Tính chất asc ở đây . Xin lổi không phải vlv thì đứng ngoài xem . Tôi có 3 cục sắt Nguyên chất . Cục thứ nhất có khối lượng 1kg được cán mỏng ( mỏng như tờ giấy cho dể tưởng tượng) Cục thứ 2 cũng có khối lượng 1kg được làm như viên bi , cục thứ 3 có khối lượng 2kg cũng tròn như viên bi . Hỏi 3 vật đó có áp suất chất bằng nhau không ? - nếu bằng nhau (Fs) thì làm thí nghiệm rơi hay gì đó có được chưa??? - nếu (Fs) chưa bằng nhau thì làm sao cho để chúng bằng nhau để đem đi làm thí nghiệm rơi ??? Muốn học lắm mà thấy kỳ kỳ ???? không hiểu . Có phải Fs của chúng bằng nhau thì vận tốc rơi của chúng bằng nhau hả ???
Giấy vò lại có khi còn có thể tích( thể tích theo định nghĩa của chú) to hơn ấy chứ. Thôi nhé nên đọc lại những gì mình viết rồi ý kiến của người khác trước trả lời. Bây giờ cũng đã biết chấp nhận lực cản rồi đấy. hà môi truờng thí nghiệm không lý tuởng hả, bỏ vào chân không thử xem. Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 06/05/2006
Trước đây do tôi giữ quan niệm thay đổi thể tích của mình, tức là theo ASC, nên tôi đi lạc hướng với mọi người. Gây mâu thuẫn, trong quá trình cãi, tôi bị cuốn hút theo các anh mà không giữ được quan niệm của mình, và không giải thích cho mọi ngừơi nên, mâu thuẫn càng lớn. Cái này tôi sai tôi chấp nhận, và tôi cũng đã xin lỗi rồi. Nay tôi xin lỗi mọi người 1 lần nữa, chỉ vì tôi đánh mất thuộc tính của ASC. Và tôi cũng đã chấm dứt tranh cãi với anh về thể tích khi anh đưa ra cục đất sét. Khi đó tôi mới chợt nhớ là mình đã bị cuốn hút theo các anh, nên tôi sai lầm. Mấy ngày nay thì tôi chỉ nói đến việc rơi của 2 chất khác khối lượng có cùng thể tích. Chính vì tôi không biết ASC của mình là như thế nào, nên tôi mới UP nó lên đây lấy ý kiến mọi người. Không ai hỏi đầu đuôi đàn hoàn thế nào, cứ xán vô là chữi trước. Quá tam 3 bận, tôi mới phản đòn. Thì các anh lại bảo tôi không khiêm tốn, tôi thế này thế nọ. Vậy các anh cũng có lỗi sai của mình. Chính vì tôi chịu tiếp thu ý kiến của các anh, nên mấy ngày qua. Tôi đang xây dựng ASC mới hoàn chỉnh hơn, không còn mắc những lỗi như trước nữa. Vẫn là ý cũ, nhưng bổ sung thêm vài chi tiết. Chính vì tôi khiêm tốn nên tôi mới lấy ý kiến mọi người, chứ không tôi chỉ cần bàn bạc với GS Trịnh Xuân Thuận để chỉnh sửa cho ASC. Và có 1 số điểm mà tôi cố tình giã vờ không thông, nhằm làm các anh điên tiết, mà nói hoạch tẹt ra những gì thiếu sót của ASC. Sau đó tôi về nghiên cứu lại. Tôi thấy nó đúng như thế, nên tôi không bàn đến vấn đề đó nữa. 1 mình tôi thì làm sao, làm cho nó hoàn chỉnh được. Phải lấy ý kiến chứ. Tuy nhiên, tôi cũng rất cám ơn những ai đóng góp chân thành cho tôi, còn những ai quấy phá, xoi mói những điều phi lý thì nên coi lại mình. Tôi đã tiếp thu hết những ý kiến của các anh, và thành thật xin lỗi, vì tôi đã làm các anh giận. Vì đây là chiến thuật riêng của tôi. Xin lỗi và cám ơn mọi người. Vài ngày tới tôi sẽ đưa cho mọi người xem ASC mới hoàn chỉnh hơn. Và tiếp tục xin ý kiến. Tuy nhiên, từ đây đến đó, mong các anh suy nghĩ lại chính mình và đóng góp thật tế nhị và lịch sự 1 tý.. Đừng nặng lời nhau tôi không thích, và tôi biết các anh cũng không thích điều đó khi tôi nặng lời với các anh. Vậy hãy đóng góp thật lịch sự và ôn hòa Nếu anh quăn vào thế giới hạnh phúc, anh sẽ nhận sự hạnh phúc, còn anh quăn vào đó nỗi bất hạnh anh sẽ nhận lại nỗi bất hạnh đó.
