1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình chiến sự lybia ( Phần 3 ) Ngày 06/05/2011 tiếp tục

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi namvuong, 06/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng LIBI chúc cụoc chiến trường kỳ hơn nữa.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. hitqualieu

    hitqualieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Quân nổi dậy thương vong nhiều thế cơ à, chết mất bao nhiều rồi hả=))=))=)) ,

    Cái bẫy Tripoli không biết của thằng ngu đần nào nghĩ ra khiến cho quân nổi dậy ăn mừng mấy hôm nay liền, đỡ biết bao nhân mạng cho quân nổi dậy. Chúc mừng [r2)]
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ngày 22-8, Đài truyền hình thân chính phủ al-Urubah phát đi thông điệp khẳng định ông Gaddafi vẫn còn ở trong nước và đang chỉ huy cuộc chiến.
    “Nhà lãnh đạo và các con trai của ông hoàn toàn khỏe mạnh - người phát ngôn chính phủ Moussa Ibrahim nói. Ông đang chỉ huy đất nước cả về chính trị lẫn quân sự. Nhà nước Libya vẫn tồn tại”.


    AFP dẫn lời một quan chức giấu tên ở Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, và một nguồn tin ngoại giao xác nhận ông Gaddafi vẫn còn ở Libya. Cũng trong bài phát biểu, Moussa Ibrahim tuyên bố quân chính phủ kiểm soát ít nhất 75% thủ đô, trong khi lực lượng nổi dậy cho biết họ đã giành quyền kiểm soát 80% thủ đô.



    Cả hai thông tin nói trên đều không thể xác nhận độc lập.


    Trước đó, ngày 21-8, trong một bản tin phát thanh được phát qua sóng đài truyền hình quốc gia, ông Gaddafi khẳng định sẽ ở lại Tripoli “tới cùng”. Trong một dấu hiệu cho thấy cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, Reuters dẫn lời NATO cho biết lực lượng chính phủ đã bắn ba tên lửa Scud từ thành phố Sirte nhắm vào Misrata, nơi quân nổi dậy chiếm đóng.

    Tại Bab al-Aziziya, Saif al-Islam bắt tay với những người ủng hộ đang vẫy quốc kỳ và những bức ảnh của cha ông đồng thời cáo buộc NATO đã hỗ trợ đưa lực lượng nổi dậy vào thủ đô bằng đường biển.



    “Chúng tôi ở đây. Đây là quê hương chúng tôi, dân tộc chúng tôi. Chúng tôi sống ở đây và chết ở đây. Và chúng tôi sẽ thắng, vì người dân đứng về phía chúng tôi… Hãy nhìn họ ở ngoài đường phố kìa, ở khắp nơi”, AP dẫn lời Saif.


    Ông cũng cáo buộc NATO và phương tây đã gây rối loạn về truyền thông tại Libya. “Họ dùng những mạng thông tin của Libya để gửi tới người dân Libya, họ ngăn cản việc chúng tôi phát hình. Họ tiến hành một cuộc chiến tranh truyền thông để gieo rắc hỗn loạn và nỗi sợ hãi. Cũng chính họ đem những kẻ nổi loạn đến Tripoli bằng đường biển và bằng xe”, Saif nói. Truyền hình nhà nước Libya ngừng phát sóng trong ngày 22-8, gây ra tin đồn nó đã rơi vào tay quân nổi dậy.

    http://www.guardian.co.uk/world/2011/aug/23/saif-al-islam-gaddafi-son-free
    http://www.guardian.co.uk/world/video/2011/aug/23/saif-gaddafi-free-tripoli-video
    http://topics.nytimes.com/top/news/international/countriesandterritories/libya/index.html
    Breaking News: Explosions heard near Tripoli's Bab al-Aziziyah compound where Gaddafi is thought to be hiding: TV
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chiến hữu này đang ngày đêm cầu nguyện cho Gà
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cơ hội cho những anh bán cờ
  6. killaruan

    killaruan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Phật giáo VN đâu có tính chuyện hơn thua! Phật giáo VN cũng đâu có ủng hộ độc tài!:-"
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cũng có những người tình nguyện ủng hộ Cha già

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Máy bay NATO đã một lần nữa không kích Bab el-Azizia, nơi cư trú của Muammar Gaddafi.

