1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 27/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

    Đây chính là tính chất áp suất chất của vat_ly_vui.
    Nó chỉ là 1 phần nhỏ trong Áp Suất Chất, có thể các bạn khó hiểu 1 chút, nhưng với tính chất này vat_ly_vui có thể và đã chứng minh tại sao có ly tâm, hướng tâm. Tại sao các hành tinh trong thái dương hệ lại quay quanh Mặt trời theo hình elip.
    Còn về công thức và định lý, anh phóng viên sẽ gởi cho GS Trịnh Xuân Thuận thẩm định sau. Khi nào có kết quả vat_ly_vui sẽ Up lên tiếp cho các bạn.

    Cám ơn các bạn trong thời gian qua đã quan tâm đến Áp Suất Chất của vvat_ly_vui.


    "Áp suất chất nào nặng hơn sẽ bị chìm trong áp suất chất nhẹ hơn, và bị áp suất nhẹ hơn nén lại. Đồng thời áp suất chất nặng hơn sẽ đẩy áp suất chất nhẹ hơn ra áp suất vũ trụ. Và nó còn phụ thuộc vào thể tích và vận tốc chuyển động của chất đó"

    Vậy để lý giải tại sao bong bóng bay lên, chim bay được, vận động viên nhảy dù lại nhảy từ trên cao xuống mà không sao, Lâm chỉ căn cứ vào thể tích của một khối lượng không thay đổi và vận tốc chuyển động của khối lượng đó.

    Bong bóng bay, bay được là vì áp suất chất của khí hydro nhẹ hơn áp suất chất của khí oxy, nhưng càng lên cao áp suất càng giảm, nên bong bóng bay chỉ bay đến một độ cao nào đó có áp suất chất bên ngoài ngang bằng với áp suất chất khí hydro trong một thể tích của bong bóng bay. Còn áp suất bên trong bong bóng bay cao hơn áp suất bên ngoài vì đó là áp suất của Pascal chứ không phải áp suất chất.

    Chim bay được là vì chim đập cánh đã làm thay đổi thể tích khối lượng cơ thể và gia tăng vận tốc, làm cho áp suất của chim nhẹ hơn áp suất chất của không khí bên dưới mặt đất nên chim bay lên. Chim nhỏ đập cánh nhiều, chim ưng, có sãi cánh lớn nên ít đập cánh hơn.

    Vận động viên nhảy dù, cùng một khối lượng nếu dù càng lớn thì vận tốc rơi của vận động viên càng giảm, điều đó chứng tỏ dù đã làm thay đổi thể tích của khối lượng ban đầu: Khối lượng vận động viên cộng với khối lượng dù khi gấp lại.

    Để thay đổi độ bay của mũi tên, con người đã gắn vào đó những chiếc lông vũ, có khối lượng nhẹ, nhưng làm thay đổi đáng kể về thể tích. Nên mũi tên có gắn lông vũ đã bay xa hơn, cao hơn mũi tên không gắn lông vũ. Khi cả hai chịu cùng một lực đàn hồi của dây cung.

    Tính Chất trên là do vat_ly_vui dựa trên các hiện tượng tự nhiên để tìm ra công thức và phát biểu tính chất cụ thể hơn cho mọi người dễ hiểu. Đây không phải là do quy định của vat_ly_vui giống như quy định trọng lực của Newton. Mà vat_ly_vui chỉ quan sát tự nhiên và phát biểu.
    Áp suất vũ trụ là không có áp suất (=0).
    Vì sao vat_ly_vui lại khẳng định trái đất và các hành tinh khác không có trọng lực.
    Vì:
    Áp Suất Chất của hành tinh lớn hơn áp suất chất của khí quyển, và áp suất khí quyển lớn hơn áp suất vũ trụ.
    Nên áp suất vũ trụ đã nén áp suất chất khí quyển lại và áp suất chất khí quyển lại nén áp suất chất của hành tinh
    Nên mọi vật trên hành tinh đều nằm trên bề mặt hành tinh chứ không bay lơ lững trong bầu khí quyển. Vì mọi vật có áp suất chất nhỏ hơn áp suất chất của hành tinh. và lớn hơn áp suất chất khí quyển của hành tinh đó.
    Đất đá trên Mặt Trăng cũng vậy, do đất đá có áp suất chất lớn hơn áp suất vũ trụ nên đất đá bị áp suất vũ trụ nén vào bề mặt Mặt Trăng , mà không bay trong vũ trụ. Nếu đất đá đó muốn bay vào vũ trụ, hãy tác động vào cho nó 1 lực để tạo cho nó 1 vận tốc đủ lớn để bay vào vũ trụ. Cũng giống như chúng ta phóng vệ tinh trên trái đất.
