1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính cách người Hà Nội

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi arien, 12/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Tính cách người Hà Nội

    Chẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà HN mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy đã xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa.
    Anh (chị) có yêu HN không? Anh chị quê không phải là HN? Anh chị có muốn làm người thành phố, hộ khẩu chính thức Thủ đô? Bấy nhiêu câu hỏi đó dễ có câu trả lời đồng ý nhất. Còn gì hay bằng một "chiều thu Hồ Tây, mặt nước vàng lay", tự hào là dân HN chính cống, hộ khẩu thường trú tại phường X, quận Hoàn Kiếm hay Ba Đình (tức là những quận nội thành có những khu dân cư chính cống từ thời Pháp), dạo bước thong dong và lơ đãng nhìn đám người còn lại chắc chắn sẽ có kẻ "nhà quê" hơn mình.

    Nhưng hỏi tiếp: Anh chị "HN cỡ nào"? Nhưng HN nghĩa là sao, là "thanh lịch". Cắt nghĩa đi. Bây giờ ngồi nói chuyện "thanh lịch", người già lại chép miệng "Ở HN ngày xưa, người ta đàn bà ra đường bao giờ cũng mặc áo dài hoặc áo cánh nghiêm chỉnh, các ông toàn đóng bộ hoặc sơ-vin?". Các cụ nói cứ như chuyện trên Sao Hoả. HN là đây chứ đâu, mà đã hoá ra một thế giới khác, đầy ô trọc và phản phúc! Với tất cả, HN nghĩa là đối lập với nhà quê, là trật tự, là ngăn nắp, là tinh tế, là lịch sự, là những gì tốt đẹp.

    Người HN đi đến đâu cũng thành ra "đại sứ văn hoá" và những bà con ngoại tỉnh chân đất mắt toét trông vào đó mà bảo "HN là thế đấy". Nhưng cũng như hoa hậu có lúc bị "thủng phông văn hoá" hay "ứng xử hụt hơi", thì trước trường hợp kết quả xấu, người ta phản ứng theo các cách:
    - Người HN họ sống khó khăn lắm (nghĩa là không phải sống khổ sở mà kiểu khó chơi), mình "kính nhi viễn chi" thôi.
    - Người HN bây giờ cư xử chả ra sao, không như ngày xưa. (Nhưng "ngày xưa" nào: thời bao cấp tem phiếu đi vắng nhờ hàng xóm giữ chìa khoá nhà hộ? Thời "tiền chiến" lãng mạn tóc thề thả gió lê thê? Hay thời toàn quốc kháng chiến "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"?)
    - Lãng mạn vẫn còn thì tự nhủ: "Chắc họ không phải người HN gốc, người HN thì khác?".

    Được đề cao như thế, thu hút tinh hoa bốn phương về, nết ăn nết ở hun đúc và qua cọ xát hình thành nên tâm tính lối sống của riêng đất này; người ta sẽ hỏi: Người HN có những "đức tính" gì và đức tính nào là nổi trội nhất, là tiêu biểu cho một giá trị đạo đức tinh thần bất biến qua suốt chiều dài lịch sử cho dù tang thương dâu bể?

    Địa chí xưa của các cụ nói về các vùng đất khá nhiều, có cả những lời bình luận về con người địa phương ấy, nhưng trong thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt, phong cách sống của kinh kỳ hình như mờ nhạt so với các vùng Kinh Bắc hay châu Hoan, châu Ái chẳng hạn. Nhưng khi nền kinh tế công thương nghiệp tự do manh nha cùng những biến động của các triều đại sau khi triều Lê sơ suy thoái, Thăng Long được mô tả như là một mảnh đất lắm dị nhân, hào kiệt đổ về. Hôm nay ông võ sĩ Mạc Đăng Dung đã trở thành vua [1] , một ông chúa Chổm quỵt tiền hàng phố thoắt thành vua Lê [2] , ngày mai lại có bà chúa Chè [3] khuynh đảo cả đời sống kinh kỳ dù chỉ ở quanh quẩn trong phủ Chúa. Hay những mưu chước lường gạt thị thành kiểu mua voi giấy của Trạng Quỳnh (chuyện cười dân gian: Trạng Quỳnh chọc phá dân hàng Mã, đặt làm đàn voi giấy to bằng voi thật, gặp phải ngày mưa đi tong cả chì lẫn chài). Bà "quận chúa" dởm cho người hầu mua vàng phố hàng Bạc qua tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (một đám người hầu khiêng cái kiệu che kín rất đẹp, vào hàng hỏi mua vàng bạc, bảo bà quận sẽ ngồi trong kiệu chờ để hầu mang đồ về hỏi nhà có ưng sẽ quay lại trả tiền, một lúc lâu thì tất cả đám hầu khiêng kiệu biến mất, nhà hàng ra lật rèm kiệu thì chỉ thấy một bà lão ăn mày mù) [4] . Hải Thượng Lãn Ông ra kinh đô chữa bệnh cho ấu chúa hôm trước hôm sau đã có ùn ùn tao nhân mặc khách đến xin hoạ thơ và nhờ xem thơ kết hợp khám bệnh [5] .

