1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình chiến sự lybia ( Phần 3 ) Ngày 06/05/2011 tiếp tục

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi namvuong, 06/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Kô chịu đọc mà cứ thích hỏi vớ hỏi vẩn.
  2. huonghphp

    huonghphp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    NTC chỉ là dân chúng nổi loạn không có kinh nghiệm chiến đấu.
    :-ss Lúc trước còn có 1 giai thoại trong này cười nhạo rebel rằng: khi phóng viên hỏi rebel có kinh nghiệm chiến đấu không thì họ nói không, nhưng chúng tôi đã xem rất nhiều phim hành động.
    :)) Chúng ta không thể bắt NTC, từ một người dân trở thành 1 người lính trong vài tháng được.
    [r23)] Chúng ta không thể chê rebel vì rebel đâu phải là lực lượng quân đội mạnh số 1 thế giới, đánh i rắc trong vòng 1 tháng được. Chúng ta phải cho rebel được phép thua vì mỹ mạnh nhất thế giới mà còn thua lè tè thì rebel có phải thánh đâu mà ko thua.
  3. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ ở một khía cạnh nào đó, cuộc chiến của các Rebel giống như 1 bản anh hùng ca vậy chứ !
    Cứ nhìn quần áo họ mặc đi: lộn xộn, ko thống nhất, nhìn cách họ chiến đấu đi: đậm chất a-ma-tơ, họ là những người dân bình thường, chất phác thôi. Vì phản đối chế độ độc tài nên đứng lên cầm súng thôi. Cái cách chiến đấu của họ có khác gì "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" của chính chúng ta ngày xưa đâu ? Họ chiến đấu vì 1 niềm tin hồn nhiên và đơn giản thôi.
    Xét trên khia cạnh này, thật sự là mình ngả mũ khâm phục họ.
  4. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Ngay cả chúng ta hằng năm vẫn bị rợ nói xấu, báo cáo nhân quyền bậy bạ, thì nói gì đến Gà phi là cái gai trong mắt chúng. Những gì diễn ra ở Lybia làm chúng ta tự hỏi phương tây đã trung thực trong việc cung cấp thông tin hay không. Vừa ăn cướp thì phải vừa la làng, để ngừơi khác bênh vực mình.
    Nửa bánh mì là bánh mì, nhưng nửa sự thật không phải là sự thật.
    Gà bắn vào rebel gọi là giết dân thường, rebel bắn Gà Nato ném bom chết dân là bảo vệ dân thường, trên thế giới chưa có một phiên tòa nào xử thực dân cả, chỉ có vài dân tộc bị áp bức biết vùng dậy lôi ra làm thịt chúng thôi. Bịa chuyện, vu khống rồi ăn cướp, vũ khí hủy diệt hòang lọat ở Iraq đâu, ai phải bị xử tội vì cái chết của rất nhiều người Iraq, Afga, Lybia, VietNam....
    Một ngày nào đó phiên tòa xử tội ác thực dân do chúa thành lập thì chắc chẳng còn nước nào gọi là Mẽo, Pháp, Anh....
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Libya 18/9: Chưa thắng Gaddafi đã "loạn 12 sứ quân"

    Không chỉ phản pháo quyết liệt trên tất cả mọi mặt trận, lực lượng trung thành với ông Gaddafi còn “tranh thủ” tố NATO đã sát hại thêm hơn 354 người Libya.

    [​IMG]
    Con số thương vong ở Libya không ngừng tăng lên
    Chính phủ lâm thời Libya vào hôm qua (17/9) đã tạm chốt con số thương vong từ phía họ sau cuộc tấn công không thành ở thị trấn Bani Walid. Cùng lúc, một phát ngôn viên từ phía nhà lãnh đạo đang bị thất thế ở Libya - Muammar Gaddafi cũng lên tiếng cáo buộc NATO đã sát hại thêm 354 người trong các cuộc không kích ở thành phố Sirte vào đêm hôm 16/9.

    Moussa Ibrahim, phát ngôn viên của nhà lãnh đạo hiện đang bị thất thế Gaddafi đã liên lạc với các phóng viên của tờ Reuters qua điện thoại vệ tinh để nói rằng ông Gaddafi hiện vẫn đang ở Libya và đang chỉ huy cuộc chiến chống lại các kẻ thù của mình.

