1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 27/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Có cái dù nào dày tới 1cm?
    Cái áp suất chất của bạn đo bằng cái gì vậy? Dùng công thức gì để tính? Đọc từ đầu đến giờ rất hoan nghênh bạn có ý tưởng nhưng cái gì trong vật lý cũng cần có công thức cả.
    Trong khoa học nếu bạn muốn đưa ra một lý thuyết mới bạn cần có các yếu tố sau:
    1> Giả định ban đầu: tương tự như tiên đề trong toán học. Tuy nhiên cái giả định này phải có hình hài rõ ràng chứ không thể chung chung, không bấu víu vào một vấn đề gì của tự nhiên!
    2> Những điều suy ra được từ giả định đó mà nó phù hợp với thực tiễn. Các điều suy ra này đều phải được xây dựng trên những công thức chặt chẽ chứ chỉ lập luận mà không có công thức thì chẳng khác gì thầy bói xem voi đâu.
    Nói nhiều thì có khi bạn không thích, bây giờ chỉ đưa ra mấy câu hỏi bạn trả lời nhé:
    1.Áp suất chất của bạn áp dụng cho các chất gì (rắn, lỏng, khí,....)?
    2.Áp suất chất giữa hai chất (vật) so sánh dựa theo tiểu chuẩn nào?
    3. Hai "vật" không có liên kết rắn với nhau có thể coi là một vật?
    4. Hai mũi tên bằng nhựa một không gắn gì, một gắn một miếng thép hình vuông vào giữa mũi tên (gắn đối xứng), cái nào sẽ bay xa hơn?
    5. Cùng là 2 mũi tên đấy thả rơi từ độ cao như nhau, mũi tên nào xuống đất trước?
    Được KTY sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 29/04/2006
  2. dotchoichu

    dotchoichu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    thú thực với bạn vật lý vui, mình rất khâm phục sự tìm tòi cũng như sự dũng cảm đề đạt ý kiến của mình trôúc bàn dân thiên hạ, sự say mê vật lý của bạn, tuy nhiên, tui thấy bạn có một cái nhìn về thế giới có vẻ ko chính xác, có cái gì đó ko bình thường (có thể các bác học nổi tiếng đều như vậy thì phải, như anhxtanh chẳng hạn, biết đâu bạn cũng sẽ lại trở thành một anhxtanh thứ hai thì sao nhỉ :-/), điều đó nó biểu hiện ra ở đây:
    Bong bóng bay, bay được là vì áp suất chất của khí hydro nhẹ hơn áp suất chất của khí oxy, nhưng càng lên cao áp suất càng giảm, nên bong bóng bay chỉ bay đến một độ cao nào đó có áp suất chất bên ngoài ngang bằng với áp suất chất khí hydro trong một thể tích của bong bóng bay. Còn áp suất bên trong bong bóng bay cao hơn áp suất bên ngoài vì đó là áp suất của Pascal chứ không phải áp suất chất.

    tui ko hiểu nổi, nếu tôi ko nhầm hôm trước bạn có phát biểu áp suất chất ko phải áp suất pascal, như vậy 2 đại lượng khác nhau sao có thể dùng để so sánh với nhau! như 1m làm sao so sánh với 1 kg được!
    Chim bay được là vì chim đập cánh đã làm thay đổi thể tích khối lượng cơ thể và gia tăng vận tốc, làm cho áp suất của chim nhẹ hơn áp suất chất của không khí bên dưới mặt đất nên chim bay lên. Chim nhỏ đập cánh nhiều, chim ưng, có sãi cánh lớn nên ít đập cánh hơn
    cái gì thế này? chim đập cánh mà tăng thể tích khối lượng cơ thể? chỉ có khi nó hít vào thì thể tích cơ thể nó mới lớn lên đôi chút!
    lí giải dùm tại sao chim lớn ít đập cánh hơn? đừng bảo là do áp suất chất của nó nhỏ hơn nhé, vậy người thì lớn hơn chim đai jbàng tại sao ko bay lên được vì theo lí thuyết dó người chỉ cần làm cánh giống inca đã làm và đập cánh ít hơn chim ưng vẫn bay tốt lên trời!