    Dễ thấy là khi lấy Thăng Long làm trung tâm chính trị để thiết triều định đô, các triều đại luôn làm đúng bài bản để thu phục nhân tâm, nhưng vẫn thiết lập hành cung hay phiên bản kinh đô tại quê quán để làm "đất căn bản" và lỡ có biến thì "tính kế lâu dài" cho con cháu: hương Cổ Pháp, phủ Trường Yên, Lam Kinh [6] ? Thậm chí có lúc kinh đô không còn là duy nhất Thăng Long nữa. Hồ Quý Ly bỏ Đông Đô về An Tôn (Thanh Hoá) quê hương để có thành Tây Đô. Khi bị Mạc đuổi khỏi Thăng Long, nhà Lê chấp nhận thiết triều quanh quẩn đất Thanh Hoá "quê choa": Vạn Lại, Yên Trường, Biện Thượng. Nhà Mạc có lúc đã định lập Dương Kinh ở đất Hải Dương cũng là xuất xứ của mình. Khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, triều Tây Sơn đóng đô ở Phú Xuân, khi ông mất vẫn dặn tướng tâm phúc Trần Quang Diệu phò ấu vương Quang Toản dời đô về Phượng Hoàng Trung Đô, tức thành Vinh, Nghệ An chứ không chọn Thăng Long. Sau đó triều Nguyễn chọn Huế làm kinh đô như ta đã biết. Thăng Long rồng bay thành Thăng Long thịnh vượng (theo giải thích của sách vở thì "Long" khi này chỉ còn là "thịnh" chứ không còn là "rồng" để chỉ đế vương) rồi chỉ còn là Bắc Thành Hà Nội. Thăng Long không phải là "phi chiến địa" và cũng không bền vững cho mọi triều đại phong kiến.

    Có vẻ như hun đúc nên đặc trưng tinh thần của Thăng Long không phải và cũng không thể là công lao của riêng một triều đại nào, họ tranh hùng xưng bá và để lại rất nhiều dang dở: vua sau hạ vua trước phá sạch những Cửu Trùng Đài, vua trả thù chúa đốt trụi phủ đệ, "chính thống" đập bỏ những gì của "nguỵ triều" để lại. Nhưng những ngóc ngách tâm tưởng đời sống đô thị âm ỉ trong những hội văn thân, những hội nghĩa thục, mà ta gọi là học phong sĩ khí, có một ảnh hưởng đến lối sống người HN. Có thể cái tâm thế "sĩ phu Bắc Hà" sinh ra từ bất mãn hay "nỗi niềm kim cổ nghĩ mà đau" [7] khi mất đi vai trò quyền lực, vai trò ảnh hưởng như trước khi được "gần trung ương", nay chỉ còn là đô thị cấp tỉnh thành, tiếng nói thì xa, lại bị triều vua mới giữ thái độ dè chừng. Một ông Phạm Đình Hổ dù ăn lộc nhà Nguyễn nhưng vẫn cứ mỗi chốc viết lách lại nhắc chuyện ngày xưa "trước khi vạc đổi". Một ông Nguyễn Du cảm thương cho một thân phận kỹ nữ già đàn hát thời vang bóng Trung hưng. Một bà huyện Thanh Quan hễ có thơ là có hoài cổ "tạo hoá gây chi cuộc hí trường". Một ông Cao Bá Quát còn tham gia khởi nghĩa chống lại cả triều đình để rồi rơi đầu. Một không khí bất hợp tác cũng như tư tưởng phép vua thua lệ làng, truyền từ các ông nghè, cụ cử đến đám dân chúng bình dân. Liên hệ thì có vẻ khập khiễng, nhưng khi trước thì có những phản ứng được ghi chép lại sau những "tháng tám có chiếu vua ra" thì ta thấy nay cũng có phần lời ong tiếng ve mỗi khi rậm rịch có một nghị quyết được "đưa vào cuộc sống".

