1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính chân thực và sự giật gân, #???

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi cuccuh, 02/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuccuh

    cuccuh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Tính chân thực và sự giật gân, #???

    Cách đây 4 năm, khi tui còn đang học ở trường đại học, có một chị phóng viên Hoa Học Trò đến trường tui, đề nghị mấy đứa trong lớp cộng tác viết bài. Chị này có nói một câu như vầy: Các em viết bài, có gì cứ nói quá quá lên 1 tý. Có 10 nói thành 40 cũng được, miễn sao nghe nó hấp dẫn
    2 năm sau, tui đi làm. Nơi tui làm việc là một chỗ "không được phép nói sai, dù chỉ là một con số". Đừng nói là cố tình nói quá sự thật. Nói sai, nếu bị phát hiện sẽ bị kỉ luật
    Thế nhưng, bao nhiêu lần đi làm đề tài, tui đã chứng kiến nhiều phóng viên nói sai tới 60% bản chất vấn đề. Chẳng hạn, chỉ có 1 nhà bị lún nứt thì bảo hơn một chục nhà. Người ta chôn cọc bằng máy thì bảo là dùng búa đóng cọc... Nhiều nhiều lắm, không nhớ nổi cơ.
    Thậm chí chúng tui đến sau còn bị người dân chửi té tát vì "các anh chị ở mấy tờ báo láo toét chứ gì". (Thế mới đau)
    ------------------------------------
    Vấn đề đau hơn cả lại ở nguyên nhân của "sự nói sai".
    Có những người nói quá lên để bài viết giật gân.
    Có những người nói sai vì không hiểu bản chất vấn đề.
    Có những người thiếu kiến thức chuyên môn nên có những nhầm lẫn rất chuối.
    ------------------------------------
    Bảo làm sao người ta nói: Nhà văn nói láo, nhà báo nói...phét

    Các pác công nhận không?
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Mình có 1 anh bạn nhà báo nói rằng :"nhà báo là viét 50% những gì mình biết và 50% những gì mình ko biết" --ko hỉu lun :D
  3. Ech_Com_new

    Ech_Com_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Xời, vì không nói phét như tụi họ mà tớ nghèo kiết xác đấy.
    Phịa nhiều nhất hiện nay là báo viết, và báo điện tử. Báo hình gần như không thể cạnh tranh khoản này rồi.
    Một số Tòa soạn báo chấm nhuận bút dựa vào độ dài bài viết. Vì thế PV nhà ta được thể bôi mèo kiếm tiền. Nhiều khi lượng thông tin chỉ đủ cho 1 cái tin dài, nhưng với khả năng "tổng hợp", "phân tích" các PV có thể kéo dài ra thành bài. Làm báo kiểu này cũng giống như bán kẹo kéo đấy mà. Ngoài việc phân tích, tổng hợp, những PV này còn có khả năng liên tưởng và tưởng tượng nữa. Họ thêm thắt, thậm chí tự tạo ra sự kiện cho bài báo thêm phong phú.
    Có 1 PV phóng sự nói báo chí của chúng ta có 1 "khoảng bịa". Trong cái khoảng đó người ta có thể viết khuyết danh nhân vật như "anh A, chị B". PV báo viết rất hay lợi dụng điều này. Để làm bài viết thêm phong phú, họ hay gài thêm ý kiến của người dân, mà thực ra là ý kiến của họ. Tôi cho rằng để tránh tình trạng đó, khi thực hiện lấy ý kiến (mà người dân không yêu cầu giấu tên), Tòa soạn nên buộc PV phải chụp ảnh người trả lời, dù có dùng hay không, hay ghi đầy đủ địa chỉ của họ
    Thể loại chân dung cũng rất dễ bị bịa. Cũng khó để lên án PV vì nhiều khi họ nói đó là cảm quan của họ khi gặp nhân vật đó. Họ chỉ viết ra cảm nhận của mình mà thôi. (Nhưng nếu có tâm thì phải biết xấu hổ trước nhân vật của mình chứ). Hay có nhiều nhân vật không đáng để viết bài dài nhưng nhiều PV vẫn có thể bịa rất hay. Có thể bắt gặp rất nhiều bài dạng này trên tạp chí Hi!. Cô nàng Minh miếc gì đấy chuyên viết chân dung cho tạp chí này. Nói chung khá hấp dẫn. Nhưng đến khi đọc bài của nàng viết về Ưng Hoàng Phúc thì tớ chết mất ngáp. Hấp dẫn thì có, nhưng có những nhân vật dù đã đắp vàng lên, người ta vẫn nhận thấy đó là sắt rỉ mà thôi.
    Còn rất nhiều lý do khác nữa, nhưng có 1 nguyên nhân căn bản. Do cách đào tạo báo chí của chúng ta quá nông. Khi đỗ ĐH bố mẹ phải bán cả con bò cho con vào học. Nhưng khi tốt nghiệp, đứng trước cổng trường lại là 1 con bò. Khi ra trường SV bị vứt vào môi trường làm việc ngay, va vấp không thể tránh khỏi. Có người đang nỗ lực tự xóa mù, nhưng có người lại mánh khóe để tồn tại. Nhìn nhiều người làm báo bây giờ mà tôi thấy nghề này có vẻ ngon ăn quá. Đi đến Hội thảo lấy phong bì về, cầm báo cáo về viết tin bài, chẳng cần biết người ta nói gì ở Hội nghị.
    Mà hình phạt với những kẻ nói láo dường như hơi bị nhẹ. Bị phát hiện đạo bài thì thay bút danh và lại tiếp tục cộng tác khỏe re với báo khác. Lạ thật đấy. Nguyễn Trãi nói cấm có sai: "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi"

Chia sẻ trang này