    ''
    Để thay đổi độ bay của mũi tên, con người đã gắn vào đó những chiếc lông vũ, có khối lượng nhẹ, nhưng làm thay đổi đáng kể về thể tích. Nên mũi tên có gắn lông vũ đã bay xa hơn, cao hơn mũi tên không gắn lông vũ. Khi cả hai chịu cùng một lực đàn hồi của dây cung.
    cái này bạn lầm to, tên không có đuôi bị lệch là do một phần năng lượng sinh ra do sự đàn hồi của dây cung đã tiêu tốn vào momen quay khiến cho mũi tên bay ko được xa, còn momen quay làm cho độ chính xác của mũi tên giảm đi! <-----cũng giống như tên lửa, phải gắn đuôi để nó bắn mục tiêu chính xác hơn, ít tốn nhiên liệu hơn!
    Tính Chất trên là do vat_ly_vui dựa trên các hiện tượng tự nhiên để tìm ra công thức và phát biểu tính chất cụ thể hơn cho mọi người dễ hiểu. Đây không phải là do quy định của vat_ly_vui giống như quy định trọng lực của Newton. Mà vat_ly_vui chỉ quan sát tự nhiên và phát biểu.
    bộ bạn nghĩ newtơn phát minh ra trọng lực là quy định do ông ấy sáng chế ra hả, lầm to, cái đó ông ta cũng phải quan sát tự nhiên, nghiên cứu, tìm tòi và cuối cùng mới tìm ra được trọng lực với tất cả bản chất của nó, nếu bạn cũng như ông ấy, bạn hãy viết công thức tính áp suất chất ra đây mọi người cùng nghiên cứu, nhớ là công thức phải thật dơn giản nhé, làm sao cho ít nhất 1 người khác bạn cũng phải hiểu!
    còn nữ, bạn phát biểu : "Áp suất chất nào nặng hơn sẽ bị chìm trong áp suất chất nhẹ hơn, và bị áp suất nhẹ hơn nén lại. Đồng thời áp suất chất nặng hơn sẽ đẩy áp suất chất nhẹ hơn ra áp suất vũ trụ. Và nó còn phụ thuộc vào thể tích và vận tốc chuyển động của chất đó"
    vậy bạn nói thế nào nếu nhà du hành vũ trụ nhảy ra khoảng không vũ trụ mà ko có bộ đồ du hành gia sẽ bị nổ tung? , như bạn nói, nhà du hành sẽ được vũ trụ nén lại, làm sao nhà du hành bị nổ tung?????!!!! lý thuyết của bạn có quá nhiều chỗ sai!
    nhưng dù sao cũng phải hoan nghênh sự tìm tòi cũng nhữ sự yêu thích vật lý của bạn! hoan nghênh bạn dám nêu lên ý kiến của mình cho mọi người cùng xem xét,
  3. dotchoichu

    dotchoichu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    cos
    ặc, cái gì thế này o_O???
    ô tô lớn chạy nhanh, nó sẽ nén không khí phía trước nó, kéo dãn lớp không khí phía sau, khiến cho không khí ở xung quanh kéo vào lấp đầy khoảng trống đó, khi đó không khí xung quanh kéo theo những thứ như bụi, mảnh giấy, miếng nylon!!!! tương tự cơn lốc xoáy cũng vậy, cột không khí xoay với tốc độ cao, theo định luật béc nu li, nó sẽ sinh ra trong lòng một áp suất rất thấp so với bên ngoài, do đó không khí sẽ đi từ bên ngoài cơn lốc kéo vào, do sự chênh lệch áp suất là rất lớn nên lực hút cũng rất mạnh và có thể kéo cả cái ô tô bay lên không trung! chứ nó ko liên quan gì đến lực hấp dẫn ở đây cả!
  4. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    thù thẶt là? mì?nh ko nghìf "cò hẮp dĂfn nhưng khĂng cò tròng lực" là? như thẮ nà?o
    nhưng mì?nh sèf chơ?
    hì?, ìt ra nẮu LĂm 'ùng thì? mì?nh cùfng sèf vui
  5. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn KTY và dotchoichu đặt câu hỏi và câu hỏi của bạn cũng rất là thú vị.
    Trước tiên nói về cái dù.