Chúc mừng cậu đã nhận ra cái sai của mình. Và tôi và nhiều người khác đã không tốn công sức. Nhưng cũng có đôi điều với cậu như thế này. Cậu không tôn trọng người khác thì đừng mong người khác tôn trọng. những lời lẽ của cậu thì không cần tôi phải nhắc lại nhiều nữa. Cậu khiêm tốn lấy ý kiến mọi người àh? Tôi ghét nhất là cái câu "ASC đúng. Ai dám tranh cãi". Những cái sai mà nếu cậu bình tĩnh lại thì ngay từ đầu đã nhận ra rồi chứ không mệt mỏi tranh cãi vậy đâu. Mệt mỏi với cậu giống như một ông thầy bất lực với một đứa học trò thiếu não vậy nên tôi cũng không còn đủ bình tĩnh nữa. nhưng xuất phát vì sự coi trọng những điểm sáng của con người cậu nên tôi mới phải cất công nhiều lời vậy. Gọi là thuyết hay định luật thì nó phải đúng hoàn toàn nên khi phản biện chỉ tập trung vào những chổ sai vì thế đừng coi đây là sự xoi mói. Còn về từ ngữ thì khi cáu lên thì cũng hay cạnh khoé nhau. Điều này anh em cũng xin lỗi cậu. Thì ra đây là chiến thuật của cậu àh. Chiến thuật cãi nhau àh. Thông minh thì ngay những bài đầu tiên đã thấy sai rồi chứ chẳng phải mất công bày trò. Thêm nữa đừng có giở trò chiến thuật này với GS TXT không ai rảnh và đủ kiên nhẫn giảng đi giảng lại những điều cơn bản cho cậu như cái anh em box lý này đâu. Cậu bổ sung lý thuyết của mình nghĩ cho nó thấu đáo đi đã. rồi hãy đang đàn tiếp. Hi vọng nó là một cái gì mới mẻ và trí tuệ hơn. Nhưng khi đang lên diễn đàn muốn người ta tôn trọng thì đừng có những câu như -ASC đúng ai dám tranh cãi.
Tạm thời Áp Suất Chất được Lâm chỉnh sửa như vầy: Áp Suất Chất. Để xác định 1 vật có Áp Suất Chất là như thế nào. Ta chọn 1 môi trường nhất định, sau đó ta sẽ khảo sát khối lượng của mọi vật, mọi chất có cùng 1 thể tích duy nhất trong chính môi trường đó. Vật nào, chất nào có khối lượng lớn thì vật đó, chất đó có Áp Suất Chất lớn. { 1 } VD: Trong môi trường khí quyển tại lớp vỏ trái đất. 1 cm khối nước có trọng lượng = 1cm khối gỗ có trọng lượng = 1 cm khối sắt có khối lượng = Khi nào lãnh lương đi đặt làm 1 cục sắt sau. Còn nếu ai biết 3 thông số trên chỉ dùm, Lâm cám ơn nhiều, phải thật chính xác đấy. Chứng minh bằng thực tiễn: Trong môi trường đồng chất: khí quyển tại mặt đất (chất khí). Đặt 1 cái cân vào trong 1 căn phòng đóng kín. Quan sát cái cân hiển thị trị số bao nhiêu, lưu lại. Sau đó đem chính cái cân đó bỏ vào 1 cái phòng khác lớn hơn cái phòng trước gấp nhiều lần. Quan sát cái cân hiển thị trị số bao nhiêu, lưu lại. So sánh 2 trị số. 2 trị số bằng nhau. Tương tự, trong môi trường nước (chất lỏng). Đặt cái cân chìm vào trong hồ nước có chứa nước, Quan sát xem cái cân hiển thị trị số bao nhiêu, lưu lại. Mở van nước phía dưới mặt nước (tránh