    Phát ngôn viên này cũng cho biết thêm, các cuộc không kích vào đêm hôm 16/9 (theo giờ địa phương) của NATO tại thành phố Sirte, quê nhà của Gaddafi đã đánh trúng 1 tòa nhà dân sự và 1 khách sạn khiến ít nhất 354 người thiệt mạng.

    Trả lời phỏng vấn đề cáo buộc này, Roland Lavoie, phát ngôn viên của NATO ở Brussels cho hay: “Chúng tôi đã nghe nói đến những lời cáo buộc này. Đây không phải là lần đầu tiên những cáo buộc như vậy được đưa ra. Thường thì chúng là những tuyên bố vô căn cứ hoặc không thể đưa đến kết luận được”.

    Trong khi đó, phát ngôn viên Ibrahim khẳng định, hơn 700 người đã bị thương sau các cuộc không kích ở Sirte vào hôm thứ 6 vừa qua và hiện 89 người vẫn đang mất tích. Ibrahim nhấn mạnh: “Trong 17 ngày qua, hơn 2 nghìn cư dân của thành phố Sirte đã bị thiệt mạng trong các cuộc không kích của NATO”.


    [​IMG]
    Nội bộ NTC đang lục đục, rối ren Ông Ibrahim cũng cho hay, mình đang ở gần thành phố này và nhà lãnh đạo Gaddafi không chỉ đang ở Libya mà còn tự tin vào chiến thắng của mình: “Chúng tôi có thể sẽ tiếp tục cuộc chiến này và chúng tôi có đủ vũ khí để chinh chiến trong vài tháng tới đây”.

    Nội bộ phe nổi dậy lục đục, tạo phản

    Ở một diễn biến khác, các lực lượng ủng hộ Hội đồng quốc gia lâm thời Libya cho hay, những kẻ phản bội, các tay súng bắn tỉa và các vết dầu loang do lực lượng trung thành với ông Gaddafi đổ ra dọc các con đường tiến đến Bani Walid chính là 3 nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của họ.


    [​IMG]
    Chiến sự vẫn đang rất cam go, quyết liệt Abushusha Bellal, một quân nổi dậy kể lại: “Khi chúng tôi tiến vào thị trấn đó, các tay súng bắn tỉa ủng hộ ông Gaddafi đã bắn chúng tôi từ phía trước, những kẻ phản bội tấn công từ phía sau. Họ thường chơi bẩn như vậy và hay bắn chúng tôi từ sau lưng”.

    Một số quân nổi dậy khác lại cho rằng, chính việc phối hợp không ăn ý, thiếu lực lượng và thiếu kỷ luật mới là nguyên nhân dẫn tới thất bại của họ.

    Tay súng Nuraldin Zardi kể lại, họ từng bị cô lập nhiều giờ ở Bani Walid và rồi phải tự tìm cách thoát thân. Phản ánh sự bất đồng ngày càng tăng trong hàng ngũ phe nổi dậy của Hội đồng Quốc gia lâm thời Libya, anh này cho hay: “Chúng tôi sẽ không dựa dẫm vào các lãnh đạo của mình nữa. Chúng tôi sẽ tự làm mọi việc và sẽ chỉ nghe theo quyết định của chính mình”.

    Vào hôm thứ 6 tuần này, Bộ trưởng Tư pháp Niger cho hay, nước này sẽ không trục xuất cậu con trai thứ 3 của Gaddafi – Saadi về Libya hay giao nộp anh này cho bất cứ tòa án nào.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    công nhận xã luận dùng phương pháp quy nạp quá hay: anh A vô danh nói vầy anh B tiểu tốt nói kia từ đó suy ra thiên hạ đại loạn. Khâm phục khâm phục
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  7. hitqualieu

    hitqualieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Đấy gọi là trí tưởng tượng phong phú
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tại sao Nigeria lại ‘nước đôi’ với chế độ Gaddafi?

    baodatviet.vn - 2 giờ trướcDù Nigeria công nhận Chính phủ lâm thời của phe nổi dậy Libya nhưng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi vẫn còn rất lớn nên chính quyền Nigeria cảm thấy rất khó xử.
    Vì lợi riêng, Nga bỏ rơi Libya?
    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mới đây khiến nhiều người bất ngờ khi cùng với các cường quốc phương Tây lên tiếng kêu gọi Nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi từ chức. Động thái diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Pháp này đánh dấu một bước ngoặt trong lập trường của Nga về vấn đề Libya.



