1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 27/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mong Lâm có gì thì post bài trong một chủ đề, đừng post lung tung rất khó theo dõi.
    Mặc dù đã định PM riêng nhưng tôi thấy không cần thiết mà hỏi ngay trên diễn đàn.
    Theo Lâm nói thì hai vật khác khối lượng nhưng cùng thể tích thì vật nào nặng hơn sẽ có áp suất chất lớn hơn.
    Thể tích ở đây theo Lâm PM cho tôi thì mặc dù là Áp Suất Chất nhưng thể tích chẳng dính dáng đến chất chút nào. Theo Áp Suất chất thì ví dụ như một khối đất sét đặc có hình vuông thì thể tích là cạnh mũ 3. cũng khối đất sét đó bây giờ là rỗng ruột cạnh tăng lên nhiều lần thì thể tích sẽ tăng lên. thể tích hình học tính bằng cạnh mũ 3, Tức là khối đất sét này có không khí ở trong nữa. Về phần này tớ cứ tưởng phải là thể tích của phần đồng chất là đất sét thôi nên cãi nhau . Vì thế gọi là Áp Suất Chất nhưng đừng quan niệm là tinh thể hay phân tử đồng chất gì !
    Tôi cố gắng đưa ra ý rằng khi vật rơi như cái dù bung ra nó rơi chậm là do sức cản của không khí tức là do tăng phần tiết diện cản. Lâm phản bác nói chẳng có tiết diện cản gì hết mà là do tăng thể tích (tăng thể tích làm sao thì các bạn tự hiểu )
    Rồi! Lập luận như trên thì 2 vật cùng hình dạng ví dụ như một khối vuông bằng sắt với cùng khối vuông có kích thuớc y chang như vậy làm bằng gỗ. Tất nhiên là chất sắt nặng hơn gỗ thì áp suất chất của sắt sẽ lớn hơn mặc dù cùng thể tích. Đúng không , lập luận theo Lâm thì nếu thả cùng độ cao khối vuông bằng sắt sẽ rơi xuống truớc đúng không.?
    Tôi chờ câu trả lời truớc khi kết luận.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin chỉ trả lời ở một chủ đề để tránh lõang diễn đàn
    Trong khi chờ bạn trả lời tôi có đôi điều như thế này?
    -Thứ nhất Lâm có thấy trong diễn đàn này tôi là người kiên nhẫn nhất với bạn. Vì nói thật tôi rất quí bạn ở nhiều điểm vì thế mới nhiều lời.
    -Bạn nghĩ ra ASC mong nó giải thích các hiện tuợng tự nhiên một cách đơn giản nhất. Mọi thứ cho đến nay vẫn đang tốt đẹp với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Vì thế mong đợi gì ở ASC? một cái gì mới mẻ hơn ít ra thì cũng làm tốt nhiệm vụ những gì mà Newton đã làm. Newton có thể từ một hiện tượng mà mang tính giai thoại nhiều hơn, là "trái táo rơi" bạn cũng quan sát nhưng nhìn nhận với góc độ khác. Nhưng tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa định luật không phải là sự ép buộc phải nhìn nhận như "cái áo dài", "trái cam-orange". Định luật có thể xuất phát từ sự nhìn nhận tự nhiên nhưng nhiệm vụ của nó phải giải thích tự nhiên một các logic, không chỉ các lời nói nhận định mà cả sự tính toán từ các công thức phương trình.
    Vì thế ơi hỡi VLV bạn hiểu như thế nào về định luật, và quan niệm của bạn thay đổi thế giới quan của Newton. Đầy rẫy những sự lập luận non nớt...nhưng tôi sẽ không nhắc đến nữa.
    Rất thất vọng khi bạn cho tôi là "Còn Fairydream tôi nói thật với anh là anh quá thiển cận, khi tôi đã nói là Áp Suất chất không có yếu tố về góc, mà anh lại bắt tôi đi chứng minh.". Định luật của Newton cũng chẳng có yếu tố nào về góc cả. Thế còn bài tóan còn lại vật tốc vũ trụ cấp 1 tức là vật tốc cần thiết để phóng một vật lên quĩ đạo của trái đất, ASC có cả vận tốc, hướng tâm và ly tâm, thế bạn giải quyết làm sao. Hai bài toán này tôi không phải đánh đố bạn mà ý của tôi cho bạn thấy những lời lẽ đầy định tính của ASC sẽ làm được gì cho bạn cho tôi cho cả xã hội loài người này. Con người sẽ làm gì với ASC tăng khả năng hiểu biết về tự nhiên hay chỉ là một buớc thụt lùi về tri thức về điểm truớc khi ĐL của NewTon ra đời. nếu không giải được bằng ASC và bạn muốn tò mò về kết quả thì hãy hỏi một em nhỏ học lớp 10 hay 11 đây là 2 bài toán cơ bản trong vật lý, mà nền tảng là ĐL của Newton.
