cựu thượng uý ANQD ( bị cho ra khỏi ngành vì đi làm kinh tế tiểu ngạch, may nhờ có bụt hiện nên mới không phải bóc lịch nhưng trắng tay) sau vài năm phấn đấu buôn BĐS hắn lại khá lên tí tí, năm ngoái em cùng hắn chơi CK lại mất sạch
  9. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    bác nào post giúp em một số chiến công của Tổng cục V Bộ Công an được không ạ.
  10. CanBoVanHoa

    CanBoVanHoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này