1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính chuyên nghiệp trong võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ohmy, 23/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phucnguyen03

    phucnguyen03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây tôi cũng xin hỏi bác Ô-mai câu này, thuật thính kình có bao nhiêu cách tập, có cách nào mì ăn liền không?
    Theo kiến thức nông cạn của tôi + sự suy đoán vô căn cứ của mình, tôi cho rằng thuật thính kình chắc cũng giống như mấy bác tập Vĩnh xuân, tức là vào tay đối luyện phải không ạ ??? Và tập như thế mà không có giải thích gì, song thầy lại bảo, cứ tập đi rồi tự nhiên sẽ có thỉ biết đến đời nào mới xong ???
  2. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi! Hỏi như thế cũng là tự giải đáp cho chính mình rồi: không có thuật thính kình mì ăn liền! Nếu tập võ dễ dàng thì chúng ta ra ngõ gặp cao thủ, và tập võ không còn hứng thú gì, phải không?
    Nhiều người tưởng chỉ có tập đẩy tay là phương pháp tập thính kình trong TCQ, nhưng thực ra tất cả những gì tập luyện đều có ích cho khả năng thính kình của người tập. Không phải chỉ biết người mà phải biết mình nữa. Nhưng sao tôi lại nói lung tung thế này . Xin lỗi các bác TCQ, nếu tôi nói có gì sai sót. Có lẽ phải vào trang TCQ để học hỏi các bác chuyên gia bên ấy mới phải.
  3. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Lại nhớ một bài trước của bác uic nói người Nhật trong công ty thường có đẳng cấp cao trong võ thuật. Người Việt mình thường trọng văn khinh võ, nhu thân nhược thể, thành ra yếu hèn trên thế giới... Nhìn quanh thế giới, những dân tộc mạnh mẽ thường yêu thể thao bên cạnh trí tuệ: Anh, Nhật, Đức, Mỹ. Những nước này, giới trí thức, doanh thương, lãnh đạo ưu tú thường chuyên về một môn thể thao nào đó như tennis, golf, kendo, fencing... Sao nước mình không khuyến khích võ thuật từ nhỏ để dân chúng có tinh thần thượng võ thay vì thượng văn èo uột như hiện nay? Ta có thể bắt chước Nhật chẳng hạn: thay vì các giờ thể dục chán phèo, có thể cho học sinh luyện các bài quyền từ đơn giản đến phức tạp của Việt Nam. Dĩ nhiên là phải tính đến những học sinh bị tàn tật, ... Chỉ là một suy nghĩ chủ quan và có thể ngu ngốc của tôi, mong các bác trong nước góp ý và nếu bác nào có chức quyền thì thi hành thử.
  4. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    He he, đồng chí ohmy suy nghĩ đơn giản quá, nếu đồng chí gọi thể dục là môn chán phèo thì đồng chí có nghĩ là những đứa không thích tập võ nó sẽ nghĩ gì về môn võ (thể dục hoặc thay thế thể dục) của đồng chí không? nan giải lắm, Việt nam không biết bao giờ mới đưa được võ vào trường học như ở Nhật đưa được Judo (quốc võ) vào phổ cập. Thật ra ở Việt nam có một số trường theo như tôi biết (chỉ ở Hà nội thôi nhé) đã bắt đầu đưa võ vào trong chương trình chính khoá như một môn thể dục nhưng đếm trên đầu ngón tay, với lại những ông hiệu trưởng của các trường đấy chắc cũng máu võ nghệ....
  5. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Hihi, điểm muội thích nhất ở trường Minh Khai là môn Judo được xem là môn thể dục á! Vả lại MK có cả bơi lẫn điền kinh luôn, nên ko lo việc có người ghét võ thuật bị ép .
  6. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Bác Khủng Long nói trúng phóc. Ví dụ em đi vào Sài gòn thì mới biết trường Hồng Bàng là trường duy nhất có khoa võ thuật đào tạo võ cử nhân( có thiếu lâm,vovinam,karate,...) trong đó đông nhất là Thiếu Lâm.Ông Hiệu Trưởng đúng là dân võ chính cống.
    Mà cái bài tập nhảy trụ và chạy trên trụ của thầy Tiến hay lắm, đưa vào trường nếu không phục vụ cho võ thì cũng phục vụ cho thể thao đúng với mục đích" Nhanh hơn, cao hơn, xa hơn".
  7. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi! Nếu trong hai cái chán phèo, một cái dạy cho học sinh về võ Việt Nam, một cái chỉ dạy thể dục (cũng bao gồm trong lúc khởi động tập võ), thì tôi xin chọn dạy võ Việt Nam.
    Tôi cũng biết là khó, nhưng nghĩ cái khó mà làm được mới hay, chứ dễ thì nói làm gì. Dạy võ Việt Nam trong trường có lẽ cũng hay như dạy lịch sử vậy. Dân ta cứ dạy tinh thần chống ngoại xâm mà học sinh không biết gì về một môn võ của nước nhà, chỉ nghe nói Thiếu Lâm, Takwondo, Judo thì cũng tệ quá. Hễ nói tới võ Việt Nam thì chỉ biết là cũng lợi hại nhưng nhìn không đẹp mắt nên không tập, chứ không biết cái tinh thần dân tộc nó tàng ẩn ở trong võ nhiều lắm lắm.
    Dù sao cũng chỉ là ý kiến của một người không có chút thẩm quyền gì, chỉ nêu ra, nếu ai đó có tinh thần và có chức quyền thì có thể thi hành, trước tiên ở một số trường thí điểm rồi sau đó rút kinh nghiệm, có khi cả chục năm, rồi mới làm đại trà.
  8. visser_ba