    -Có thể ASC cũng có điểm hợp lý trong đó, nhưng để thay đổi cả nền tảng tri thức loài người thì ôi thôi chỉ đáng mua vui cho box vật lý mà thôi. Bạn nên nắm thật rõ VLĐCương truớc khi nghĩ đến những điều to tát và lớn lao hơn.
    Sự kiên nhẫn của tôi cũng đã đến giới hạn. Sau khi nhận đuợc câu trả lời của bạn ở bài trên dù thỏa mãn hay không thỏa mãn thì tôi cũng xin tạm dừng các ý kiến.
  3. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Nói đến mũi tên hay con chim dễ hình dung.
    Nếu các bạn chế 1 cái máy đo áp suất, nhét vô mũi tên hay, nhét vô con chim, Gia tăng vận tốc, xem cái máy đó có thay đổi không.? Câu trả lời là áp suất vẫn không thay đổi và đó là Áp Suất Pascal chứ không phải là Áp Suất Chất.
    Cho nên bạn nghĩ thay đổi thể tích, ở đây là thay đổi thể tích đồng chất và nguyên khối, thì cũng không có gì là lạ.
    Cách xác định thể tích của Lâm như sau trong 1 môi trường đồng chất là không khí và đưa vào Áp Suất Chất.
    1 con chim, về mặt cơ bản, nếu chiếu theo cục đất sét thì, thể tích của nó cũng như vậy thôi.
    Nhưng nếu, con chim gập cánh, anh đem anh đóng thùng nó.
    Và khi anh lấy dây kéo căng cánh của nó ra, anh lại đóng thùng, thì, cái thùng mà khi cánh dãn ra sẽ lớn hơn cái thùng khi con chim gập cánh lại. Như vậy nó thay đổi theo thể tích.
    Mũi tên cũng vậy, mũi tên không có đuôi thì anh cho vào 1 cái hộp nhỏ, còn mũi tên có đuôi anh phải cho vào cái hộp lớn.
    Nhưng do trong cùng môi trường là không khí, nên việc không khí chiếm trong thùng là như thế nào không quan trọng,
    Tại sao không quan trọng, vì trong môi trường không khí khi anh đóng 1 cái thùng 1 mét khối, bao trùm không khí lại tức là 1 mét khối không khí, và 1 cái thùng khác là 10 mét khối bao trùm không khí lại tức là 10 mét khối không khí. Anh đem cân thử xem. 1 mét khối không khí và 10 mét khối không khí cái nào nặng hơn cái nào.?
    Câu trả lời là bằng nhau, chỉ khác là khác khối lượng cái thùng thôi chứ không khí thể tích bao nhiêu thì khối lượng vẫn chỉ như vậy. Trong môi trường nước cũng như vậy thôi.
    Chính vì vậy, khi so sánh là phải so sánh trong môi trường nào.? Nhưng không được nhắc đến các yếu tố về khối lượng hay thể tích của môi trường đó, vì, 1 mét khối hay 10 mét khối thì cũng ngang nhau về khối lượng.
    Như vậy, cái dù theo ý Lâm là thay đổi về thể tích ở đây chính là:
    Khi 1 người mang dù trên lưng, anh đem đóng thùng,
    Và khi vận động viên bung dù, anh lại đem đóng thùng, vậy lúc bung dù cái thùng sẽ lớn hơn cái thùng không bung dù. Thể tích lớn hơn.
    Nói đến đây chắc anh và các bạn đã hiểu.
    Nhưng vì Lâm theo quan niệm như vậy, còn các bạn không theo quan niệm như vậy, nên xảy ra hiểu lầm, mâu thuẫn nhau. Chính vì để chắc ăn, Lâm mới đem nó lên Forum để lấy ý kiến xem nó sai chỗ nào. Mọi người không hỏi rõ ngọn ngành, đã nói Lâm thế này Lâm thế nọ, tức quá Lâm mới đáp trả.
