1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 27/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Đọc qua qua một chút nên có ý kiến thế này:
    Từ trước tới giờ, vlcđ thường hay có những trường hợp lý tưởng để khảo sát tự nhiên.
    Bởi thế nên suy nghĩa về điều kiện lý tưởng ăn sâu vào đầu óc chúng ta, trong đó có tớ, FairyDream, Ragnakok,....
    Trong khi thuyết ASC không đề cập gì đến điều kiện lý tưởng, , giải thích 2 vật rơi tự do trong điều kiện tự nhiên luôn.
    Điều đó động đến vùng mù trong não chúng ta
    Có lẽ phải chờ thời gian thôi.
  2. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.
    Khi còn đi học Galilê là một học sinh hay đặt ra câu hỏi, đối với những vấn đề hứng thú ông luôn tự tìm cách chứng minh. Có một thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi hóc búa cho học sinh: Dùng một sợi dây vòng thành các hình khép kín khác nhau, thị hình nào có diện tích lớn nhất? Để tìm câu trả lời Galilê đã tìm một sợi dây vòng thành các hình như hình vuông, chữ nhật, hình tròn vv? cuối cùng ông phát hiện hình tròn là hình có diện tích lớn nhất trong các hình, ông còn dùng những kiến thức toán học của mình học được để chứng minh quan điểm này.
    Thầy giáo của ông thấy sự chứng minh của Galilê như vậy hết sức vui mừng, cổ vũ ông học toán học.
    Gallilê ngày càng có hứng thú với toán học, ông còn thường đọc một số sách của các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Arixtốt người Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trong sách. Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Arixtốt không có tư duy biện chứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm.
    Arixtốt cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơi xuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau. Glilê thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông nghĩ: ?oCác cục đã băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi xuống đất như nhau sao? Arixtốt sai hay ông sai?"
    Về sau, Galilê trở thành giáo sư dạy toán tại trường Đại học pisa, ông đã đưa ra sự hoài nghi đối với học thuyết của Arixtốt.
    Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được?
    Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý,Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc. Nhưng Glilê không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùng thực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình. Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc. Thế là ông quyết định phải lên tháp pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quả thực nghiệm.
    Galilê dán quảng cáo trong thành phố, ông viết: ?oTrưa mai mời mọi người dến tháp nghiêng pisa xem thực nghiệm về vật rơi?. Tin được truyền đi, đúng trưa ngày hôm sau rất nhiều người đã kéo đến xem thực nghiệm, có người là nhà khoa học, có người chỉ là dân thường trong thành phố, có bạn bè của ông và có cả những người phản đối ông. Trong đám người đến xem vẫn có người cười ông, họ nói rằng có thằng ngốc mới tin rằng một chiếc lông gà và một viên đá cùng rơi xuống đất như nhau. Lúc đó Galilê hết sức tự tin vì rằng ông và các học sinh của ông đã làm thực nghiệm nhiều lần và mỗi lần đều chứng minh đúng.
    Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cần kéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống. Galilê và các học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chăm chú ngẩng đầu nhìn lên. Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy hai quả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở.
    ?oBịch? một tiếng, cả hai viên đồng thời rơi xuống đất mọi người đứng xem cùng reo lên, còn những người phản đối Galilê thì im lặng không nói gì. Thực tế mọi người nhìn thấy đã chứng minh:
    Mọi vât thể rơi từ trên cao rơi xuống, thời gian rơi xuống không liên quan đến trọng lượng.Điều đáng nói là năm 1969 các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã làm thực nghiệm, thả một chiếc lông vũ và một hòn đá cùng rơi xuống, kết quả chiếc lông và hòn đá cùng rơi xuống mặt trăng một lúc. Điều này đã nói cho biết nếu như không có lực đẩy của không khí, chiếc lông và hòn đá sẽ rơi xuống mặt đất cùng một lúc.
    Câu chuyện nổi tiếng về thực nghiệm ở tháp nghiêng Pisa vẫn còn lưu truyền trên thế giới đến ngày nay, nó đã trở thành một giai thoại lịch sử khoa học.
    No comment
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Anh Fairydream à:
    Tôi cũng nói rất là chân thành. Và tôi hiểu hết những gì anh nói.
    Như anh đọc trong bài nói về Galileo.
    "Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được?
    Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý,Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc".
    Và nói thật với anh, hiện nay tôi cũng giống như Galileo trong bài này vậy. Không ai tin tôi hết.
    Nhưng lưu ý anh điểm này:
    "Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cần kéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống. Galilê và các học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chăm chú ngẩng đầu nhìn lên. Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy hai quả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở".
    2 quả cầu của Galileo, có ái giám định đó chính là 2 quả cầu sắt không.?
    Và nó to nó nhỏ như thế nào.?
    Nó có khối lượng như thế nào.?
