1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính cách Việt ^_^

Chủ đề trong 'Ngôn ngữ và văn hoá các nước khác' bởi hunterpikachu, 13/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterpikachu

    hunterpikachu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Tính cách Việt ^_^

    Chuyện quà tết của Juri: Trước khi đến VN, Juri dành một năm để học tiếng Việt ở Nhật, nhưng khi sang VN thì không nói được một câu nào. Đặc biệt hồi đầu Juri thường xuyên nhầm lẫn chữ ?osửa chữa? với ?osữa chua?. Thế là cứ phải lẩm nhẩm ?osửa chữa xe máy? suốt ngày để phân biệt, nhiều người không biết chắc nghĩ Juri ?ocó vấn đề?.

    Chuyện quà tết của Andrew: Hồi học tiếng Việt được ít ngày tôi rất thích thực hành. Đi ra quán ăn, tôi cứ tranh gọi món. Tôi để ý thấy người Việt nói ?orượu thịt? mà tôi thì lại không ăn thịt. Thế nên tôi đã kêu rõ to là "cho tôi món rượu không thịt". Cả quán quay lại nhìn tôi, được dịp cười nghiêng ngả.

    Chuyện quà Tết của Elisabeth: Tôi coi tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thứ hai của mình. Bây giờ ở Thụy Điển, mỗi khi tôi và chồng tôi cần trao đổi riêng với nhau điều gì mà không muốn mọi người xung quanh hiểu, chúng tôi nói với nhau bằng tiếng Việt. Ví dụ như khi muốn rời một bữa tiệc nhàm chán nào đó, tôi nói khẽ với chồng ?ođi về nhé?, chồng tôi nhanh chóng hiểu ý.

    Chuyện quà tết của Justin: Hồi mới học tiếng Việt, thầy giáo của tôi hay gọi tôi là ?oanh Justin?, tôi nghĩ chắc mình là ?oanh? rồi. Lần đầu tiên gặp mặt một vị giám đốc để xin việc, tôi kính cẩn chào ông. Ông hỏi thăm: ?oAnh có khỏe không??. Tôi hăng hái trả lời: ?oCảm ơn, anh khỏe lắm?. Ông ấy giận tôi luôn. Oan quá

    TTO
  2. hunterpikachu

    hunterpikachu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Ai đó đã nói ?obiết thêm một ngoại ngữ nghĩa là thêm một bộ óc?. Tôi rất thích câu nói này. Tôi có thể nói tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng tiếng Việt được lưu giữ ở một ?obộ cứng? đặc biệt trong trí óc của tôi. Năm 1999, trở lại VN sau 13 năm mà không hề sử dụng tiếng Việt, tôi sung sướng nhận ra là mình vẫn nhớ khá đầy đủ các từ vựng, trong khi với tiếng Pháp chỉ vài tháng không sử dụng là vốn từ vựng rơi rụng gần hết.
    Nếu ai hỏi tôi thích nhất câu ngạn ngữ hay câu ví von nào của VN, tôi sẽ nói đó là ?obé hạt tiêu?. Mỗi khi ngẫm nghĩ về tính cách người Việt, tôi liên tưởng ngay đến câu này. Đó là sự ví von xác đáng về sức mạnh của dân tộc VN, nhất là khi nhìn vào lịch sử. Tôi tin nếu như mỗi người ?obé hạt tiêu? đoàn kết lại, VN sẽ tiến rất xa trong tương lai. Vâng, trong cuộc sống không phải lúc nào sức mạnh vật chất cũng có giá trị hơn, ?obé hạt tiêu VN? dạy tôi như vậy.
    Tôi thích dân ca và các làn điệu quan họ của VN, có thể nói là say mê nữa. Tôi hát dân ca bất kỳ khi nào có thể. Tôi có vài người bạn VN hiện ở Stockholm, thỉnh thoảng chúng tôi cùng tụ tập và ngồi hát quan họ với nhau. Đó là cách chúng tôi luyện tiếng Việt và thấy vơi đi nỗi nhớ VN. Đừng để những làn điệu dân ca mai một nhé.
    Elisabeth Dahlin
  3. hunterpikachu