    Thay đổi vận tốc chính là thay đổi áp suất chất, thể tích chim khi đậu trên cành (khép cánh lại), khác với thể tích chim khi bay (dang đôi cánh ra). Thể tích vận động viên trước khi nhảy dù khác với thể tích sau khi bung dù. Vì trước khi nhảy, dù được gấp gọn, sau khi nhảy, dù đã bung ra.

    Thật đơn giản đúng không.?


    Đọc kỹ Quan sát kỹ... không là luật sư cũng thành luật sư




    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 02:53 ngày 28/04/2006
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chào Lâm, nếu tôi nhớ không lầm thì cách đây một 2 năm tôi đã đọc bài nói về bạn trên báo Tuổi Trẻ.và nay lại đuợc đọc báo SGTT. Rất đáng khâm phục cho tấm gương vượt khó,và tinh thần sáng tạo của bạn. Hi vọng rằng niềm say mê ấy sẽ cháy mãi trong tin bạn để ngày càng có nhiều phát minh, sáng chế hơn nữa.Nhưng cũng có đôi lời với bạn. Thú thật sau khi đọc những gì của áp suất chất cũng khá thú vị nhưng cũng không giấu lòng đuợc, tôi và rất rất nhiều người chỉ có thể tóm gọn một câu "Đồ Khùng" xin lỗi bạn nhiều. Có thể vì lý do bạn không trình bày các công thức nên chỉ với những lập suông, những lập luận hời hợt và có quá nhiều điểm phải bàn.
    Tóm lại định lý của bạn tôi có hiểu như thế này được không?"Mỗi chất đều có áp suất chất, áp suất này phụ thuộc vào chất và tốc độ của nó, vật có thể tích và tốc độ càng lớn thì áp suất chất càng lớn".Ở đây tôi cũng có thắc mắc hai vật cùng chất thì vật nào có thể tích hay vận tốc lớn sẽ có áp suất chất lớn hơn đúng không ?
    Về quả bóng bay thì tôi không bàn tới vì áp suất chất hay áp suất pascal trong truờng hợp này đều giống nhau. Nhưng bạn giải thích dùm tôi tại sao càng lên cao áp suất chất của không khí càng giảm, nếu nói thể tích kkhí giảm thì do đâu?
    Áp suất chất của bạn có phụ thuộc vào khoảng cách không ?
    Tại sao một vật bay lên cao lại rơi trở xuống đất ?
    Chim bay được là vì chim đập cánh đã làm thay đổi thể tích khối lượng cơ thể và gia tăng vận tốc, làm cho áp suất của chim nhẹ hơn áp suất chất của không khí bên dưới mặt đất nên chim bay lên. Bạn quan sát sao mà nói thể tích khối lượng của chim thay đổi ? kính thưa là chỉ có tiết diện của nó tăng lên mà thôi.
    Vận động viên nhảy dù, cùng một khối lượng nếu dù càng lớn thì vận tốc rơi của vận động viên càng giảm, điều đó chứng tỏ dù đã làm thay đổi thể tích của khối lượng ban đầu: Khối lượng vận động viên cộng với khối lượng dù khi gấp lại.
    Cũng vậy chỉ có tiết diện tăng để tăng sức cản không khí. Không hiểu nổi một tờ giấy trải fẳng lại có thể tích lớn hơn một tờ giấy vò lại !!! chắc chết quá.
    Để thay đổi độ bay của mũi tên, con người đã gắn vào đó những chiếc lông vũ, có khối lượng nhẹ, nhưng làm thay đổi đáng kể về thể tích. Nên mũi tên có gắn lông vũ đã bay xa hơn, cao hơn mũi tên không gắn lông vũ. Khi cả hai chịu cùng một lực đàn hồi của dây cung.
    Đến lúc này thì không còn gì bàn cãi,khả năng quan sát của bạn có vấn đề dẫn đến những lầm lạc trong nhận thức. bạn có thấy mũi tên không có đuôi thì bay kém chính xác và thuờng bị xoay không. Đây mới chính là lý do chính để triệt tiêu chuyển động quay khiến mũi tên bay xa hơn.
    Đọc kỹ Quan sát kỹ... không là luật sư cũng thành luật sư
    Tôi dùng câu của bạn để khuyên bạn, nhưng cũng xin nói thêm câu châm ngôn này quá "chuối" bạn nói vậy là kinh thuờng mấy bác luật sư quá.
    Thay đổi vận tốc chính là thay đổi áp suất chất, thể tích chim khi đậu trên cành (khép cánh lại), khác với thể tích chim khi bay (dang đôi cánh ra). Thể tích vận động viên trước khi nhảy dù khác với thể tích sau khi bung dù. Vì trước khi nhảy, dù được gấp gọn, sau khi nhảy, dù đã bung ra.
