1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình chiến sự lybia ( Phần 3 ) Ngày 06/05/2011 tiếp tục

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi namvuong, 06/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Xem nè, đại bác D-30 nè. Thứ này dùng để phá nhà, sau đó là đạn Grad trùm lên.
    [​IMG]

    Còn vụ Gà làm thế nào để lật lại được thì mình dự là, sau bầu cử, sẽ có vài bộ lạc yếu thế và bất mãn vì ko được chia đều sẽ chạy sang hàng ngũ Gà để kiếm cơ may mới, còn Gà thì có tiền nên bây h đã có thể gài người vào nắm các khoản vừa được gỡ phong tỏa rồi, sau này ko lo nữa ;))
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Gà sẽ không còn cơ hội trong bầu cử.
    Gà sẽ không tồn tại được lâu.
    Gà trở thành kẻ thù.
    Bất cứ ai theo Gà sẽ thành kẻ thù.

    Dù Gà có nhiều tiền của thì cũng không đem đi mua đầu Rebels được.
    Ở trong một không gian hẹp như một nhà tù. Thử hỏi Gà sẽ làm được trò trống gì nữa.
    Đành rằng vẫn còn đủ nanh và móng vuốt, nhưng Gà cũng như con Hổ trong ***g mà thôi:
    Hùm thiêng kia dẫu sa cơ cũng hèn.

