1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính chuyên nghiệp trong võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ohmy, 23/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Tính chuyên nghiệp trong võ thuật

    Vài suy nghĩ của tôi về tính chuyên nghiệp của võ thuật:

    Lấy võ thuật làm trọng: người học võ chỉ nên chăm chú luyện võ, trau dồi học hỏi về võ, các hoạt động đều nhằm tăng kiến thức và kỹ thuật võ.
    - Vào võ trường là để luyện tập, không nói chuyện phiếm. Nhiều võ đường võ sinh lâu năm chỉ đứng nói chuyện phiếm hoặc giảng giải cho các võ sinh mới học, và biếng nhác luyện tập nên kỹ thuật nói và trọng lượng ngày càng tăng, võ thuật ngày càng giảm.
    - Không bàn quá nhiều chuyện võ đạo, võ đức, học làm người... Chùa chiền nhà thờ dạy ta đạo đức hay hơn võ đường. Cha mẹ thầy cô giáo dạy ta học làm người hay hơn thầy dạy võ. Nhiều môn phái dạy võ đức võ đạo liên miên cũng không làm cho họ chia phe phái căm ghét nhau hơn kẻ thù.
    - Không chú trọng những hoạt động sinh hoạt ngoài lề quá mức làm xao lãng chuyện tập võ.

    Tôn trọng truyền thống: hệ thống bài quyền, nguyên tắc môn võ không nên thay đổi xoàn xoạt vì sức ép các môn võ khác, hoặc vì sức ép xã hội. Các bài quyền thảo đã được các võ sư nhiều đời bổ sung qua kinh nghiệm chiến đấu sống còn, không lẽ nào người hôm nay chưa hiểu rõ không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu sống còn đã muốn đổi thay. Thiếu Lâm lấy cương làm trọng. Karate cũng lấy cương mãnh làm chính. Các môn võ đó không vì những môn Thái Cực Quyền, Aikido mà vội vã sửa đổi cách luyện tập, lấy cương nhu hỗn hợp phối triển, ... Hình Ý Quyền có phương châm là chất phác giản dị, sẽ không thay đổi theo Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền tập đi quyền theo đường tròn, ... Vì thế các môn võ này đã tồn tại lâu đời và phát huy được cái hay của nó.