    Trước khi bạn công bố các công thức để có thể hiểu rõ hơn. Thì với những lập luận như thế này chỉ là trò cuời cho một nhà khoa học như bác Trịnh Xuân Thuận. Nên tôi khuyên bạn nên trình bày hết ý trong diễn đàn này đi, mọi người sẽ giúp bạn nhận ra nhiều thứ. Tóm lại tôi cho bạn là một người GIỎI nhưng khá "khùng" (tôi không có ý miệt thị đâu) vì khùng nhiều khi lại làm nên chuyện.[​IMG]
  3. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0

    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 28/04/2006
  4. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  5. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  6. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    Lâm ạ, mi?nh đaf đọc các ba?i viết cu?a bạn. Mi?nh có nhiê?u cái muốn nói với bạn.
    Bạn có nhưfng ý tươ?ng rất sáng tạo, dufng ca?m suy nghif, va? dufng ca?m thực hiện nhưfng suy nghif đó.
    Bạn không đi theo lối mo?n. Cái na?y la? tốt cho sức sáng tạo cu?a bạn, nhưng nếu đi sai đươ?ng, sef khiến bạn mất rất nhiê?u thơ?i gian đê? quay lại.
    Bạn chưa được đa?o tạo một cách nghiêm túc. Bạn thiếu nhưfng hiê?u biết hết sức cơ ba?n vê? vật lý. Nhưng điê?u đó không có nghifa nhưfng gi? bạn sáng tạo ra la? sai, ma? chi? la? có nhiê?u kha? năng sai.
    Nhưfng gi? bạn nói vê? "áp suất chất" la? định tính, va? không chặt chef. Cái na?y mi?nh không phân tích tư?ng câu tư?ng chưf la?m gi?. Đó la? cách la?m thiếu tính xây dựng. Có lef bạn tin tươ?ng ơ? nhưfng chứng minh gư?i cho bác Thuận. Ơ? Việt Nam co?n rất nhiê?u ngươ?i am hiê?u vê? vật lý lý thuyết sao bạn không câ?m đến? Tôi có thê? giới thiệu bạn với một giáo sư ha?ng đâ?u ơ? Việt Nam, đê? bạn tri?nh ba?y ý tươ?ng cu?a mi?nh. Tin ră?ng ngươ?i na?y sef không im lặng va? sef cho bạn nhưfng lơ?i khuyên hưfu ích.
    Co?n 1 câu tôi muốn ho?i, la? cá nhân tôi to? mo?. Chúng ta đê?u biết, sự thật chi? có 1, không thê? tô?n tại 2 sự thật. Nếu "áp suất chất" la? có thật, thi? nó la? động lực cu?a chuyê?n động. Vậy bạn đaf phu? nhận toa?n bộ hệ thống vật lý được xây dựng dựa trên luật vạn vật hấp dâfn hơn 500 năm nay. Vật lý ca? thế giới sef sụp đô?, bạn đaf tước mất hơn 90% gia?i thươ?ng nobel cu?a các nha? vật lý va? hóa học tư? trước đến giơ?. Tôi tin la? lực hấp dâfn có thật, va? tôi đaf tự tay đo được nó.
    Gư?i tới Lâm mấy lơ?i góp ý chân tha?nh.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đầu tiên cho tôi xin lỗi với những câu mà bạn nghĩ là tôi đang mỉa mai hay miệt thị. Vì tranh cãi đôi khi gắn liền với khích bác. Nhưng tôi chỉ châm chọc chứ không hề muốn hạ thấp ai, và những góp ý đều trên tinh thần xây dựng.
    Ùh cũng có nhiều luật sư cứ bào chữa thua hoài mà không biết lý do.
    Về thể tích không biết bạn tính thể tích như thế nào. Thể tích của phần đồng chất hay thể tích của cả phần không khí ?
    Ví dụ một tờ giấy để cho bạn thấy dù có biến dạng như thế nào thì phần thể tích của một vật đồng chất vẫn như vậy. Tôi nói là vật đồng chất vì theo định nghĩa của bạn mỗi chất riêng có một áp suất chất khác nhau. Thử nghĩ đi liệu nuớc đổ ra một cái đĩa dẹt có thể tích lớn hơn nuớc đổ vào cái cốc không.( Hè lẽ ra nói nuớc cho bạn dễ hiểu) . con chim thì cũng vậy dang cánh hay úp cánh thể tích của nó có thay đổi không ? như rứa ! không tính phần không khí nhé.
    Cái dù càng hay! Thể tích của cái dù là gì ? là thể tích hình nón khi nó căng lên àh. ?oHoang mang? quá. Vì thể tích này phần lớn là thể tích không khí. Áp suất chất dù bây giờ lại tính thêm cả không khí à. Thì ra thể tích dù tăng lên vì truớc đây chưa có phần không khí giờ nó lại có thêm phải không => áp suất chất dù tăng lên là như thế !!! chịu.