    Chính vì nóng quá mất khôn nên Lâm đã không giữ quan niệm của mình mà bị cuốn hút vào quan niệm của mọi người, nên càng chứng minh Lâm càng sai. Và chính nhờ cục đất sét của Fairydream mới nhắc Lâm là bình tĩnh, nên Lâm không cố chứng minh như vậy nữa. Điều này thì cám ơn Fairydream, như vậy mới là đóng góp.
    Vậy, khi phát biểu về thể tích, Lâm sẽ phải thêm vào là thay đổi thể tích theo kiểu "đóng hộp", như vậy chính xác hơn, và mọi người dễ hiểu hơn. Đúng không.?
    Vậy là rõ thế nào là thể tích trong Áp Suất Chất.
    Còn về cái thí nghiệm của Fairydream mà Galileo đã làm, Fairydream phải đẻo khối gỗ y như cục sắt và đem cân xem, khối gỗ nặng hơn hay nhẹ hơn khối sắt như thế nào. Nếu nó chênh lệch không nhiều, thì nó rơi gần như đều nhau là không có gì sai. Vì cũng là gỗ, nhưng gỗ lim nặng hơn gỗ thông đấy.
    Còn nếu mà mục đích của Fairydream là xác định thể tích bằng nhau nhưng khác nhau về khối lượng hoàn toàn, Nhằm kiểm nghiệm cái nào rơi xuống trước, là gia tốc như Galileo thì.
    Lâm chỉ yêu cầu Fairydream cũng làm tương tự. Nhưng thay gì khối gỗ, Fairdream hãy lấy cục bọt biển lau bản á. Fairydream ra tiệm sắt, kêu thợ cơ khí kiếm cho cục sắt nào có hình dáng tương tự và bằng cục bọt biển (thể tích bằng nhau).
    Fairydream đem lên 33 tầng thả xuống, coi cái nào rơi xuống trước, Lâm nói là cục sắt rơi nhanh hơn cục bọt biển nhiều, và rơi xuống trước. Chắc ăn nhất và chính xác nhất, Fairydream mua 1 mét khối hình vuông bọt biển và đến công ty cán thép đặt 1 mét khối sắt hình vuông. Kết quả rất chính xác.
    Nếu không tin thì Fairydream làm trước đi, Lâm sẽ làm sau. 2 khối nặng của Galileo, chưa ai đem cân nó như thế nào. 500gr và 495gr thì 500gr nặng hơn là 495gr đúng không.? Nhưng sai số không đáng kể, nên 500gr và 495 rơi gần như là bằng nhau. Khỏi làm thí nghiệm chi cho mệt. Còn nếu Fairydream thích làm thì làm với cục bọt biển ấy chứ đừng đi đẻo gỗ, mất công thôi.
    Hoan nghênh những ai đóng góp chân thành. còn mĩa mai nhau xin đi qua room khác chơi vì như vậy chỉ làm rối thêm chứ không giúp ích được gì. Đâm ra mất lòng nhau.
    Và cũng xin là đừng suy bụng ta ra bụng ngừơi.
    Lâm không muốn lật đổ ai hết.
    Chủ nhà cám ơn.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 05/05/2006
  4. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên Lâm cũng cám ơn Fairydream, góp ý và nhắc nhỡ Lâm. Vì bị nhiều người quấy rối quá nên đọc đến đâu tức đến đó. Nóng quá mất khôn.
    Có lời lẽ với Fairydream không tốt, điều này Lâm xin lỗi, và mong Fairydream bỏ qua cho.
    Bài toán mà Fairydream nói đến, thì Fairydream viết ra cho Lâm, quả thật là lâu quá không còn nhớ. Nếu được thì Lâm cố gắng giải, còn điểm nào không giải được thì chào thua. Nhưng xin lưu ý rằng, Lâm sẽ không giải theo hướng của Newton. Mà theo hướng của Áp Suất Chất, yếu tố nào không có thì Lâm loại ra, nhưng đáp số đúng hoặc sai số không đáng kể là OK chứ.?
    Lần nữa thành thật xin lỗi Fairydream.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chết cười vậy thể tích đây là thể tích cái thùng. vậy đi nhé. vẽ hình cho thấy luôn. Lấy một miếng tôn cán cho nó giống hình cái dù nhé, hình dung 3D nó như cái bát ấy. rồi cũng miếng tôn đó nhe kéo cho nó giãn thành sợi nhỏ nhe rùi búi nó như hình nhe. khối lượng không đổi. cái bùi nhùi rõ ràng là khi đóng thùng nó to hơn cái thùng chứa tấm tôn ban dầu nhé. rùi đem thả như thả dù đi he hè, chết cười. ASC bảo rằng cái tấm tôn như cái dù đo khi đóng thùng có thể tích bé hơn sẽ rơi xuống truớc. Ặc. nhớ là ASC không có chơi tiết diện cản nhe.