    Phát triển võ thuật là chất chứ không phải lượng: nhiều người thích môn võ mình được dương danh bằng cách đổi thay cho dễ để chiêu dụ nhiều người. Thật ra một môn võ có vài người như Hồ Ngạnh, Diệp Trường Phát, thì tốt hơn là vạn người như ohmy này.
  2. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Bài viết hay , xúc tích ,rất cám ơn bạn. Nhưng cứ nhìn tình trạng Vovinam, Vịnh xuân,Võ cổ truyền,... ở Việt nam thì chắc còn dài dài chuyện để nói, Tàu nó cũng thế thôi nếu nó không bị sự phát triển về mọi mặt của quyền anh của phương Tây, võ Hàn, Võ Nhật làm cho tỉnh ngủ hơn nữa lý thuyết và thực tiễn nó đuợc xây dựng từ xưa đã rất có hệ thống. Giờ nó như con rồng ngủ yên bị đánh thức. Đọc qua mấy box võ thuật thì thấy các ông VX cãi nhau suốt ngày xem dòng nào hay hơn, tổ chức club xong thì ai về xứ nấy, ông VVN thì bán đai, mua đai để mở võ đường lạm dụng tiền quỹ, ông võ cổ truyền cũng thế nốt. Lãnh đạo chỉ tập trung cho việc lấy huy chương đi tắt đón đầu làm chính, trong lãnh đạo nhiều người làm về võ thuật thì lại không biết võ gắn thêm chức danh võ sư cho nó hoành tráng , võ cổ truyền thì chỉ duy trì coi là nguồn cung cấp Vdv không cần đào tạo cho Tán thủ- Si lat, quyền Anh thì chỉ vì sang NGa tập huấn bị tai nạn chết người mà bỏ đến 10 năm, anh em thì người sang tán thủ, kick box hoặc đổi nghề khác.Bạn bảo thế thì đến bao giờ mới khá được, cũng như bóng đá VN- Thái Lan hôm qua thì đúng là để thắng họ cũng còn phải rất lâu nữa. Không thể " Xây nhà từ nóc", bóng đá cũng vậy mà võ thuật cũng thế.Thể thao chuyên nghiệp phải bắt đầu chọn lọc và đào tạo từ các trường học từ cấp phổ thông đến cấp đại học. Mình đi làm cho bọn NHật thấy nhiều doanh nghiệp giám đốc đều là những võ sư có đẳng cấp cao về Ju do, Karate, Shorinji kempo, ken do và Aikido. Không biết đến bao giờ VN mới xây dựng được một hệ thống như thế.
  3. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất hay dưới góc độ 1 người chưa bao giờ đứng mũi chịu sào, chống đỡ 1 CLB hay 1 võ đường.
    1. Những người lấy võ thuật làm trọng ngày nay quá ít vì võ thuật ko cho người ta miếng cơm manh áo, cũng như chuyện sống chết ko phụ thuộc vào trình độ võ thuật. Võ chỉ là dạng hoạt động bổ trợ đời sống mà thôi.
    2. Vào võ đường tất nhiên để luyện tập, song ko chỉ có luyện tập. Con người tới võ thuật với mục đích khác nhau song ko 1 võ đường nào ngày nay phủ nhận việc quan trọng nhất với tổ chức 1 võ đường ko phải võ thuật ở đấy cao hay thấp mà là mỗi võ sinh khi tới võ đường đều cảm thấy linh thiêng như tham gia vào các nghi thức tôn giáo hay cảm thấy thân thuộc như trở lại với gia đình sau những công việc mệt nhọc hàng ngày.
    3. Nói rõ ngọn ngành, bản thân võ thuật là 1 dạng phương tiện chứng thực tâm linh nên luyện võ đúng nghĩa cũng là Đạo học vậy.
    4. Vật đổi sao rời, mọi vật luôn luôn biến dịch. Làm người ko thể chấp vào chuyện người trước hay võ sư đời trước hiểu hết và luôn đúng được. Tập võ đầu tiên phải có óc hoài nghi và vô tất, ko có gì là tất yếu phải thế cả. Nghĩ, sáng tạo hay sáng tạo lại 10 cái mới chỉ 1 cái " đúng", có ý nghĩa cũng đã quá tốt. Vì vậy võ thuật mới phát triển muôn hình vạn trạng như ngày nay.
    5. Điều này nữa, người hiện đại ai cũng phải biết quy luật biến đổi từ lượng sang chất. Nếu ko có hàng trăm hàng nghìn người tập mà chỉ có một vài người tập thì chắc môn phái ấy chỉ đẻ ra đc 1% cơ thể ông Hồ Ngạnh hay Diệp Tường Phát mà thôi.
    Thế nên ko có hàng nghìn người như ohmy thì ko đẻ ra đâu đc 1 ông Hồ Ngạnh đâu.