    Bạn không cho rằng khi tiết diện cản tăng dẫn đến lực cản tăng mà cho rằng đó là sự gia tăng về thể tích. Vậy ví dụ nhé giả sử có một chiếc dù hình cầu như thế này rõ ràng hình cầu thì thể tích là lớn nhất vậy hai cái dù này cái nào rơi xuống truớc. Thử đem cái dù hình cầu ra 33 tầng nhảy xem có chết không?
    [​IMG]
    Vậy không hiểu bạn nói cái thể tích đây là thể tích gì? Thể tích đồng chất hay cả không khí ? hay là còn ý nào khác.
    Nãy giờ là nói trong môi truờng không khí. Còn trong môi truờng chân không thì sao.? ở đây thì tiết diện của tôi thua rồi đấy. Hẳn là Áp suất chất vẫn đúng. Vì chân không có áp suất chất bằng 0 phải không? Hay vẫn có áp suất chất. hay còn có lý thuyết áp dụng cho trường chân không nữa.?
    Trong chân không mà còn nghĩ khi vật có thể tích lớn hơn như cái dù bung ra sẽ rơi chậm hơn khi nó gấp lại thì tội nghiệp cho Galieo với các nhà khoa học lão thành đã về chầu tiên tổ quá ! mà cái dù thì bung ra sao đuợc! lấy ví dụ khác nhe một tờ giấy với cùng tờ giấy đó vo lại cái nào sẽ rơi xuống truớc ! Áp suất chất rõ ràng là không đúng trong môi truờng chân không, hay còn thêm cái gì mà tôi chưa biết ?
    không hiểu hỏi gì? liên hệ phần ?onước? ở trên. Không hiểu thể tích đây là thể tích gì thể tích vật hay cả thể tích không khí nữa?
    Tóm lại bạn làm rõ cho tôi thể tích đây là thể tích gì? Thể tích về mặt hình học chính là như cái thùng xem nó chứa bao nhiêu nước, hay là thể tích đồng chất của chất liệu làm nên cái thùng, đo đuợc khi nấu chảy nó ra, bỏ qua mọi sự giãn nở.
    Thôi tôi đang chờ các công thức đây. Kẻo có người nổi nóng. Nhưng cũng xin nói là đây là sự phản biện chác bạn cũng gặp nhiều rồi, và tôi không việc gì phải xin bạn giải thích, mà bạn có nhiệm vụ phải giải thích, (nên nhớ là tôi không cãi ngang) . Nhân đây cũng xin nói, không phải các định luật của Newton chỉ đơn giản là định nghĩa ?oquả cam? hay ?oorange? như bạn hiểu mà nó là định luật. có thể giải thích các hiện tuợng trong tự nhiên không chỉ bằng những lời nói suông, mà bằng các tính toán, ứng dụng vì thế nó mới tồn tại được. Mọi người đều thõa mãn với những gì có đuợc từ các định luật này (trong phạm vi nào đó) vì thế chính bạn mới phải là người làm thõa mãn tôi và người khác, bằng các lập luận của mình. Chân lý thì không thể cãi ngang đuợc.
    Có lẽ cũng không cần nói thêm làm gì nếu chưa thấy các công thức. Bạn đã hoàn chỉnh nó chưa? Chắc rồi thì mới dám gửi cho bác TXT thôi thì nói dài dòng mà làm gì,chi bằng chứng minh cho mọi người thấy ! Giải một bài toán sơ đẳng về vật lý thôi nhé! Dùng thuyết Áp suất chất Tính vận tốc vũ trụ cấp 1 thử xem ?
    bài này thì là bàn cơ bản khi áp đụng đluât hấp dẫn của Newton. Hay thêm bài dễ ẹc này nữa nhe chứng minh góc phóng 45 độ là góc ném xiên tối ưu nhất!
    Đừng nói là giờ chưa tính đuợc phải chờ hoàn thiện lý thuyết nhé. !!! Tính xong đi rồi ta nói chuyện tiếp. Cũng phải nói nếu không đụng đến tí nào về Luật hấp dẫn thì phục bạn sát đất và Thuyết Áp Suất Muôn năm!
    Có lẽ tôi không cần bạn giải thích thêm cho dài dòng. Xin hãy Giải quyết 2 bài toán vật lý nhỏ kia đi đã.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 28/04/2006
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây rồi cuối cùng thì tôi đã tìm ra link của "Thuyết năng lượng" từng là "thú tiêu khiển" cho những người vào box vật lý thủa nào. Có cùng ý tưởng phủ nhận "định luật vạn vật hấp dẫn của NewTon" nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu mà chìm nghỉm trong lớp bụi thời gian.
    http://5nam.ttvnol.com/vatly/515538/trang-1.ttvn
    Trong khi giải hai bài toán của tôi nếu có đau đầu thì Lâm đọc nó để tiêu khiển nhé! cẩn thận coi chừng "tẩu hỏa nhập ma".
