1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính chất dance trong âm nhạc và một vài suy nghĩ về Pop - Rock

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi AfoRhapsody, 19/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Tính chất dance trong âm nhạc và một vài suy nghĩ về Pop - Rock

    Lẽ ra là tôi đã không post gì vì tự nhiên hết cảm hứng. Xong tình cờ thấy 2 topic của 2 người mà tôi rất yêu quý là Metalari và HaiLuaNgheRock nên tôi nghĩ bụng: "không có cảm hứng nhưng cũng thử ngồi viết 1 lúc xem".

    Trước kh viết tô cũng nói thêm rằng nếu ai thực sự quan tâm đến sụ phát triển Rock Việt thì có thể hỏi tôi. Tôi có quan điểm nhưng tôi còn đang chờ xem khi nào thì mình sẽ tung ra.

    *******

    Chắc bạn chả thích nhạc Dance nói chung, vì thế nếu tôi trình ra một bản nhạc dance rất hay sau đây có thể nhìu bạn sẽ từ chối, tôi hi vọng có một vài bạn chiếu cố đến tôi vì đã có công vít bài vậy. hjhj!


    http://www12.nhac.vui.vn/Music/#Play,12765

    Giai điệu Intro của nó nghe cũng không tệ đấy chứ. KHi nghe đoạn Intro của bài trên chẳng hạn hoặc giai điệu chính của bài "Boom boom boom " của nhóm Venga Boys:
    http://www12.nhac.vui.vn/Music/#Play,63852

    Bài này theo tôi khá sâu sắc nên bạn tạm thời lắng nghe rồi khi dần dần có thời gian bạn sẽ thấy đúng hay sai những cũng phải mất 1 khoảng thời gian nhất định.

    Vấn đề của tôi khá phức tạp hy vọng bạn binh tĩnh tiếp đón. Khi nghe đoạn Intro của bài thứ nhất nói trên và điệp khúc :

    "Boom boom boom boom
    I want you in my room..."

    của bài thứ hai. Tôi không biết rằng cuối cùng bạn có nhận ra vấn đề như tôi nhận ra.

    Đó là những giai điệu trên thực chất là những giai điệu hay mà thôi, nó được đệm trên nền nhịp Dance thình thịch rất lôi cuốn khiến ta muốn nhảy.
    Nhưng ta muốn nhảy vì có nhịp nện thình thịch đều đặn (tôi nghĩ là trống và bass kết hợp) chứ nếu 1 ngày kia bạn ở 1 khung cảnh dù rất muốn nhảy múa đi chăng nữa nhưng ở 1 bãi đất trống, bên bờ sông hoặc 1 nơi đó nào không có nhạc đệm, không có tiếng trống thình thịch đó thì bạn không thể nào nhảy được với giai điệu bay bổng Intro hoặc vừa hát boom boom vừa nhảy theo nó. Không thể được.

    Tôi phát hiện ra chuyện này sau khi nghe bài " Idioteque " của Radiohead:
    http://www12.nhac.vui.vn/Music/#Play,36647


    Sau khi thích bài này một thời gian tôi phát hiện ra rằng bản thân giai điệu chính của ca khúc này đã có tính dance, nghĩa là không cần nhạc đệm mà nếu bạn ở bất kỳ chỗ nào chỉ cần hát lên là đã muốn nhảy theo rồi.
    Thật thú vị.
    Sau đó tôi phát hiện ra thêm 2 bài nữa có tính như vậy!

