1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính chất của Áp Suất Chất ở đây.!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 27/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  2. hugoxxxhugolina

    hugoxxxhugolina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ nếu thả vật cùng kích thuớc có khối luợng 10kg và 100000k thì sẽ như thế nào. tác động của gió nếu có nhẹ hầu như không có. hai vật sẽ chạm đất cùng lúc.
    Thí nghiệm của Galieo vẫn thực hiện tốt trong môi trừong không khí bạn ạh.
  3. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, các bạn, tờ làm thử thí nghiệm đó như sau:
    Tớ lên tầng 2 của cơ quan:
    Tớ lấy một cái hộp bìa cáctông và một miếng giấy ăn vo tròn lại
    Lần thứ nhất: Thả ra đồng thời
    2 vật chạm đất gần như nhau
    (hộp các tông rơi nhanh hơn một ít. Why?)
    Lần thứ hai: Tớ nghĩ rằng hộp các tông chưa đủ nặng(theo cách nghĩ của ASC, phải nặng mới chơi), tớ nhét vào đó cái ví và chùm chìa của tớ và thả
    Ô kìa hộp các tông rơi nhanh hơn rõ, còn cục giấy cứ lượn lượn.
    Oái, Thuyết ASC đúng chăng
    Lần thứ 3: vẫn theo cách nghĩ cổ điển, tớ cho rằng cục giấy đã bị hở chỗ nào đó và tăng tiết diện cản(theo lời Giấc mơ), tớ bó thật chặt nó lại và thả:
    Hai vật rơi xuống đất gần như cùng lúc. OK
    Vậy hộp các tông nặng thế mà sao không hơn là mấy. Thuyết ASC tại sao không đúng trong trường hợp này.
    Tại sai tại sai và tại sao
  4. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    tớ vừa mới làm xong, thôi vlv đi làm đi, tối về vui vể tiếp
  5. ttbdd

    ttbdd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Tôi có quả cầu thứ nhất: nặng 100gr, thể tích là 90 cm khối
    Quả thứ 2 nặng 111 gr, thể tích là 100 cm khối.
    Dùng Áp Suất Chất anh tính xem nó bằng bao nhiêu.
    Fs1= 100 / 90 = 1,111111111 (lấy gọn là 1,11 thôi)
    Fs2= 111 / 100 = 1,11
    -------------------
    Cái này có liên quan gì đế khối lượng riêng không??? Thật sự để tạo ra 2 qủa cầu đó có dễ dàng không ??? Nếu có có thể cho biết cách làm ra hai qủa cầu đó được không ???
  6. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng là 2 cục sắt, thì...... Cục to có thể tích to, cũng sẽ tương đương với cục nhỏ co thể tích nhỏ, chỉ cần thể tích của cục sắt to lớn hơn cục nhỏ nhiều, mà khối lượng lại lớn hơn ít, thì nó vẫn cân bằng. Có ai xác nhận cấu tạo của nó là như thế nào chưa.? Hay chỉ quan sát thấy nó to, nó nhỏ, và cục to nặng hơn cục nhỏ thì nói là cục to nặng hơn.? Phí lý, vì tôi có thể chứng minh được, cục to vẫn có Áp Suất Chất ngang bằng hoặc chênh lệch nhỏ so với cục nhỏ đấy.
    Bằng cách anh dùng Áp Suất Chất, anh cân bằng thì sẽ biết thôi.!
    Fs = w / v
    VD:
    Tôi có quả cầu thứ nhất: nặng 100gr, thể tích là 90 cm khối
    Quả thứ 2 nặng 111 gr, thể tích là 100 cm khối.
    Dùng Áp Suất Chất anh tính xem nó bằng bao nhiêu.
    Fs1= 100 / 90 = 1,111111111 (lấy gọn là 1,11 thôi)
    Fs2= 111 / 100 = 1,11
    Vậy chứng minh trên. Quả cầu lớn và quả cầu nhỏ có 2 khối lượng khác nhau, có thể tích khác nhau. Nhưng Áp Suất Chất rõ ràng là bằng nhau. Thì 2 quả cầu trên rơi cùng lúc là đúng rồi.
    <--------------trong thí nghiệm sáng nay tôi làm với hộp các tông đựng ví + chìa khóa và miếng giấy ăn vo tròn khác biệt nhau rõ ràng về thể tích và khối lượng, vậy tại sao chúng vẫn chạm đất gần như nhau.
    Thứ hai tại sao công thức ASC bạn đưa ra ở đây lại khác với công thức ASC bạn đưa ra lúc đầu vậy.
    Kỳ lạ
  7. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Đưa ra thông số, sau đó vlv tính toán và chứng minh thử:
    Hộp các tông+ví_chùm chìa=10gr+13gr+10gr=33gr
    V=7.3.3=56cm khối
    Cục giấy ăn:
    Khối lượng = 2gr
    Thể tích = 5cm khối
    Đấy
  8. hugoxxxhugolina

    hugoxxxhugolina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    hì bạn nói là làm ha, ừ phải chứng minh mới biết được chứ. nhưng mà bạn thí nghiệm như vậy VLV vẫn có thể cãi lại là F=w/v (F=w/v.s vật không chuyển động thì bỏ s hé VLV) thì Fs1=33/56 ~ Fs2=2/5.
    hì mai bạn thí nghiệm lại dùng hai vật cùng kích thuớc nhưng một vật có khối luơng lớn hơn nhiều lần, chẳng hạn cái hộp thuốc lá với một cái ổ khóa .
  9. hehehe_abcdefgh