    Và tôi thấy, trong bài đó chẳng có liên quan gì đến môi trường cả.
    Nếu đúng là 2 cục sắt, thì...... Cục to có thể tích to, cũng sẽ tương đương với cục nhỏ co thể tích nhỏ, chỉ cần thể tích của cục sắt to lớn hơn cục nhỏ nhiều, mà khối lượng lại lớn hơn ít, thì nó vẫn cân bằng. Có ai xác nhận cấu tạo của nó là như thế nào chưa.? Hay chỉ quan sát thấy nó to, nó nhỏ, và cục to nặng hơn cục nhỏ thì nói là cục to nặng hơn.? Phí lý, vì tôi có thể chứng minh được, cục to vẫn có Áp Suất Chất ngang bằng hoặc chênh lệch nhỏ so với cục nhỏ đấy.
    Bằng cách anh dùng Áp Suất Chất, anh cân bằng thì sẽ biết thôi.!
    Fs = w / v
    VD:
    Tôi có quả cầu thứ nhất: nặng 100gr, thể tích là 90 cm khối
    Quả thứ 2 nặng 111 gr, thể tích là 100 cm khối.
    Dùng Áp Suất Chất anh tính xem nó bằng bao nhiêu.
    Fs1= 100 / 90 = 1,111111111 (lấy gọn là 1,11 thôi)
    Fs2= 111 / 100 = 1,11
    Vậy chứng minh trên. Quả cầu lớn và quả cầu nhỏ có 2 khối lượng khác nhau, có thể tích khác nhau. Nhưng Áp Suất Chất rõ ràng là bằng nhau. Thì 2 quả cầu trên rơi cùng lúc là đúng rồi.
    Còn trên mặt trăng, không có Áp Suất Chất của không khí, mà Áp Suất Vũ trụ = 0 nhỏ hơn Áp Suất Chất của không khí, nhưng thực tế là Mặt Trăng vẫn còn nằm trong hệ mặt trời nên tất cả mọi vật trên mặt trăng sẽ bị Áp Suất chất gió Mặt trời nén lại. Và Áp Suất gió Mặt trời là lớn hơn 0 nhưng rất nhỏ, nên lông ngỗng, con người, và những thứ khác hầu như là rơi như nhau thì cũng không có gì là lạ. Vì lực nén rất yếu (Áp Suất Chất rất nhỏ). Còn nếu ngoài vũ trụ đúng ápsuất chất = 0 Tôi dám nói là, đất đá trên mặt trăng sẽ bay trong vũ trụ chứ không nằm yên như vậy. Vì Áp Suất Chất gió mặt trời vẫn lớn hơn Áp Suất Vũ Trụ, nhưng lại nhỏ hơn Áp Suất khí quyển trái đất, nên nó nén khí quyển lại và khí quyển lại nén trái đất. thế thôi. Điều này tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy trong yếu tố nhiệt độ. Điển hình nhất là khí nóng nổi trên khí lạnh..
    Vậy đến đây anh đã tin Áp Suất Chất chưa.
    Chỉ vì mọi người thấy quả sắt nó lớn và nặng hơn thì nghĩ nó là nặng hơn chứ Áp Suất Chất là bằng nhau.
    Chịu nhé. Ai mà nói sai nữa bực lắm đấy.
    Vậy thí nghiệm của Galileo đã sai đúng không.?
    Còn cái thí nghiệm mà anh đưa cho tôi, do nó cùng thể tích nhưng khác khối lượng, nên Áp Suất Chất lớn của khối lượng lớn sẽ bị rơi xuống trước. May cho anh đấy chứ không anh chết mất toi rồi. Nếu tôi cá 100 ăn cái mạng là anh về chầu rồi.
    Quả thật là anh mất bình tĩnh.......
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 05/05/2006
  3. hugoxxxhugolina

    hugoxxxhugolina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc qua có ý kiến thế này
    Về thí nghiệm của Galieo, thì ông thả hai vật từ tháp nghiêng pizaz tức là ngay trong điều kiện tự nhiên. Về sau người ta thực hiện lại thí nghiệm đó trong môi trường chân không. ( thực ra là ông thả các hòn bi trên mặt phẳng nghiêng thì đúng hơn)
    Chẳng có vùng mù nào ở đây cả. vì thí nghiệm của Galieo cũng có thể thực hiện rất tốt trong môi trường tự nhiên. Như trong các cầu thang của toà nhà kín. Hồi xưa khi học đến bài này cô giáo cũng đã cho chúng tôi thí nghiệm thử. Vật thả nên làm dạng hình cầu để tránh sức cản không khí. Trong điều kiện không gió vật nhẹ hơn không bị tác động của lực tác động ngang gây ra chuyển động ngang (vật nhỏ thì gia tốc sẽ lớn hơn vật khối luợng nặng) vì thế kết quả thu rất chính xác.