    "Dancing Day" của Led Zeppelin trong album "House of the Holy" mà có câu " Oh oh oh ..."
    http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Dancing-Days-Led-Zeppelin.IWZCUCFF.html

    và "Rasputin" của Boney M:
    http://www12.nhac.vui.vn/Music/#Play,6465

    Xin được tạm dừng và tôi không hứa trước nhưng nếu có điều kiện tôi sẽ viết nốt. Bởi vì nó liên quan đến cái đuôi của tên Topic. Tôi không hứa.
  2. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Bổ sung 1 chút : nếu bạn ở bất kỳ chỗ nào chỉ cần hát lên là đã muốn nhảy theo rồi mặc dù đó là nơi hoàn toàn yên tĩnh không hề có nhịp dance nện thình thịch như đã nói ở trên.
  3. notatmydesk

    notatmydesk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    2.019
    Đã được thích:
    137
    Cám ơn bác về bài viết
    Nhưng bác là ai mà để mọi người quan tâm đến sự phát triển của rock phải hỏi thế ạ?
    Em dám cá là ai cũng nghe nhạc Dance
    Sao bác lại chụp mũ thế ?
    ĐỌc xong 2 đoạn này của bác chán chả muốn đọc tiếp nữa
  4. MashiMaroHN

    MashiMaroHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    góp vui 1 band nhạc Jrock kết hợp techno vào nhạc melodic death metal
    BLOOD STAIN CHILD -FREEDOM
    http://www.youtube.com/watch?v=2oi-8xl7uZs
  5. GSimenon

