1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 27/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Hỏi bạn thế này thôi nhé......:
    Mỗi chất mỗi vật đều có 1 áp suất riêng đúng không.?
    VD: Áp suất của nước, lớn hơn áp suất không khí (Áp suất Pascal)
    Áp Suất của Pascal : viết tắt là p là 1 đại lượng vật lý, thể hiện cường độ thành phần lực tác động vuôn gó trên 1 đơn vị đo diện tích của 1 vi thành phần bề mặt vật chất.
    P=F/A
    (nguồn từ wikipedia)
    Pascal chỉ xác định lực trên 1 bề mặt diện tích.
    Còn Áp Suất Chất, cũng tương tự, nhưng Áp Suất Chất không xác định lực, và không xác định diện tích. Vì trong tự nhiên tức là trong môi trường không gian 3 chiều. Nên Lâm phải xác định trên thể tích chứ không trên diện tích như của Pascal.
    Áp Suất Pascal và Áp Suất Chất, có 1 số điểm giống nhau nhưng khác nhau hoàn toàn. Cho nên đừng nghĩ và lẫn lộn giữa Áp Suất Pascal và Áp Suất Chất.
    Định nghĩa Áp Suất Chất:
    Áp suất chất là áp suất riêng của tinh thể nào đó có khối lượng nguyên tử lớn hơn hay nhẹ hơn tinh thể khác.
    Nói cách khác: Áp suất chất là áp suất riêng của 1 chất hay 1 vật chất nào đó có mật độ đặc và trọng lượng lớn hơn hay nhẹ hơn 1 chất khác.
    Độ đặc ở đây là đặc và loãn. Kim loại đặt hơn nước, nước đặc hơn không khí. Vậy kim loại nặng hơn nước, và nước nặng hơn không khí đúng không.?
    1 chất nào đó có áp suất chất lớn sẽ luôn luôn chìm xuống đáy của 1 chất có áp suất chất nhỏ hơn. Và luôn luôn chìm trong áp suất vũ trụ = 0
    Đồng thời chất có áp suất chất lớn sẽ luôn luôn đẩy chất có áp suất chất nhỏ hơn ra áp suất vũ trụ ( đẩy lên trên)
    Tính chất của áp suất chất:
    Áp suất chất nhỏ có tính chất tạo ra áp suất tĩnh có giá trị đều theo mỗi hướng và có chiều vuông góc với bề mặt áp suất chất lớn hơn. Nên áp suất chất nhỏ đã bao trùm áp suất chất lớn hơn.
    Cái này thì giống với Áp Suất Pascal vì Lâm thấy trái đất nằm giữa không khí nên lấy đó phát biểu cho Áp Suất Chất.
    Hay nói cách khác: Áp suất chất nhỏ nén áp suất chất lớn hơn. Cái này là của Lâm phát biểu.
    Cùng 1 khối lượng nếu thể tích tinh thể gom lại áp suất chất sẽ tăng lên.
    Cùng 1 khối lượng nếu thể tích tinh thể giãn ra áp suất chất sẽ giảm xuống.
    Chứng minh: không khí nóng giãn nở thay đổi thể tích lớn. không khí lạnh co lại thu nhỏ thể tích lại.
    Nên khí nóng nổi bên trên khí lạnh. Điều này có đúng thực tế không.????
    Nếu bạn xác nhận đúng thì Áp Suất Chất là đúng...!!!!!
    Và nói cho bạn biết nhé. Thực tế là khí nóng nổi trên khí lạnh đấy, và chim ưng lợi dụng khí nóng để bay lên đấy, ngày nay tàu lượn cũng được nghiên cứu chế tạo theo hướng này đấy.
    Dù cũng vậy, thay đổi tiết diện nhưng bề dày không đổi chính là thay đổi thể tích. Nên vận động viên bung dù có áp suất chất nhỏ hơn vận động viên không bung dù, nhưng cả 2 vẫn lớn hơn áp suất chất không khí nên. Vận động viên bung dù rơi chậm hơn vận động viên không bung dù. Hiểu chưa.??????????
    Không khí nén vận động viên lại, nhưng trái đất có áp suất chất còn lớn hơn vận động viên, nên vận động viên bị không khí nén vào trái đất chứ không đẩy ra vũ trụ.
    Chính vì không khí nén vận động viên, hay quả táo vào trái đất nên nó rơi xuống, chứ không phải là bị trái đất hút. mà trái đất không hút thì có phải không có trọng lực không.?
    Lâm giải thích rất cụ thể rồi đấy.
