1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh cach nao phu hop cho nhung nguoi hoc Kte ??

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi YUPYUPYUP, 05/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. X_ray

    X_ray Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Học và làm Kinh tế à? Vấn đề này có vẻ bức xúc dấy nhỉ. Theo em điều kiện để làm kinh tế thành công là : phải có khát vọng làm giàu , đầu óc nhạy bén , năng động , tận dụng đuợc cơ hội ,và biết tính toán.
    Khát vọng làm giàu nó rất quan trọng. Nếu các bác vào trường kinh tế với hi vọng rằng : Sau này ra trường , với một mớ kiến thức mà nhà trường đem lại , các bác có thể làm giàu đuợc nếu áp dụng đúng như sách đã bày thì...quả là sai lầm . Ai bảo rằng học quản trị Kinh Doanh thì sau này sẽ ra làm ông chủ nào? Sẽ chẳng có trường nào đào tạo ra ông chủ hết , phải không các bác ? . Nếu bạn thực sự muốn làm ông chủ , thì bạn sẽ tìm mọi cách , mọi con đường đẻ có thể đi đến mục tiêu. Cộng thêm bạn nhạy bén và nắm bắt được cơ hội và sự may mắn bạn sẽ có giải pháp làm giàu cho mình. Nếu bạn giỏi hơn , bạn có thể tự tạo ra cho mình cơ hội và với sự năng động sáng tạo của mình tôi nghĩ ràng , thành công của bạn sẽ là không nhỏ.
    Có người làm kinh tế cho rằng, để làm ra nhiều tiền hơn thì hãy cố gắng làm trái pháp luật. Tôi cho rằng quan điểm làm kinh tế kiểu này là thấp kém, Với nền kinh tế hiện đại , ai nắm rõ luật kinh pháp, đi đúng hướng của luật pháp,biết khai thác những ưu điểm của luật...thì người đó sẽ thắng trong làm ăn,và kinh tế của họ sẽ bền vững.
    Tôi cung nghe ai đó nói rằng: Học kinh tế chi mong "mua rẻ bán đắt " . Cái này theo tôi thì cũng....ổn thôi . Nhưng tôi cũng có thêm ý kiến thế này.: Nhiều khi mình nên chấp nhận mua đắt , miễn sao cái số tiền dôi ra là nhiều là được . Đừng chỉ vì "hàng" đắt mà bỏ qua cơ hội . ( Và tất nhiên cái này thì phải tính toán rồi ) . Hãy tham gia " trò chơi" nếu nó có lợi , hãy biết chấp nhận " luật chơi" Nhưng bạn phải nắm rõ luật chơi đó và phải chắc rằng , bạn có thể không chế được nó.
    =========
    Vậy bạn học Kinh Tế để làm gì? Để bạn nuôi khát vọng làm giàu, để bạn nhìn được phương hướng làm giàu , để bạn biết tính toán, để bạn nhạy bén và năng động hơn , và cuối cùng là : để bạn biết bạn phải làm gì ,và bạn đang làm cái gì.
    Đấy là ý kiến chủ quan về phía em. Còn ai có ý kiến gì xin hãy cùng trao đổi và học hỏi.
    ===============
    Kinh tế và tình yêu ư. Tiền có thể không mua được tình yêu nhưng cái mà tiền không mua được đó sẽ bị chết vì thiếu tiền ! Có hai câu nói nổi tiếng mà ai cũng biết , đó là: " Có thực mới vực được đạo " và " đường vào con tim phải đi qua cái dạ dày " !
    Nói như vậy thì có vẻ tiêu cực quá. Tình yêu đích thực phát sinh không phải từ đồng tiền . Nó có sức mạnh "không gì đich nổi" Nhưng nó lại sống vì tiền hoặc nhũng gì liên quan đến tiền.
    ........................................
    [
    Được X_ray sửa chữa / chuyển vào 20:24 ngày 12/03/2004
  2. anhchuotbeo

    anhchuotbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    0
    Đọc trên bài giới thiệu của box thấy có chủ đề này hấp dẫn wá, CB@ cũng xin thêm mí lời
    Người làm kinh tế cần có đức tính của một nhà chính trị, một nhà chiến lược gia. Vì làm kinh tế cũng như làm chính trị vậy. Phải loại bỏ đối thủ của mình bằng mọi cách, nếu có dùng thủ đoạn thì cũng biết cách che dấu thủ đoạn, phải biết cách phủ lên cái thủ đoạn một cái áo hợp pháp.
    Một nhà kinh tế, khi ngồi trên bàn đàm phán, nên có đức tính điềm tĩnh, nhẫn nhục và phải biết đóng kịch tốt. Cho dù không đồng ý, không hài lòng với đề nghị của đối tác và cảm thấy vô cùng bực bội nhưng ngoài mặt vẫn phải căng mồm ra mà cười một cách chân thực, mắt vẫn phải sáng ngời chứ không được đỏ lên vì giận.
    Nhà kinh tế cũng phải biết mềm dẻo, luồn lắt như rắn vậy, phải mồm mép, tiếu lâm làm người khác cười. Thía mới thuyết phục được khách hàng hay đối tác. Quan trọng nhất là sự chung thuỷ. Phải chung thủy với khách hàng, đối tác thì sự nghiệp mới bền vững.
    Mờ theo như kinh nghiệm của những người đi trước, thì những thỏa thuận kinh tế ít khi đạt được trên bàn đàm phán, mà nó lại đạt được từ bàn tiệc, bàn nhậu, ké ké!!!
    Kinh tế chắc chắn không dành cho người đa cảm,nhiều xúc cảm, vì không thể giấu được cảm xúc của mình, và người đa cảm hay làm theo tình cảm chứ không phải theo logic, lý trí!
    Con tim bình yên ... một giây phút chợt say đắm giữa đôi làn môi ấm
     
  3. lgnat

    lgnat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Túm lại có tầm nhìn cao 1 chút k thì ra nhìn mọi người xung quanh rồi phán...^ ^
    Tôi có người wen sau khi học KT Học bên KT rồi tu luyên bên fulbright k biết trường này ra sao? Mọi người biết k? Sao vào dc nó.

Chia sẻ trang này