    hunterpikachu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Dominic Scriven
    Nhưng thật lòng mà nói chính tính cách con người VN mới là điểm mạnh nhất, tài sản lớn nhất của đất nước. Tất cả bạn bè và những người Việt mà tôi tiếp xúc đều rất cởi mở, hài hước. Đặc biệt, người Việt rất mến khách. Có lẽ đó là lý do vì sao những người nước ngoài như tôi cảm thấy sống ở đây khá dễ chịu.
    Thế nhưng khi gặp khách, người VN nhiều lúc khiêm tốn quá. Tức là các bạn quá lịch sự và không dám nói đúng mức về những thành tựu của mình. Chính vì vậy thế giới ở ngoài chưa biết nhiều lắm về đất nước và những thành công các bạn đã đạt được. Tôi hi vọng mỗi người VN khi tiếp xúc với khách quốc tế, khi đi ra thế giới bên ngoài sẽ tự tin hơn, cởi mở hơn, giới thiệu những mặt tích cực của đất nước mình để VN đọng lại nhiều dấu ấn tốt đẹp hơn trong tâm trí bạn bè năm châu.
  4. hunterpikachu

    hunterpikachu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Juri Tsunoda - bí thư văn hóa và báo chí, Đại sứ quán Nhật Bản
    (Ở sứ quán Nhật, mọi người gọi Juri là chuyên gia tiếng Việt vì cô có thể nói tiếng Việt chuẩn xác với đầy đủ các cung bậc thanh điệu)
    Khi tiếp xúc với người Việt, Juri thậm chí còn thấy thoải mái và dễ dàng hơn đối với người Nhật. Bởi vì người Nhật nhiều khi quá lịch sự nên suy nghĩ, đắn đo rất nhiều trong giao tiếp. Còn người Việt nói chung có thể nói rất thẳng thắn ý kiến của mình.
    Sang VN làm việc, Juri mới thấy người Nhật quá chăm chỉ, chăm chỉ một cách đặc biệt. Bên Nhật, ở lại công sở làm việc đến 11, 12 giờ đêm là chuyện bình thường. Ở đây, mình thấy hầu hết mọi người xung quanh đều về nhà sau giờ cơ quan đóng cửa.

    Sống tại VN ba năm, Juri cảm nhận những thay đổi đang diễn ra trong xã hội VN hiện nay không khác gì con đường mà nước Nhật đã trải qua. Sự ?oxâm lăng? của lối sống và văn minh phương Tây, ?osự lên ngôi? của các giá trị vật chất và sự mai một dần những giá trị truyền thống. Trong khi những giá trị truyền thống cũng là điểm thu hút được du khách nước ngoài đến với mình.
    Tính cách của người dân cũng là một yếu tố, một tài sản văn hóa rất quan trọng. VN hoàn toàn có thể có những đô thị lớn như Bangkok, Kuala Lumpur... Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng là những bản sao như nhau cả thôi. Điều làm Juri quyến luyến nơi đây, điều níu chân các du khách nước ngoài chính là một VN như vốn có, một VN với tài sản quí báu là lòng mến khách, giàu tình nghĩa và biết trọng tình cảm của người khác
  5. hunterpikachu