  9. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bài của Fairydream:
    Công thức và Áp Suất Chất mà Lâm tìm, ở đây không dùng để quy định và bắt buộc. Giống như vận tốc luôn bắt buộc là thời gian chia cho quãng đường.
    Mà nó chỉ dùng để so sánh giữa chất này với chất kia, giữa 1 khối lượng nhưng khác nhau về thể tích, cùng ở trong 1 môi trường nào đó.
    câu hỏi: Tại sao.??? Như thế nào.???? ....v.v... không.??? Là 1 dạng câu hỏi so sánh. Khi bạn hỏi như vậy tức là bạn đã nói đến định nghĩa của áp suất chất. 1 định nghĩa rất tự nhiên.
    VD: So sánh thể tích vận động viên+dù trước khi nhảy dù và sau khi nhảy dù là như thế nào trong môi trường không khí.?
    Còn tính thể tích, tức là phải có 3 dữ kiện, 1: chiều dài, 2: chiều rộng, 3: chiều cao (bề dày của vật).
    Và đồng thời bạn phải suy nghĩ thoán hơn 1 chút nữa, vì nó chính là so sánh.
    Nếu theo như công thức và tính chất áp suất chất, mà bạn không so sánh trong môi trường nào, trong điều kiện nào thì công thức và tính chất Áp Suất Chất hoàn toàn sai.
    VD: Nếu bạn đưa ra câu hỏi như vầy, chắc chắn Lâm không trả lời được. Câu hỏi như sau.
    Tại mặt đất, vận động viên bung dù và không bung dù khác nhau hay giống nhau và Vận động viên bung dù có tự động bay lên không.?
    Quả thật là líu lưỡi không thể trả lời được.
    Nhưng bạn so sánh khi nhảy dù, thì hoàn toàn có thể trả lời được. Vì sử dụng dù là phải lên cao và nhảy xuống chứ không ai sử dụng dù trên mặt đất bao giờ.
    Bạn thử tính xem, chiều cao (bề dày), chiều rộng, chiều dài của dù khi gấp lại là bao nhiêu. Khi dù bung ra, bề dày, chiều dài, chiều rộng là bao nhiêu. Bạn tính thử xem nó có thay đổi hay không.?
    Vậy khi rơi, nếu vận động viên không bung dù, và vận động viên bung dù là thế nào.? Thì quả thật là do thể tích dù lớn nên lực cảng không khí lớn. còn không bung dù, thể tích nhỏ, lực cảng nhỏ nên vận động viên rơi nhanh hơn khi bung dù.
    Thử so sánh tiếp xem, nếu 1 cái dù có bề dày là 1cm, chiều dài là 2000 cm, chiều rộng là 1000 cm. Và cái dù có bề dày là 1cm, chiều dài là 3000cm, chiều rộng là 1500cm. Vậy cái nào lớn hơn cái nào.? có phải cái có thể tích lớn thì lực cảng lớn không.?
    Còn 1 yếu tố nữa mà các bạn vẫn chưa biết đến trong Áp Suất Chất của Lâm, nên các bạn hơi khó hiểu, cho nên tạm thời Lâm chỉ giải thích như vậy thôi. Vì đây là 1 bài toán so sánh.
    Còn 2 cái dù hình cầu và bán cầu của bạn cũng là so sánh. Nhưng không thể so sánh khi nó rơi từ trên cao xuống được. Vì cái dù hình cầu của bạn nó không có thực tế khi dùng trong môn nhảy dù. Mà nó dùng trong môn kinh khí cầu bay.
    Còn nếu bạn muốn so sánh thì hãy so sánh như vầy. 1 cái dù hình cầu lớn và 1 cái dù hình cầu nhỏ thì hay hơn thì áp suất chất mới giải thích cho bạn chính xác hơn.
    Còn nếu bạn vẫn muốn trả lời thì Lâm trả lời luôn.
    Nếu 1 người cầm 1 cái bong bóng (dù hình cầu), bên trong bơm đầy khí Hidro. Mặt dù nó cũng to bằng cái dù hình bán cầu và có thể tích lớn hơn nhiều, Nhưng đó cũng chỉ là 1 cái bong bóng chứ không phải là 1 cái dù. Lâm chưa thấy ai nhảy dù bằng bong bóng hết, mà chỉ thấy bay bằng kinh khí cầu thôi.