    visser_ba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    1.614
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy Ý kiến của OHMY cũng hay đấy nhỉ. xin bổ sung thêm nữa, hồi cấp 3 giờ thể dục của tôi cũng học võ thuật, học đánh quyền của takewondo. tuy chỉ học bài ban đầu và cũng được lược nhiều động tác xong cũng thấy khá hay.
  9. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Chuyện trí thức VN èo uột:
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3062&rb=0501&von=20
    Trích đoạn:
    ------------------------------------------------------------------
    Ở các nước phát triển, trẻ em không chỉ được giáo dục ở khắp mọi nơi, mà còn toàn diện. Giáo dục thể lực chẳng hạn. Đến Mỹ, chỗ nào ta cũng thấy sân vận động, trường đua, nhà thể thao, bể bơi. Thay vì chúi mũi suốt ngày vào những bài toán hay văn mẫu, trẻ em Mỹ chới thể thao rất nhiều. Chính vì thế, khi lớn lên, chúng có thể lực rất tốt. Tất cả những người Việt đã từng làm việc với người phương Tây đều lè lưỡi thán phục: họ làm việc từ sáng sớm, không hề nghỉ trưa, về đến nhà nhiều khi đã muộn, những vẫn còn làm việc, hoặc gặp gỡ, hẹn hè... đến một hai giờ sáng mới về nhà, để rồi tiếp tục làm việc hôm sau không hề giảm sút chất lượng. Người phương Tây đến sáu bảy mươi tuổi vẫn cường tráng, dồi dào năng lực thể xác và trí tuệ, trong khi người Việt chỉ đến năm mươi, cái tuổi bắt đầu chín để làm những việc lớn, đã rệu rã như một chiếc xe quá đát. Đó là một lý do quan trọng khiến trước tác của các nhà nghiên cứu Việt Nam cứ mỏng manh, èo uột, nhiều khi phải độn cả những phát biểu đãi đằng xã giao mà các toàn tập, tuyển tập vẫn cứ nhòn nhõn mấy trăm trang.
    ------------------------------------------------------------------
  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng nói vài câu cũng nghe cũng được ! không chọt được !

Chia sẻ trang này