1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình biển Đông sau khi nhận đủ 6 Kilo , 2 Gepard , 12 em Su - đối thoại hay đối đầu quận sự ??

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cryforwife, 28/12/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hungtranmc

    hungtranmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2009
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    ĐS TQ:
    "Trung Quốc đã đối xử nhân đạo, trách nhiệm"
    Tiền Phong: Ở Việt Nam có rất nhiều thế hệ quý trọng tình hữu nghị giữa Việt Nam với Trung Quốc. Và tôi biết họ là những người hết lòng vun đắp cho tình hữu nghị đó. Họ cảm thấy đau lòng về cách ứng xử của Trung Quốc thời gian qua đối với ngư dân Việt Nam. Bình luận của ông?
    Thông tin đăng trên báo chí có một số là sự thật, một số không phải là sự thật. Tôi phải nói rằng Trung Quốc luôn ứng xử những vấn đề như thế này rất có trách nhiệm. Khi phía Việt Nam nêu vấn đề, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra ngay lập tức nhưng kết quả xác minh của chúng tôi lại khác với kết quả của phía Việt Nam.
    Ví dụ có một số báo chí đưa tin phía Trung Quốc đã đối xử với ngư dân Việt Nam không nhân đạo. Về vấn đề này, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra rất nghiêm túc nhưng kết quả cho thấy đó không phải là sự thật. Ví như có lần Việt Nam đã can thiệp với Trung Quốc rằng Trung Quốc đã thu giữ những công cụ đánh bắt cá cũng như thủy sản đánh bắt của ngư dân Việt Nam. Chúng tôi xác minh thì cho thấy phía Trung Quốc chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc chứ không có hành vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam. Tôi cũng thắc mắc nếu không tiếp xúc làm sao thu giữ ngư cụ của ngư dân Việt Nam.
    Khi tàu cá của Việt Nam đi tránh gió cập cảng tại những cảng không phải cảng tránh gió của Trung Quốc, chúng tôi đã đối xử nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể cập cảng. Nhưng khi rời cảng, họ lại chỉ trích Trung Quốc đối xử không nhân đạo và làm đau lòng các cơ quan hữu trách của Trung Quốc.
    Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã trao đổi riêng với các đồng chí Việt Nam. Chúng tôi cho rằng không nên đưa tin những việc xấu như thế này. Phóng viên Việt Nam kiểm tra lại, báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá và chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi có lý nhưng chúng tôi thấy cũng không nên đưa tin.
  2. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Ngoại giao lương lẹo, lừa đảo thôi, Nhật Bản còn tung hô hữu nghị anh em với Mỹ trước Trân Châu Cảng mà.
    Sẵn đây, quay lại vấn đề "tự vệ biển" của VN... các bác thấy họ lương lẹo như thế, thì chuyện giàn cảnh, vu khống hay khiêu khích, và xưng hô "nạn nhân của VN", hay "cướp biển VN" có phải là quá dễ hay không?
  3. minhmeo2009