    Thì nó không rơi nhanh hơn dù bán cầu đâu. Mà nó sẽ bay lên nữa ấy chứ. Vì bạn không nói bên trong có gì nên Lâm có quyền bơm vào đó khí Hidro.
    Bạn đi học, và chắc bạn học cao lắm. Lâm thì chỉ 12/12 thôi.
    Nhưng bạn chưa phân biệt được tiết diện như thế nào và thể tích là như thế nào.?
    Vì Lâm đã nói với bạn rồi. Tiết diện hay diện tích chỉ là 1 hình vẽ trên 1 tờ giấy hay 1 vật nào đó. Nhưng nếu tách nó ra đưa vào không trung thì nó phải là thể tích vì nó chính là không gian 3 chiều chứ không phải không gian 2 chiều như trên giấy vẽ nữa.
    Cũng giống như ruộng. 1 thửa, 2 thửa. 1 mét vuông, 2 mét vuông. Đó là vì nó nằm trên 1 bề mặt rộng lớn bạn lại đó bạn vẽ lên đó 1 cái hình vuông là 1 mét vuông hay 2 mét vuông.
    Nhưng nếu bạn lấy xe Xúc Đất móc nó lên thì nó là thể tích mét khối chứ không còn là 1 tiết diện 1 mét vuôn nữa. Đến đây bạn đã hiểu rõ chưa. và phân biệt ra chưa.????
    Cho dù bạn vẽ 1 đoạn thẳng trên 1 miếng giấy mãnh
    đến cỡ nào đi chăng nữa, khi bạn cắt nó ra, thì người ta vẫn có thể đo được 3 yếu tố, dài, rộng và cao của đoạn thẳng đó. Nếu không được ở milimet thì cũng phải được ở nano met
    Còn về trường chân không. Lâm chỉ nói đơn giản thế này.
    trước đây người ta thường nghĩ là áp suất vũ trụ =0 hay nói khác đi là không có áp suất.
    Và khi bay ra khỏi trái đất. mọi người nghĩ mình đã bay ra vũ trụ, và trong áp suất vũ trụ, và mọi người nói là áp suất vũ trụ không phải bằng không. mà lớn hơn con số 0, là 0,0000.........00 mấy đó. Vì trong vũ trụ còn có các hành tinh nên áp suất vũ trụ không phải =0
    Và dựa theo Áp Suất Chất, Lâm cũng đã chứng minh được điều đó. Khi bay ra khỏi trái đất
    mọi người nghĩ mình đã bay ra vũ trụ và đang ở trong vũ trụ. Điều đó quả thật đúng là ở ngoài vũ trụ. Nhưng khoản vũ trụ đó nằm trong môi trường là hệ mặt trời. Mà theo chứng minh của Lâm thì hệ mặt trời có áp suất lớn hơn áp suất vũ trụ. Nên mọi người khi bay ra khỏi trái đất nói là áp suất ở đây (vũ trụ) lớn hơn 0 cũng không gì sai, vì đó là môi trường hệ mặt trời. Thử bay ra khỏi hệ mặt trời xem áp suất vũ trụ có phải = 0 hay không.?
    Và thể tích vẫn có vai trò rất quan trọng trong vũ trụ. Nhất là trong môi trường hệ mặt trời. Bạn hãy tìm hình ảnh của Thái Dương hệ bạn sẽ thấy các hành tinh nằm những vị trí như thế nào bạn sẽ rõ.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB%9Di
    sau khi xem xong ảnh đó Lâm biết chắc bạn sẽ đặt câu hỏi gì tiếp theo cho Lâm.? và cũng xin trả lời luôn là, khi nào bạn đọc được tài liệu mà Lâm chứng minh và đã gởi cho GS Trịnh Xuân Thuận bạn sẽ hiểu. Hoặc khi nào có trả lời của bác Thuận thì Lâm sẽ trả lời cho bạn với câu hỏi bạn sẽ hỏi sau khi xem xong bức ảnh về Hệ Mặt Trời đó. Vì bạn chưa hiểu mà Lâm cứ giải thích thì càng không hiểu, vì bạn còn chưa biết rất nhiều điều về Áp Suất Chất.
    Chỉ với chứng minh áp suất hệ mặt trời lớn hơn áp suất vũ trụ, là Lâm và Áp Suất Chất đã đúng rồi. Còn 1 vài yếu tố nữa nhưng Lâm không nói ra đây.
    Còn tờ giấy phẳng hay bị vo lại rơi như thế nào bên ngoài vũ trụ. Thì bạn hãy viết thư yêu cầu NASA đem ra ngoài vũ trụ cho bạn 2 vật đó và xem nó rơi lại trái đất như thế nào.?
    Vậy bạn có biết cái nào rơi xuống mặt đất trước không khi mà nó nằm bên ngoài vũ trụ. mà bạn dám khẳng định là Áp Suất Chất sai.?