    Rebels thì ngược lại. Ngoài việc cắt cử các nhân viên 'sở thú', họ đang khôi phục lại nền kinh tế.
    Chiến tranh mặt khác, nó cũng là một giải pháp tạm thời hợp lý trong việc bố trí lao động xã hội.
  3. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Trời đám tụi tui đâu có rãnh mà qua đó. Tụi này làm nghề khác hồi nào rãnh thì đọc báo BBC, CNN, Reuters... rồi vô diển đàn này chém gió với mấy chính uỷ. Tụi tui cũng đâu cần tiền cần gì phải viết bài đăng báo! Thằng nào thích làm nghề báo thì cứ làm nhưng cứ nó láo mà không dám nhận thì bị thiên hạ họ chửi.;)) Mà nè đọc cái box này chưa " http://ttvnol.com/quansu/1321642" ;))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bạn coi mấy cái clip của Aljazeera, Reuters và BCC mà tui up lên chưa? Tank, bọc thép họ dồn qua Sirte hết rồi, Bani Walid chỉ toàn là Toyota!;))
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Libya: NTC chuyển hướng tấn công sang thành phố Sabha​
    09:48:00 19/09/2011​
    Ngày 17/9, nhiều trẻ em Libya bắt đầu năm học mới, đây là năm học đặc biệt vì không có người chỉ thị về chương trình học như trước đây. Được biết, còn rất nhiều việc phải làm để đại tu lại hệ thống giáo dục bởi trong suốt 42 năm qua, các thế hệ học sinh đều được dạy thấm nhuần sự ngưỡng mộ đối với ông Gaddafi.
    >> Chiến sự diễn ra ác liệt tại Quê hương của ông Gaddafi
    Quyết không để mất Sirte và Bani Walid
    Ngày 18/9, giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt tại thành phố Sirte và Bani Walid. Tại thành phố Sirte, bất chấp các cuộc không kích của NATO cùng chiến dịch tấn công tổng lực của lực lượng Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC), các tay súng trung thành với ông Gaddafi vẫn kháng cự quyết liệt. Chỉ huy lữ đoàn Al-dhahira của NTC, ông Saleb Abu Shaala cho biết, lực lượng của ông Gaddafi đã chống trả bằng rocket và súng hạng nặng hôm 17/9, nhưng NTC đang chuẩn bị hợp nhất 3 mũi tiến công tại Sirte để đánh trận quyết định vào thành phố quê hương của ông Gaddafi.
    Được biết, NTC đã triển khai ít nhất 1.200 xe quân sự và khoảng 6.000 tay súng để mở chiến dịch tấn công tại Sirte. Có tin nói rằng, giao tranh đã bùng lên tại Sirte sau khi lực lượng nổi dậy buộc phải rút lui khỏi Bani Walid. Trước đó các tay súng NTC đã chiếm được sân bay và vùng ngoại ô của Sirte, nhưng sau đó phải rút lui trước sự phản kích quyết liệt của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.
    [​IMG]
    Lực lượng NTC tiến về thành phố Sirte và Bani Walid.
    Được biết, NTC đang cố gắng tái tổ chức các nhóm vũ trang bên ngoài Bani Walid sau khi thất bại trong nỗ lực đánh chiếm khu vực này. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy phe nổi dậy đủ khả năng tiếp tục tấn công Bani Walid một cách nhanh chóng. Giới truyền thông cho biết, lực lượng của NTC bị pháo kích dữ dội bằng tên lửa, đạn pháo và súng cối sau khi họ tiến vào gần trung tâm của Bani Waild.
    Có tin nói rằng, NTC chuyển hướng tấn công sang thành phố Sabha sau khi thất bại trong cuộc tấn công vào Bani Walid và Sirte. Người phát ngôn NTC Ahmed Bani cho biết, họ đã chiếm được thị trấn nhỏ Birak khi tiến đánh Sabha. Tình trạng giằng co trên chiến trường được cho là sẽ kéo dài bởi quân của ông Gaddafi có quyết tâm và có vũ khí trong khi phe nổi dậy đang đối mặt với tình trạng thiếu vũ khí đạn dược.
    Điều khiến dư luận quan tâm là nội bộ NTC đang bất đồng sau khi có tin cho rằng, việc phối hợp không ăn ý, thiếu lực lượng và thiếu kỷ luật là nguyên nhân dẫn tới thất bại khi tấn công Bani Walid. Tuyên bố của một số chỉ huy tiền phương mâu thuẫn với lãnh đạo NTC - những kẻ phản bội, các tay súng bắn tỉa và vết dầu loang do lực lượng trung thành với ông Gaddafi đổ dọc các con đường tiến đến Bani Walid là 3 nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của họ. Điều đáng nói nhất là trong khi chưa bắt được cha con ông Gaddafi, nội bộ NTC ngày càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn - chỉ nghĩ về bản thân, về bộ lạc, về thành phố của mình, không nghĩ về đất nước Libya.
    Giới truyền thông đưa tin, ngày 17/9, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã đánh bật các chiến binh của NTC ra khỏi thành phố Sirte và Bani Walid, nhưng các chiến binh NTC đã chiếm được Herawa, một thị trấn nhỏ cách Sirte 60km.
    Cũng trong ngày 17/9, ông Moussa Ibrahim, người phát ngôn của Tổng thống Muammar Gaddafi đã cáo buộc NATO sát hại thêm 354 người trong các cuộc không kích ở thành phố Sirte đêm 16/9 khiến hơn 700 người bị thương và 89 người mất tích. Và trong 17 ngày qua, hơn 2.000 cư dân của thành phố Sirte đã chết bởi những cuộc không kích của NATO. Ông Moussa Ibrahim cũng tái khẳng định về sự hiện diện của ông Gaddafi ở Libya và đang chỉ huy cuộc chiến chống lại các kẻ thù của mình. Đại tá Roland Lavoie, phát ngôn viên NATO chỉ nói, tuyên bố của ông Moussa Ibrahim chưa thể kiểm chứng vì Sirte đã bị mất liên lạc với bên ngoài nhiều ngày nay và không bình luận thêm.