    Một vài trang báo gần đây đưa tin về những “cung bậc tình cảm” rất khác nhau của Nigeria về sự hiện diện của những người trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi tại đất nước Tây Phi này. Từ tâm lý của người dân cho đến các chính sách của chính quyền Nigeria đối với đất nước Libya thời hậu Gaddafi đều thể hiện sự không nhất quán.

    BBC đưa tin về quan điểm của người dân Thủ đô Niamey trước sự "thâm nhập" của lực lượng trung thành với ông Gaddafi vào Nigeria như sau: “Một người bán nước trên phố cho rằng, Nigeria không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chứa chấp họ bởi họ là những người Hồi giáo. Mà theo đạo Hồi, một người Hồi giáo không thể đẩy người anh em của mình vào vòng vây của kẻ thù. Tuy nhiên, chúng tôi rất lo sợ một ngày không xa, hàng trăm thứ vũ khí sẽ đổ vào quốc gia này cùng với các phiến quân”.

    Trong khi đó, kênh truyền hình Al Jazeera lại phát sóng một đoạn tin từ thành phố Agadez, phía Bắc Nigeria cho thấy, người dân hết lòng ủng hộ những người Tuaregs đi theo ông Gaddafi.


    [​IMG]
    Nigeria tiến thoái lưỡng nan trong cách hành xử với Gaddafi.



    Người Tuareg từng tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị tại khu vực phía Bắc Nigeria và nhận được sự ủng hộ lớn từ ông Gaddafi. Khi làn sóng nổi dậy lan rộng ở Libya, mấy trăm phiến quân Tuareg sang chiến đấu ủng hộ nhà lãnh đạo Gaddafi. Nhiều nguồn tin cho rằng, các phiến quân có vũ trang này đi theo những người trung thành với ông Gaddafi vào các khu vực trung tâm của Nigeria hồi tuần trước.
    Những thái độ không đồng nhất này của dân chúng Nigeria cộng thêm sức ép mà cuộc nội chiến Libya đặt ra với Chính phủ Nigeria khiến giới chức nước này phải rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa ủng hộ chế độ Gaddafi vừa công nhận chính quyền mới tại quốc gia Bắc Phi này.
    Theo các nhà phân tích, việc thừa nhận tính hợp pháp của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya trong khi vẫn chứa chấp lực lượng trung thành với ông Gaddafi cho thấy, Nigeria tin rằng, sức ảnh hưởng của nhà lãnh đạo quốc gia Bắc Phi vẫn còn rất lớn.
    “Giới lãnh đạo Nigeria hình như chưa cập nhật được tình hình địa chính trị ở thời đại mới, thời đại mà bức tường Berlin đã bị hủy, chiến tranh lạnh đã kết thúc…Bởi thế họ phân tích các mối quan hệ quốc tế hiện tại bằng những tiêu chuẩn lỗi thời. Họ muốn trung thành với một thế giới đã đi vào dĩ vãng”, Benjamin Stora, chuyên gia về tình hình Bắc Phi nhận định về tư tưởng coi trọng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi của chính quyền Nigeria.
    Tuy nhiên, nhận thức rõ mối nguy từ việc cho phép những người ủng hộ ông Gaddafi du nhập vào đất nước mình, chính quyền Nigeria cũng cố gắng thiết lập một vòng vây an ninh tại biên giới, đồng thời giam lỏng con trai Saadi của ông Gaddafi ở Niamey.
    Như vậy, quả thực vấn đề không đơn giản đối với chính quyền Nigeria, khi vừa phải gây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền mới của nước láng giềng Libya trong khi vẫn phải làm hài lòng những phe cánh ủng hộ ông Gaddafi ở trong nước; đồng thời cũng phải thể hiện quan điểm trước cộng đồng quốc tế.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Libya sụp đổ đẩy thế giới 'sát' bờ vực 'Thế chiến' thứ 3?
    Cập nhật lúc :6:42 AM, 11/09/2011
    Sự sụp đổ của chế độ Gaddafi đặt ra một câu hỏi rằng, liệu khối quân sự có thể dội bom đất nước Bắc Phi này nếu nhà lãnh đạo Gaddafi trước đây không chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

    >> 'Đại gia' Gaddafi bán 29 tấn vàng

    Quyết định từ bỏ sai lầm?