    Nhưng nếu bạn muốn giải thích nó rơi như thế nào trong trái đất thì Lâm đã giải thích rồi.
    Còn câu hỏi của bạn: "Có biết máy bay trực thăng sao phải có đuôi không? Để tăng thể tích cho bay cao chắc ?.Tại sao tên lửa phải có đuôi để tăng thể tích bay cho xa chắc? Chịu"
    bạn đã không so sánh giữa cái này và cái kia trong 1 môi trường nào đó. Mà bạn chỉ nói chung chung, giống như việc 1+1 =2. Thì Áp Suất Chất sai là đúng rồi.!!!!!!
    Vì Định Nghĩa của Áp Suất Chất là so sánh, nếu bạn không so sánh thì không đúng.!
    Câu hỏi Tại sao.? Chính là 1 câu hỏi so sánh. Mà bạn không đưa ra vấn đề để so sánh, bạn chỉ đưa 1 cái thì làm sao Lâm so sánh được mà giải thích cho bạn. Vậy bạn đã rõ rồi nhé.
    Nhưng theo giải thích của Lâm thì thế này. Máy bay trực thăng có đuôi và đuôi phải có chong chóng là vì giữ thăng bằng chứ đuôi trực thăng không có chức năng giúp bay cao. Máy bay trực thăng bay cao hay không là do vận tốc quay của cánh quạt nâng, và phụ thuộc vào cánh quạt nữa. 2 yếu tố này có trong áp suất chất, và áp suất chất có thể giải thích được. Và vì nó là so sánh lớn nhỏ nên Lâm giải thích dễ hơn nữa. Bạn cứ nêu lên vấn đề và bắt Lâm trả lời, nhưng những vấn đề của bạn không đúng với thực tế thì rất khó trả lời.
    Còn về thể tích nước mà bạn nói. "liệu nuớc đổ ra một cái đĩa dẹt có thể tích lớn hơn nuớc đổ vào cái cốc không?"
    trả lời:
    - 1cm khối nước đổ vào đâu cũng chỉ là 1 cm khối nước.
    Câu hỏi của bạn chẳng liên quan hay có 1 chút gì dính dáng đến chuyển động (có vận tốc), hay Áp Suất Chất và bắt Lâm trả lời nên Lâm chỉ có thể trả lời được vậy. Thông cảm nhé.
    Còn nếu bạn hỏi nứơc trong 1 cái cốc đổ ra 1 cái dĩa dẹt thể tích có thay đổi không.? thì Lâm cũng trả lời luôn là có. Vì nước còn dính lại trên cốc nên thể tích nước trên dĩa dẹt nhỏ hơn thể tích nước ở trong cốc lúc ban đầu.
    Còn 2 bài toán của bạn. Nói thật, trình độ của Lâm chỉ là 12/12 mà là hệ bổ túc, nên Lâm chưa biết đến 2 bài toán này. Và Áp Suất Chất không có yếu tố về góc cho nên Lâm không thể chứng minh.
    Và ngược lại, Lâm nhờ bạn chứng minh giùm bài toán này.
    1+1 = mấy......?????? Quá dễ phải không, nhưng không đơn giản thế đâu. Có đề bài hẳn hoi nhé.
    H+O= cái gì.? và bằng mấy chất...????
    Nhiễm sắc thể X+nhiễm sắc thể Y = cái gì.???? Bằng mấy.???
    Hay nói cách khác, 1 người đàn ông + 1 người đàn bà = ra cái gì.? bằng mấy.???
    Không phải bậy bạ đâu nhé... đây là hiện tượng tự nhiên cả đấy.
    Nếu bạn chứng minh được (có bao nhiêu hiện tượng điều kiện gì.v..v....) Bạn chứng minh được thì bạn hãy viết ra hết, nếu đúng thì hãy nói chuyện tiếp về Áp Suất Chất nhé. Vì bạn vẫn chưa hiểu gì về Áp Suất chất cả.
    Đáp án cho bạn đây:
    Nếu bạn chứng minh đúng thì bạn cũng sẽ tự trả lời được 1+1= mấy trong 2 đề bài trên.
    Nếu đáp án của bạn luôn luôn = 2 mà không có số khác thì Lâm nói bạn sai rồi đấy.
    Cám ơn bạn 1 lần nữa..... Lần sau có hỏi tại sao...???...v..v.... không.? Tức là bạn nói đến so sánh, tức là nói đến định nghĩa thì bạn đưa ra vấn đề so sánh chính xác và thực tế 1 chút nhé. Lâm không có ý chê trách hay móc xéo gì đâu. Chỉ yêu cầu bạn nói rõ hơn 1 chút thôi.