    Lâm chỉ lấy 1 đại lượng nào đó để chứng minh về mặt thay đổi thể tích của 2 cái dù. Vì Lâm đang so sánh và kêu các bạn so sánh sự thay đổi về diện tích khi bề dày không thay đổi. Các bạn không chịu so sánh mà lại nhắm vào chuyện bề dày 1cm thì quả thật là các bạn không chịu đọc kỹ câu hỏi, không chịu hiểu, rồi đi hỏi ngược lại
    Đọc kỹ yêu cầu của người khác là gì hãy phát biểu tiếp nhé.
    Nếu bạn không thích 1cm thì Lâm có thể giảm xuống còn 1mm hoặc 5mm,4mm,3mm,2mm.
    Nếu Lâm có nhiều tiền Lâm sẽ làm 1 cái dù có bề dày là 1cm, chịu há.
    Lâm nói có sách mách có chứng. Không ai dại dột gì mà nói suôn để mà bị chửi đâu, nhất là khoa học về Vật Lý học.
    Lâm nói là Lâm đã tìm ra định nghĩa, định lý, tính chất, và công thức Áp Suất Chất.
    Còn trong Forum này, Lâm không đưa ra công thức của mình.
    Và nói cho các bạn biết nhé...... Nếu bạn nào đọc thật kỹ những bài mà Lâm viết về Áp Suất Chất, và các bạn đúng là những tay giỏi về Vật Lý các bạn sẽ tìm ra công thức của Lâm. Nhưng rất tiếc là mọi người đã không thấy được, mà chỉ chú ý vào những gì Lâm viết xem nó đúng hay sai.
    Và những gì mà Lâm viết trong Forum nó chỉ xoay quanh tính chất của Áp Suất Chất thôi. Mà từ tính chất suy ra công thức, từ đâu có tính chất.? từ việc quan sát các thay đổi của tự nhiên.
    Còn về so sánh như thế nào và cách xác định của Lâm như thế nào về thể tích. Lâm sử dụng phương pháp sau:
    Nói về thể tích của con chim.
    Khi chim gập cánh lại:
    1./ chiều dài từ mỏ đến đuôi. 2./ Chiều cao từ đầu xuống chân. 3./ bề rộng từ cánh này qua cánh kia.
    Khi chim dang rộng cánh ra:
    1./ Chiều dài từ chóp cánh này qua cánh kia. 2./ bề rộng từ mỏ đến đuôi, và 3./ chiều cao từ chân lên đầu.
    Theo như các bạn nói Chim dang cánh ra là thay đổi diện tích (bề mặt cánh).
    Vậy Lâm hỏi các bạn nhé, chiều dài từ mỏ đến đuôi từ đầu xuống chân các bạn dục đi đâu rồi.? Không tính à.?
    Nếu vậy thì chỉ có cái cánh bay lên chứ không phải là con chim, nhớ cho kỹ nhé. Lâm không muốn nhắc lại đâu.
    Thay dổi chiều dài sải cánh mà 2 dữ kiện kia vẫn không thay đổi thì không phải thay đổi về thể tích chứ là thay đổi cái gì.???
    Tương tự con chim, cái dù cũng vậy thôi.
    Cũng có 3 dữ kiện, dài, rộng, cao (dày).
    Nếu bạn nói thay đổi diện tích (tiết diện) làm cho dù có lực cảng không khí lớn. Diện tích là gì. Diện tích là chiều dài nhân với chiều rộng ra diện tích mét vuông, cm vuông, km vuông..v.v...
    Vậy cái dù nó không có bề dày à. Bạn có dám chắc là cái dù nó không có bề dày không...???? Nếu bạn dám chắc, Lâm xin đi bằng đầu chứ không đi bằng chân, hay tay nữa. Và bạn cũng nên về học không gian 3 chều học lại toán và vật lý đi.
    Còn nếu bạn nói dù có bề dày, thì diện tích nhân với bề dày (chiều cao) = cái gì.? Không phải là thể tích à.? Vậy Thay đổi diện tích mà bề dày không thay đổi. Không phải thay đổi về thể tích chứ thay đổi về cái gì.?
    Cũng giống như xem hoạt hình Mickey với xem Finding Nemo, chỉ biết nó chuyển động chứ không biết được nó là 2 chiều hay 3 chiều.
    dotchoichu viết và hỏi !!!!!!?????