    Có thể không ngã ngũ, nhưng có lẽ phần nào một vài nét đặc trưng tính cách HN sinh ra từ những biến động thời cuộc. Những nhân vật từ các nơi về đây và cách họ ứng xử với những dâu bể đã tạo nên đặc trưng lâu dài cho người HN. Có điều, khi HN trở thành một ao làng, khép kín và quẩn quanh thì những tinh hoa hồi nào, những cá tính lề thói lại có vẻ như trì hãm và lạc hậu. Quán nước vỉa hè không còn nhiều nhưng mỗi người lại tiếp tục cầm trong tay ấm trà bước vào hành lang "lốp-bi". Chủ trương được nghiên cứu và đưa xuống "cơ sở", người thừa hành có lẽ cũng phải lo đối phó cho triển khai thuận lợi, qua được báo chí và các cơ quan ngôn luận lắm điều, lại phải chiều được cả nam phụ lão ấu, dân chủ tuyệt vời.

    HN đồng thời có 2 khuôn mặt: văn phòng máy lạnh vi tính và mặt phố vỉa hè. Ở bầu thì tròn, sống 40 giờ một tuần máy lạnh thì rất lịch sự như Tây, nhưng 128 giờ ở nhà, ngoài đường và đi chơi thì "chan hoà" với cộng đồng. Không ít người coi tiện nghi phòng ốc là boong-ke để bỏ lại sau lưng những ồn ã bụi bặm, họ xả rác tự nhiên và đi lại loạn xạ ở ngoài đường nhưng họ nhất tề khép nép vệ sinh trong những block công nghiệp. HN tiên tiến văn minh hay HN "nông dân" và thô lậu? Và cũng không hiểu sao người ta, vốn 10 người thì 9 xuẩt thân từ cây lúa đi lên, lại quay ra khinh bỏ gốc gác, những gì chậm tiến và kém cỏi đều đổ lỗi cho chuyện "nước ta là một nước nông nghiệp và có 85% dân số ở nông thôn", đem cái từ chỉ thành phần nghề nghiệp ra để định nghĩa cho cái hạn chế: "sao mày nông dân quá". Nông dân ta chẳng lẽ lại tệ hại đến thế khi đóng góp cho quỹ dự trữ quốc gia đều đều và xuất khẩu gạo "ngang tầm nhất nhì thế giới", ông nông dân VN không lẽ lại không ra gì so với tay chăn bò miền Tây Hoa Kỳ?