    C​
    ó thông báo một vụ vài nổ được lớn gần đó.

    Kể từ khi khởi đầu chiến dịch tấn công Tripoli của phiến quân, nhà lãnh đạo Libya hiện không biết đang ở đâu

    Trước đó, phiến quân đã báo cáo rằng khu vực Bab al-Azizia bị phá hủy.


    Tuy nhiên, theo con số mới nhất, hàng ngàn người ủng hộ Gaddafi tụ tập tay vòng tay quanh các căn cứ quân sự.

    Vào đêm trước phiến quân đã công bố tiếp quản tất cả thủ đô Libya, với ít nhất 95% lãnh thổ là của họ.


    Đồng thời các đường phố đang chiến đấu, không ngừng bắn và không ngừng đụng độ.


    Theo chỉ huy của quân nổi dậy, câu hỏi về việc chiếm khu phố Bab al-Azizia, một trong những nơi đề kháng cuối cùng còn lại , sẽ được quyết định trong những ngày tới.

    http://ru.euronews.net/tag/libya/
  9. ga_ri

    ga_ri Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    2.172
    Đã được thích:
    0
    Ba yếu tố khiến phần lớn Tripoli về tay phe nổi dậy


    Từ tháng 3/2011, Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) dự đoán chế độ Gaddafi sẽ sụp đổ, nhưng rồi không có gì xảy ra. Các đồng minh phương Tây và Arập thất vọng và giả thuyết quân nổi dậy không có khả năng áp đặt thế trận nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ của NATO.
    [​IMG]
    Phe nổi dậy tại Libya.
    Nhưng từ ngày 19/8, NTC thông báo tổng tấn công Tripoli với sự phối hợp của các nhóm chiến binh nổi dậy và người dân ở trong và xung quanh Tripoli cũng như không quân NATO. Chỉ trong hai ngày 20 và 21/8, quân nổi dậy đã làm chủ gần như toàn bộ thủ đô Tripoli.


    Giới phân tích đưa ra 3 yếu tố giải thích tại sao phần lớn Tripoli lại nhanh chóng rơi vào tay quân nổi dậy.


    Yếu tố đầu tiên có tính quyết định là sự hỗ trợ của NATO với các vụ không kích gia tăng. Từ tháng 4/2011, với sự hỗ trợ từ mặt đất của quân nổi dậy, máy bay không người lái sục sạo tìm kiếm và gia tăng áp lực đối với quân chính phủ Libya, đồng thời hướng dẫn các máy bay ném bom và chiến đấu của NATO không kích, mặc dù ít phi vụ song có độ chính xác cao hơn. Kịch bản này giống như cuộc can thiệp của NATO chống chế độ của Milosevic vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.


    Mỹ cũng cho máy bay hỗ trợ quân nổi dậy ở miền Tây và góp phần làm rối loạn hàng ngũ quân chính phủ. Máy bay không người lái của Mỹ đóng vai trò to lớn trong trận chiến ở Tripoli. Nhờ đó mà quân nổi dậy biết rõ cần tiến theo hướng nào và đến đâu, đồng thời không quân NATO cũng không kích chính xác hơn.


    Việc lực lượng trung thành với Gaddafi chỉ còn giữ được 10-15% thủ đô Tripoli một phần cũng là do bị các máy bay này chỉ điểm. Máy bay trực thăng NATO bắn vào những ai đi trên đường phố để mở đường cho quân nổi dậy tiến vào. Tàu của NATO cập cảng Tripoli đổ xuống vũ khí hạng nặng hỗ trợ quân nổi dậy.


    Lực lượng đặc biệt của một số nước châu Âu cũng tham gia trận đánh Tripoli. Nhiều người chứng kiến tận mắt cuộc chiến trên đường phố với sự có mặt của lực lượng đặc biệt của Pháp, Anh và Mỹ mở đường cho quân nổi dậy, gần giống như những gì đã diễn ra ở Cote d'Ivoire hồi tháng 2/2011. Điều đó giải thích tại sao cuộc tấn công vào Tripoli lại mạnh và nhanh đến vậy.


    Yếu tố thứ hai là các nhóm quân nổi dậy hoạt động bí mật ở trong và xung quanh thành phố Tripoli, dân chúng cũng như một bộ phận quân đội chính phủ đã hỗ trợ quân nổi dậy.