    "lí giải dùm tại sao chim lớn ít đập cánh hơn? đừng bảo là do áp suất chất của nó nhỏ hơn nhé, vậy người thì lớn hơn chim đai jbàng tại sao ko bay lên được vì theo lí thuyết dó người chỉ cần làm cánh giống inca đã làm và đập cánh ít hơn chim ưng vẫn bay tốt lên trời!"
    Lâm xin trả lời 1 lần thôi nhé, và xin đọc kỹ và suy nghĩ kỹ đừng nên hỏi lại lần nữa nhé. Bực mình lắm đấy.
    Nếu bạn đã thông qua về thể tích ở bên trên thì mới thông được cái này.
    1./ Chim lớn ít đập cánh hơn chim nhỏ.? Và bạn hỏi tại sao nên Lâm sẽ giải thích vì sao.!
    Bạn hãy so sánh tiếp nhé, Chim ưng và con chim ruồi. Chim ưng có sải cánh dài hơn chiều dài cơ thể rất nhiều.
    Còn con chim ruồi sải cánh của nó dài hơn cơ thể không nhiều lắm, nhất là con chuồn chuồn. Bạn quan sát sẽ thấy, vì Lâm không có thông tin cụ thể nên chỉ nói đại ý như vậy thôi.
    Chính vì sự chênh lệch về chiều dài cánh so với chiều dài cơ thể đó nên chim ưng ít đập cánh hơn. Quan sát chim hải âu các bạn cũng sẽ thấy, sải cánh của nó lớn hơn chiều dài cơ thể rất nhiều
    Con người có thể bay như chim đấy, nếu bạn làm được 1 cái cánh lớn hơn chiều dài cơ thể thật nhiều gấp 2 hay gấp 3 lần cơ thể, và bạn cũng cần phải có lực vỗ cánh ban đầu rất lớn, Điều này đòi hỏi bạn phải có cơ bắp rất rất khoẻ đấy. Khi bạn bay lên rồi thì không cần phải vỗ cánh nhiều đâu. Và bạn còn cần phải điều khiển được lông vũ nữa đấy. Người Inca gì đó mà bạn nói,và Lâm nhớ không lầm thì trong thần thoại hy lạp cũng có 2 người bức lông chim lấy sáp gắn vào tay, rồi bay lên thoát khỏi mê cung và con bò tót.
    bạn biết tại sao con người khi tạo cánh cho mình mà bay lên không được không.? Vì cánh mà con người tạo quá ngắn (thể tích nhỏ), chỉ dài bằng cánh tay nhỏ hơn chiều dài cơ thể, và chưa có lực vỗ cánh ban đầu đủ lớn nên con người gắn cánh vô mà vẫn chưa bay được.
    Còn con chuồn chuồn và con ruồi, do nó không gập cánh lại đựơc. Tức là thể tích không thay đổi, nên nó phải thay đổi vận tốc vỗ cánh. (2 yếu tố này thuộc tính chất áp suất chất, và từ đây Lâm đưa vào công thức).
    Và tính chất về vận tốc cũng vô tình đúng với mũi tên.
    Mũi tên của KTY :
    4. Hai mũi tên bằng nhựa một không gắn gì, một gắn một miếng thép hình vuông vào giữa mũi tên (gắn đối xứng), cái nào sẽ bay xa hơn?
    5. Cùng là 2 mũi tên đấy thả rơi từ độ cao như nhau, mũi tên nào xuống đất trước?
    Cùng là 2 mũi tên bằng nhựa. Nhưng bạn thả nó từ trên cao xuống, tức là bạn không tác động lực tạo vận tốc mà chỉ buôn ra cho nó rơi tự do.
    Nên, cái mũi tên mà bạn gắn miếng thép vô, sẽ rơi xuống trước, đơn giản vì nó nặng hơn mũi tên không có gắn miếng thép.
    1 câu hỏi chẳng có gì thú vị.