    Trong khi đó giới truyền thông đưa tin, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đang thực hiện đợt tấn công lớn nhất từ trước đến nay ở Libya - tiêu diệt hơn 20 mục tiêu/ngày nhằm nhanh chóng hạ gục lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Anh (SAS) cũng được huy động tới Libya và hiện đang hoạt động ở gần tiền tuyến với mục đích hỗ trợ NTC mở cuộc tấn công phối hợp tại 4 khu vực cuối cùng còn đang nằm dưới quyền kiểm soát của ông Gaddafi. Được biết, lần đầu tiên RAF sử dụng tới hơn 20 tên lửa chống tăng Brimstone để bắn phá vào nhiều mục tiêu khác nhau ở 4 khu vực cứng đầu là Bani Walid, Sirte, Sabha và Jufra.
    Thái độ của Niger, Anh và Pháp thời hậu Gaddafi
    Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Niger lại nước đôi với chế độ Gaddafi cho dù đã công nhận NTC. Một trong những nguyên nhân được đưa ra, đáng chú ý nhất là tâm lý của người dân và chính sách của chính quyền Niger đối với "Libya thời hậu Gaddafi" không nhất quán. Được biết, vị thế cũng như ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với Niger vẫn còn rất lớn.
    [​IMG]
    Giới truyền thông đưa tin, người Tuareg từng tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị tại khu vực phía Bắc Niger và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ ông Gaddafi vẫn đang ủng hộ nhà lãnh đạo này. Được biết, hàng trăm tay súng Tuareg từng chiến đấu ủng hộ ông Gaddafi và họ đang tháp tùng những người trung thành với ông Gaddafi ở các khu vực trung tâm của Niger từ tuần trước.
    Ngày 16/9, Người phát ngôn chính phủ Niger, ông Marou Amadou cho biết, Niger không thể trao trả một cá nhân nào đó về nơi mà anh ta không được xét xử công bằng và có thể đối mặt với án tử hình. Điều này đồng nghĩa với việc Niger sẽ không trao trả ông Saadi Gaddafi, con trai Tổng thống Muammar Gaddafi cho NTC cho dù cả Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đều tin rằng, Niger sẽ hợp tác với chính quyền mới của Libya trong vấn đề này.
    Tuyên bố kể trên được đưa ra sau khi Chủ tịch NTC Mustafa Abdul Jalil cho biết, một phái đoàn của NTC được cử tới Niger để yêu cầu trao trả lại những quan chức chính quyền Gaddafi trốn chạy sang đây cùng lượng lớn tiền, vàng mà họ mang theo. Người phát ngôn Chính phủ Niger Marou Amadou cho biết, nước này chỉ đồng ý dẫn độ ông Saadi Gaddafi sau khi Libya thành lập một tòa án độc lập với đầy đủ thẩm quyền để có thể xét xử công bằng tội trạng của con trai ông Gaddafi.
    Mặc dù ông Saadi Gaddafi không nằm trong danh sách truy nã của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) giống như bố và anh trai Saif al-Islam cùng Giám đốc tình báo Abdullah al-Senussi, nhưng NTC vẫn yêu cầu Niger trao trả để họ xét xử.
    Tuyên bố hôm 17/9 của Thủ tướng Anh David Cameron khiến dư luận quan tâm khi ông phản đối việc chính trị hóa quyết định của NTC về các hợp đồng dầu mỏ. "Hợp đồng dầu cần được dành cho các công ty và quốc gia nêu những đề xuất có lợi nhất, không nên thiên vị bất kỳ đối tượng nào, ông David Cameron tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn chương trình "Tin tức thứ Bảy với Sergei Brilyov" của kênh truyền hình Nga.
    Việc này diễn ra sau khi có tin nói rằng, Tập đoàn năng lượng Nga đã mua dự án dầu ở Libya. Ngày 16/9, giá trị hợp đồng giữa Gazprom của Nga và ENI của Italia vào khoảng 163 triệu USD đã được ký. Theo đó, Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga mua lại một nửa cổ phần của công ty ENI tại mỏ Con Voi ở Libya. Mỏ dầu khí Con Voi nằm cách thủ đô Tripoli 800km về phía Nam do liên doanh ENI, KNOC của Hàn Quốc và một công ty của Libya cùng khai thác từ năm 2004.
    Cũng trong ngày 17/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết mới về Libya. Theo đó sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt về quân sự và kinh tế đối với nước này, cũng như thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình giúp NTC nhanh chóng khôi phục đất nước sau nội chiến. Việc giải toả tài sản của Tổng công ty dầu khí quốc gia Libya và Công ty dầu khí Zueitina cùng sự nới lỏng hình phạt đối với một số ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ giúp NTC có ngân sách để thực hiện các kế hoạch của mình.
    Trước đó (16/9), bất chấp sự phản đối của một số nước Mỹ Latinh và châu Phi, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận NTC là đại diện chính thức của Libya tại các tổ chức quốc tế, thay thế các đại diện của ông Gaddafi. Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud cho biết, phái bộ Liên hợp quốc sẽ cung cấp cho dân thường Libya những cứu trợ cần thiết để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử, dự thảo hiến pháp và xây dựng các thể chế dân chủ.
    Giới truyền thông đưa tin, ngày 19/9, Chủ tịch NTC Mustafa Abdul Jalil sẽ tới Mỹ để tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên hợp quốc. Dự kiến, Tổng thống Barack Obama sẽ gặp Chủ tịch NTC Mustafa Abdul Jalil để bàn về các kế hoạch của NTC thời hậu Gaddafi. Hiện có khoảng 90 quốc gia công nhận NTC[​IMG]

