1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính dân tộc sâu sắc của Quốc Triều hình luật (Luật Hồng Đức)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 22/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tính dân tộc sâu sắc của Quốc Triều hình luật (Luật Hồng Đức)

    Tôi luôn được nghe người ta nói là bộ "Quốc Triều hình luật" la một bộ luật mang đậm tính dân tộc sâu sắc, nó không phải là sự phản ánh lại cũng như sự sao chép lại của pháp luật nhà Đường bên Trung Quốc. Tôi chỉ mới biết "Quốc Triều hình luật" còn pháp luật nhà Đường như thế nào thì tôi "cột cẳng". Nên xin hỏi quý bạn xem là "tính dân tộc sâu sắc của Quốc triều hình luật" đuợc thể hiện như thế nào.
    Xin cảm tạ.

    Lê Hoàng Di Linh
  2. pajetti

    pajetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    nói đến luật Hồng Đức, bác nào có kô cho em mượn zới!
    to live is to fight, and win (sometimes lose!!! hí hí!!!)
  3. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Tên tuổi và sự nghiệp Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn cường thịnh của đất nước nửa sau thế kỷ 15. Trong bài lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá nhân vật lỗi lạc này: Vua hiền có Lê Thánh Tông/Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
    Lê Thánh Tông lên ngôi Vua (6/1460) giữa tình hình triều Lê rơi vào khủng hoảng, mà đỉnh cao là vụ án giết Nguyễn Trãi (1442) và cuối cùng là sự kiện Nghi Dân cướp ngôi (1459). Lê Thánh Tông đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng xung đột cung đình, lập lại kỷ cương quốc gia, tạo nên sự ổn định chính trị, đồng thời bắt tay vào việc xây dựng và phát triển đất nước với ý chí tự cường dân tộc mạnh mẽ.
    Song song với việc tiến hành cải cách cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chăm lo thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi, mở mang đồn điền, khai khẩn đất hoang, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa... Nhờ vậy, kinh tế thời Lê Thánh Tông đã trở nên hết sức cường thịnh.
    Trong xây dựng thiết chế chính trị, Lê Thánh Tông thực sự coi trọng pháp luật. Hàng loạt quy chế của Nhà nước được ban hành trên cơ sở tổng hợp và bổ sung, hoàn chỉnh điều luật của triều Lê từ đời Lê Thái Tổ. Năm 1483, xây dựng thành Bộ Quốc triều hình luật, thường gọi là Luật Hồng Đức. Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung và thực thi trong suốt thời kỳ nhà Lê cho đến cuối thế kỷ XVIII. Bộ Luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều điều ghi trong Luật Hồng Đức mang giá trị nhân đạo cao và có những điều luật xác nhận một số vị trí, quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình, hôn nhân, trong sở hữu tài sản, tôn trọng luật tục của các dân tộc thiểu số, tôn trọng người già trong xã hội... Đó là nội dung tiến bộ và giá trị đặc sắc của Bộ Luật Hồng Đức phản ánh rõ nét tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông. Nhiều học giả nước ngòai đã đánh giá sự ra đời của Bộ Luật này như là sự kiện đánh dấu trình độ cao của xã hội nước ta nửa cuối thế kỷ 15.
    Dưới thời trị vì của mình, Lê Thánh Tông coi trọng việc chăm lo chỉnh đốn quân ngũ hùng mạnh để tạo thế bang giao. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn cho thống kê tất cả những người khỏe mạnh, đưa vào danh sách quân số để khi cần thì điều động. Để tăng cường kỷ luật trong quân đội, Lê Thánh Tông ban hành 43 điều quân chính rất nghiêm.
    Thời Lê Thánh Tông, quan hệ bang giao được mở khá rộng, bang giao rõ ràng là để giữ cho đất nước được nguyên vẹn. Lê Thánh Tông không bao giờ nhân nhượng với bất kỳ kẻ nào muốn dòm ngó giang sơn Đại Việt. Nếu kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức nối lại quan hệ bang giao năm 1428 đến trước đời Tây Sơn thì thời Lê Thánh Tông, ngoại giao Việt Nam thu được nhiều thắng lợi nhất.