    GSimenon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Lẽ ra bác nên chọn diễn đàn Pop hay Dance để post bài này.
  6. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    TÍNH CHẤT DANCE TRONG ÂM NHẠC VÀ MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ POP - ROCK​
    Tất cả những gì tôi viết được trong topic này là để tặng bạn Anarchist1983
    Vâng, một buổi sáng CN, ngày nghỉ thư thái... Bạn đã nghe bài "Sunday Morning" trong Album "The Velvetunderground and Nico" của The Velvetunderground?
    Trong một bài viết dở dang trước đây có tựa đề "Oẳn tù tì Alternative ra cái gì..." Ở box Alternative Rock tôi đã bỏ dở.
    Nếu viết tiếp tất yếu sẽ dẫn đến một vấn đề như sau: Lịch sử Alternative Music có lẽ khởi thuỷ từ The Velvetundergound.
    Chính album "quả chuối" như nhìu em bé rất thích gọi thay cho tên gọi "The Velvetunderground and Nico" đã khởi đầy cho tất cả. Sau đó là Iggy and The Stooges, rồi thập kỷ 80 là R.E.M, The Pixies...
    Và thập kỷ 90 thế hệ sau của VU chính là Radiohead.
    Cái phong cách của VU mà đương thời không ai hiểu được ngày nay được hiểu là Experimental Rock ''n'' Roll. Phong cách này được thấy rõ trong phần cuối album "quả chuối nói trên. Và nếu bạn đã đọc bài Oẳn tù tì bạn còn nhớ Phần tôi viết về nền nghệ thuật hiện đại thế giới thế kỷ 20. Trong phần đó đề cập đến sự phát triển toàn diện của NT thế giới trên nhiều phương diện: kịch, văn học, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc... và có một đĩa nhạc được đề cập đến có tên "Heavy Metal Machine". Hôm nay tôi mới có thời gian để nói với các bạn là Album đó là của một thành viên chính của một ban nhạc Rock thu âm độc lập. Nó thuần tuý chỉ là 1 album kép dày đặc tiếng ồn của máy tăng âm. Đương thời nó bị tất cả thế giới nhạc Rock chỉ trích là "phi âm nhạc" nhưng nếu xét theo bối cảnh và dòng chảy tổng thể của nền văn hoá thế giới thế kỷ 20 nó lại rất có giá trị. Nó là minh chứng cho quan điểm của tôi: Từ thập kỷ 60 trở đi nền văn hoá thế giới mà cụ thể là "chủ nghĩa hiện đại - modernism" (tôi thêm ngoặc kép) đã xâm nhập và bẻ lái dòng chảy Rock (trước đó rock ''n'' roll chảy theo dòng chảy riêng có liên quan đến Jazz, Blues...) theo một hướng mà ở VN hiện nay hầu như không ai biết đến. Chính ở chỗ đó liên quan đến vấn đề "Cái gì là nghệ thuật" do tạp chí Pitchfork Media chỉ là một trong hợp thể của trường phái phê bình đương đại (xem xét lại toàn diện lich sử nhạc Rock theo quan điểm "xét lại") và trường phái phê bình truyền thống xuay quanh tạp chí The Rolling Stone. Nói tóm lại các quan điểm này hình thành một bãi chiến trường khổng lồ về phê bình âm nhạc mà VN chưa ai tham dự vào (xa trung tâm). Nhưng Pitchfork Media có lý ở một mức độ nhất định còn The Rolling Stone cũng không hoàn toàn sai.
    Đến đây ta bắt đầu nối vào mạch của bài viết ở trên: Radiohead, Led Zeppelin, Boney M. Ta sẽ bàn về Radiohead trước, Led Zep thứ 2 và như thường lệ bao giờ tôi cũng để điều bất ngờ ở cuối cùng : Boney M (tất nhiên nếu tôi theo được topic đến đó).
    Trước khi viết bài này tôi thông báo với các bạn 2 vấn đề:
    Một là, tôi mặc định bạn đã đọc các bài viết quan trọng của tôi trước đây, trong đó có 2 bài chủ chốt là "Oẳn tù tì..." và "Bông hồng đá...". Nếu bạn chưa đọc thì tôi không có cách nào bởi vì kiến thức của tôi có tính hệ thống nên bạn chấp nhận hiểu được đến đâu thì hiểu. Bạn có thể làm thế nào đó tìm được các bài viết trước đây của tôi, điều đó sẽ thuận lợi cho bạn khi đọc bài của tôi.
    Hai là, bạn hãy đọc từ đầu đến cuối theo quá trình tôi viết. Nếu bạn chưa hiểu gì mà đã nhảy vào post lung tung thì tôi sẽ cho bạn là vớ vẩn đáng buồn cười.
    Ta quay lại bài viết. Theo đánh giá sơ bộ của tôi thì Radiohead là thiên tài cuối cùng xuất hiện trong lịch sử Rock tính cho đến thời điểm hiện nay và có lẽ không còn ai nữa.
    Nếu tính từ cách đây 18 năm thì trường hợp của Radiohead cũng là duy nhất.
    Có lẽ không ít bạn nghĩ rằng tôi thuần tuý đề cao tạp chí mạng đương đại lừng danh PitchorkMedia:
    http://www.pitchforkmedia.com/article/feature/36737-top-100-albums-of-the-1990s
    http://www.pitchforkmedia.com/article/feature/40568
    Tôi muốn nói với các bạn rằng: Tôi không bao giờ đính chính những gì các bạn suy nghĩ về tôi. Tuỳ các bạn muốn nghĩ gì thì nghĩ. Tôi chỉ muốn nói rằng "Ý tại ngôn ngoại".
    Tạp chí Pitchfrork Media có lẽ đúng ở một mức độ nhất định khi đưa ra seri bảng xếp hạng mà theo tôi vô cùng có giá trị. Hiện tạp chí này đang dẫn đường cho âm nhạc nghệ thuật thế giới.
    Song điều đó không có nghĩa là tôi đồng ý với Pitchfrork Media về mọi phương diện. Chuyện này rất dài nếu có dịp tôi sẽ bàn.
    Radiohead là kinh điển của Rock thì đã rõ ràng, cũng như Led Zeppelin vậy.
  7. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    ....
    Chuyện này rất dài nếu có dịp tôi sẽ bàn.
    Radiohead là kinh điển của Rock thì đã rõ ràng, cũng như Led Zeppelin vậy. (vm cái "kinh điển'' với chả "kinh đủng" của Barry Gibson đi, A to Z ư???????????????????????? lt)
    Ghi chú: Ở trên có lỗi về tên của (viết như thế này mới là đúng:) The Velvet Underground - ban nhạc thiên tài có tầm ảnh hưởng thứ 2 trong lịch sử Rock, như lời một nhà phê bình thế giới tên là Jaideep Varma :
    http://jebbitsongwriters.blogspot.com/2005/08/second-most-influential-band-ever-why.html
    Nào chúng ta hãy trở lại bàn về tính chất dance: Nhạc Dance ở thời kỳ Nhạc cổ điển có những hình thức âm nhạc như Valse, Marzuka, Menuet... . Đặc biệt là những bản Valse, nếu tôi không nhầm có những thiên tài như Johan Strauss soạn rất nhìu bản Valse chẳng hạn như bản nhạc kinh điển Danube Wave. Bản thân tôi thì rất mê bản Menuet của J.S.Bach.
    Khi nghe các bản nhạc Valse bạn có thể sẽ thấy giống như tôi, tức là nó có một nền nhịp rất mê say, dập dờn như sóng nước, thời phong kiến phương Tây tại các lễ hội do vua hay các quý tộc chóp bu trong XH tổ chức người ta ăn mặc lich sự và sang trọng nhảy tập thể theo tiết điệu nhịp nhàng nhìn vô cùng thích mắt chỉ muốn nhảy vào TV để tham gia.
    Nói chung với tôi nhạc Dance (trong đó có nhạc Rap/Hiphop) là vĩ đại bất kể trong thời đại nào.
    Tuy nhiên, 3 ca khúc của Radiohead, Led Zeppelin và Boney M đã nói ở trên thì không đơn giản. Nếu không cần nhạc đệm của "thể loại Dance" (tôi thêm ngoặc kép không có ý gì khác) mà bản thân giai điệu đó vẫn làm cho người ta nhảy múa thậm chí như mê cuồng quên hết mọi thứ xung quanh thì điều đó rất đặc biệt. Có phải là với những giai điệu đó ta có thể hoà nhập vào và thấy mình thực sự hànhk phúc. Hay là khi ta vô cùng vui sướng happy ta muốn nhảy và trong dữ liệu âm thanh của ta có những bài kiểu như vậy và ta nhảy theo luôn. Đó thật là đặc biệt.
    Theo tôi phải là tài năng kiệt xuất mới sáng tạo ra những giai điệu như vậy. Nói chính xác hơn: họ phải có ít nhiều tố chất thiên tài.
    THIÊN TÀI! Radiohead và Led Zep iu quý của chúng ta thì còn dễ hỉu. Nhưng ở đâu ra cái anh Boney M dám chen chân vào????????
    Điều đó bạn hãy chờ đợi vì đó là một trong những chủ đề trung tâm của Afo. Vì thế nếu tôi không post trong topic này thì trong tương lai có thể nó sẽ được vít ở một chủ đề khác, tuỳ theo tình hình.
  8. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12