    Gần chùa gọi bụt bằng anh, bây giờ nếu bảo phải thanh lịch văn minh được "phổ cập" thì chắc mọi người sẽ sợ là mình sống quen với cái quá độ, cái lâm thời lâu quá, lúc nào cũng để dành đến ngày mai sẽ "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", bây giờ ra cái điều "thanh lịch" có giống như một thứ trưởng giả rởm đời, gảy gót và "cắn cái giá đỗ làm đôi"? Làm sao như bà Vân Đài những năm 50-60 còn viết được sách dạy thế nào là thanh lịch? Với người già, họ quan tâm đến phép tắc kỷ cương và cũng cho là thanh lịch cũng nằm trong đó. Với cánh trẻ, tiêu chuẩn "sành điệu" nghe có lý và hợp thời hơn cái thanh lịch không đo đếm được. Tuân thủ kỷ cương, hiếu học, tôn sư trọng đạo? đâu phải là ở HN mới có, dân Nghệ Tĩnh hay các tỉnh có "nòi thư hương" khác còn ghê răng hơn nhiều. Sành điệu, biết ăn chơi cho ra dáng, Sài Gòn bằng mấy HN, gần đây, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng khét lẹt. Trong cơ quan, có một người HN chẳng hạn, nói năng lễ phép, thưa gửi chào hỏi đầy đủ, đi lại đúng quy định, sống nhẹ nhàng, ăn mặc đâu ra đấy, tóm lại là hết chố phê bình, thì những người còn lại thấy sao mà mệt. Mình đang thoải mái quen, đang sống bỗ bã một chút, cho phép mình luộm thuộm tí ti, tự nhiên ở đâu ra cái người kia cứ làm ta phải động lòng và làm cái mầm xấu hổ trong bụng nảy lên nhoi nhói! Thì cái người "kiểu mẫu" kia không ai dám chơi thân, không có người hưởng ứng, sớm muộn cũng bị stress hay là thấy mình như đánh cối xay gió. Người HN trong môi trường của mình, phải thực tế và sòng phẳng, có khi đến riết róng nghiệt ngã, khinh người khác đến độ người ta phải sợ "người HN cứ ang ác thế nào".

    Ở đâu ra câu "Tự nhiên như người HN" vậy? Nghĩa A: về nhà quê ăn cỗ, các cụ cứ khách khí giữ kẽ, thì người nhà nhắc khéo "cháu mời các cụ xơi, ta cứ tự nhiên như người HN ấy ạ". Nghĩa B: Tự nhiên như ruồi.

    HN trong mắt ai, HN ngày xưa đẹp, HN có những cô gái áo tân thời xinh xinh, HN thành phố thuộc địa hợp gu hội hoạ ấn tượng Đông Dương và tân nhạc. HN thời đạn bom đầy hào hùng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mùa đông năm 1946, hay HN ngẩng cao đầu đòi "Nixon trả nợ máu" tháng chạp 1972. HN ngày nay có còn đẹp không, hình như ai có quan tâm đến cũng đặt một câu hỏi như thế. Nghĩa là chúng ta chưa bằng lòng với thực tế đang diễn ra. Níu kéo về một cảnh tượng tất cả phụ nữ ra đường mặc áo dài, đàn ông mặc âu phục cà vạt chỉnh tề như hình dung sót lại về thời trước là không tưởng, mà cũng không thể sống kiểu "ở Thủ đô mà dạ để mười phương", tình yêu của người đang sống với HN mai một, công thức và lơ lửng như vài câu hát trong đêm nhạc về HN. Có khách đến nhà, sung sướng nhất là đãi khách món ngon mình có và được nghe lời khen về căn nhà đẹp, chủ nhân lịch sự? thì cũng vậy, chúng ta cho khách phương xa thấy vẻ đẹp của thành phố và nhất là niềm tự hào của chính mình về nơi này, ở đây cụ thể là HN. Những cố gắng định lượng định tính vẻ đẹp lối sống cho quần chúng của các nhà chức trách càng có vẻ trở nên xa hơn khỏi tầm tay, khi môi trường sống không chứng minh được ưu thế của "thanh lịch" hay "văn minh". Tuy thế, chúng ta lại càng day dứt và hoài cổ về những đặc trưng đã trở nên quý hiếm và mơ hồ ấy. Dù sao đi nữa, đó dường như vẫn là cái neo để mỗi chúng ta bám lấy cũng như hi vọng khi nghĩ về HN.