    Nếu như về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, Lê Thánh Tông đã để lại một sự nghiệp rực rỡ thì về văn hóa, giáo dục, ông cũng xứng đáng được hậu thế dựng bia, tạc tượng. Ngoài Hàn Lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa lớn của Nhà nước, Lê Thánh Tông còn lập ra hội Tao Đàn vào năm Hồng Đức 26 (1495), tập trung xung quanh mình 28 ngôi sao văn học. Họ sáng tác thơ văn và phê bình văn học. Những trước tác của họ được chép trong bộ sách đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập... Là nguyên súy hội Tao Đàn, Lê Thánh Tông dẫn đầu phong trào sáng tác, cả thơ chữ Hán, chữ Nôm. Nội dung thơ văn của Lê Thánh Tông hết sức phong phú. Tình cảm thiết tha với dân, với nước, tâm hồn dễ xúc động trước cảnh vật, thiên nhiên, con người.
    Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm công tác giáo dục, thi cử, tổ chức lại việc học và thi, dựng bia Tiến sĩ, đặt lễ xướng danh và lễ vinh quy. Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí, đã nhận xét: "Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo được". Ở nước ta, dưới thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt, vai trò của trí thức được đề cao như đời Lê Thánh Tông.
    Trong 38 năm làm vua (1460-1497), Lê Thánh Tông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen rằng: "Vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật khả quan, thực là bậc Vua anh hùng tài lược, dù Vũ đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được..." (Đại Việt sử ký toàn thư).
    Nguyễn Xuyến
  4. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Các bộ luật cơ bản thời Hậu Lê trong chính sách Đại Việt:
    - Bộ " Luật thư gồm 6 quyển do Nguyễn Trãi biên soạn
    - Bộ " Quốc triêu luật lệ " do Phan Phu Tiên biên soạn năm 1442
    - Bộ " Lê triều quan chế " năm 1471
    - " Thiên Nam dư hạ tập " năm 1483
    - " Hồng Đức thiện chính thư " 1470 - 1497
    - Bộ " Quốc triều hình luật " ban hành năm 1483 niên hiệu Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông
    Bộ luật còn có tên là " Luật Hồng Đức " , " Lê triều hình luật " là một bộ luật quan trọng gồm 6 quyển 722 điều được sử dụng như một văn bản pháp lý chủ đạo suốt thời Hậu Lê và cả dưới thời Tây Sơn . Đây cũng được coi là đỉnh cao nhất của thành tựu lập pháp của Việt Nam trong cả thời Kỳ phong kiến
    - Bộ " Quốc triều điều luật " ban hành năm 1777 trong đó nội dung cơ bản là của bộ " Quốc triều hình luật "có sửa đổi bổ sung
    - Bộ " Khánh tụng điều lệ " ban hành năm 1777 quy định về các thủ tục tố tụng
  5. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Khi nghiên cứu về công tác công văn giấy tờ dưới thời phong kiến Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định: Kể từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán giành độc lập năm 938 đến năm 1884 ?" khi Thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị lên toàn bộ nước ta ?" Triền Nguyễn không còn tồn tại là một vương triều độc lập, các triều đại phong kiến nối tiếp nhau đã sử dụng văn bản làm phương tiện để ghi chép, truyền đạt thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý xã hội. Xét trên bình diện tổng thể, ở các mức độ cao thấp khác nhau, công tác công văn giấy tờ đã được các triều đại phong kiến quan tâm chú ý, thể chế hoá thông qua hệ thống các văn bản như Chiếu, Chỉ, Dụ, Sắc? Do các hoàng đế ban hành. Nói riêng về Triều Lê (hậu Lê), công tác công văn giấy tờ đã được nhà nước đặc biệt quan tâm, thể chế hoá ở mức độ rất cao. Từ thẩm quyền ban hành, chức năng của từng loại văn bản, quy trình soạn thảo, chuyển giao, giải quyết và quản lý văn bản, quản lý ấn tín cũng như việc ghi chép quản lý các sổ sách công đã được quy định khá cụ thể, có tính hệ thống thể hiện trong các văn bản do hoàng đế ban hành. Tiêu biểu nhất các văn bản của triều Lê về công tác này là bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Tất nhiên, đây không phải là bộ luật về công tác công văn giấy tờ mà là bộ Hình luật tổng hợp gồm 722 điều, điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội khác nhau, trong đó có 80 điều nói về công tác này. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về những qui định đó.