    Cám ơn vì những câu hỏi của bạn. Hy vọng lần sau gặp bạn tiếp. ^_^ .... Chúc bạn nhiều may mắn nhé.
    Còn câu hỏi của Lâm ở phần trên dành cho bạn là. Muốn xác định thể tích của nước, bạn làm gì.? Đổ nước ra sàn nhà hay là đổ nước vào 1 cái ly, 1 cái hộp.?
    Xuân Lâm.
  10. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Trả lời Tungsin_tpg:
    Co?n 1 câu tôi muốn ho?i, la? cá nhân tôi to? mo?. Chúng ta đê?u biết, sự thật chi? có 1, không thê? tô?n tại 2 sự thật. Nếu "áp suất chất" la? có thật, thi? nó la? động lực cu?a chuyê?n động. Vậy bạn đaf phu? nhận toa?n bộ hệ thống vật lý được xây dựng dựa trên luật vạn vật hấp dâfn hơn 500 năm nay. Vật lý ca? thế giới sef sụp đô?, bạn đaf tước mất hơn 90% gia?i thươ?ng nobel cu?a các nha? vật lý va? hóa học tư? trước đến giơ?. Tôi tin la? lực hấp dâfn có thật, va? tôi đaf tự tay đo được nó.
    Gư?i tới Lâm mấy lơ?i góp ý chân tha?nh.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Lâm rất cám ơn lời góp ý rất chân thành của bạn.
    Lời góp ý này Lâm nhận được rất nhiều.
    Nhưng hãy hiểu thế này nhé. chính vì bạn không muốn phân tích từng câu chữ nên Lâm chỉ trả lời vắng tắt thôi.
    "Chúng ta đê?u biết, sự thật chi? có 1, không thê? tô?n tại 2 sự thật"
    Lâm có thể chứng minh có thể tồn tại 2 sự thật. Và chính vì chứng minh có được 2 sự thật nên Lâm không muốn lật đổ Vật Lý thế giới. Và cũng như bạn nói, sự thật là sự thật. Nếu Áp Suất Chất đúng thì mong mọi người chấp nhận dùm cho Lâm. Đừng vì sợ Vật Lý thế giới sụp đổ mà phản bát sự thật đó. như vậy là Lâm vui lắm rồi. Bấy lâu nay chúng ta vẫn sử dụng công thức Vật Lý để tính toán, tại sao chúng ta không áp dụng tiếp. Mà Áp Suất Chất của Lâm đâu có những yếu tố đó đâu. Nên Vật Lý thế giới vẫn có thể và sẽ mãi mãi đùng được. Vì bấy lâu nay chúng ta vẫn dùng nó. Lâm chỉ muốn tìm tòi và chứng minh 1 điều gì đó thôi, vì suy nghĩ, và nghiên cứu là đời sống của Lâm. Nếu Lâm ngừng suy nghĩ Lâm chết đi thì hay hơn, Lâm đâu có tham vọng gì đâu mà các bạn lại lo lắn và sợ như thế. Hãy xem nó như là 1 công thức mới bổ sung thêm và làm giàu thêm cho công thức Vật Lý thế giới. Chứ đừng nghĩ nó quá to lớn mà các bạn lại lo lắn.
    1 câu hỏi. Nếu lâm chứng minh Áp Suất Chất đúng, các bạn có ủng hộ cho Lâm không.?
    bạn nói là lực Hấp Dẫn là có. và tự tay bạn đã đo được nó.
    Nói thật bạn nhé, Lâm không nói là lực Hấp Dẫn không có, mà chỉ nói trọng lực không có thôi, vì khi Lâm sử dụng Áp Suất Chất chứng minh Thái Dương Hệ, Lâm vẫn dùng đến "hấp dẫn".
    Vì hấp dẫn là:
    1 chiếc xe lớn chạy nhanh, sẽ kéo theo 1 đám bụi hay 1 mãnh giấy, 1 miếng nylon.v..v.....
    1 cơn lốc xoáy tạo hấp dẫn hút mọi vật vào.
    "Hấp dẫn" là có, nhưng trọng lực thì không.!
    và 1 lần nữa nói cho các bạn rõ. Lâm không quy định 1 chút gì trong Áp Suất Chất hết. mà tất cả Áp Suất Chất là do tự nhiên, Lâm dựa theo tự nhiên để phát biểu và tìm công thức cho mọi người dễ hiểu về tự nhiên.
    Khi các bạn hỏi những câu hỏi mang tính chất so sánh chính là các bạn đang hỏi và đang nói về định nghĩa của Áp Suất Chất.
    Còn các bạn so sánh về việc gì đó là các bạn so sánh về tính chất của vật. tức là các bạn đang nói về tính chất áp suất chất.
    Rất tự nhiên đúng không.?
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 30/04/2006

Chia sẻ trang này