    minhmeo2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Ko thể tin bọn này
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có bài báo phản biện trên vietnamnet đấy.:
    (Đại sứ TQ và cách ứng xử ''xuất phát từ đại cục'' )
    Tôi có câu chuyện vui thế này:
    Nhà nọ Người cha ra đi đột ngột, để lại trên đời 2 người con trai.
    Người anh trai thì nhanh nhẹn, khôn ngoan.
    Người em thì thật thà, chỉ biết chăm chỉ làm việc.
    Sau khi người Cha mất một thời gian, người anh bèn nói với người em:
    Cha mất đã khá lâu, anh cũng có vợ, chú cũng đã có vợ. Tuy là hai anh em, nhưng cũng đã có ra đình riêng cả.
    Chúng ta cũng đến lúc phải phân chia tài sản để tập trung làm ăn và lo cho ''gia đình''. Anh là con cả, phải lo thờ cúng ''tổ tông'', trách nhiệm lớn, nên những cái gì thuộc về giống cái là của anh, cái gì giống đực là của chú . Người em thật thà gật đầu
    Người anh bắt đầu:
    + Cái nhà.
    + Cái giếng.
    + Cái sân.
    + ...
    Người em sốt ruột nhìn người anh ''điểm danh'' mãi mà chưa đến lượt mình. Đến khi người anh nói : ''cái chổi, cái xẻng'' thì không chịu được nữa bèn vớ lấy ngay con dao dựng ở góc bếp và la lên:
    + Cái này là Đực Rựa, là của tao!!! .
  5. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Đại sứ Trung Quốc và cách ứng xử "xuất phát từ đại cục"
    Tác giả: Độc giả Khương Duy
    Bài đã được xuất bản.: 07/01/2010 08:35AM
    * Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt - Trung
    * Hoa hậu, kinh tế gia và thể chế kinh tế cho Việt Nam
    * Thông điệp 2010: Đồng thuận để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
    (Đọc thêm...)
    Khi đọc những câu trả lời của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường trong buổi họp báo ngày 6/1 tại Hà Nội trên VietNamNet khiến tôi không thể không suy ngẫm.
    Trong bài viết này, chỉ xin bình luận về lời khuyên của ông, rằng "Không nên đưa tin những việc xấu như thế này. Phóng viên Việt Nam kiểm tra lại, báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá và chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi có lý nhưng chúng tôi thấy cũng không nên đưa tin."
    "Những việc xấu như thế này" mà ông Tôn Quốc Tường nhắc đến là những vụ việc gây xôn xao gần đây, khi những ngư dân Việt Nam lên tiếng về cách đối xử thiếu nhân đạo và trái luật pháp quốc tế của đội kiểm ngư, tuần tra trên biển của phía Trung Quốc.
    Xin thưa với ông Đại sứ rằng, vì tôn trọng cách ứng xử "xuất phát từ đại cục" mà báo chí Việt Nam, và cả nhân dân Việt Nam đã thôi không nhắc đến những chuyện buồn trong mối quan hệ giữa hai nước trong vài thập niên cuối thế kỷ XX.
    Diễn biến cuộc chiến nơi biên giới Việt Trung năm 1979 chỉ được nhắc đến vài dòng trong sách Lịch sử.
    Trận hải chiến không cân sức trên biển chục năm sau trên bãi Gạc Ma - nơi những người lính hải quân nhân dân Việt Nam nắm tay nhau chiến đấu đến hơi thở cuối cùng - cũng chỉ gần đây mới được hé lộ đôi điều.
    Người dân Việt Nam vốn yêu chuộng hoà bình, biết khi nào nên cầm súng chiến đấu, khi nào nên bắt tay làm hoà, lẽ nào không thấm nhuần cách ứng xử lấy đại cục làm trọng ấy sao?
    Có lẽ, lời nhắc nhở đó, ông nên dành cho các trang mạng Trung Quốc đang hằng ngày viết bài nói xấu Việt Nam, thậm chí đăng tải cả kế hoạch đánh chiếm Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa là anh em" như ông nói, trong 31 ngày...
    Gác tranh chấp thế nào?
    Quay trở lại thời điểm hiện nay - thời điểm mà ông Tôn cho rằng chưa chín muồi để giải quyết vấn đề biển Đông, mà hãy nên gác lại để hợp tác cùng phát triển. "Hợp tác cùng phát triển" không chỉ Nhà nước hai bên mong muốn, mà cũng là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
    Việt Nam đã bao nhiêu lần tuyên bố mong muốn làm bạn với phần còn lại của thế giới, giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước khác.
    Với Trung Quốc, Việt Nam luôn coi trọng sự hữu hảo giữa hai nước "sơn thuỷ tương thông, tư tưởng tương đồng, vận mệnh tương liên", do đó chưa bao giờ Việt Nam lại không ứng xử "xuất phát từ đại cục".
    Nhưng liệu ứng xử "xuất phát từ đại cục" có đồng nghĩa với việc gác lại vấn đề tranh chấp này không? Nếu gác lại sự tranh chấp bằng vũ lực, quân sự; gác lại sự va chạm không đáng có giữa hải quân Trung Quốc với những ngư dân Việt Nam thì thật đáng hoan nghênh. Song nếu gác lại những biện pháp giải quyết tranh bằng con đường đàm phán song phương và đa phương, bằng những luận giải pháp lý khoa học và lịch sử về chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên biển Đông thì có nên không?
    Trong khi mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN - Trung Quốc đang phát triển rực rỡ, lẽ nào không tận dụng cơ hội này để dàn xếp vấn đề các bên cùng quan tâm! Thiết nghĩ như thế mới là ứng xử hợp tình hợp lý, lấy đại cục làm trọng!
    Sự thật nào cũng chỉ có một mà thôi!
    Lời khuyên của ông Đại sứ có thể diễn Nôm ra rằng "phóng viên Việt Nam nên kiểm tra lại" tính xác thực của thông tin, và học tập " báo chí Trung Quốc" trong việc "ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá" vì phía Trung Quốc "luôn xuất phát từ đại cục".