    1. Những qui định về tội danh làm giả công văn giấy tờ
    Dưới triều Lê, do nhận thức văn bản là công cụ để quản lý đất nước, cùng với thể chế của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền phát triển cao độ ?" Tất cả mọi quyền lực tối cao tập trung vào tay hoàng đế, nên nhà nước phong kiến xử phạt rất nghiêm khắc các tội danh làm giả văn bản. Việc làm giả văn bản, nhất là văn bản của hoàng đế được xem là trọng tội. Tại điều 519 của Quốc triều Hình luật quy định ?oLàm giả tờ chế của vua thì xử tội chém?, điều 550 quy định ?oNhững kẻ giả truyền chiếu chỉ của vua thì xử tộii chém; giả ý chỉ của hoàng hậu, lệnh chỉ của hoàng thái tử thì xử tội giảo; giả truyền tờ giáo của các thân vương thì phải tội lưu; giả truyền quân thị của các quan đại thần thỉ xử tội đồ. Nếu việc giả trá ấy có quan hệ đến việc cơ mật thì đều bị tội chém?. Và ?oKhi hành quân, giả mạo giấy tờ của chủ tướng để đi lại trên đường (?) hoặc truyền tin tức không đúng sự thực, sai khiến quân lính không nghiêm minh đều phải chém? (điều 248).
    Đối với các công văn giấy tờ có tính chất ít quan trọng hơn, như các văn thư công không có tính cơ mật thì làm giả hình phạt nhẹ hơn và việc áp dụng chúng rất linh hoạt, điều 535 quy định: ?oLàm giả giấy tờ công hay tư (như văn khế, khoán ước, sổ sách) cũng là thêm bớt để lấy tiền thưởng hay để trốn tránh việc tịch thu và bồi dưỡng thì xử như tội ăn trộm, tội nhẹ thì được giảm?.
    Đối với việc làm giả công văn, giấy tờ có tính chất cá nhân như văn tự về trao đổi, mua bán, khoán ước, cầm cố tài sản?, Luật quy định trách nhiệm liên danh đối với các đối tượng có liên quan: Người chủ, người viết thay và người làm chứng, điều 534 quy định: ?oNhững kẻ làm chúc thư, văn tự giả mạo và đổi văn tự cầm làm văn tự bán đứt, thì người chủ và người viết thay bị phải tội đồ làm tượng phường binh; người làm chứng bị biếm hai tư. Nếu giả mạo mà còn tranh chấp tài sản, thì người chủ và người viết thay phải bồi thường gấp đôi tài sản tranh chấp, người làm chứng phải bồi thường một phần ba?.
    Điểm qua các tội danh về việc làm giả công văn giấy tờ ta thấy, Quốc triều hình luật đã quy định rõ ràng từng trường hợp vi phạm và có sự phân biệt rạch ròi theo từng cấp độ vi phạm khác nhau. Làm giả văn bản của hoàng đế, hoàng hậu, thái tử đều xử tội chết, làm giả các văn bản của thân vương, các quan đại thần xử tội đồ hay lưu, làm giả các văn bản khác thì hình phạt nhẹ hơn.
    Trần Văn Giáp
    Được binhminhlaky sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 24/11/2003
  6. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo luật về văn bản trong Luật Hồng Đức của Trần Văn Giáp
    2. Các quy định về việc soạn thảo công văn bản và ghi chép sổ sách công
    - Đối với việc soạn thảo văn bản.
    Để bảo đảm cho các văn bản được ban hành có chất lượng cao, Quốc triều hình luật có nhiều quy định liên quan đến việc soạn thảo văn bản. Các văn bản được ban hành ra phải chính xác về mặt nội dung và thể thức, nhất là soạn thảo các văn bản do hoàng đế ban hành.