    Đọc cho thật kỹ rồi suy nghĩ tìm câu hỏi nhé. Đừng hỏi lại.
    Nói 1 mà hiểu 10 là đó.
    Đọc định nghĩa xem. Các bạn thấy, đó là yếu tố so sánh giữa chất này với chất kia, giữa khối lượng chất này và chất kia.
    Vì câu hỏi tại sao.? mang bản chất là so sánh, nên Lâm định nghĩa theo hướng so sánh. Vậy có đúng và phù hợp với tự nhiên không.?
    Khi nào các bạn thông suốt không gian 3 chiều: dài, rộng, cao. Thì Lâm mới đưa công thức ra. Tạm thời chỉ là Định nghĩa và tính chất thôi.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 30/04/2006
  2. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  3. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  4. dotchoichu

    dotchoichu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Được rồi, mình cũng ko tranh luận với bạn nữa, kiến thức vật lý cũng rất nông cạn, cũng như các bạn ở đây, nên có thể lý thuyết của bạn là đúng, nhưng mọi người ko có đủ kiến thức để giải thích điều đó, tuy nhiên, các giáo sư có thể đủ khả năng để dánh giá điều bạn mới khám phá là đúng hay sai, nghe đâu bạn đã gửi cho bác Trịnh Xuân Thuận hả??? vậy mong bác Thuận sớm trả lời giải đáp về vấn đề này, mong rằng lúc đs bạn cũng post lên diễn đàn này lời giải thích và đánh giá của bác Thuận, có được ko???
  5. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Đang lơ lửng trong không khí có động vào mặt đất đâu mà bị tác động? Như vậy cái Áp suất chất của bạn tác động mà không cần tiếp xúc nhỉ?
    Tại sao? Bạn dùng lý thuyết chứng minh thế nào? (thực nghiệm và chứng minh là hai việc khác nhau đấy nhé)
  7. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Đáy vũ trụ ở đâu vậy?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Không khí nén vận động viên lại, nhưng trái đất có áp suất chất còn lớn hơn vận động viên, nên vận động viên bị không khí nén vào trái đất chứ không đẩy ra vũ trụ.
    [/QUOTE]
    Đang lơ lửng trong không khí có động vào mặt đất đâu mà bị tác động? Như vậy cái Áp suất chất của bạn tác động mà không cần tiếp xúc nhỉ?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ-]
    không khí nóng giãn nở thay đổi thể tích lớn. không khí lạnh co lại thu nhỏ thể tích lại
    [/QUOTE]
    Tại sao? Bạn dùng lý thuyết chứng minh thế nào? (thực nghiệm và chứng minh là hai việc khác nhau đấy nhé)
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Lâm trả lời 3 câu hỏi của bạn như thế này.
    1./ Đáy vũ trụ ở đâu.?
    Bạn nhảy vô 1 cái hồ bơi chứa đầy nước. Lâm hỏi bạn đáy hồ bơi ở đâu.???
    Có phải đáy hồ bơi là nơi thấp nhất của hồ nước không.?
    Vậy đáy hồ bơi có phải là đáy của lượng nước trong hồ không.? Vậy đó có phải là đáy nước không.?
    khí quyển cũng vậy. Đáy của khí quyển là mặt đất, là mặt biển, mặt sông. Tức là nơi tiếp giáp giữa bề mặt chất này và bề mặt chất kia khi chất kia nén chất này lại.
    Đáy Vũ trụ cũng tương tự như thế, trái đất có đáy vũ trụ là tầng bình lưu đấy. Hiểu rồi nhé.
    Áp suất vũ trụ, Lâm nói là = 0. Nếu bạn chế tạo được 1 chất có áp suất chất giá trị âm bạn sẽ đi đến đáy thật sự của vũ trụ. Vả hãy tưởng tượng như thế này nhé. Vũ trụ cũng giống như 1 cái bọc to bên trong có chứa nước, và cá. Đáy vũ trụ tạm hiểu là nơi tiếp giáp giữa nước và cái bao nylon. Vậy trong không gian 3 chiều, chiều nào cũng là đáy của vũ trụ hết. Có thể đó là đáy lớn nhất của vũ trụ. còn nơi tiếp giáp giữa vũ trụ và các hành tinh là đáy vũ trụ nhỏ của 1 hành tinh nào đó. Đến đây bạn hiểu nhé. suy nghĩ thật kỹ để hiểu nhé.