    Lê Trịnh - Trọng Hậu (tổng hợp)
  5. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    NTC cho thời hạn 1 tuần để lũ gà đầu hàng và 1 tuần đó cho dân thường đi tránh khỏi những vùng giao tranh. "Cư dân rời khỏi vùng Bani Walid tại Libya"http://www.voanews.com/vietnamese/news/libya-2nd-upd-9-13-11-129766518.html
    Giờ đánh nhau NTC vẫn mở đường cho dân thường ra khỏi thành phố!
    Mr Gnuna said he also had orders to try to help families trapped in the town to escape.
    http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-14963973
    "Thực phẩm cạn kiệt' [​IMG]Thường dân chạy trốn khỏi Sirte cho thông tấn quốc tế biết bên trong Sirte không có điện, thiếu thuốc men và đang cạn kiệt thực phẩm.


    Trong khi đó, một giáo viên chạy trốn khỏi Sirte, Nouri Abu Bakr, nói với hãng AP rằng tình hình bên trong thành phố này đang xấu đi, khi không có điện hoặc thuốc men và thực phẩm cung cấp gần như đã cạn kiệt."
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/09/110918_libya_rebels_advance.shtml
    NTC fighters helped some families leave the town, driving them out in military trucks.

    "The past two weeks have been awful but last night was particularly bad," said Zamzam al-Taher, a 38-year-old mother of four. "We have been trapped here without a car and with no food. Snipers are everywhere."
    http://www.reuters.com/article/2011/09/19/us-libya-idUSTRE7810I820110919
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Nga cay cú
    ---------------------
    'Tháng trăng mật' được bao lâu?
    Cập nhật lúc :2:47 PM, 19/09/2011
    Liệu rằng sau thời gian hợp tác "ăn ý" giữa NTC - Phương Tây cùng chống lại Đại tá Gaddafi, tương lai họ có cùng ngồi chung trên một chiếc thuyền không.

    (ĐVO) ********* Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã thăm Libya. Theo thông tin chính thức, mục đích chính của chuyến thăm là các vấn đề nhân đạo và chính trị của công cuộc tái thiết đất nước sau cuộc chiến. Hiện nay người Libya dang rộng tay niềm nở đón các nhà lãnh đạo phương Tây. Vấn đề là liệu “tháng trăng mật” sẽ kéo dài được bao lâu?

    Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Cận Đông Petersburg Gumer Isaev cho rằng các đại diện của NTC bây giờ đang muốn giữ khoảng cách lớn nhất đối với các nước phương Tây và quên ngay việc nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài thì họ không bao giờ lật đổ được Gaddafi.

    Không thể loại trừ các cuộc tấn công ******** chống lại quân đội Phương Tây – đương nhiên không phải ngay bây giờ mà sau này, khi đã thanh toán xong Gaddafi. Nhân tiện cũng nên nhớ đến tình cảnh các đơn vị Liên Xô tiến vào Afghanistan để duy trì chế độ mới.

    Chiến tranh du kích không phải là việc mới mẻ đối với người Libya. Giữa thế kỷ 20, họ đã đấu tranh chống lại người Italy và khá có kết quả. Các đơn vị quân đội của nhà độc tài Italy Benito Mussolini chỉ kiểm soát được dải đất hẹp ven biển, toàn bộ lãnh thổ còn lại nằm trong tay các bộ lạc địa phương.

    Cộng tác viên khoa học chủ chốt Viện Đông phương học - Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga Vladimir Isaev nói: “Hiện NTC phải bằng cách nào đó khôi phục cơ sở hạ tầng, và do đó nó sẽ hợp tác với bất kỳ ai. Nếu không người dân Libya bình thường sẽ nhanh chóng nhớ đến Gaddafi với lòng biết ơn, bởi vì khi ông cầm quyền thì có điện, nước và không có bắn nhau trên đường phố. Sẽ là chuyện khác, khi đã nhận được sự giúp đỡ, người ta sẽ có thể nhìn phương Tây với con mắt khác”.