    + Về Nội dung, văn bản phải theo đúng ý chỉ của nhà vua, điều 123 quy định ?oPhàm phải thảo chiếu chế mà lại quên, nhầm hay viết chiếu chế mà sai chữ (tức sai nội dung ?" Tg), thì xử phạt 80 trượng, thảo sai ý chỉ của nhà vua thì xử tội biếm, hay đồ, tuỳ trường hợp nặng nhẹ?. Tuy nhiên luật cũng châm chước ?oVì người khác truyền đạt mà thảo sai thì được giảm 1 bậc?. Khi soạn thảo văn bản thì người thảo không được tự ý sửa chữa ?oThấy trong chế thư có chỗ sai lầm, không tâu ngay mà tự sửa lại thì phạt 80 trượng. trong văn thư việc quan có chỗ sai lầm không trình quan mà tự sửa chữa, thì phạt 40 roi? (điều 124).
    Đối với các văn bản của các nha quan khi ban hành gửi lên nhà vua, yêu cầu về nội dung phải chân thực và nhất quán. Điều 236 quy định ?oNhững quan tâu việc gì hay dâng thư mà trước sau điên đảo không giống nhau, xét ra việc nặng thì bị đồ hay lưu, việc nhẹ thì xử biếm?. Và điều 202 quy định ?oNgười viết Sắc mệnh ban chức tước mà cố ý thêm bớt phẩm trật, thì bị tội đồ; quan đối chiếu xem xét không thấu suốt thì bị tội biếm. Người viết sai lầm (lỗi khách quan ?" Tg) thì bị tội biếm hay bị phạt??. Hoặc ?oTâu lại lời chế thư, tâu việc hay dâng thư mà dối trá không đúng sự thực, thì xử tội biếm hay tội đồ; không phải việc mật mà tâu bậy là việc mật, thì xử tội nặng hơn 1 bậc? (điều 520). Khi nhận được sắc mệnh thì người nhận không được tự ý tẩy chữa, hoặc nhờ người khác tẩy chữa, nếu ?otự ý tẩy chữa thì bị tội đồ hay tội lưu; người viết thay cũng cùng một tội? (điều 202) và đối với ngục lại thì không được thêm bớt vào đơn kiện hay tờ khai nếu vi phạm ?othì xử tội đồ làm tượng phường binh (binh lính phục vụ ở chuồng voi ?" Tg)? (điều 700).
    Để bảo đảm nội dung của văn bản khi ban hành được chính xác, tránh được sai sót, Quốc triều hình luật quy định, khi soạn thảo văn bản các quan lại không được quan liêu chỉ dựa vào lời khai của đương sự mà phải đối chiếu, kiểm tra thực tế. Điều 155 quy định ?oCác quan sảnh, quan viên làm công văn giấy tờ tâu về việc ban thưởng hay cáo thị, không xét rõ quan tước trong sổ gốc của từng người, mà chỉ bằng tờ khai của đương sự, thì phạt 20 quan; thuộc viên biếm 1 tư?. Cũng về yêu cầu này, điều 154 quy định ?oCác quan sảnh, quan viên làm tờ tâu lên về sổ xin cai quản, đối chiếu chưa xong, mà đã trình lên xin ngự phê thì phạt tiền 20 quan; thuộc viên xử tội đánh 80 trượng.
    Cũng nhằm bảo đảm tính chân thực về nội dung đối với các công văn giấy tờ làm bằng chứng như các Chúc từ, Văn khế, Khoán ước trong dân gian, người không biết chữ phải nhờ quan xã viết thay và chứng kiến, không được nhờ người khác viết hộ. Điều 366 quy định ?oNhững người làm trượng, phạt tiền theo việc nhẹ. Chúc thư, Văn khế ấy không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được?.
    Một yêu cầu về nội dung đối với các văn bản của Nha quan ban hành là ?oKhông được chê bai các triều đại vua trước (các vua triều Lê - Tg), nếu vi phạm thì ?ophải tội đồ làm chủng điền binh? (binh lính phục dịch làm ruộng ?" Tg) (điều 127)
    + Về Thể thức, Quốc triều hình luật quy định văn bản được ban hành phải đảm bảo chính xác về mặt thể thức. Trước hết văn bản không được phạm huý ?" huý ở đây là ?oquốc huý? gồm tên vua và tên các đời vua trước, điều 125 quy định ?oDâng thư tâu việc gì mà lầm phạm đến tên vua hay tên huý vua trước thì xử phạt 60 trượng, biếm 2 tư; miệng nói hay văn thư khác mà lầm phạm phải thì xử phạt 80 trượng. Viết những chữ huý phải bớt nét, mà không bớt nét thì xử 60 trượng?. Cách xưng hô với vua trong các văn bản tâu trình lên cũng phải theo phép tắc, thứ bậc rõ ràng, ?oCác quan tâu việc mà nói lầm (ví như không nói ?otâu? mà nói ?othưa?, không xứng là ?othần? mà xưng là ?otôi?) thì xử phạt tiền 5 quan. Dâng thư mà viết lầm thì xử phạt 50 roi, biếm một tư? (điều 126).