    Tuy nhiên, 3 ca khúc của Radiohead, Led Zeppelin và Boney M đã nói ở trên thì không đơn giản.
    Tâm thái nhẹ nhàng tâm hồn mong manh như thiên nhiên buổi sáng là cái dễ nhận ra trong bài "Sunday Morning" mở đầu cho Album tuyệt diệu lưu danh thiên cổ của VU. Tâm trạng đó khiến người ta chân bước nhẹ như không???
    Đó có phải là tiên giới?
    Nếu không cần nhạc đệm của "thể loại Dance" (tôi thêm ngoặc kép không có ý gì khác) mà bản thân giai điệu đó vẫn làm cho người ta nhảy múa thậm chí như mê cuồng quên hết mọi thứ xung quanh thì điều đó rất đặc biệt. Có phải là với những giai điệu đó ta có thể hoà nhập vào và thấy mình thực sự hạnh phúc. Hay là khi ta vô cùng vui sướng happy ta muốn nhảy và trong dữ liệu âm thanh của ta có những bài kiểu như vậy và ta nhảy theo luôn.
  9. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Afo bổ sung 1 chút:
    Tuy nhiên, 3 ca khúc của Radiohead, Led Zeppelin và Boney M đã nói ở trên thì không đơn giản.
    Tâm thái nhẹ nhàng tâm hồn mong manh như thiên nhiên buổi sáng là cái dễ nhận ra trong bài "Sunday Morning" mở đầu cho Album tuyệt diệu lưu danh thiên cổ của VU. Tâm trạng đó khiến người ta chân bước nhẹ như không???
    Đó có phải là tiên giới?
    Nếu không cần nhạc đệm của "thể loại Dance" (tôi thêm ngoặc kép không có ý gì khác) mà bản thân giai điệu đó vẫn làm cho người ta nhảy múa thậm chí như mê cuồng quên hết mọi thứ xung quanh thì điều đó rất đặc biệt. Có phải là với những giai điệu đó ta có thể hoà nhập vào và thấy mình thực sự hạnh phúc. Hay là khi ta vô cùng vui sướng happy ta muốn nhảy và trong dữ liệu âm thanh của ta có những bài kiểu như vậy và ta nhảy theo luôn.
  10. Orion-Dust