    © 2003 talawas



    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Mạc Đăng Dung (1483-1541): cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, danh sĩ đời Trần, đỗ trạng nguyên và làm tới thượng thư, nhưng đến đời ông thì không ai hiển đạt. Từ một thanh niên nghèo làm nghề đánh cá, đi dự thi đấu vật, trúng đô lực sĩ và được tuyển vào làm chân túc vệ chuyên cầm dù theo xe vua, nhưng thăng tiến rất nhanh. Năm 29 tuổi đã được phong tước bá, sau đó lên phó tướng đô đốc, Quốc công rồi tước vương. Năm 1527, ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, khởi dựng triều Mạc. Chỉ hơn 10 năm, ông đã từ chỗ một võ tướng bình dân lên đến ngôi cai trị cao nhất.
    [2]Theo truyện dân gian thì Lê Trang Tông chính là chúa Chổm, vốn là con rơi của Chiêu Tông. Tuy nhiên theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì năm 11 tuổi đã phải chạy trốn nhà Mạc sang Ai Lao, cho đến lúc mất năm 34 tuổi vẫn phải sống ở Thanh Hoá. Không hiểu là vua nào, nhưng rõ ràng được truyền tụng trong dân gian với một tâm thế phóng túng và hóm hỉnh: "Cứ cho ta nợ, mai sau làm nên ta trả gấp mười". Khi triều có biến, được tôn lên làm vua do thân phận con ngoài giá thú được tìm ra, đi qua cửa Nam, gần các hàng ăn bị nhận ra và đòi tiền nợ (dân gian dám đòi tiền vua tận mặt!), Chổm vung tiền trả. Dân xô vào hỗn loạn, vua mới cho ngăn đường và sinh ra cái tên Cấm Chỉ cho đến ngày nay.
    [3]Tên dân gian của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, thứ phi của Trịnh Sâm (1739-1782).
    [4]Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ (1768-1839).
    [5]Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791). Thời điểm ông từ Hương Sơn (Hà Tĩnh ngày nay) ra kinh chữa bệnh cho Trịnh Sâm và Trịnh Cán là năm 1781-1782. Ông viết: "nực cười thay, lãn ông (tức ông lười) cũng phải cần lao" khi nói về chuyện khách khứa nhiều quá.
    [6]Hương Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), Lý Thái Tổ đặt làm phủ Thiên Đức là nơi phát tích của nhà Lý. Phủ Trường Yên (Mỹ Lộc, Nam Định), vốn là hương Tức Mặc đất cắm sào, nhà Trần đặt hành cung. Lam Kinh là nơi ông tổ của Lê Lợi dựng nhà lập ấp, cũng là địa bàn khởi nghĩa Lam Sơn, khi đổi Thăng Long thành Đông Kinh thì cũng là lúc ở đây lập nên một Lam Kinh chủ yếu là lăng mộ và đền miếu.
    [7]Chùa Trấn Bắc, thơ Bà huyện Thanh Quan. Trước chùa có tên là Trấn Quốc, nhưng vì giáng Thăng Long xuống Tổng trấn Bắc Thành, thì chùa cũng chỉ được gọi là Trấn Bắc (Thiệu Trị năm 1842 ra Bắc ngự giá đã cho đổi tên, sau này thế kỷ 20 gọi lại là Trấn Quốc). Chùa từng là nơi dựng hành cung của chúa Trịnh. Lời thơ có nhiều dị bản:
    Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
    Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau (bản khác: ai đi qua đó chạnh niềm đau)
    Mấy tòa sen rớt mùi hương ngự
    Năm thức mây phong nếp áo chầu
    Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
    Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
    Người xưa cảnh cũ nào đâu tá
    Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu (bản khác: ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu)
    Tính cách người Hà Nội

    Ở đảo xa xôi...tôi ước sao
    Có một ngày người....thương tôi....sẽ đến.
  2. LaHaye

    LaHaye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tiếc với chả nuối. Có gì đâu mà cứ ngồi tiếc nuối mấy cái chưa bao giờ mình có?
  3. IG_Shit

    IG_Shit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    2.201
    Đã được thích:
    1
    Một bài viết hay,rất công phu và sâu sắc nhưng Arien này có nhất thiết phải so sánh như vậy không.7x đâu có đề ra bất cứ tiêu chuẩn hay điều kiện nào cho các thành viên muốn gia nhập CLB đâu.Chỉ cần cậu sống chân thành,nhiệt tình,chơi hết mình và làm việc cũng hết mình thì chuyện là người Hà nội hay ko phải Hà nội đâu có thành vấn đề.
  4. 209