    [​IMG]
    Trong mọi ý kiến mà tôi đưa ra có lẽ cái này là đáng giá nhất. Đủ thấy kiến thức của Lâm như thế nào. Lâm còn thua một đứa học sinh cấp 2 tôi nói thẳng. Nhắc lại chuyện này tôi mới nhớ chừng hồi lớp 6 tôi vốn là thằng ham hiểu biết nên mới lớp 6 mà đã đọc hết sách lớp 9 của bà chị ( mặc dù chỉ như đọc truyện cũng chả hiểu nhiều ) Hồi đó biết đuợc thí nghiệm về gia tốc rơi tự do của Galieo ngạc nhiên lắm cơ vì vật nặng hơn sẽ rơi xuống truớc chứ. Hè nói với mấy thằng bạn thì 100% cho là thằng khùng.Nhưng Sách thì cấm có sai được, không kéo bị ông Galieo đội mồ chửi bảo đồ ngu thiển cận thì chết. khó tin quá phải không. Không tin thì thí nghiệm thôi.
    Hồi đó lấy một cục sắt không biết kiếm ở đâu nữa cũng khá nặng, rồi kiếm một cục gỗ y như vậy. (hè đừng có đùa gỗ lim cũng nhẹ hơn sắt nhiều). Lúc đó cũng đủ khôn để chọn lúc không có gió mà thả (đọc sách nhiều nên biết).Kết quả là. Tớ thì chả ngạc nhiên nhưng lũ còn lại thì tròn mắt như khám phá đuợc cái gì đó thật vĩ đại. Hè chả trách đuợc đến tận thế kỉ 16 con người vẫn còn quan niệm như vậy.
    Trở lại thách đố của Lâm. Tôi sẵn sàng thôi. Nhưng truớc hết phải nói. Thí nghiệm của Galieo khẳng định rằng mọi vật dù nặng hay nhẹ đều rơi tự do với gia tốc như nhau. vì thế nếu thả cùng độ cao thì vật dù nặng hay nhẹ sẽ rơi cùng lúc nếu bỏ qua sức cản không khí. dĩ nhiên khi phân tích Lực( không biết lâm có biết cái trò này) thì trong không khí còn phải tính đến tác động của gió sẽ gây ra chuyển động ngang với các vật nhẹ hơn, vì thế phải lặng gió thí nghiệm mới chính xác. Trong môi trường chân không hay không khí rất loãng thì thí nghiệm cho thấy cái lông gà cũng rơi cùng thời gian như hòn bi sắt. Đọc lại thí nghiệm của Galieo đi ông, và thí nghiệm tương tự trong môi truờng chân không. chân không cũng là một môi truờng có ASC =0 đúng không.( chác lại chống chế thế này ASC=0 nên nó ngoại lệ.
    Thách đố dùng miếng bọt biển, với cục sắt. hè chỉ có những người không biết gì về rơi tự do mới nói như thế. Trong môi trường chân không thì tôi sãn sàng. còn trong không khí thì tôi không chơi. Thứ nhất. miếng bọt biển rất nhẹ rất dễ bị lực tác động của gió thổi ngang, hơn nữa nó có rất nhiều lỗ nhỏ tăng tiết diện cản( nhắc lại lần nửa là tiết diện cản nhé). Mặc dù có vẻ không công bằng nhưng nếu trong môi trường không có gió tôi sẵn sàng đùng hộp giấy bằng bìa Catong với cục sắt của Lâm.100g so với 10kg cũng chơi. Nhưng hay làm thí nghiệm này 1 lần đi đã truớc khi tìm đến tôi. bạn sẽ thấy chỗ hỗng của mình.
    Còn tôi sau bao nhiêu cố gắng, đã thất bại trong việc chỉ ra những chỗ sai của bạn. Vì thực chất tư duy của bạn nhiều chỗ vẫn như những người chưa biết thế nào là vật lý. (tôi định dùng từ ngữ nặng hơn nữa nhưng thôi cứ để những người khác nói thay). Còn đối với bạn ấn tuợng ban đầu dần tiêu tan chỉ còn trong tôi là một con người thiển cận đến tội nghiệm. một con ếch đang nhìn thế giới từ đáy giếng.