    Ngày 20/8/2011, vào lúc 20 giờ, chiến dịch "Người cá" bắt đầu. Thuật ngữ "người cá" theo tiếng Pháp cũng có nghĩa là "còi hiệu," ám chỉ hệ thống loa phát thanh trên tháp chuông các nhà thờ Hồi giáo, được dùng để phát tín hiệu tiến hành nổi dậy. Ngay khi tiếng loa vang lên, các nhóm quân nổi dậy nằm vùng lập tức bắt tay vào hành động. Các nhóm nhỏ rất linh hoạt này tiến hành nhiều cuộc tấn công vào lực lượng quân chính phủ trong thành phố.


    Theo ông Luis Martinez, nhà chính trị học và là chuyên gia về Bắc Phi, vào tuần lễ trước khi chiến dịch "Người cá" bắt đầu, một số quan chức trong chính quyền Gaddafi, đại diện của NTC và một đại diện của Liên hợp quốc đã gặp nhau tại Djerba (Tunisia).


    Những người tham gia cuộc gặp này cho rằng để Gaddafi ở lại còn có hại hơn là để ông ta ra đi. Họ thống nhất rằng không nên chỉ vì để cứu một người mà để thành phố bị phá hủy, nhất là đó lại là Đại tá Gaddafi.


    Cũng trong tuần lễ đó, có thêm rất nhiều vụ đào tẩu sang phía phe nổi dậy. Khi quân nổi dậy tiến vào thành phố, chỉ huy quân đội không ra lệnh bảo vệ thành phố, thậm chí còn bỏ lại vũ khí đạn dược tại trại lính "Cây số 27" ở cửa ngõ thành phố để quân nổi dậy có thể lấy dùng.
    Lực lượng bảo vệ của Gaddafi giống như người dân Tripoli không những không nghe theo lời kêu gọi của ông đứng lên đánh đuổi quân nổi dậy, mà còn tạo điều kiện cho họ tiến vào thành phố mà gần như không gặp sức kháng cự đáng kể nào.


    Yếu tố thứ ba là thủ lĩnh một số bộ lạc vốn là chỗ dựa của Gaddafi cũng thay đổi thái độ. Luis Martinez nhận xét Gaddafi hầu như đã mất hết tính hợp pháp của mình trong con mắt của họ. Cựu ************** Abdessalem Jalloud ngày 19/8 trốn khỏi Tripoli và kêu gọi bộ tộc mà Gaddafi xuất thân từ bỏ ông ta để "cứu vãn lịch sử và danh dự" của họ.


    Quân nổi dậy chiếm được Zaouïa ngày 14/8. Tuy ít ai để ý, song việc thành phố nằm cách Tripoli 50km này bị thất thủ lại là chất xúc tác dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Gaddafi.


    Khi chiếm thành phố này, quân nổi dậy đã cắt đứt tuyến đường chiến lược giữa Tripoli và biên giới Tunisia. Zaouïa thất thủ cũng đánh dấu tác động của việc bộ tộc Zintane gia nhập hàng ngũ quân nổi dậy.


    Sau một thời gian dài lưỡng lự và thương lượng với Gaddafi, bộ tộc này - vốn rất thiện chiến và nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Italy trong khoảng thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ XX - rốt cuộc đã cầm vũ khí chống lại Gaddafi. Người của bộ tộc này đã cùng quân nổi dậy tiến vào Tripoli.
    Theo Vietnam+





  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chiến sự nóng bỏng, Gaddafi ở đâu?


    Cập nhật lúc 23/08/2011 12:52:16 PM (GMT+7)


    Ông tự coi mình là "nhà lãnh đạo anh em" của Libya, vua của châu Phi và thậm chí vua của các vua châu Phi. Mặc dù vậy, trong thời điểm chiến sự diễn ra ác liệt, ông lại là người mà không ai biết ông đang ở đâu.