    Và có lẽ linh hồn mọi người hay nói là cõi âm. khi chết bay lên trời...... Khi linh hồn bay ra đến đáy lớn vũ trụ, và quay về nói cho bạn biết thì lúc đó bạn cũng đã chết rồi. nên không ai biết được đáy vũ trụ lớn là như thế nào. Biết đâu bay ngang qua lỗ đen bị hút hết cũng nên..... ^_^ ^_^ ....... Nói giỡn vui thôi.
    Đang lơ lững trong không khí, và bạn hãy đọc kỹ tính chất áp suất chất đi.
    "Áp suất chất nhỏ có tính chất tạo ra áp suất tĩnh có giá trị đều theo mỗi hướng và có chiều vuông góc với bề mặt áp suất chất lớn hơn. Nên áp suất chất nhỏ đã bao trùm áp suất chất lớn hơn."
    Vậy không khí có nén vận động viên lại không.? Nhưng vì trái đất là nơi có áp suất chất lớn nhất, và không khí có xu thế nén mọi vật vào trái đất nên, những gì không có vận tốc mà nằm trong không khí và nặng hơn không khí thì sẽ bị không khí nén vào trái đất. Hiểu tiếp nhé.
    Cũng như bạn nhảy xuống nước, nước có nén bạn lại không.? Có đấy, nhưng vì bạn nặng hơn nước nên nước dìm bạn xuống đáy nước. Suy nghĩ thoán hơn 1 chút, vì Lâm đã cho các bạn biết phần lỳ thuyết hết rồi. (A chính xác hơn là lý thuyết về phần thể tích thôi). Còn tính chất về vận tốc nữa. Nhưng khi nào các bạn thông qua thể tích hoàn toàn thì mình Up lên luôn.
    không khí nóng giãn nở thay đổi thể tích lớn. không khí lạnh co lại thu nhỏ thể tích lại. Tại sao?
    Bạn dùng chữ tại sao thì quả thật Lâm chịu thua bạn rồi đấy, vậy mà bạn cứ đặt câu hỏi. Vậy là bạn chưa biết gì về tính chất giãn nở của không khí à.? Về đọc sách thêm nhé. Và trả lời bạn luôn.
    Vì những nhà khoa học đi trước đã chứng minh là nó giãn nỡ nên Lâm lấy chứng minh đó để chứng minh cho Áp Suất Chất của Lâm. Hiểu nhé, còn nêu bạn muốn biết hơn nữa. Về nhà lấy 1 cái lon đỗ nước vô. Hàn kính cái lon lại, bỏ vô lò, đốt nóng nó. Bạn ngồi quan sát xem nó có nổ hay không.? Nhớ là hàn kín nhé, chứ nếu có 1 cái lỗ nhỏ khí xì ra bạn không biết đâu. Còn không nữa thì bạn mua cái ấm nước có còi báo khi nước sôi ấy. Không khí giãn nỡ, do cái ấm kính hết chỉ còn cái còi là hở nên khí giãn nỡ đã thoát qua cái lỗ này và nó kêu lên... Hiểu thêm rồi nhé, và đừng hỏi nữa nhé.
    Còn chứng minh bằng công thức à. Dễ thôi, có công thức mà đừng lo. Khi nào các bạn nói là đã thông qua thể tích trong không gian 3 chiều, thì Lâm sẽ Up công thức lên cho các bạn kiểm chứng. OK
    Quả thật có 1 mình Lâm mà chịu sự chất vấn của bao nhiêu người, muốn điên cái đầu. Nhưng điều đó càng thêm hay, vì được suy nghĩ là Lâm thích rồi..... Nhưng nên hỏi những câu hỏi thật cần thiết thì hay hơn
    Cám ơn các bạn nhiều nhé. Hy vọng và mong các bạn sớm thông qua thể tích trong môi trường không gian 3 chiều.
    Vậy qua mấy bài này, nếu Áp Suất Chất của Lâm sai, thì các bạn cũng có thêm những quan niệm mới đúng không.? Áp Suất chất sẽ không sai đâu. Vì các bạn đã chứng minh cho nó là đúng rồi. 1 bài toán có nhiều cách giải mà đúng không?.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 01:19 ngày 02/05/2006
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    ý tôi hỏi về thực nghiệm trực tiếp. Còn thể tích, tôi không thấy nó có ý nghĩa gì cả. Chỉ những trường hợp liên quan đến khối lượng riêng như kiểu thổi bóng bay thì người ta mới dùng đến thể tích. Hỏi bạn rằng con chim của bạn đưa ra vụ trụ nó có bay bằng cách đập cánh được không?
    Xin lỗi, nhưng tôi ngờa rằng bạn chưa từng là người nghiên cứu vật lí. Bạn thử trả lời rằng trước khi nói các lí thuyết cũ là hạn chế bạn đã đọc những sách nào?