    209 Moderator 1981 Gà HN

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    2
    Một bài viết quá ...................dài ạ , Iem chịu không đọc hết nổi
    [/size=4] [/blue]Ai cho tui tinh ieu
    Thi tui xin nhan lieu hi hi hi [/blue][/size=4]
  5. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    To IG-**** : Trong bài này tôi không hề có ý định nói đến bất kỳ thành viên nào trong 7X nói riêng cũng như trong trang web này nói chung.Chỉ nói những gì mình thấy.
    Ở đảo xa xôi...tôi ước sao
    Có một ngày người....thương tôi....sẽ đến.
  6. dongsuoi

    dongsuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài viết lấy từ trang web talawas mà, chắc Arien không phải là tác giả bài này chứ ???
    Một bài viết hay nhưng chưa nói đủ về tính cách người Hà Nội.
    [blue]Bao giờ thong thả lên chơi Nguyệt - Nhớ hái cho xin nắm Lá Đa[/size=3][/blue]
  7. Miracle

    Miracle Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    4.292
    Đã được thích:
    0
    hê hê. Hà Nội hay Hà lội ????
    ==========================
    Thà hôn em một lần rồi ăn tát. Còn hơn cả đời nhìn thằng khác hôn em!!!
  8. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Vâng đây là một bài tôi pôt lại từ trang web talawas. Còn đây là một bài khác viết về Hà Nội : Người Hà Nội thanh lịch.
    Ngày còn bé tôi thường tự hào nghe câu ?oChẳng thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An??. Nghe đấy, tự hào đấy, nhưng tôi chưa bao giờ tự hỏi mình xem là cái thanh lịch đấy là gì? Đến bây giờ, lớn một chút, đi đường xa một chút, thấy người và thấy ta, đôi khi tôi tự hỏi liệu rằng cái thanh lịch ấy là cái gì. Tôi hỏi nhiều người, ai cũng biết câu đó, nhưng chẳng ai trả lời được cái thanh lịch đấy là gì. Người Hà nội ra đường ăn mặc đẹp hơn người Sài gòn, xe của người Hà nội cũng xịn hơn trong đó. Thế nhưng gần như chưa vào quán cà phê hay quán nước nào mà tôi không nghe thấy những lời khiếm nhã, mà tiếc thay lại từ những người mặc đẹp và đi xe đẹp đó.
    Người Sài gòn chưa bao giờ có được một câu ca dao về sự thanh lịch, thế nhưng lạ thay, tôi lại nghe được những từ ?ocảm ơn? và ?oxin lỗi? chân thành nhiều hơn rất nhiều so với người Hà nội. Đôi khi tôi tự hỏi là hai cái từ đơn giản đó hình như thuộc vào dạng sách đỏ, sống lay lắt chờ ngày tuyệt chủng trong ngôn ngữ người Hà nội.
    Một cô bạn Sài gòn của tôi hỏi tôi tại sao người Hà nội nói đệm và chửi thề nhiều thế. Công việc của cô đòi hỏi thường xuyên phải ra Bắc và cô nói là khi đi chợ chẳng bao giờ cô nghe được tiếng cảm ơn của người bán hàng và các đồng nghiệp Hà nội thì nói đệm đến mức quen mồm.
    Tôi cũng đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy một nếp sống thực sự của người Hà nội xưa giữa đất Sài gòn. Anh bạn Sài gòn của tôi dẫn tôi về nhà chơi khi vào chào bà ngoại khoanh tay lễ phép ?othưa ngoại, con đã dzề?. Thật lạ khi nghe một bà cụ nói giọng Bắc 54 nói chuyện với người cháu nói giọng Nam đặc sệt. Khi tôi hỏi thì anh ấy nói là khi nói chuyện với ngoại là phải khoanh tay, đấy là nếp nhà từ thời còn ở Hà nội đã thế. Tôi thấy hơi buồn khi mình mang tiếng là dân Hà nội nhưng lần đầu tiên lại nghe những điều như thế.