    [​IMG] Sự hợp tác NTC - Phương Tây liệu có dài lâu? (từ trái qua: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, lãnh đạo NTC Mustafa Abdel Jalil và ********* Anh David Cameron).
    Không nghi ngờ gì nữa, các quân nhân NATO sẽ ở lại Libya một thời gian dài. Cụ thể, ********* Anh đã tuyên bố hôm 15/9, người Anh sẽ triển khai quân đội ở đây để giúp NTC đảm bảo an ninh cho đất nước, cũng như làm sao để người Libya không còn khái niệm về nguy cơ bị vũ khí đe doạ.

    ********* Anh hứa: “Chúng tôi sẽ giúp tìm ra Gaddafi, cũng như đưa ra khỏi lãnh thổ Libya các vũ khí nguy hiểm, ví dụ như mìn và tên lửa đất đối đất.

    Ông cũng nhắc nhở: “Nhưng Gaddafi vẫn chưa bị đánh bại và vì vậy có nhu cầu phải giữ lực lượng NATO ở Libya cho đến khi đất nước bình yên hoàn toàn”.

    Đương nhiên đội quân NATO ở Libya không phải là sự giúp đỡ duy nhất cho chế độ mới. Sẽ có 50 giường trong các bệnh viện của Anh được dành cho bệnh nhân và thương binh nặng Libya, và chủ yếu – bãi bỏ phong toả 948 triệu USD trong tài khoản của ngân hàng Libya thêm vào khoản 1,5 tỷ USD đã được bỏ phong toả hồi tháng 8/2011. Còn gần 1 tỷ USD sẽ được dành cho việc phá mìn và khoảng 100.000 USD để thiết lập hệ thống thông tin liên lạc cảnh sát.

    Người đứng đầu NTC, ông Mustafa Abdel Jalil tuyên bố, là khi ký kết các hợp đồng mới sẽ ưu tiên các nước đã giúp lật đổ chế độ Gaddafi. Các thoả thuận cũ sẽ được xem xét dưới góc độ tham nhũng.

    Liên quan đến lợi ích của Nga, trước đây Jalil đã từng tuyên bố, “Nga sẽ nhận được vai trò căn cứ vào sự ủng hộ mà nước này dành cho cách mạng Libya”.

    Ngày 15/9, Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế Bộ Năng lượng Liên bang Nga Alexander Sukhov thông báo là cơ quan ông đang soạn thảo đề xuất khôi phục hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và trong thời gian ngắn nhất sẽ trình văn bản này lên chính phủ. Công ty Đường sắt Nga RGiD, hãng từng xây dựng tuyến đường sắt Sirte – Bengazi ở Libya cũng quan tâm đến khôi phục mối quan hệ.

    Tuy vậy, xem ra, nếu các hãng Nga sẽ được cho vào Libya làm ăn, thì chỉ được chỉ định ở cương vị nhà thầu phụ. Châu Âu đang cần khí và dầu của Libya, để thay cho dầu khí Nga. Vì vậy không thể loại trừ là người ta sẽ cố hạn chế sự tiếp cận của Nga. Tag: Chiến sự Libya - NATO


    Nguyễn Vũ (theo Izvestia)
  7. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ thả hàng cứu trợ nhân đạo xuống Bani Walid nhưng bị bắn.
    "A Turkish military cargo plane dropping humanitarian aid over the Libyan town of Bani Walid came under fire from the ground, the Turkish news agency Anatolia reported.

    The incident happened when one of two Turkish C-130 transport planes parachuting aid to residents was fired on, the agency said, citing a journalist on the plane."
  8. nt01011980

    nt01011980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2008
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thấy, tình hình này chỉ có lợi cho tụi tư bản quốc tế (TBQT), chắc mấy ông Rebel nghĩ tự mình chơi được gà nên "say no" với tụi TBQT đừng nhúng tay thêm nữa (để sau này trả xèn chiến phí ít đi). Nhưng có vẻ lực bất tòng tâm. Tụi Mỹ Âu chỉ đợi Rebel cầu cứu là alapxo vào xâu xé liền. Phải chi ông Gà lúc đầu tìm đường diễn biến hòa bình thì đỡ khổ cho dân rồi. Qua vụ này cũng nên thấu hiểu cho các vua VN hồi thời Pháp mà thời đó vũ khí 2 bên chênh nhau còn bạo hơn nữa.
  9. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Con trai Gaddafi sống sang trọng ở Niger
    Thứ Năm, 15.9.2011 | 11:21 (GMT + 7)
    Mặc dù Mỹ tuyên bố, con trai Saadi của Gaddafi đang bị quản thúc tại thủ đô Niger, nhưng điều tra của tờ Telegraph cho thấy Saadi đang sống ở một nơi sang trọng, giống với chốn ăn chơi hơn là nhà giam.