    Nổi tiếng là một nhà lãnh đạo Libya với những lời hăm dọa và khoa trương suốt bốn thập niên qua, sự tồn tại của Muammar Gaddafi giờ đây hoàn toàn là bí ẩn. Thậm chí, ngay cả người dẫn đầu phong trào nổi dậy, Mustafa Abdel-Jalil , cũng thừa nhận là không biết Gaddafi đang ở bên trong khu tổng hành dinh của chính ông hay nơi nào đó tại Libya hoặc thậm chí một quốc gia nào khác. Ông bị lực lượng nổi dậy truy tìm và bị Tòa án Tội phạm Quốc tế ra lệnh bắt giữ trong tháng 6.


    [​IMG]
    Xe hơi bốc cháy và súng vẫn nổ khi các chiến binh nổi dậy ở Tripoli tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Gaddafi. Ảnh: AP

    Gaddafi, 69 tuổi, chưa từng xuất hiện công khai hơn hai tháng nay. Chỉ có những dấu hiệu cho thấy ông có thể ở trong khu nhà nơi hai con trai ông bị bắt giữ tại Tripoli và các cuộn băng thu âm với lời hứa ông sẽ không rời Libya, hô hào người dân chiến đấu.
    Có những tin đồn rằng, ông có thể đã bí mật trốn khỏi Tripoli trước khi phong trào nổi dậy đột ngột tăng cao từ cuối tuần qua. Bộ Ngoại giao Nam Phi hôm qua (22/8) công khai bác bỏ tin đồn đã gửi một máy bay tới đón Gaddafi và gia đình ông. Maite Nkoana-Mashabane, Ngoại trưởng Nam Phi nói với báo chí tại Johannesburg rằng, chính phủ điều máy bay tới chỉ để sơ tán các nhân viên trong đại sứ quán của nước này.
    Những tin đồn khác hồi cuối tuần về việc Gaddafi có thể chạy tới Venezuela cũng đã bị bác bỏ. Abdel Moneim Al-Houni, đại diện Libya tại Ai Cập nói, quân nổi dậy không biết rõ nơi ở của Gaddafi. Tuy nhiên, ông cho hay: "Chúng tôi tin rằng, các thành viên gia đình ông ấy ở Tripoli và có thể ông ấy cũng ở đó". Ông nói có những thông tin nói, Gaddafi có thể tới thành phố Surt ở Địa Trung Hải, nơi sự ủng hộ với ông còn tương đối mạnh mẽ.
    Phương Tây bàn thời hậu Gaddafi
    Không chờ đợi sự sụp đổ của Tripoli, phương Tây đã sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc sống thời hậu Muammar Gaddafi với hai mối quan tâm chính: tránh sự chia cắt của Libya sau bốn thập niên dưới sự cầm quyền của Gaddafi và đảm bảo quá trình chuyển giao êm đẹp.
    Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen, hôm qua đã thúc giục các nhà lãnh đạo phe nổi dậy gọi là Hội đồng Chuyển giao Quốc gia (TNC) của Libya rằng: "Cần đảm bảo sự chuyển giao êm đẹp và toàn diện, đất nước vẫn thống nhất và tương lai thiết lập trên sự hòa giải, tôn trọng nhân quyền".
    Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng bày tỏ quan tâm tương tự khi kêu gọi TNC "chứng minh sự lãnh đạo là cần thiết để đưa đất nước trải qua một quá trình chuyển đổi bằng cách tôn trọng các quyền của nhân dân Libya". Và người phụ trách đối ngoại EU Catherine Ashton cũng thúc giục lực lượng nổi dậy "tôn trọng toàn diện luật pháp nhân đạo và nhân quyền cũng như bảo vệ người dân".
    Trong khi quân nổi dậy dường như nỗ lực nắm lấy Tripoli, thì Phương Tây lo rằng, sự sụp đổ của Gaddafi sau bốn thập niên cầm quyền sẽ dẫn tới tình trạng phe cánh trong các bộ lạc, khiến cơ hội hòa giải quốc gia trở nên mỏng manh.
    "Rất nhiều người Libya nói với chúng tôi rằng, sẽ rất khó ổn định vì chúng ta đang ở trong tình trạng nội chiến và xung đột chỉ làm tồi tệ thêm những căng thẳng", một quan chức ngoại giao EU nói.
    Châu Âu có thể đóng góp các sứ mệnh huấn luyện quân sự cho quân đội thời hậu Gaddafi, tương tự như đã làm ở Iraq hoặc Afghanistan.
    Thái An (theo timesofindia, hindustantimes)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này