    Người Hà nội thanh lịch, nhiều người vẫn nói thế. Thế nhưng tôi đã cảm thấy buồn không thể nói nên lời khi chú chó của tôi bị bắt trộm. Tôi và anh bạn lùng sục cả ngày trời vào hết các điểm tiêu thụ chó trộm từ làng Hoàng Mai tới cầu Mới Ngã Tư Sở. Đi đến đâu tôi cũng nhấn mạnh rằng họ không cần phải nghĩ về chuyện tiền. Tôi cần chú chó của tôi an toàn, đó là điều quan trọng nhất. Tôi được họ dẫn vào những căn nhà chứa hàng trăm con chó bị trộm. Tội nghiệp cho tất cả bọn chúng, tất cả chúng nó đều có thể phân biệt được đâu là người yêu thương chó đâu là bọn trộm. Khi tôi bước vào và gọi tên chú chó của tôi. Hàng trăm con chó đứng dậy, bơ phờ, xơ xác. Có những con dù biết tôi không phải là chủ nó nhưng vẫn cố chen lại gần hàng song sắt, vẫy đuôi, khụt khịt mũi, hay rên rỉ cố làm cho tôi chú ý. Có những con đứng trên hai chân sau, hai chân trước cứ thế lạy tôi. Bạn nghĩ là chó không biết khóc? Bạn sẽ thấy mình nhầm khi vào nơi đó, chó cũng như người, chúng cũng biết khóc. Khi nghe tôi tả hình dáng, tay chủ lò xăng xái xông vào chuồng tìm chú chó của tôi. Thật là lạ, cả lũ chó dường như hiểu là tôi đến không phải để mua chúng đem thịt, như có một sự hiểu ngầm tất cả chúng nó đều vẫy đuôi hy vọng tay chủ lò sẽ chọn chúng. Cuối cùng tay chủ lò cũng đành chịu, không tìm ra. Hắn vỗ vai tôi giọng thông cảm: ?oông anh thông cảm cho, cuối tháng, chắc là mấy thằng trộm nó mang thẳng lên Nhật Tân rồi?. Tôi sững người ?oNhưng chó của tôi là berger nòi, lấy từ trường của công an mà, chẳng lẽ chúng nó cũng ăn??. Tay chủ lò cười buồn buồn ?oem làm nghề này nhưng không bao giờ ăn thịt chó, còn bọn nó ở trên đấy, đến cuối tháng chúng nó ăn như rồng cuốn ấy, nên bao nhiêu cũng hết?. Tôi lên Nhật Tân và thấy những người mà tay chủ lò nói là ?ochúng nó?. Toàn là xe máy và ô tô đẹp. Đâu phải đó là những dân bốc vác mình trần nhậu thịt chó với cút rượu. Đó toàn là nam thanh nữ tú, những ông bà trung niên ăn mặc cũng đâu kém phần sang trọng. Tôi vào dưới mỗi gầm nhà sàn để tìm chó của mình mà nghe tiếng họ ăn nói say sưa, đao to búa lớn đến thế. Mà biết đâu trong đó chẳng có vài người ăn xong lại về vào Hanoicorner mà bàn chuyện người Hà thành thanh lịch.
    Ở tuổi tôi giờ nhiều khi tình cảm cũng chai sạn để không khóc. Hôm đó tôi đứng trên bờ đê nhìn xuống lũ người đó mà nghĩ rằng, đấy là Hà nội của tôi ư? Tôi đã đi dọc ba miền đất nước. Trên đất Nam dù chân chưa đi hết ?obốn vùng chiến thuật? nhưng cũng qua tới ba vùng. Không đâu tôi thấy nhiều quán thịt chó tập trung một nơi như ?otập đoàn thịt chó Nhật Tân? (lời của Trần Đăng Khoa) ở Hà nội. Ở Sài gòn, cũng có khi tôi thấy quán thịt chó, ghé vào coi thử thì thấy hầu như toàn giọng Bắc chén tạc chén thù.
    Có một điều mà những người vẫn tự hào mình là dân Hà nội thường không nói, hoặc không biết tới. Đó là một thời gian dài Hà nội mang cái tên đúng nghĩa đích thực của nó: Kẻ Chợ. Giá như mỗi người Hà nội trước khi vỗ ngực nói là mình từ thủ đô ngàn năm văn hiến nghĩ rằng liệu việc mình đang làm có phải là việc làm của một dân Kẻ Chợ? Giá mà như thế, người Hà nội chắc sẽ khá hơn nhiều.
    Ở đảo xa xôi...tôi ước sao
    Có một ngày người....thương tôi....sẽ đến.

Chia sẻ trang này