    hunterpikachu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Andrew Well Dang - đại diện Quĩ Hỗ trợ và phát triển Mỹ tại Hà Nội
    (Ở VN đã 10 năm và đóng góp nhiều vào các hoạt động ?ongoại giao nhân dân? của mối quan hệ Việt - Mỹ. Anh tự nhận đã ?oViệt hóa 99%? và chỉ mất tự tin đôi chút khi đứng trước các nhà VN học thực thụ)
    Các bạn rất coi trọng mối quan hệ gia đình, họ tộc. Có những người bạn VN của tôi không khi nào quên việc hằng tuần ghé về thăm bố mẹ dù nhà riêng của anh ấy khá xa nhà họ. Tôi từng có lần vào bệnh viện trông bố vợ ốm cả tuần, khi ấy tôi có cảm giác mình đã thật sự trở thành một người "con rể Việt" hoàn toàn.
    Người Việt rất trân trọng quá khứ. Có lẽ vì thế mà việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ Việt luôn được coi trọng, từ trường học, cơ quan công sở đến trong gia đình. Thế hệ này truyền cho thế hệ khác và họ đặc biệt tự hào về lịch sử dân tộc.
    Mỗi người Việt là cả một kho tàng tục ngữ ca dao, dân ca rất phong phú. Có hôm vợ ốm tôi đi ra chợ vô ý va phải một cô. Cô ấy đọc ngay: ?oĐi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây?. Tôi không hiểu cô ấy trách hay đùa vui. Về nhà hỏi vợ, vợ tôi bảo thế là cô ấy quí anh đấy. Tôi vui suốt cả một ngày.
    Justin Hart - trưởng đại diện Tổ chức Tình nguyện viên ở châu Á (VIA)
    (Đến VN cuối năm 1999 với tư cách một tình nguyện viên Úc, Justin bắt đầu học tiếng Việt. Gần hai năm nay, anh là trưởng đại diện của VIA, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ thực hiện các dự án dạy tiếng Anh ở VN. Anh đã viết một số bài báo và sách về lịch sử và văn hóa Việt)
    Người VN của năm 1999 cởi mở và thân thiện hơn người VN bây giờ. Nhiều người nước ngoài nói người Lào và người Campuchia hiện đang thân thiện hơn người VN. Nghĩa là những mặt trái của kinh tế thị trường bắt đầu thấm vào VN rồi đấy.
    Tôi muốn so sánh người Việt với chính các bạn trong quá khứ. Lúc trước mọi người quan tâm đến gia đình và bè bạn nhiều hơn, nay thì dành nhiều thời gian cho bản thân và việc kiếm tiền. Nét văn hóa đặc sắc nhất của VN chính là sự liên kết xã hội chặt chẽ mà bất cứ quốc gia nào cũng mơ ước: hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, con cái phụng dưỡng cha mẹ chu đáo, bạn bè chân tình... Tôi rất buồn bởi vì hình như tình trạng ?ocàng giàu về vật chất càng nghèo về tinh thần? đang đúng với VN.


    Thanh niên VN nếu so với các nước thì có phần kém tự tin và kém chín chắn hơn. Ví dụ như cùng lứa tuổi nhưng nhận thức và hành động của các bạn trẻ VN thường ?ovô tư? và ?okhờ khạo? hơn các bạn trẻ của Úc. Tôi không biết dùng từ như vậy có chuẩn không? Trên giảng đường, tôi để ý sinh viên VN không bao giờ tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Thầy giáo cũng chẳng khuyến khích sinh viên bày tỏ ý kiến, nhiều thầy giáo thậm chí còn bực mình nếu một sinh viên nào đó có ý kiến bất đồng vì cho rằng ?ohọ hỉ mũi chưa sạch?. Cách cư xử ấy ăn sâu vào các bạn trẻ cho đến khi họ đi làm. Điều này chắc sẽ làm cho VN tuy vẫn phát triển nhưng chậm hơn các nước khác.
    Thanh niên VN cũng kém rèn luyện, kỷ luật hơn thế hệ trước. Đến thăm gia đình một số bạn bè người Việt, tôi thấy con cái họ về nhà là chơi, hát karaoke, không thấy học hành, tập thể dục hay làm việc nhà. Mọi việc đều có người giúp việc lo đến tận răng. Như vậy, mai kia họ có đủ sức cáng đáng, đảm đương được các công việc của bản thân và xã hội không?
    Phụ nữ VN thì muôn đời vất vả. Họ luôn phải bận rộn với việc nhà và với cả công việc xã hội, trong khi chồng, con trai hoặc cha của họ nhàn hơn. Tôi rất thương những người phụ nữ VN. Trong tương lai tôi định kết hôn với một cô gái Việt. Điều ấy có nghĩa là ?otôi yêu VN? lắm.

Chia sẻ trang này