    Fairydream đã gợi ý cho VLV một thí nghiệm hết sức cơ bản của Vậtlý thế thì sao cậu không thử làm. Hảy thả các vật có cùng kích thuớc(cùng hình dạng- tốt nhất là hình cầu). khác khối luợng trong môi truờng lặng gió, hay có gió nhỏ. Theo tôi thấy thì trong môi truờng lặng gió thì ASC vẫn cho rằng vật nặng hơn sẽ rơi truớc. Vật thí nghiệm nên có sự khác biệt về khối luợng như 1kg với 100g chẳng hạn. vật nhỏ không nên chọn quá nhẹ vì nó sẽ bị gió thổi ngang. Theo lý luận của một số người và theo ASC thì vật nặng hơn nhiều lần sẽ rơi xuống nhanh hơn rất nhiều phải không. nhưng thực tế cho thấy 2 vật sẽ rơi cùng lúc.
    Vatlyvui nên thực hiện thí nghiệm truớc khi có những nhận định hết sức chủ quan. môi truờng kín gió hay ít gió thì rất dễ tìm như trong nhà hay ở các cầu thang.
    Dĩ nhiên là không thể lấy miếng bọt biển so với sắt vì nó quá nhẹ dễ bị thổi ngang, và theo Fairydream nói thì nó xốp nên tiết diện cản sẽ tăng. Hãy lấy gỗ hay một cái gì đó nặng hơn dĩ nhiên là so với vật còn lại không đáng gì như 100g với 10kg chẳng hạn.
    Về cuộc cá cược của Fairydream, VLV xin đừng đùa. Cậu hãy thực nghiệm đi đã. Trong môi trường lặng gió thì tôi cam đoan rằng thời gian quả bóng (bên trong là không khí) và cơ thể người rơi xuống chẳng khác biệt là mấy. Còn rơi nhẹ nhàng hay không thì là do chuyện khác là công thức F=ma. tuy thời gian rơi như nhau nhưng lực tác động vào sàn sẽ khác nhau do khối lượng. nên nhớ là chúng ta đang chứng minh thời gian rơi chứ không phải là lực rơi. Nếu cậu đảm bảo là có đệm lót để khi rơi không việc gì thì tôi nghĩ fairydream sẵn sàng gật đầu
    Có một câu hỏi mà tôi thấy Fairydream cứ lặp đi lặp lại mà VLV tránh trả lời. ASC sẽ như thế nào trong môi trường chân không. VLV cũng khẳng định là trong môi truờng chân không thì cái lông gà cũng rơi như hòn bi sắt. (có thể quan sát trong ống thủy tinh rút hết không khí). ASC giải thích sao về điều này.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Galilei dùng nghi ngờ để đưa ra những lập luận và tìm kiếm lí thuyết mới. Những nghi ngờ đó đến từ sự không hợp lí trong cách giải thích hiện tượng của vật lí Aristotle.
    Tức là quan sát => nghi ngờ => phân tích => thực nghiệm => lí thuyết mới
    Còn bạn thì lại làm một trò luẩn quẩn vô nghĩa, bạn lấy một lí thuuyết do bạn tự đặt ra để chứng minh Galilei sai chỉ vì lí thuyết của Galilei khác lí thuyết do bạn đặt ra.
    Tức là Lí thuyết mới => nghi ngờ => (lại dùng nghi ngờ để chứng minh) lí thuyết mới.
    Nói thật, cũng vì một phần nể cái ý chí và tinh thần của bạn nên tôi và vài người ở đây mới cố mà trả lời, nhưng bạn thuộc loại người miệng thì nói đưa ra thảo luận, nhưng chỉ chờ người ta tôn vinh mình, còn ai góp ý thì cãi lấy được, không hơn gì một thằng trẻ con, tôi còn nghi chả biết bạn đã mó tay đến mấy cuốn VL đại cương lần nào chưa hay là học lớp 12 còn lẹt đẹt không biết.
    Bạn đừng so sánh bạn với Galilei, tôi thấy nhiều người phải vào viện vì cái bệnh tưởng minhlà bác học rồi đấy
  5. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể đúng đấy, nhưng thử dùng ASC methodology để bài toán cơ học sau:
    Một cái nêm khối lượng M chuyển động với gia tốc a, trên mặt nêm có một vật nhỏ khối lượng m, hỏi gia tốc a bằng bao nhiêu để vật đứng yên trên mặt nêm. Các điều kiện khác nếu thiếu thì bạn thêm vào
    Với lại giải bài tóan này trong môi trường chân không thì sẽ khác với môi trường không khí như thế nào, mà dùng thuyết ASC
    Bạn giải thích đều đúng cả (theo xu hướng của ASC) nhưng bạn cũng phải giải thích câu hỏi của mọi người, mà không phải là câu hỏi chung chung, mà là bài toán cụ thể thì tớ (hoặc ai đó) mới hiểu được
  6. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Chứng minh của tôi như thế mà các anh vẫn chưa tin tôi à.