    Còn tiếp
  7. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Đối với việc ghi chép các sổ sách công
    Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và triều Lê nói riêng, ngoài hệ thống văn bản quản lý nhà nước như các Luật, Lệ, Chiếu, Chỉ, Sắc, Dụ? được ban hành làm phương tiện quản lý nhà nước, còn các sổ sách công cũng không kém phần quan trọng như: sổ địa bạ, sổ đinh, sổ quan chức, sổ duyệt tuyển? Các loại sổ sách này được lập ra để theo dõi, làm căn cứ quản lý các mặt hoạt động của Nhà nước phong kiến. Do vậy việc ghi chép, quản lý các sổ sách trên được các triều đại quy định rất chặt chẽ, Hình luật triều Lê quy định như sau:
    Về nội dung, các sổ sách phải đảm bảo tính chân thực, chính xác. Điều 235 quy định: ?oNhững quan sảnh, quan viện phê vào sổ bạ không đúng lệ đã định, mà lại thay đổi theo ý riêng đổi nhẹ thành nặng, đổi nặng thành nhẹ thì xử như tội thêm bớt tội người, tuỳ theo việc nặng nhẹ?. Đặc biệt đối với sổ quan chức (loại sổ được lập ra để ghi chép lý lịch của các quan lại nhằm giúp triều đình theo dõi tình hình mọi mặt của các quan lại để phục vụ cho việc khen thưởng, bổ nhiệm, thuyên chuyển?), Luật quy định rất chặt chẽ: ?oCác quan trưởng tịch ghi chép quan chức giả dối vào trong sổ thì bị tội đồ làm khao đinh (phục dịch trong quân đội ?" Tg); không đúng cấp bậc, phạt 60 trượng, biếm 2 tư và bãi chức. Người thuộc lại giữ sổ tự tiện biên bậy vào sổ thì bị lưu đi châu xa?? (điều 158). Tại điều này quy định trình tự khi biên chép: Viên chức được thăng trật phải tâu lên vua rồi biên vào sổ ?oCác quan chức được các quan đại thần cho thăng trật mà chưa tâu lên vua, ty giữ sổ tự tiện biên vào sổ, thì cũng xử tội như thế?. Và tại điều 218 quy định thêm ?oCác quan sảnh, quan viện ghi sổ ghi những sự siêng hay lười của các viên chức dưới quyền, mà không đúng sự thực thì bị biếm hoặc bãi chức; nếu vì ý riêng mà ăn hối lộ thì tội nặng thêm 1 bậc?.
    Khi sao chép các sổ sách, để bảo đảm sự chính xác, không nhầm lẫn, yêu cầu các quan lại phải đối chiếu kỹ càng, điều 160 quy định: ?oCác quan sảnh, quan viện biên chép sự việc lầm lỗi của các viên chức vào trong sổ, hoặc quan chưởng tịch biên sự thuyên chuyển, không kiểm xét trong sổ của mình giữ, mà biên bậy ra sổ khác, thì người phạm lỗi phạt 20 quan tiền. Phải cải chính lại?.