    Hiện nay thế giới tự nhiên chỉ có 4 loại lực, không nhiều như bạn đang tưởng đâu (tưởng theo kiểu của học sinh phổ thông), bạn cũng cỉ đang phản bác lực hấp dẫn mà có nói gì về các lực kia đâu.
    Tại sao 2 nam châm hút nhau, cũng có áp suất chất liên quan đến thể tích và khối lượng chẳng?
    Tại sao xảy ra các phản ứng hạt nhân? Áp suất chất của bạn có vai tròi gì nhỉ?
    Cứ cho lí thuyết của bạn không sai, thì nó cũng chỉ thay thế được lực hấp dẫn, tôi chưa thấy có gì mới cả, mà hình như ngay cả việc giới tự nhiên có 4 loại lực cơ bản bạn cũng chưa biết thì phải.
    Để đưa ra dù chỉ 1 lí thuyết đơn giản nhất, người ta đều mất nhiều năm với cường độ làm việc rất cao, nghiên cứu một khối lượng kiến thức khổng lồ, và lí thuyết đưa ra bởi những lập luận logic rất phức tạp cùng những phương trình chi tiết. Hình như tôi có thấy bạn nói sẽ gửi cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận xem, tôi khuyên thật là nên stop thôi. Nếu bạn vững tin vào tư tưởng của mình thì hãy giwũ nó lại và nghiên cứu nhiều nữa đi, tôi bảo đảm về kiến thức cơ bản bạn cũng chả cãi lại được với ai ở đây, thế thì lấy đâu ra được lí thuyết mới (lời khuyên chân thành)
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Càng nói càng luẩn quẩn rồi đấy. Giải thích hiện tượng với mô tả hiện tượng khác nhau. Ai cũng biết là không khí nóng thì nở ra, lạnh thì co lại nhưng giải thích nó thì khác với mô tả.
    Dùng vật lý cổ điển để mô tả vì sao không khí nóng lại nở ra:
    -Nhiệt của chất khí tỉ lệ thuận với năng lượng khối khí
    - Năng lượng khối khí là tổng động năng các phân tử khí
    - Nhiệt độ tăng tức động năng tăng làm tăng vận tốc các phân tử khí. Do đó áp suất (pascal) của chất khí tăng, đẩy các phân tử khí lạnh xung quanh ra, tăng thể tích bản thân.
    Còn nếu nhét hết chỗ khí đấy vào nồi kín thì ta có cái nồi áp suất vì khí không nở ra được nên áp suất (pascal) tăng lên.
    Mình cần bạn dùng cái lý thuyết áp suất chất của bạn để giải thích vấn đề như vậy chứ không phải là mô tả hiện tượng đâu nhé.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chào Lâm, Thú thật là nếu không thích bạn không nể bạn ở tinh thần vượt khó và óc sáng tạo thì tôi cũng chả cần nhiều lời làm gì. Tôi đã biết và tiếp xúc với rất nhiều nguời đang bị quay cuồng trong Vật lý, hay như phim chưởng người ta bảo là Tẩu Hỏa Nhập ma.
    Ngay từ trong cách đặt vấn đề bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Tôi nhắc lại Định luật vạn vật hấp dẫn hay nhiều định luật vật lý khác mà con người đang sử dụng, không phải là đơn giản như vấn đề ngôn ngữ như cái áo dài áo suờn xám, trái cam hay orange, mà nó là tri thức. Newton không hề áp đặt người ta phải nghe theo Đluật Vạn vật hấp dẫn. mà do nó đã giải quyết được những nhu cầu kiến thức của con người. Thử hỏi nếu không có ĐL vạn vật hấp dẫn làm sao có thể phóng những con tau vũ trụ đến những hành tinh một cách chính xác. Định luật đâu thể nói suông như tríêt học hay kinh thánh (những thứ này cũng logíc về mặt ngôn ngữ, nhưng đầy định tính), mà phải đuợc chứng minh.
    -Trở lại vấn đề Áp suất chất. Tôi rất thất vọng, hình như qua bao nhiêu gợi ý của tôi bạn vẫn không chịu hiểu ra. hay chính cái cá tính vốn có cộng thêm ảo tuởng có đuợc chút thành công đã khiến bạn như vậy.Hay kiến thức của bạn rất có vấn đề?