    Bây giờ tôi làm 1 thí nghiệm lớn hơn Galileo nữa.
    Tôi dám xài 2 cục sắt có khối lượng như sau:
    cục thứ nhất 100gr 90cm khối.
    Cục thứ 2 1111111gr 1000000cm khối
    2 cục to khác nhau đấy, nặng khác nhau hoàn toàn đấy, nhìn vô là thấy liền biết liền đấy.
    Nhưng Áp Suất Chất của nó vẫn bằng nhau thôi, và vẩn bằng 1,11 thôi.
    Và nó vẫn rơi như nhau thôi....... Không tin thì đúc1 cục y như vậy sẽ biết.
    Nếu không chấp nhận nữa. tôi xin cáo lui............ Vì đã 12 tiếng online rồi. và sắp đến giờ đi làm rồi........ Tôi đã không ngũ chỉ để chứng minh đấy.
    Còn về 2 vật trong vũ trụ, tôi cũng đã giải thích ở bài trên luôn rồi, đọc kỹ lại phần dưới đi
  7. hugoxxxhugolina

    hugoxxxhugolina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Với một con người làm khoa học thì thực nghiệm sẽ đáng giá hơn lý thuyết. Thí nghiệm của Galieo thì con người đã làm hằng trăm năm nay. và trong truờng học nếu có điều kiện thì thầy cô cũng thường cho học sinh làm.
    Nếu Galileo lừa bị thì hàng trăm năm nay chẳng ai đủ thông minh để phát hiện ra sao?
    Mình khưyên VLV nên làm thí nghiệm truớc đã hơn là cố cãi như một người ngoan cố.
    Ví dụ rõ ràng nhất là với hai vật có cùng kích thuớc nhưng khác nhau về khối lượng. vì ASC sẽ cho là vật có khối lượng lớn sẽ rơi xuống truớc. Bạn cứ thử làm đi rồi cho nhận xét. Vì rất nhiều người ở đây đều đã làm thí nghiệm đó và rút ra kết luận. chứ không ai chỉ vì Galieo nói mà tin theo cả
  8. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Vậy tôi chỉ xin, các bạn đừng lấy đại lượng của người khác, mà hãy chuyển nó ra đại lượng mà tôi sử dụng, Vì tôi không còn nhớ công thức tính mấy cái kia. Nếu được cám ơn.........
    Còn không thì thôi....... Miễn bàn....
    Và tôi xin nhắc lại, nếu không tin về Áp Suất Chất. Bạn hãy chứng minh công thức của tôi về thay đổi vận tốc nước là sai, và nó không đúng với thực tế. Không khí nóng chìm bên dưới khí lạn điều này không đúng thực tế Tôi xin chấp nhận rút lui............ Và tại sao các bạn không tự mình tính đi lại bắt tôi tính.? Công thức nằm sờ sớ ra đó.
    Ok.?????? Tôi xin kíu...........
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 05/05/2006
  9. hugoxxxhugolina

    hugoxxxhugolina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bạn chứng minh đuợc điều gì có phải là cũng như Galieo đã làm. Gia tốc rơi tự do là như nhau bất kể khối lượng.
    Không hiểu sao có vẻ bạn hơi coi thường ý kiến của người khác.
    Bây giờ theo lập luận của bạn thì một khối sắt có khối lượng 10kg sẽ rơi nhanh hơn một khối gỗ có khối luợng 1kg, nếu chúng có cùng thể tích. Bạn cứ thử làm đi rồi sẽ thấy. chúng sẽ chạm đất cùng nhau.
  10. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề của thuyết ASC theo tớ là ở chỗ:
    Thí nghiệm của Galilê thì đúng ở chỗ là nếu thả trong môi trường chân không, điều này vlv cũng công nhận rồi.
    Nhưng vlv không quan tâm đến môi trường chân không, cậu ta giải thích trong môi trường không khí hằng ngày chúng ta đang hít thở đây này.
    Và thuyết ASC ra đời là vì thế.
    Nếu các bạn thả một cái lông gà và một cục sắt từ trên tháp nghiêng PI sa xuống, trong môi trường chân không thì đúng là hai vật rơi xuống đất cùng nhau.
    Còn nếu trong môi trường không khí thì rõ ràng là cái lông gà rơi xuống chậm hơn.
    Tại sao, vì sức cản không khí, vì gió,vv...v
    Đó là cách giải thích truyền thống của chúng ta xưa nay
    Nhưng cậu vlv không dùng cách giải thích đó mà dùng ASC.
    Và ASC có ưu việt hơn hay không thì bọn này đang chờ đây

Chia sẻ trang này