    Quốc triều hình luật cũng quy định việc biên chép, duyệt sổ trong các nha môn phải theo đúng thời hạn quy định, không được để chậm trễ, điều 150: ?oNhững quan sảnh, quan viên lập sổ dân đinh, chức sắc hay hạng sai dịch mà tự tiện làm trễ hay sai khiến vào những việc riêng thì xử biếm hay đồ?. Điều 161 quy định cụ thể hơn: ?oNhững thuộc lại giữ sổ hay soát sổ, để chậm trong ba ngày mà không soát sổ sách, xử phát 80 trượng, quan chủ ty không biết việc đó thì phạt năm quan tiền?. Và đặc biệt đối với các tờ trạng và sổ sách làm để tâu lên thì ?ocác quan sảnh, quan viện phải biên rõ năm, tháng, ngày giao cho viên thuộc lại đối chiếu, tờ trạng thì trong 10 ngày, sổ sách thì trong một tháng phải làm xong ?ođể trình xin ?ongự phê? (điều 194).
    Như vậy, cùng với các văn bản, trong Quốc triều hình luật các loại sổ sách công đã được quy định khá chặt chẽ và khoa học. Các sổ sách được lập ở các nha quan phải bảo đảm tính chân thực, đúng thể thức, quy trình và thời hạn quy định nhằm đảm bảo sự chính xác và kịp thời khi ban hành các quyết định quản lý, điều hành của nhà nước.
    - Đối với việc chuyển giao, giải quyết và bảo mật, lưu trữ văn bản, sổ sách
    + Việc chuyển giao công văn: Chuyển giao là một khâu quan trọng có ảnh hưởng tới kết quả của công tác công văn giấy tờ. Luật quy định vấn đề này rất chặt chẽ. Văn bản sau khi ban hành phải được chuyển giao nhanh chóng, chính xác và an toàn đến các đối tượng thi hành. Điều 119: ?oĐể chậm trễ những Chiếu, Chỉ, Sắc, chỉ không ban ngay ra, chậm một ngày thì phạt 50 roi, ba ngày thêm 1 bậc chỉ, chỉ đến tội đồ làm khao đinh; để chậm trễ những công văn (là các giấy tờ về việc quan) một ngày thì phạt ba mươi roi, ba ngày thêm một bậc, chỉ đến tội biếm một tư?. Luật cũng quy định, khi văn bản của nhà vua ban hành ra, các cơ quan phải khẩn trương sao lục, niêm yết để nhân dân biết: ?oKhi có chiếu lệnh của triều đình ban xuống, mà các quan ty không sao lục và niêm yết ra để biểu thị cho quan dân biết rõ đức ý của vua, lại coi thường chiếu lệnh đó là lời hão thì bị phạt, bị biếm hay bị bãi chức? (điều 220). Đối với quân cơ khẩn cấp thì phải lập tức phi báo, không để chậm trễ: ?oKhông được chuyển theo lệ công văn thường, nếu trái thì xử đồ hay lưu, tuỳ theo việc nặng nhẹ? (điều 277). Trong khi chuyển giao công văn: ?oVì bị trộm cướp, lụt, cháy mà mất văn thư công hay sắc mệnh, thì cho phép trình quan ty làm bằng chứng; nếu cố ý làm giả dối thì xử biếm 2 tư? (điều 611).
    Để bảo đảm thông tin trong hoạt động quản lý, Luật quy định Nha quan không được sai khiến các thuộc lại làm công tác công văn giấy tờ đi làm việc riêng, điều 225 quy định: ?oNhững vị quan ty tự tiện sai khiến người đưa văn thư công đi làm việc riêng để chậm trễ ngày giờ, làm lỡ việc công thì bị đánh 60 trượng, biếm 2 tư?.
    Đối với các văn bản của hoàng đế ban hành, Luật quy định phải được đón tiếp theo một nghi lễ trang trọng ?oKhi triều đình sai quan đem Chiếu, Chỉ, Sắc lệnh cho vị quan nào thì quan khâm sai báo trước cho vị quan ấy biết (ở trấn ngoài thì đón tiếp quan khâm sai ở công đường chừng nửa dặm, ở kinh thành đón tiếp ở đầu phường ) (?) và ?oviên quan nào dám vứt bỏ hoặc xé nát chiếu chỉ cũng là ngông nghênh khinh mạn không giữ lễ bầy tôi thì xử tội lưu hay tội chết? (điều 229). Các văn bản sau khi được niêm yết thì không được tự tiện xé bỏ hay viết nhảm nhí lên: ?oNhững người xé tờ bố cáo ghi việc công hay việc nhảm vào tờ bố cáo thì xử biếm, đồ hay lưu tuỳ việc nặng nhẹ? (điều 149).