    [​IMG]
    Saadi Gaddafi đang sống sung túc ở Niger.
    Sau khi bay tới thủ đô Niamey trên chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 vào chiều tối 12.9, Saadi được đưa tới khu nhà khách sang trọng tại Villa Verde - ngay cạnh dinh tổng thống. Khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt.

    Cùng với Saadi, 3 tướng lĩnh khác cũng được bố trí ở gần nhau. Tướng Ali Sharif al-Rifi, cựu Tư lệnh Không quân và Mansour Dao, cựu Bộ trưởng An ninh được bố trí ở khu Villa du Conseil de líEntente gần kề, nơi các khu bungalow đẹp đẽ được bao bọc xung quanh bởi những bức tường cao, với lính gác trang bị súng trường bảo vệ nghiêm ngặt.

    Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm 14.9 viết: "Theo chúng tôi được biết, giống như những người khác Saadi bị giam giữ trong nhà khách chính phủ. Thực chất Saadi đang bị quản thúc tại gia".

    Tuy nhiên, những gì Mỹ tuyên bố không giống như thực tế mà Telegraph đã tìm hiểu. Nơi ở của Saadi nằm trong khu vực giàu có và sang trọng bậc nhất ở thủ đô Niamey, nơi những người tị nạn trong chính quyền Gaddafi được chào đón nồng nhiệt.
    [​IMG]
    Villa du Conseil de líEntente - một trong những nơi ở của các tướng lĩnh Libya.
    Dấu ấn Gaddafi ở Niger

    Mounkaila Saidou là một người giàu có, thành đạt với nghề làm vườn và cung cấp nông sản nhờ sự đầu tư của Gaddafi vào Niger. Ông hoan nghênh nồng nhiệt những người tị nạn trong chính quyền cũ của Libya.

    "Chúng tôi có tất cả mọi thứ nhờ có Gaddafi. Ông ấy xây giếng, máy bơm tưới tiêu dọc các con sông. Hợp tác xã của chúng tôi sẽ không tồn tại được nếu không có ông ấy. Trong 3 năm gần đây, ông ấy đáp ứng mọi chi phí của chúng tôi. Gaddafi đã làm cho chúng tôi nhiều hơn cả chính phủ hay những nhà đầu tư nước ngoài khác".

    Saidou nói thêm: "Tại sao những quan chức của ông ấy lại không nên đến đây khi đất nước đang gặp nguy hiểm?"

    Gaddafi có một danh sách quà tặng dài và nổi tiếng ở thủ đô Niamey. Trong số đó có nhà thờ Hồi giáo lớn và một con đường nhựa dọc bờ biển. Ngay cả quốc hội của Niger cũng họp trong một toà nhà là quà tặng của "người dân và lãnh đạo Libya cho Niger".

    Marou Amadou, Bộ trưởng Tư pháp Niger kiêm phát ngôn viên chính phủ cho hay Niger đang bị kẹt giữa một bên là áp lực ngoại giao với một bên là vấn đề tị nạn của các nhân vật trong chính quyền cũ Libya.

    Niger mới thành lập chính quyền dân chủ từ tháng 4, khi Tổng thống Mahamadou Issoufou lên nắm quyền từ tay lực lượng quân sự. "Nhiều người trong chính quyền Gaddafi đã tị nạn ở Algeria, nhưng Niger mới là nước chịu áp lực hơn cả, bởi chúng tôi có chính phủ dân chủ. Chúng tôi sẽ thực hiện các nghĩa vụ quốc tế. Nhưng không ai đề cập đến những gánh nặng mà chúng tôi phải đối mặt sau khi 200 nghìn người Niger từ Libya quay về nước" - Bộ trưởng Tư pháp nói.
    Vân Anh (Theo Telegraph)
  10. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh từ mặt trận Bani Walid
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này