hiện tượng sóng sánh mặt nước). Nước chảy vào và tăng dần thể tích nước bên trong hồ. Quan sát xem cái cân hiển thị trị số bao nhiêu, lưu lại. So sánh 2 trị số. 2 trị số bằng nhau. Kết luận: Trong môi trường đồng chất. Thể tích của chất đó có lớn hay nhỏ bao nhiêu, thì khối lượng vẫn không thay đổi. Và Áp Suất Chất của chất đó vẫn không thay đổi. { 2 } Trong môi trường khác chất: Nước bên trong môi trường không khí. Đặt 1 cái bình thuỷ tinh lên cái cân. Xem trị số của cái bình, lưu lại. Mở van cho 1 mét khối nước chảy vào bình, tắt van. Quan sát cân hiển thị trị số bao nhiêu, trừ ra trị số của bình, lưu lại Mở van cho thêm 1 mét khối nước chảy vào bình, tắt van. Quan sát cân hiển thị trị số bao nhiêu, trừ ra trị số của bình, lưu lại. So sánh 2 trị số, trị số sau sẽ gấp 2 lần trị số trước. Vậy, khi cho vào bình 2 mét khối nước trị số của cân hiển thị gấp 2 lần trị số 1 mét khối nước. Kết luận: Trong môi trường khác chất 1 chất nào đó bên trong môi trường của 1 chất khác nếu: - Thể tích tăng thì trọng lượng sẽ tăng, thể tích giảm thì trọng lượng giảm. - Thể tích tăng hay giảm bao nhiêu lần thì khối lượng cũng sẽ tăng hay giảm bấy nhiêu lần. Và Áp Suất Chất của chất đó vẫn không thay đổi khi bên trong môi trường của chất khác. Nếu thể tích thay đổi mà khối lượng vẫn không thay đổi thì Áp Suất Chất sẽ biến thiên theo khối lượng vật, chất đó và tỷ lệ nghịch với thể tích của vật, chất đó Quy ước: Sp là Áp Suất Chất (Substance pressure) Sp = W / V Trong đó: W : là khối lượng vật, chất. (weight) V : là thể tích. (volume) Từ { 1 } và { 2 } ta có định nghĩa: Áp Suất Chất là: vật, chất nào đó có khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn vật, chất khác khi cùng 1 thể tích. Hoặc vật, chất có cùng khối lượng nhưng khác nhau về thể tích. Tạm thời đến đây thôi. Ai thấy gì thì cho ý kiến. Và tìm giúp Lâm công thức tính lực cản, công thức tính tỉ số nén và giãn nở. Cám ơn trước và cám ơn nhiều. Còn cái thí nghiệm bọc nước và bọc không khí thế nào rồi.? Cái nào rơi xuống trước, hay rơi bằng nhau.?
Thế cũng cho kẻ ngu này xin hỏi : -Áp suất chất từ đâu mà ra? -Áp suất của nó phụ thuộc vào những cái gì, nếu vào cả bản chất của chất đấy thì có hằng số gì đặc trưng? -Áp suất chất của chân không bằng bao nhiêu? -Áp suất này là động hay tĩnh? -Ở 0K thì nó là bao nhiêu? -Bạn bảo khôn gcó hấp dẫn, thế trọng lượng mà bạn nêu ra ở trên là cái gì? -Cũng ở trên , bạn nêu ra "trọng lượng của 1 cm3 nước, gỗ, khối lượng của một cm3 sắt, thế bạn phân biệt được khối lượng và trọng lượng không? -Tương tác giữa hai vật có khối lượng trong chân không thế nào? -Các lực nội nguyên tử giải thích thế nào? ... lần sau hỏi tiếp...