  4. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất hay dưới góc độ 1 người chưa bao giờ đứng mũi chịu sào, chống đỡ 1 CLB hay 1 võ đường.
    Không cần phải chống đỡ 1 CLB hay 1 võ đường mới nói đúng cái tình trạng võ thuật èo uột thiếu chuyên nghiệp.
    1. Những người lấy võ thuật làm trọng ngày nay quá ít vì võ thuật ko cho người ta miếng cơm manh áo, cũng như chuyện sống chết ko phụ thuộc vào trình độ võ thuật. Võ chỉ là dạng hoạt động bổ trợ đời sống mà thôi.
    Bài này chỉ nói về tính chuyên nghiệp trong võ thuật. Nếu anh lấy võ thuật chỉ để kiếm cơm áo mà bỏ bê luyện tập nâng cao kỹ năng, thì anh không chuyên nghiệp rồi, và không việc gì phải cãi cọ ở đây.
    2. Vào võ đường tất nhiên để luyện tập, song ko chỉ có luyện tập. Con người tới võ thuật với mục đích khác nhau song ko 1 võ đường nào ngày nay phủ nhận việc quan trọng nhất với tổ chức 1 võ đường ko phải võ thuật ở đấy cao hay thấp mà là mỗi võ sinh khi tới võ đường đều cảm thấy linh thiêng như tham gia vào các nghi thức tôn giáo hay cảm thấy thân thuộc như trở lại với gia đình sau những công việc mệt nhọc hàng ngày.
    Đồng ý. Tôi không phản đối. Chỉ có điều trong thời gian quy định tập (1 giờ, 2 giờ, ...) thì phải tập luyện nghiêm chỉnh. Sau giờ tập có thể nói năng ăn nhậu làm gì cũng được.
    3. Nói rõ ngọn ngành, bản thân võ thuật là 1 dạng phương tiện chứng thực tâm linh nên luyện võ đúng nghĩa cũng là Đạo học vậy.
    Thế thì hãy chuyên tâm học đạo, tức là chuyên tâm luyện võ đi.
    4. Vật đổi sao rời, mọi vật luôn luôn biến dịch. Làm người ko thể chấp vào chuyện người trước hay võ sư đời trước hiểu hết và luôn đúng được. Tập võ đầu tiên phải có óc hoài nghi và vô tất, ko có gì là tất yếu phải thế cả. Nghĩ, sáng tạo hay sáng tạo lại 10 cái mới chỉ 1 cái " đúng", có ý nghĩa cũng đã quá tốt. Vì vậy võ thuật mới phát triển muôn hình vạn trạng như ngày nay.
    Nói như thế là không biết lịch sử võ học. Lấy thí dụ: các sách dạy kiếm Nhật đều nói sau thời Kiếm Thương (cỡ năm 1600s), nước Nhật hoà bình, kiếm bị tịch thu, chỉ có samurai mới được mang kiếm, chuyện đấu kiếm giảm đi, kiếm thuật cũng không phát triển hơn lên được. Võ thuật Trung Hoa phát triển mạnh thời Thanh vì đánh đấm thường xuyên. Vịnh Xuân Quyền cũng phát triển và được thử thách mới phát triển được như hôm nay. Cùng thời có Thái Cực Quyền, Bát Quái Chưởng ra đời và được thử thách. Sau thời Hồ Ngạnh, Diệp Trường Phát, người ta không đánh nhau sống chết thì khó có thể hơn được thời xưa. Đến thời người ta dùng súng đánh nhau thì không có cơ hội và lý do để phát triển võ được.
    5. Điều này nữa, người hiện đại ai cũng phải biết quy luật biến đổi từ lượng sang chất. Nếu ko có hàng trăm hàng nghìn người tập mà chỉ có một vài người tập thì chắc môn phái ấy chỉ đẻ ra đc 1% cơ thể ông Hồ Ngạnh hay Diệp Tường Phát mà thôi.
    Thế nên ko có hàng nghìn người như ohmy thì ko đẻ ra đâu đc 1 ông Hồ Ngạnh đâu.
    Từ lượng sang chất theo kiểu dễ dãi thì hơi khó, nếu không nói là không thể được. Nếu khép theo kỹ luật, sẽ có ít người tập hơn, nhưng tất cả đều hết lòng, thì tất cả đều khá. Nếu cứ dễ dãi, ai cũng lơ là, nếu có được 1% cơ thể ông Hồ Ngạnh là may lắm.
  5. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    -Cả hai Lập luận và phản luận đều rất khá .
    Theo tui, thì tùy người, vì có nhiều quan điểm và mục đích khác nhạu
    Có người tập võ vì
    1- kỹ thuật chiến đấu với người khác
    2- chiến đấu với chính bản thân
    3- vì nghệ thuật
    4- giãi trí hay bao gồm 1 chút của 3 điều trên, nhưng không phải là việc quan trọng nhất trong đời sống
    5- thời xưa, để giử nước, giử làng, tự vệ ...., không cần thiết lắm trong thời nay .
    6- 1 hình thức thương mãi thể thao mà người bán cũng như người mua có những nhu cầu hay mục đích khác nhau . Rất nhiều người vì mục đích này .
    7- chỉ là 1 phương tiện để khuyến dụ thiếu niên cho mục đích chính trị, xã hôi. Nhiều môn phái phát triển được vì bởi (hay nhờ vào) chính quyền cho mục đích chính trị như TKD (do TT Lý thừa Vãng của Nam Hàn hay VVN do Tướng Nguyen Cao Kỳ của Nam VN). Do đó, người tập võ trở thành những môn đệ (gần như là đảng viên) cuồng tín trung thành với cá nhân lãnh đạo và đảng phái của họ mà quên đi những mục đích khác . Có những bầy dê thì tất phải có những con sói, lợi dụng những bầy dê cho danh vọng và tiền bạc cá nhân.
    8- sau cùng, để giử lại 1 nét nghệ thuật văn hóa cổ truyền của tổ tiên đã dày công xây dựng thay vì chạy theo những nghệ thuật tương tự nhưng lại là của ngoại quốc và chưa chắc đã hay hơn . Rất ít người vì mục đích sau cùng này .