    Orion-Dust Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của bác tôi thấy lủng củng quá, không biết đây có phải là chủ ý của bác, thích hành văn theo kiểu avant-garde hay không?
    Bác post bài lên đây hẳn là cũng mong có người đọc, nhưng tôi có cảm giác bác tỏ ra không tôn trọng độc giả của mình bằng cách đưa ra rất nhiều câu mào đầu kiểu bất cần như "tôi sẽ không đính chính", "vấn đề của tôi phức tạp mong các bạn bình tĩnh"... rất phản cảm.
    Thưa với bác là đứng trên quan điểm cá nhân của tôi thì cái vấn đề này nó chẳng có gì phức tạp cả. Chung quy là thế này:
    - Bác đang muốn đàm luận về tính danceable của âm nhạc (chứ không phải muốn nói về nhạc Dance) và muốn chứng minh rằng BoneyM là một tên tuổi vĩ đại. Của dòng nhạc disco thương mại những năm 80? Đúng. Của âm nhạc hiện đại, sánh ngang với VU và Radiohead? Thưa không. Không bao giờ luôn cho nó chắc.
    - Bác tiếp tục phô trương sự sùng bái của cá nhân bác với website phê bình âm nhạc Pitchfork Media. Quan điểm cá nhân của tôi thì nó cũng chỉ là một website chuyên về phê bình âm nhạc, lại hoàn toàn nghiêng về mảng indie, chất lượng bài viết không đồng đều, hay dùng ngôn từ đao to búa lớn (bác cũng bị ảnh hưởng rồi đấy bác Afo ạ)... nói tóm lại là chỉ có tính chất tham khảo chứ không đến mức như bác nói là "dẫn đường cho âm nhạc nghệ thuật thế giới". Bull****! Không phải vô cớ mà Pitchfork hay bị gọi mỉa là Rich dork Media.
    - "Theo đánh giá sơ bộ của tôi thì Radiohead là thiên tài cuối cùng xuất hiện trong lịch sử Rock tính cho đến thời điểm hiện nay và có lẽ không còn ai nữa" (sic) nhận xét quá phiến diện, ít nhất là dưới con mắt một fan của Radiohead như tôi. Lại ảnh hưởng từ cult of personality của mấy bố Rich dork Media đây mà. Nói thêm về "Idioteque", không biết bác đã nghe Aphex Twin hay Autechre chưa nhỉ? Nếu chưa nghe thì bác nên tìm nghe, chắc chắn nó sẽ đem lại cho bác nhiều liên tưởng thú vị hơn nữa.
    Tôi có vài ý kiến với bác thế này:
    - Bác nên hạn chế ảnh hưởng của Pitchfork Media. Nếu có thời gian nên tìm đọc các tạp chí có uy tín như Mojo, Uncut, Blender,... hay các website phê bình âm nhạc khác trên Internet để có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn.
    - Bác nên lập một account ở trên trang www.last.fm và www.rateyourmusic.com để xem âm nhạc hiện đại nó đang phát triển ở tầm cỡ nào. Như tôi đã nói, Pitchfork không có khả năng cover hết cái gọi là modern music scene, chứ đừng nói đến chuyện "dẫn đường".
    - Nếu bác không thực sự có hứng viết, đừng viết.
    Đây là ý kiến của một người gọi là có tí kiến thức về âm nhạc hiện đại trong đầu để bác xem xét

Chia sẻ trang này