    Còn nếu bạn bắn nó trên cùng 1 lực đàn hồi của dây cung, xem mũi tên nào bay xa hơn, bay cao hơn. Thì Lâm yêu cầu bạn cho Lâm biết được những số liệu cụ thể và chính xác, Lâm sẽ tính toán bằng Áp Suất Chất và trả lời cho bạn. Vì miếng thép đó nặng bao nhiêu, 1 kg hay 1 tấn. Mũi tên bằng nhựa nhưng khối lượng, chiều dài như thế nào.? miếng thép đó rộng bao nhiêu, dày bao nhiêu, và dài bao nhiêu.?
    và bạn hãy chế tạo 1 cái cung điện tử, 2 mũi tên như bạn nói. Sau khi Lâm tính xong, bạn sẽ bắn thử xem có giống Lâm nói hay không. Chứ mắc công Lâm nói bạn lại không chịu thì nguy cho Lâm lắm. và nhớ là cung điện tử nhé, vì bắn bằng lực kéo của tay không chính xác lắm đâu.
    Còn dotchoichu viết và hỏi!!!!!????
    vậy bạn nói thế nào nếu nhà du hành vũ trụ nhảy ra khoảng không vũ trụ mà ko có bộ đồ du hành gia sẽ bị nổ tung? , như bạn nói, nhà du hành sẽ được vũ trụ nén lại, làm sao nhà du hành bị nổ tung?????!!!! lý thuyết của bạn có quá nhiều chỗ sai!
    Lâm chưa nói là các nhà Phi hành gia nếu ra vũ trụ mà không có bộ đồ du hành sẽ bị nổ. Nên bạn tự hỏi tự trả lời và hỏi lại Lâm có đúng không thì bạn là người tầm bậy nhất đấy.!!!
    chắc là bạn chưa xem bộ phim khoa học, khi mà các nhà khoa học đang nghiên cứu về áp suất để chuẩn bị đưa người vào vũ trụ. Trong phim, các nhà khoa học đã đưa con người đến những vùng biển sâu nhất. cho người tình nguyện vào bên trong 1 cái buồn khí. Treo vật thật nặng, thả xuống đái biển theo những độ sâu khác nhau. Do áp suất nước lớn ép mọi vật lại nên khi kéo lên, 1 số tay chân bị đứt lìa, thịt da bị ép nhỏ lại và dãn dài ra giống như cục bột khi bạn bóp mạnh tay vậy. Đó là ở độ sâu nhất, và 1 số khác ở độ sâu khác nhau. Có người bị nhức đầu, bị co giật, ói mữa liên tục cho đến chết, có người bị dị hình dị dạng...v..v......
    Cũng giống như bạn nặng đất sét hay nặng bột. Khi bạn nén nó quá chặt nó sẽ mỏng lại và sẽ dài ra, hoặc lồi chỗ này lõm chổ kia...v..v.... Chứ nó không có nổ như bạn suy diễn đâu.!!!!! và bạn hỏi làm sao nhà du hành bị nổ tung????!!!![/size=4]
    Thì quả thật Lâm không biết trả lời như thế nào hết, vì câu hỏi quá tầm bậy.
    Chính vì bạn suy diễn sai nên bạn nói là lý thuyết của Lâm sai. Thế thôi.
    Còn mũi tên mà bạn nói, trước đây cũng có người nói rồi, nhưng Lâm không muốn trả lời. Nay bạn hỏi lại, Lâm cũng trả lời luôn.
    Bạn đã học là "tên không có đuôi bị lệch là do một phần năng lượng sinh ra do sự đàn hồi của dây cung đã tiêu tốn vào momen quay khiến cho mũi tên bay ko được xa, còn momen quay làm cho độ chính xác của mũi tên giảm đi! <-----cũng giống như tên lửa, phải gắn đuôi để nó bắn mục tiêu chính xác hơn, ít tốn nhiên liệu hơn!"
    Và bạn cũng chỉ biết có như vậy thôi
    Và trong những câu đó bạn có xác định là cần phải gắn đuôi vô để nó bay chính xác hơn, xa hơn.
    Và Áp Suất Chất của Lâm đã chứng minh được là nhờ gắn đuôi vô mà nó bay xa hơn, bay cao hơn. Lâm chỉ xoay quanh thể tích và vận tốc chứ không hề liên quan gì đến monen lực hay năng lượng gì gì đó. Vậy Áp Suất Chất đúng hay sai.?
    chính nhờ sự chứng minh khác của bạn vô tình bạn đã xác minh cho Áp Suất Chất đúng rồi đấy.