    Đối với các văn bản do các Nha quan hay nhân dân gửi đến triều đình thì việc chuyển giao cũng đòi hỏi chân thực, nhanh chóng và chính xác, không được giả dối hoặc dấu diếm. Điều 211 ?oNhững người hầu cận trong cung tiếp nhận tờ tâu, nếu vì sợ người quyền thế hay vì muốn che chở cho người thân, không tâu lên vua tường tận hết tờ tâu, có điều dấu diếm hay thêm bớt thì phải tội đồ, sự tình nhẹ thì cho giảm, mà nặng thì tăng thêm tội nói trên?. Luật quy định về tội cướp tờ tâu, người cướp tờ tâu thì ?ođịnh tội như tội bị cáo trong tờ tâu. Nếu việc cơ mật thì định tội lưu hay tội chết? (điều 230). Các quan sảnh, quan viện không được tự tiện nhận những tờ tâu và tờ cáo trạng, nếu vi phạm ?obị biếm chức hay bãi chức? (điều 153).
    + Về giải quyết văn bản:
    Văn bản của triều đình ban xuống phải được các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc, các đối tượng có liên quan phải chấp hành vô điều kiện. Luật quy định: ?oPhàm nhận được chiếu sắc phải thi hành việc gì mà làm trái đi thì phải tội đồ, làm sai lầm thì xử tội biếm hay phạt? (điều 122). Và ?oNếu chiếu chỉ ngăn cấm việc gì mà cố ý làm trái thì xử biếm, đồ, nếu quan trọng thì tội nặng hơn?. tuy nhiên, Luật cũng quy định không được máy móc áp dụng các chiếu chế của vua: ?oNhững sắc của vua luận tội gì chỉ là xét xử nhất thời, chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn? và ?onếu ai viện ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm trái pháp luật? (điều 685).
    + Việc bảo mật và lưu trữ văn bản
    Nhằm bảo vệ bí mật quốc gia, tránh kẻ gian lợi dụng phá hoại, Quốc triều hình luật xử phạt nghiêm khắc đối với những người làm lộ bí mật của nhà nước. Trước hết đối với việc ?ocơ mật?, điều 116 quy định: ?oNhững người tiết lộ việc đại sự cần giữ bí mật, thì xử tội chém (đại sự như mưu kín để đánh giặc cùng bắt những kẻ mưu phản?); không phải việc đại sự nhưng cần giữ bí mật, thì phạt 70 trượng, biếm ba tư?. Đối với các văn bản trong giai đoạn soạn thảo chưa công bố thì những người liên quan phải có trách nhiệm giữ gìn bí mật, không tiết lộ ra ngoài: ?oNhững quan viết chiếu chỉ (tức soạn thảo văn bản ?" Tg) mà triều đình chưa kịp công bố, đã truyền tin tức cho người ngoài biết, thì xử tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư; nếu là việc cơ mật thì tăng thêm tội? (điều 219). Và đặc biệt: ?oNhững người dâng thư mật tâu về việc gì mà lại tiết lộ ra ngoài để bán cái uy phúc của mình thì bị đồ hay lưu? (điều 212). Quốc triều hình luật cũng nghiêm trị hành vi bóc trộm công văn, điều 566: ?oNgười mở trộm những công văn có niêm phong đóng dấu mà xem thư thì xử biếm hay bãi chức, nếu là việc cơ mật thì bị chém (?) mở trộm văn thư nước ngoài gửi đến cũng xử tội như thế?.
    Dưới triều Lê, nhà nước bắt đầu có chủ trương lưu trữ các công văn, sổ sách công sau khi đã giải quyết xong. Tuy nhiên việc lưu trữ ở đây mới chỉ là một bộ phận công việc của công tác văn thư (6). Luật hình triều Lê quy định các văn bản, sổ sách sau khi đã được duyệt định ?okhông biên chép thành sổ sách cất vào tủ công, cứ để bản thảo thì xử tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, nếu để mất thì theo việc nặng nhẹ mà định tội; nếu có người phát giác thì xử nặng thêm 1 bậc? (điều 151). Luật cũng quy định các nha quan không được đánh mất, cố ý giữ sổ sách lâu ngày không đệ trình hay để ở nhà riêng, điều 195: ?oNhững viên thuộc lại ở các sảnh, các viện cố ý giữ sổ phê và sổ lưu trữ, lâu ngày không trình lên quan trên để cất vào tủ công thì xử phạt 60 trượng, biếm 2 thư. Nếu để mất mát thì xử tội đồ làm phu quét dọn ở bản sảnh hay bản viện. Nếu viên thuộc lại đã trình mà quan ty không cất vào tủ công, lại để ở nhà riêng (?) thì bị bãi chức?.