    hehehe_abcdefgh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Không thể có chuyện xấp xỉ được, vì 0,4 lại xấp xỉ 0.589 á. Vô lý quá
    Phải lấy một khối lượng rất lớn trên một thể tích nhỏ , ví dụ cục gạch cùng với một khối lượng nhỏ trên một thể tích rất lớn, ví dụ hộp các tông đựng loa vi tính xem
    Mai tớ sẽ thí nghiệm.
    còn tớ nghĩ thực ra cục giấy ăn vẫn rơi xuống chậm hơn một tí nếu theo cách nghĩ của chúng ta thì do sức cản không khí nhưng theo asc thì không phải là DO SỨC CẢN KHÔNG KHÍ mà là do từ cái CÔNG THỨC Fs=w/v kia mà ra
    Vậy để xem Fs của cục giấy < Fs của hộp đựng ví và chìa khoá <Fs không khí
    do đó hộp đựng ví sẽ bị nén lại nhanh hơn cục giấy. Chính xác đấy chứ, chính vì thế mà cục giấy rơi chậm hơn
    Thế vlv giải thích máy bay lấy áp suất chất ở đâu để thắng áp suất chất của nó nên mới không bị nén lại mà vẫn bay bay
  10. DrZhivago

    DrZhivago Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2001
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Chim bay được là vì chim đập cánh đã làm thay đổi thể tích khối lượng cơ thể và gia tăng vận tốc, làm cho áp suất của chim nhẹ hơn áp suất chất của không khí bên dưới mặt đất nên chim bay lên. Chim nhỏ đập cánh nhiều, chim ưng, có sãi cánh lớn nên ít đập cánh hơn.
    [/QUOTE]
    Hôm nọ ngó qua mấy báo điện tử thấy có đề cập đến anh chàng này ko ngờ lại mò lên ttvn trình diễn. Cũng tò mò về "lý thuyết" mới nên để công đọc hết cả 7 trang của topic không ngờ được bữa cười đau cả bụng.
    VLV giải thích theo quan điểm ASC, ok thôi. Nhưng khi đưa ra một "lý thuyết" hoàn toàn mới, phủ nhận ĐL hấp dẫn - có nghĩa là phủ nhận cả hằng số hấp dẫn nhưng VLV vẫn dùng những khái niệm được vật lý truyền thống - khác với "vật lý cách mạng" (hay áp suất chất gì đó) - sử dụng như lực, thể tích, khối lượng, trọng lượng...là sao?
    Đến đoạn giải thích vì sao chim bay thì phải nói là quá thể. Ừ thì cứ cho là ASC đúng đi, thế nếu con chim ở dưới đất mà muốn bay lên ấy, nó chỉ cần dang cánh ra là đủ đúng ko, nó bị hâm à mà nó đập đập cánh làm gì? Hay là thể tích lúc nó dang cánh ra ở dưới mặt đất khác với thể tích khi dang cánh ở trên trời? Quả thực là tôi chưa nghe thấy loài chim nào chỉ cần đứng yên dang cánh ra là tự bay lên cả.
    Chim cò thì thường quá, cỡ như VLV chắc phải nói đến vấn đề to tát hơn như vệ tinh chẳng hạn nhé? Cái vệ tinh ở dưới mặt đất ấy, nó bị ASC nén nên nằm trên mặt đất chứ ko tự bay lên được, tôi hết sức đồng ý. Thế khi phóng nó lên rồi, tại sao nó không bị ASC của vũ trụ nén trở xuống tầng khí quyển rồi rơi xuống đất - theo quan điểm của ASC thì ASC của vũ trụ = 0 chắc chắn là nhỏ hơn ASC của cái vệ tinh "không tự bay được" ấy rồi - và do thế sẽ đẩy nó trở xuống. Nếu ko có lực hấp dẫn thì cái gì giữ cho nó bay theo một quỹ đạo quanh Trái Đất? Mà vệ tinh nghe chừng cũng xoàng quá, trình độ VLV phải nói chuyện to hơn nữa kia chứ. Thế cái hệ mặt trời đang có diễm phúc được VLV sống trong đó nhá, ASC của các hành tinh khác nhau là khác nhau đúng không? ( thể tích - khối lượng - bản chất vật chất, tốc độ chuyển động khác nhau) --> do đó các hành tinh sẽ bị ASC của vũ trụ "đẩy" với tốc độ khác nhau đúng không? Thế mà mấy tỷ năm rồi cái quả đất này nó vẫn quay quanh mặt trời đều đều là sao nhỉ?
    Nói VLV đừng tủi, VLV gửi cho mấy cha nhà báo ( lại là báo điện tử nữa) thì ko sao, bọn nó chỉ mong có chuyện gì giật gân để mà đăng thôi. Chứ ở trên diễn đàn này ấy mà, người có trình độ cao không thiếu đâu, có người bỏ công ra mà nói cho VLV thấy cái nông cạn là tốt, nên cảm ơn người ta chứ không phải là ăn nói kiểu gây gổ như thế. Người ở trên đời ai cũng muốn được thừa nhận, để lại cái gì cho đời, kiếm tí tiếng tăm danh vọng cũng là lẽ thường.Nhưng mà định để lại "lý thuyết" lật nhào nền tảng của Vật lý học xưa nay thì quả là chí khí lớn, có điều cũng nên nhận thấy tài sức mình đến đâu, cãi nhau với mấy bác thừa hơi rỗi việc còn chưa xong mà đã dọa những Newton với lại Einstein. Thật lòng mong muốn VLV trở lại làm người bình thường. Thân ái
    Được DrZhivago sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 05/05/2006

Chia sẻ trang này