    -Về cái dù, lần này nữa xem như tôi hết lòng. Tôi không tranh luận vấn đề ngôn ngữ thể tích với tiết diện mà tôi nói khả năng quan sát và hiểu sự vật của bạn. Nếu bạn nghĩ thấu đáo thì thấy rằng thể tích cái dù chả tăng và chả giảm đi chút nào. Nói ví dụ là nước thì bạn lại cố tình không chịu hiểu. Thôi giống như khi tôi làm gia sư dạy mấy đứa học trò cứng đầu vậy. Lấy một cục đất sét nặn thành hình vuông đo thể tích của đi. rồi Cán mỏng nó ra, lại đo thể tích của nó. Vo viên lại thành hình tròn lại đo thể tích nó xem? hinh dung ra chưa. Thể tích không bao giờ đổi. Nhớ là chúng ta thảo luận thể tích phần nguyên chất tức là chỉ toàn đất sét chứ không có không khí như khi nặn khối rỗng ruột bên trong? Hay là tôi hiểu lầm tính cả phần rỗng mới là ý của bạn.
    -Sau khi xem các trả lời của bạn tôi thấy kiến thức vật lý sơ cấp của bạn cực kì có vấn đề. Tôi có hỏi bạn 2 vật có thể tích khác nhau rơi trong chân không thì vật nào rơi xuống truớc. Xin thưa chân không thì chẳng phải cần nhờ NASA giúp đâu. thí nghiệm ngày đã làm từ thời Galieo rồi. Kể cũng khó cho bạn. khi tuởng tuợng ra. Nhưng chỉ với tư duy là vật nặng rơi xuống truớc cũng đủ thấy bạn chịu sức ỳ của tâm lý quá lớn, giống như hầu hết mọi người chưa biết một tí gì về vật lý.
    Thú vị đấy đây chính là câu hỏi để biết thêm về bạn
    Điểm này bạn đừng la to khuyên bảo mọi nguời hãy thuờng xuyên qua sát "Quan Sát, Quan Sát... không luật sư thì cũng thành luật sư" . Ngày mai ra 33 tầng lấy một hòn gạch với một hòn gạch khác làm bằng bìa cacton kích thuớc y chang thả xuống coi. Nhớ cẩn thận coi chừng trúng đầu người ta .
    -Hai bài toán của tôi chào thua hả. vật lý 11 đấy chắc lâu quá rồi quên.(12/12+ Áp suất chất lật đổ newton mà thua???) Hay là tất cả những gì dính dáng đến trọng lực bạn đều vất hết rồi.
    Áp suất chất nói hay vậy mà lại thua. vậy nếu phế bỏ Newton chác chúng ta quay lại thời trung cổ chác. vì với Áp Suất chất chẳng thể nào phóng đuợc tên lửa, tàu vũ trụ, thế mà còn đòi khám phá vũ trụ, ừh cũng chẳng có vệ tinh viễn thông chẳng có internet để xem Vật Lý Vui chọc cuời.
    Một thuyết mới ra đời đầy định tính nhưng chẳng thể giải quyết được cái gì cho cuộc sống ! À có tính giải trí cao.
    - Tôi nói vậy thôi , bạn còn qúa nhiều điểm cần phải bàn khác, Nhưng thôi còn dành thời gain để bạn trả lời cho nguời khác.
    Tôi khuyên bạn một điều nữa. Đừng lấy ví dụ của Bill Gate mà làm hình mẫu cho mình. Bill Gate không thể trở thành Newton , hay Einsten đuợc. Ông ta chỉ có thể trở thành Bill Gate mà thôi, cũng như vậy Newton.cũng không chắc gì làm đuợc những gì Bill Gate làm. Mỗi người có một sở truờng riêng. Tôi rất ngưỡng mộ Edison. khi đọc bài báo về bạn tôi nghĩ ngay đến ông ta. Bạn rất có thể trở thành Edison. nhưng cái lĩnh vực của Edison và Newton là khác nhau hoàn toàn. Hãy quay về với những phát minh của mình. Đó là lời khuyên của tôi.
    Còn Bill Gate đuợc nhác đến ngày nay như một nhà chiến lược trong kinh doanh thì đúng hơn. Nếu không có các nhân viên giỏi hầu hết đều học cao thì ông ta cũng chẳng là gì cả. Lĩnh vực kinh doanh khác hẳn khoa học bạn nhớ điều này. Newton, Einsten đều là cỡ "khủng long" trong học vấn.
    Hôm nay đọc báo SGTT tôi rất thất vọng về bài viết đáng lẽ ra phải xoáy sâu vào các phát minh của bạn thì hay hơn. đằng này lại viết ra những lập luật rất thiếu logic. Cũng may đây là báo dành cho các bà nội trợ.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 14:30 ngày 02/05/2006

Chia sẻ trang này