    Chưa đầy một tuần sau ngày quân đội Mỹ bắt giữ Tổng thống Iraq Saddam Hussein hồi cuối năm 2003, Libya tuyên bố từ bỏ nghiên cứu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí sát thương hàng loạt khác, tiếp nhận thanh sát quốc tế, ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và cấm vũ khí hoá học.
    Quyết định này của Tổng thống Gaddafi được phương Tây đón nhận rất nồng nhiệt.
    "Cam kết của đại tá Gaddafi sẽ khiến cho đất nước chúng ta an toàn hơn và thế giới của chúng ta hoà bình hơn. Những nhà lãnh đạo nào từ bỏ việc theo đuổi các loại vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học sẽ tìm được một con đường dẫn tới mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ và các nước khác", ông chủ Nhà Trắng George Bush khi đó tuyên bố.
    Trong khi đó, ********* Anh Tony Blair khẳng định: “Quyết định này cho phép Libya quay trở lại với cộng đồng quốc tế. Nó cũng cho thấy các quốc gia có thể từ bỏ chương trình vũ khí bí mật của mình một cách tự nguyện và hoà bình”.
    Theo sau những lời tung hô là việc dỡ bỏ hàng loạt biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Libya, khiến quốc gia Bắc Phi cũng hoan hỉ không kém.

    [​IMG] Tổng thống Libya (trái) chấp nhận cúi đầu chịu từ bỏ chương trình hạt nhân để có được quan hệ với Mỹ và phương Tây. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, bốn năm sau, ông Gaddafi tức giận tuyên bố, nước ông không hề nhận được sự đền bù tương xứng cho quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân năm 2003. Theo nhà lãnh đạo Libya, phương Tây không giữ lời hứa chuyển đổi chương trình vũ khí hạt nhân của Libya thành chương trình năng lượng dân sự.
    Không chỉ có vậy, 8 năm sau khi Tổng thống Libya tuyên bố từ bỏ chương trình hạt nhân, phương Tây còn tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự, lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo này.
    Một số nguồn tin thậm chí cho rằng, thời điểm chính quyền Gaddafi chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân để lại gần hơn với các nước phương Tây cũng chính là thời điểm mà các nước này không ngần ngại lên kế hoạch lật đổ Gaddafi.
    Hồi chuông cảnh báo
    Dù chưa thể khẳng định đây là một bài học sáng giá cho các quốc gia trên thế giới nhưng một điều chắc chắn rằng, sự ra đi của ông Gaddafi khiến những nước đang sống trong bất an càng khát khao sở hữu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh quốc gia. Điều đó có nghĩa là tham vọng không phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ Obama đang thực sự bị thách thức.
    Ông Obama tuyên bố về mục tiêu xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân của mình với lý do rằng, quan điểm đảm bảo an ninh quốc gia bằng vũ khí hạt nhân giờ đã quá lỗi thời bởi tư tưởng đó chỉ có thể tồn tại dưới thời chiến tranh Lạnh.
    Tuy nhiên, trên thực tế, lý do theo đuổi chương trình hạt nhân của các nước ngày nay vẫn không khác gì so với thời chiến tranh Lạnh, đó là tạo dựng một tấm lá chắn cho chủ quyền quốc gia.
    Từ năm 1945 đến năm 1991, bom hạt nhân luôn là thứ vũ khí đảm bảo an ninh số 1 trên thế giới. Những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc ngăn chặn thành công các cuộc tấn công quân sự nhằm vào lãnh thổ của mình.
    Thực tế này khiến cho các quốc gia không có thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này rút ra một kết luận rằng, vũ khí hạt nhân mang lại sự an toàn cho những quốc gia sở hữu nó. Điều đó đồng nghĩa với việc không có vũ khí hạt nhân sẽ rất nguy hiểm.