    Mọi bình luận, gợi ý phản bác của tôi đến đây chấm hết.
    Bạn hãy đọc phần trích dẫn này.

    Thí nghiệm về vật rơi tự do của Galilei
    Cuối thế kỷ 16, người ta đều tin rằng, vật thể nặng rơi nhanh hơn vật thể nhẹ. Lý do là Aristotle đã nói như vậy, và quan điểm đó được Nhà thờ công nhận.
    Tuy nhiên Galileo Galilei, một thầy giáo dạy toán ở Đại học Pisa (Italy) lại tin vào điều khác hẳn. Thí nghiệm về vật rơi tự do của ông đã trở thành câu chuyện kinh điển trong khoa học: Ông đã leo lên tháp nghiêng ở Pisa để thả các vật có khối lượng khác nhau xuống đất, và rút ra kết luận là chúng rơi với tốc độ như nhau! (tất nhiên phải bỏ qua sức cản của không khí). Vì kết luận này mà ông đã bị đuổi việc. Ông trở thành tấm gương sáng cho các nhà nghiên cứu sau này, vì đã chỉ ra rằng: Người ta chỉ có thể rút ra kiến thức khoa học từ các quy luật khách quan của thiên nhiên, chứ không phải từ niềm tin.
  6. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ok. cái hình ở trên thì Hình B phải rơi xuống truớc. không tin cứ làm thử. Ông ơi. cái thùng là ông nói nhe tôi vẽ cho ông thấy cái nào thì cần cái thùng to hơn để đựng. Chứ ông tưởng tôi bỏ nó vô thùng mà thả hả
    thí nghiệm rơi của galieo. Trong môi trường không gió như trong nhà áp suất chất vẫn cho là vật nặng rơi xuống truớc? làm thử đi ông rồi rút ra kết luận cho mình. Trong môi trường chân không hẳn là ASC cũng đúng, vậy vật nặng cũng rơi xuống truớc.
    Thí nghiệm rơi trong môi truờng chân không đã làm rồi. Kết quả ra sao thì tự biết.
    Đọc cái này xem
    http://www.thuvienhoasen.org/luocsuthoigian2-02.htm
    Này nhé nói với tôi là nếu đảm bảo tính mạng cho tôi thì tôi sẵn sàng làm thí nghiệm. quả bóng chỉ bơm không khí nhé không có khí gì khác nhé. và trong môi trường lặng gió nhé
    Trong nhà lặng gió thả vật xuống thì có gì trái tự nhiên không bạn.
    Nhắc lại đừng đánh bùn sang ao. ASC giải thích sao trong môi truờng chân không
    -----------------------------
    Kết luận
    Lâm là một người vĩ đại, vĩ đại đến mức phủ định những kiến thức hiển nhiên của con người. Từ nay đừng có mà gào thét là mọi người không chịu đọc kỹ cái tuyết của anh rồi góp ý chân tình nhé.
    thật đáng thương. Kết luận không hiểu đây là loại người gì nữa. Dại chẳng dại mà khôn chẳng khôn.
    Với các bạn box vật lý thôi đừng tốn thời gian tìm hiểu thêm cứ đọc những gì tôi viết và phần trả lời của hắn là hiểu hết đây là cái quái gì. Rơi tự do vật nặng rơi xuống truớc, người viết ra ASC khẳng định vậy
    Riêng ông Lâm ( sợ quá rồi gọi là ông luôn). ông đã phụ lòng tốt của tôi thì tôi cũng chẳng nhiều lời nữa. Một lúc nào đó bình tĩnh hãy đọc kỹ lại mong sẽ ngộ ra. Ôi đời là bể khổ thấy đuờng sáng mà quay đầu là bờ. Tôi hết thuốc!
    Về thí nghiệm của Galieo xin đừng có nói kiểu đó mà trẻ con nó cưòi cho. Xin hãy 1 lần làm thử thí nghiệm, như tôi đã trình bày. Ít ra thì cậu cũng hiểu người ta đang cười nhạo cậu ở cái gì để mà yên lòng.
    Câu rút ra thật đúng cho cậu. Người ta chỉ có thể rút ra kiến thức khoa học từ các quy luật khách quan của thiên nhiên, chứ không phải từ niềm tin
    Một sự trì trệ trong kiến thức, một con người bảo thủ tiêu biểu. Bai bai, cứ việc mà gặm nhấm cái ASC xứng đáng đăng báo tuổi trẻ cuời
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 05/05/2006
  8. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi anh nhá. Trong môi trường chân không. Tôi nói là Galileo đúng, chứ tôi không nói sai.