    Dù thế nào, theo tui, điều quan trọng nhất là thành thật . Hiện nay, vì mục đích số 6 và 7 kể trên mà người ta tuyên truyền quãng cáo láo khoét nhiều quá .
  6. mike2011989

    mike2011989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    mọi người nói rất đúng ấy, ủa thật, bây giờ, ít người coi chuyện võ thuật làm trọng, chỉ coi như một môn thể thao, hoặc là để tự vệ chút đỉnh chứ không phải là giống như xưa.
    Còn chuyện mà pha giữa môn phái này với môn phái kia, theo Minh thấy, thì rất nên chứ. Mỗi môn có một cái hay, tinh hoa của nó. Nếu chúng ta có được càng nhiều tinh hoa, thì chẳng phải càng tốt sao?
  7. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Để tôi kể chuyện này sẵn trả lời câu hỏi của mike2011989 luôn.
    Vài năm trước có người bạn Mỹ quảng cáo về một quyền sư từ Trung Quốc sang, chuyên về Thái Cực Quyền. Người bạn này bảo tôi ông này dạy võ đánh được chứ không phải múa may cho vui như phần lớn Thái Cực Quyền trên thị trường. Tôi OK đóng tiền (khá đắt). Ông này dạy khó chịu như quỷ. Nhiều học trò cũ của ông bị ông la nặng lời: nào là học đã 4, 5 năm rồi mà vẫn đánh ra không đủ lực, thua thằng mới học 1, 2 năm; nào là ông ta không cần dạy nhiều, chỉ cần chục học trò siêng năng là đủ,... Đại khái là vậy. Tôi tức cười ông này chê tiền hay sao mà chưởi mắng om sòm vậy. Bài Thái Cực Quyền của ông không nhẹ nhàng như ta thường nghĩ mà có chỗ đánh mạnh và cứng. Tập xong ai cũng đổ mồ hôi ướt đẫm. Rồi ông giảng giải đủ thứ tôi quên hết chỉ còn nhớ là võ thuật đánh nhau nếu không có 700 cân trong túi thì đừng hòng tám lạng địch ngàn cân. Tay chân ông chạm vào cứng như sắt. Rồi lấy tôi làm ví dụ, nếu phải đánh với tôi thì ông chỉ cần lấy cương nhiều thắng cương ít, chứ chẳng cần nhu thắng cương mất thời giờ (ông này cao to phải 100 kg là ít, còn tôi chỉ 60 kg). Tôi mới bắt đầu ngớ ra: thì ra cái nhu của Thái Cực Quyền khác với phim chưởng lắm lắm. Người bạn Mỹ bảo tôi năm nào cũng có vài thằng Mỹ bỏ việc làm (kỹ sư, võ sư, ...) sang ở Trung Quốc làm đủ nghề linh tinh để được học võ với ông ta, và năm nào ông cũng sang Mỹ dạy cho khoảng 30-40 học sinh, kiếm về khoảng 6000-8000 đô-la.
    Qua chuyện này ta thấy cái chuyên nghiệp của ông thầy võ này. Ông cần tinh không cần nhiều, và cái đạo đức võ thuật của ông là không qua loa để lấy tiền thiên hạ. Ông chỉ dạy theo ý ông, không chiều theo học trò. Thế mà ông vẫn có một số học sinh cốt lõi (hard-core) theo học.
    Cái chuyện biết nhiều cái tinh hoa: tinh hoa võ thuật không phải như dầu thơm, có thể chưng cất hòa lại một cái là xong. Để học được tinh hoa một môn võ thuật cần lâu dài, có lẽ 5, 10 năm hay cả đời vẫn không xong.
    Còn võ Việt Nam ta?
  8. mike2011989