    [​IMG] Từ thời chiến tranh Lạnh đến nay, vũ khí hạt nhân vẫn được xem là tấm lá chắn đảm bảo an ninh quốc gia. Ảnh minh họa. Do đó, thế giới hình thành nên hai luồng tư tưởng trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, giải pháp duy nhất nhằm đảm bảo an ninh quốc gia là tìm mọi cách để có được công nghệ sản xuất bom hạt nhân trong khi những nước có trong tay thứ vũ khí này lại muốn ngăn chặn sự phổ biến của nó.
    Để "dung hòa" hai luồng tư tưởng này, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ra đời năm 1970, theo đó, khuyến khích những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chuyển giao công nghệ hạt nhân hòa bình cho những nước chưa được biết đếm thứ vũ khí này.
    Mục tiêu chính của hiệp ước này là nhằm có được sự cam kết giải giáp vũ khí của tất cả các bên. Tuy nhiên, những nước có trong tay vũ khí nguyên tử lại không muốn vậy. Một số nước như Israel, Ấn Độ và Pakistan vẫn thờ ơ với hiệp ước này để có thể thỏa sức theo đuổi chương trình hạt nhân của riêng mình. Trong khi đó, một số quốc gia khác lại ngấm ngầm nghiên cứu tiếp cận công nghệ sản xuất vũ khí nguyên tử.
    Sau khi Liên Xô tan rã, việc giải giáp vũ khí hạt nhân bắt đầu có triển vọng. Ukraine, Kazakhstan và Nam Phi chính thức tuyên bố vứt bỏ vũ khí hạt nhân. Sau đó, nhiều quốc gia sở hữu và không sở hữu vũ khí nguyên tử khác cùng đưa ra những cam kết đầy tham vọng nhưng có vẻ mơ hồ về mục tiêu giải giáp vũ khí của NPT.
    Tham vọng giải giáp vũ khí này sau đó được tiếp thêm sức mạnh bằng sự ra đời của khu vực phi hạt nhân tại Nam Mỹ và châu Phi, cũng như thỏa thuận cắt giảm vũ khí giữa Nga và Mỹ.

    [​IMG] Những cuộc tấn công quân sự thôi thúc nhiều nước nghiên cứu nhằm sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân này đến nay tiếp tục bị đe dọa bởi hành động đầy mâu thuẫn của những nước lớn. Vì nhiều lý do khác nhau, những nước này tấn công một số quốc gia không có vũ khí nguyên tử như Nam Tư, Iraq và Libya.
    Trong khi đó, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Triều Tiên và Pakistan lại không bị tấn công. Không chỉ vậy, nhờ thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt có trong tay mà họ thu được nhiều lợi ích từ cộng đồng quốc tế.
    Lợi thế của vũ khí nguyên tử còn có thể thấy rõ khi so sánh giữa Libya và Pakistan. Năm 2003, Tripoli chấp thuận từ bỏ chương trình hạt nhân cùng rất nhiều vũ khí sinh học và hóa học của mình; đồng thời cam kết chấm dứt ủng hộ ********. Đổi lại, quốc gia Bắc Phi này được gia nhập hệ thống kinh tế chính trị toàn cầu. Vậy mà, cuối cùng họ cũng vẫn bị tấn công với lý do đàn áp người *********.
    Trong khi đó, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Pakistan lại có thể che giấu trùm ******** bị truy nã gắt gao trên thế giới suốt 10 năm. Không chỉ vậy, quốc gia này còn ủng hộ nhiều nhóm chiến binh khác nhau trong khu vực và viện trợ tài chính cho Taliban. Thế nhưng, Pakistan lại không phải gánh chịu bất cứ hậu quả ngoài mong muốn nào từ các nước lớn. Thậm chí họ còn nhận được viện trợ kinh tế và quân sự từ cường quốc số 1 thế giới là Mỹ.
    Do đó, bất chấp những viễn cảnh tươi đẹp mà phương Tây đưa ra về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, những quốc gia luôn cảm thấy bị đe dọa vẫn muốn theo đuổi chương trình hạt nhân để không bị thôn tính.
    Mỹ và các đồng minh nên hiểu rằng, chính những cuộc tấn công quân sự vào các nước không sở hữu vũ khí hạt nhân đang làm suy yếu nỗ lực triển khai hiệp ước NPT của họ bởi nếu cứ để nỗi sợ hãi vây quanh những nước nhỏ bé thì chắc chắn họ phải tìm mọi cách để kìm chế nếu sợ hãi đó, theo đó có thể đưa cả thế giới lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.

    Và điều gì sẽ xảy ra nếu có thêm nhiều nước có vũ khí hạt nhân? Liệu kết cục cuối cùng có phải là chiến tranh thế giới thứ 3?

    Trà My (tổng hợp)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    báo ta có nhiều người viết bài ngây ngô như học sinh tiểu học
  10. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Ối giời đất ơi...lại còn có thằng kêu là "chúng nó mặc đồ tây"

    Bố khỉ...thế ngày xưa không hiểu lính Vịt trang bị cái gì, mặc cái gì để đánh Mỹ...

    Vậy ra cứ mặc đồ xô tàu thì là chính nghĩa...còn mặc đồ tây là bán nước cầu vinh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này