    Còn nếu trong vũ trụ, thì nó cần phải phụ thuộc vào thể tích, vận tốc quay, và vận tốc quay của vật mà nó quay theo (giống như vệ tinh bay quanh trái đất vậy). Chứ không phải nói suôn như anh nghĩ đâu. Tôi chỉ đưa ra chứng minh cho anh thấy cùng thể tích trong môi trường tự nhiên nhưng khác nhau về khối lượng.Anh dám làm cái thách đố của tôi ở 33 tầng thì tôi cho là anh đúng, tôi rút lui khỏi đây, anh nói anh không chịu làm thí nghiệm của tôi trong môi trường bình thường có gió. thì anh sai hay anh đúng. Trong khi đó anh là người thách tôi trước.!
    Chẳng khác nào nói. Cho tôi 10 tỷ đô la thì tôi là tỷ phú, còn cho tôi 1000 đồng tôi chẳng là tỷ phú được.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.
    Khi còn đi học Galilê là một học sinh hay đặt ra câu hỏi, đối với những vấn đề hứng thú ông luôn tự tìm cách chứng minh. Có một thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi hóc búa cho học sinh: Dùng một sợi dây vòng thành các hình khép kín khác nhau, thị hình nào có diện tích lớn nhất? Để tìm câu trả lời Galilê đã tìm một sợi dây vòng thành các hình như hình vuông, chữ nhật, hình tròn vv? cuối cùng ông phát hiện hình tròn là hình có diện tích lớn nhất trong các hình, ông còn dùng những kiến thức toán học của mình học được để chứng minh quan điểm này.
    Thầy giáo của ông thấy sự chứng minh của Galilê như vậy hết sức vui mừng, cổ vũ ông học toán học.
    Gallilê ngày càng có hứng thú với toán học, ông còn thường đọc một số sách của các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Arixtốt người Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trong sách. Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Arixtốt không có tư duy biện chứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm.
    Arixtốt cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơi xuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau. Glilê thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông nghĩ: ?oCác cục đã băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi xuống đất như nhau sao? Arixtốt sai hay ông sai?"
    Về sau, Galilê trở thành giáo sư dạy toán tại trường Đại học pisa, ông đã đưa ra sự hoài nghi đối với học thuyết của Arixtốt.
    Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được?
    Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý,Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc. Nhưng Glilê không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùng thực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình. Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc. Thế là ông quyết định phải lên tháp pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quả thực nghiệm.
    Galilê dán quảng cáo trong thành phố, ông viết: ?oTrưa mai mời mọi người dến tháp nghiêng pisa xem thực nghiệm về vật rơi?. Tin được truyền đi, đúng trưa ngày hôm sau rất nhiều người đã kéo đến xem thực nghiệm, có người là nhà khoa học, có người chỉ là dân thường trong thành phố, có bạn bè của ông và có cả những người phản đối ông. Trong đám người đến xem vẫn có người cười ông, họ nói rằng có thằng ngốc mới tin rằng một chiếc lông gà và một viên đá cùng rơi xuống đất như nhau. Lúc đó Galilê hết sức tự tin vì rằng ông và các học sinh của ông đã làm thực nghiệm nhiều lần và mỗi lần đều chứng minh đúng.
    Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cần kéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống. Galilê và các học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chăm chú ngẩng đầu nhìn lên. Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy hai quả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở.
    ?oBịch? một tiếng, cả hai viên đồng thời rơi xuống đất mọi người đứng xem cùng reo lên, còn những người phản đối Galilê thì im lặng không nói gì. Thực tế mọi người nhìn thấy đã chứng minh:
    Mọi vât thể rơi từ trên cao rơi xuống, thời gian rơi xuống không liên quan đến trọng lượng.
    Điều đáng nói là năm 1969 các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã làm thực nghiệm, thả một chiếc lông vũ và một hòn đá cùng rơi xuống, kết quả chiếc lông và hòn đá cùng rơi xuống mặt trăng một lúc. Điều này đã nói cho biết nếu như không có lực đẩy của không khí, chiếc lông và hòn đá sẽ rơi xuống mặt đất cùng một lúc.
    Câu chuyện nổi tiếng về thực nghiệm ở tháp nghiêng Pisa vẫn còn lưu truyền trên thế giới đến ngày nay, nó đã trở thành một giai thoại lịch sử khoa học.
    No comment
  10. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này