    mike2011989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    theo minh thấy, hình như cái ông thầy của Ohmy nói gì ấy, chắc 0 phải là thầy thiệt đâu. ai đời lại khoái tiền thế nhỉ?
    vả lại, mình cũng thấy, nếu như mà ổng đánh cương trong Thái Cực Quyền, thì hơi bị đáng nghi ngờ. MInh nói có sách, mách có chứng. Minh đã thấy các bậc võ sư đánh Thái Cực Quyền rồi. Cương mãnh cỡ nào, họ cũng dùng nhu để mà chiến thắng mà.
    Đôi dòng ý kiến, mong sao ai cũng đừng trách nhé.
  9. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    He he hi hi! Không biết có ai trách không, chứ tôi thì không. Diễn đàn là để bà con giao đấu võ mồm, càng đông càng dzui ;-).
    Tôi chỉ học có một cuối tuần 2 ngày tốn đâu 150 đô. Nhiều bọn học trò ruột của ổng học cả tuần chắc đóng tiền chết luôn. Dù sao thì chỉ học để biết nên chắc chắn là tôi không hiểu được hết tinh hoa của nó. Ông thầy này cũng có chỉ lấy nhu chế cương nữa, nhưng tôi chỉ kể cái đoạn ổng lấy tôi làm ví dụ lấy cương nhiều chế cương ít. Nhìn cái bộ ổng cứng mà cũng dẻo lắm.
    Nhân đây cũng kể một chuyện tôi đọc lâu lắm quên mất ở đâu. Dương Lộ Thiền (***** TCQ Dương Gia) có lần vô nhà ai chơi, bị chó cắn chân, ông ta vẫn đi tiếp, còn mấy con chó lại bị rụng răng hết. Chắc là nói xạo, nhưng tôi thấy tập TCQ không đơn giản là ẻo lả nhu mì không đâu.
  10. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ở Mỹ quốc, không chịu học, lại phí tiền học võ. Vui tính nhỉ.
    Võ sư đói lắm. Chuyên cái gì???
    Mới học tí TCQ cũng bày đặt bình luận.
    Ông Dương Lộ Thiền, khi bị chó cắn, liền quay lại cắn trả.
    Chịu khó học cho giỏi rồi mở võ đường, xem có chuyên nghiệp được không, hí.
    Được quan65 sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 25/09/2004

Chia sẻ trang này