    1 bài toán có 2 cách giải, và đáp số vẫn là đáp số. Đáp số ở đây là gắn đuôi vào mũi tên bay xa hơn, bay cao hơn.
    các bạn so sánh nó đúng như vậy mà không nhận thấy nó đúng, Lâm đã nín không nói rồi mà các bạn lại bắt Lâm nói.
    bạn dotchoichu và Fairydream đã chứng minh Áp Suất Chất đúng rồi đấy. Cám ơn hơi muộn, xin lỗi nhé.
    Lâm hỏi bạn tiếp nhé. 1 người bị đâm ngay tim chết.
    Khi tôi hỏi: tại sao ông ta chết.?
    Bạn trả lời: Ông ấy bị đâm chết.!
    và tôi cũng chỉ biết ông ấy chết vì bị đâm, chứ biết bị đâm chổ nào đâu.
    Nhưng nếu tôi hỏi: Ông ta chết vì bị đâm à, bị đâm ở đâu thế.? Thì tôi sẽ biết ông ta chết vì bị đâm ngay tim.
    Cũng như bạn hỏi Newton. Tại sao quả táo rơi.?
    Newton trả lời: Đó là vì lực hút trái đất đã hút quả táo xuống, và đó gọi là trọng lực.
    Thì bạn cũng chỉ biết là do lực hút trái đất nên quả táo rơi.
    Nhưng nếu bạn hỏi Newton: Tại sao quả táo rơi xuống mà bong bóng bay lại bay lên.?
    Lâm tin chắc Newton sẽ trả lời khác. (Không biết vào thời của Newton đã có bong bóng bay chưa.??? Cái này Lâm chưa biết, ai biết chỉ dùm cám ơn nhiều, có trang web hay quyển sách nào có nói đến thì càng hay)
    Cám ơn bạn đã chứng minh dùm Áp Suất Chất nhé. Vậy là Lâm không cần phải chứng minh nữa.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 05:09 ngày 30/04/2006
  6. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  7. alone_galaxy

    alone_galaxy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại nếu cái Áp Suất Chất của bạn là đúng thì có hiện tượng gì chưa thể giải thích bằng trọng lực được bạn giải thích. Như bạn nói, ÁP Suất Chất là do bạn định nghĩa, còn Trọng lực do người khác định nghĩa, đừng làm rắc rối thêm làm gì. Nếu phát hiện của bạn có thể đưa ra những định luật mới mà bằng kiến thức Vật lý bây giờ không thể có và nó đúng với thực tế thì tôi ( và cả mọi người nữa) sẽ hoàn toàn ủng hộ và " yên tâm" về cái Áp suất chất của bạn .
  8. alone_galaxy

    alone_galaxy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0

    Hê hê, tớ hỏi bạn một câu nữa, thế giờ gắn ngược cái lông vulãi thì sao, khi đó áp suất chất có thay đổi như với trường hợp gắn xuôi không, và mũi tên có bắn xa như trường hợp đó không?
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi bạn Lâm cho hỏi mấy câu sau, và tôi sẽ lí giải luôn tại sao tôi ỏi nhé:
    1- bạn dựa trên những cơ sở toán họpc và vật lí nào để đua ra lí thuyết của bạn? Xin đừng nói là vì bạn không theo Newton nên không quan tâm nhé, chầnh khoa học nào không nhiên cứu những ư duy đã có mà đã khẳng định mình lật đổ nó
    2- lí thuyết của bạn đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm bao giờ chưa? cái gì cho bạn biết áp suất chất tồn tại, hay bạn cũng dùng cái lực kế nhưng giờ dây bạn qui ước lại là lực bây giờ gọi là áp suất chất?
    3- tren đời này không ai đưa ra lí thuyết trước rồi mới bảo lí thuyết đi trước là sai. Vậy trước khi nghiên cứu cái bạn gọi là áp suất chất thì bạn đã nghiên cứu về vật lí và thấy các lí thuyết cũ có những hạn chế nào, bạn hãy thử nêu những hạn chế đó ngắn gọn xem sao!
    Tôi hỏi rất cơ bản và có tính ... nền tảng nhé, không cần đi vào chi tiết làm gì, nếu bạn trả lời hợp lí thì tôi sẽ cùng bạn thảo luận chi tiết sau
  10. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Con chim của VLV hình hộp chữ nhật!

Chia sẻ trang này