    3. Các quy định về việc quản lý và sử dụng ấn tín (con dấu)
    Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và triều Lê nói riêng, ấn tin được coi là bảo vật biểu thị tính quyền uy, hiệu lực pháp lý của các văn bản được ban hành, thậm chí nhiều ấn tín được coi là bảo vật truyền quốc quý giá. Chính vì vậy việc quản lý, sử dụng ấn tín đã được các hoàng đế đặc biệt quan tâm. Về vấn đề này, Quốc triều hình luật quy định như sau:
    Trước hết Luật nghiêm trị những kẻ lấy trộm và làm giả ấn tín của nhà vua và của các cơ quan, tại điều 2 khi quy định về 10 trọng tội (thập ác) có tội danh ?olàm giả ấn tín của vua? (mục đại bất kính), nếu vi phạm thì dù ở diện ?obát nghị) (7) cũng không được giảm tội hoặc tha tội. Điều 515, 516 quy định rõ hơn: ?oNhững kẻ làm giả ấn của thái thượng hoàng, của hoàng đế đều bị chém; làm giả ấn của hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng thái tử hay vợ hoàng thái tử đều xử giảo?. Và ?olàm giả ấn của các sảnh, viện (?), ấn của quan tể tướng, các quan ty, tướng suý đều xử tội lưu đi châu xa, làm giả ấn khác thì lưu đi châu gần?, còn nếu ?olấy trộm ấn tín và đồ ngự dụng xe kiệu của nhà vua thì xử chém, điền sản bị tịch thu sung công? (điều 430).
    Để đảm bảo tính chân thực của văn bản, Quốc triều hình luật cũng quy định các quan viên, nha lại không được dùng ấn giả của vua, quan đóng lên văn bản, sổ sách hoặc cho người khác mượn để lấy tiền, hay lấy đồ vật, nếu vi phạm ?othì khép vào tội làm giả, đúc giả? và ?okẻ nhận ấn giả (tức văn bản, sổ sách đóng ấn giả - Tg) nói trên cũng xử một tội, vô tình không biết thì không phải tội? (điều 517). Khi làm mất ấn tín, người đánh mất được ra hạn để tìm kiếm, hết hạn mà không tìm được thì mới bị trị tội ?oĐánh mất đồ vật hay ấn tín của nha quan thì người đáng xử tội đều cho hạn 30 ngày để tìm kiếm, nếu không tìm thấy thì đem ra luận tội và bị biếm hay bị bãi chức, nếu trong thời hạn mà tìm được thì không phải tội, người khác tìm được thì người đánh mất phải biếm 1 tư, quá thời hạn thì biếm 2 tư? (điều 565). Khi đóng ấn vào sổ sách không được bỏ sót, đóng gian, nếu ?ođể thiếu sót phạt 80 trượng, cố ý đóng gian thì bị biếm hay đồ? (điều 227) và ?onếu lạm dụng ấn công thì phạt tội đồ hay lưu? (điều 155).
    Được binhminhlaky sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 24/11/2003
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác binhminhlaky. Lâu rồi Khoa học pháp lý mới gặp một người nhiệt tình như thế này. Mời bác tiếp tục và vote tặng bác 5*.
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  9. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    ve` QTHL co mot sac''h cua 1 nha` nghieen cuu ngu`oi Dai Ha`n Dan Quoc viet cuc hay!
    Cuon'' na`y da dich ra tie''ng Viet!Luc nao em se post len de ba` con xem!
    ----------
    tu nhien ko du`ng duoc font chu viet!Chuo''i that!
    j'adore la solitude quand même je suis seul

Chia sẻ trang này