    Ông Tôn còn chứng minh cho cách ứng xử "xuất phát từ đại cục" bằng cách nhận định "tuy rằng chúng tôi có lý nhưng chúng tôi thấy cũng không nên đưa tin."
    Tàu cá Việt Nam đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt và đăng tải trên báo chí Trung Quốc.
    Thủy thủ Trung Quốc được bộ đội Việt Nam cứu. Ảnh VNN
    Tôi rất băn khoăn khi ông Tôn cho biết "một số báo chí đưa tin phía Trung Quốc đã đối xử với ngư dân Việt Nam không nhân đạo. Về vấn đề này, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra rất nghiêm túc nhưng kết quả cho thấy đó không phải là sự thật. Ví như có lần Việt Nam đã can thiệp với Trung Quốc rằng Trung Quốc đã thu giữ những công cụ đánh bắt cá cũng như thủy sản đánh bắt của ngư dân Việt Nam. Chúng tôi xác minh thì cho thấy phía Trung Quốc chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc chứ không có hành vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam. Tôi cũng thắc mắc nếu không tiếp xúc làm sao thu giữ ngư cụ của ngư dân Việt Nam."
    Không chỉ có ông Đại sứ thắc mắc rằng Trung Quốc không hề tiếp xúc với ngư dân Việt Nam thì làm sao có chuyện đánh đập, bắt giữ ngư cụ của họ mà chính tôi cũng thắc mắc nếu không có sự "tiếp xúc" ấy thì tại sao lại có những chiếc thuyền cá trở về tan hoang, những người ngư dân thâm tím mặt mày, những khoản nợ chuộc chồng khiến nhiều người vợ phải bán nhà?
    Cứ cho rằng một vài trang báo không biết lấy đại cục làm trọng nên "sàm ngôn", vậy lẽ nào Bộ Ngoại giao Việt Nam lại dựa trên những chuyên "không phải là sự thật" để tuyên bố với thế giới, để trao công hàm cho ông Đại sứ đòi quyền lợi cho người dân Việt Nam?
    Nếu quả thực là như vậy, lẽ nào Bộ Ngoại giao của nước chúng tôi không "xuất phát từ đại cục"?
    Những người ngư dân Việt Nam được gì khi dựng chuyện? Báo chí Việt Nam được gì khi đưa tin sai sự thật? Hội nghề cá Việt Nam, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được gì khi họ vu khống Trung Quốc? Ông có thể trả lời giúp cho tôi những câu hỏi này không?
    Chắc ông Đại sứ nhớ câu "không có lửa làm sao có khói" để "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Sự thật bao giờ cũng chỉ có một mà thôi!
    Ông Đại sứ đã từng ở Hà Nội những đêm Việt Nam ăn mừng chiến thắng sau một trận bóng lớn, chắc ông thừa hiểu sự nhiệt tình của thế hệ trẻ Việt Nam trước những vấn đề lớn lao của đất nước. Vậy mà trong nhiệm kỳ của ông tại Việt Nam, sau bao nhiêu vấn đề lớn nhỏ trên Biển Đông đã xảy ra, ông có thấy cảnh tượng tương tự như vậy? Tuyệt nhiên không. Tại sao vậy? Bởi chúng tôi thấu hiểu đối thoại bao giờ cũng tốt hơn đối đầu, đại cục bao giờ cũng quan trọng hơn "tiểu cục". Do đó rất mong ông thu lại lời khuyên này, và trao nó đến những ai thực sự cần nó hơn...
    Nguồn:http://www.tuanvietnam.net/2010-01-07-dai-su-trung-quoc-va-cach-ung-xu-xuat-phat-tu-dai-cuc-
    lần này có vẻ mạnh tay quá các bác nhỉ
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ông Tung Của kia vẫn nói những ''luận điểm'' cũ rích trong thời đại mới - thời đại của hợp tác, phát triển, đôi bên cùng có lợi, không can thiệp nội bộ của nhau. Trong âm có dương, trong dương có âm. Biến chuyển thì cả thế giới cũng phải biến chuyển, và biến chuyển tự thân (kể cả Mỹ). Nước có nổi thì thuyền mới nổi được. Nghe Ông ấy mà tách ra khỏi thế giới à? Cái cây, bứng khỏi mảnh đất của nó mà cho vào chậu, con chim trời bắt cho vào ***g, con cá cho vào bể liệu có sống ra hồn được không?
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Những chiến binh ''huyền thoại''
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/01/3BA17796/
  8. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Hic, có liên quan gì đâu pác?
  9. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22
    ''Việt Nam hiện đại hóa quân đội là việc bình thường''
    Chiều 7/1, trong buổi gặp đầu năm, Thủ tướng *************** đã dành gần một giờ trả lời báo chí về vụ án PCI, lương lãnh đạo SCIC, ùn tắc giao thông và việc Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại hóa quân đội.
    - Sau chuyến thăm Nga và ký hợp đồng mua tàu ngầm của Thủ tướng vừa qua, có tờ báo trong khu vực nói về việc Việt Nam chạy đua vũ trang. Thủ tướng nói gì về vấn đề này?
    - Từ xưa đến nay, đất nước ta luôn có 2 nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta thực thi đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, nhưng cũng cần có đủ sức mạnh để tự bảo vệ. Nhân tố con người là quyết định nhưng vũ khí rất quan trọng. Khi có điều kiện kinh tế thì chúng ta hiện đại hóa quân đội, đây là việc làm bình thường, tất cả quốc gia cũng làm như vậy.
    Trong chuyến thăm Nga vừa qua, tôi đã đàm phán với Thủ tướng Putin mua 6 tàu ngầm thế hệ hiện đại nhất và một số máy bay loại Su-30. Việt Nam có vùng biển rộng thì phải bảo vệ chủ quyền. Tôi khẳng định lại, Việt Nam hiện đại hóa quân đội theo khả năng phát triển kinh tế chứ không phải do tình hình đột xuất hay chạy đua vũ trang.
  10. Nguyen_Piter

    Nguyen_Piter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Nghe ma thay am long, "Viet Nam tren duong chung ta di"

Chia sẻ trang này