1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình chiến sự lybia ( Phần 3 ) Ngày 06/05/2011 tiếp tục

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi namvuong, 06/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Trước khi qoánh có thì thầm vào tai Gấu: "Anh không tham gia thì anh lờ đi để bọn em làm, làm được thì anh không thiệt đâu, còn như không được lúc ý nhờ anh ra mặt giảng hòa hộ tụi em, anh cũng chẳng thiệt gì mà lại có thêm tiếng tăm, anh nhé"!
  2. tilieumang

    tilieumang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    [r32)] Thế là bác gấu bảo: ùh kèo này anh thấy thơm, chơi được, chú cứ oánh nó hết mình cho anh, oánh không thắng thì anh lo phần còn lại cho chú.
    [r32)] Med + tin ==> hí hí, tụi nó bán được boom mà chúng ta cũng bán được dầu, việc còn lại anh em mình giả bộ người 1 phe đi, binh 2 đường có gì còn "xoay chuyển".
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Anh quyết định triển khai trực thăng ở Libya

    Cuối cùng, chính quyền Anh đã đồng ý sử dụng trực thăng chiến đấu của mình để tham gia chiến dịch quân sự ở Libya, hãng tin Reuters dẫn lời các đại diện chính thức của chính phủ London cho hay.


    [​IMG]

    Ngày 23/5, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết Anh sẽ triển khai máy bay trực thăng chiến đấu tham gia các cuộc không kích của NATO tại Libya sau Pháp. Theo lời ông, tàu chở trực thăng Ocean của Hải quân Anh sẽ mang những trực thăng Anh tới Libya. Tuy nhiên, sau đó, Anh tuyên bố chưa thông qua bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc gửi trực thăng tới Libya để tham chiến.

    Chính phủ Anh hôm 26/5 đã tán thành sử dụng trực thăng Apache ở Libya và hiện nay NATO có thể nhờ đến sự hỗ trợ của chúng, hãng tin Reuters cho biết.

    Sau khi có thông báo về ý định gửi thêm trực thăng tới bờ biển Libya của các nước thành viên NATO, Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ lo ngại rằng “nhiệm vụ chính nhất hiện nay không phải là “bày binh bố trận” mà là ngừng bắn ngay lập tức nhằm bắt đầu đối thoại và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột hiện nay.

    Ông Lukashevich khẳng định Nga trước sau như một cho rằng nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay ở Libya là các bên liên quan ngừng bắn ngay lập tức.

    Nga cũng yêu liên quân do NATO cầm đầu không có những hành động vi phạm hoặc vượt quá khuôn khổ Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Libya.

    Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết Moscow đã nhận được cam kết của Washington và Brussels rằng Mỹ và NATO sẽ không mở chiến dịch trên bộ ở Libya.

    Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã gọi các cuộc tấn công mới nhất đêm 23/5 khiến 19 người chết và 150 người bị thương của NATO vào Tripoli là “sai lầm nghiêm trọng” và có thể khiến bạo lực leo thang.

    http://rian.ru/arab_war/20110527/380437640.html
  4. Enemy_of_people

    Enemy_of_people Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2011
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    4 kịch bản cho tương lai của Libya
    Cập nhật lúc :12:03 AM, 27/05/2011
    Cuộc can thiệp quân sự vào Libya đang tiếp diễn gây phản ứng trái chiều trong cộng đồng quốc tế.

    Vấn đề được đặt ra hiện nay là bao giờ cuộc chiến này sẽ kết thúc và kết thúc như thế nào? Theo các nhà nghiên cứu chính trị có bốn kịch bản giả thiết để chấm dứt cuộc chiến ở Libya hiện nay.
    Lật đổ chế độ
    Theo phân tích của nhà báo chuyên về quân sự Pierre Servent, thực tế cho thấy, các cuộc oanh kích bằng vũ khí hiện đại của Liên quân NATO đã phá hủy nhiều hệ thống quân sự của chính quyền Tổng thống Gaddafi.

    Thêm vào đó, lực lượng quốc tế có thể nội bộ những người trung thành với ông Gaddafi sẽ bị chia rẽ. Nhiều tướng lĩnh quân đội Libya sẽ không mạo hiểm “chung thuyền” với ông Gaddafi để chống lại liên quân.

    Theo đó, sau nhiều ngày hứng chịu những cuộc không kích của lực lượng quốc tế, quân đội Libya trở nên rối loạn, lực lượng chống chính phủ sẽ nhân cơ hội chiếm các thành phố và sau đó nhà lãnh đạo Gaddafi sẽ buộc phải tuyên bố từ chức.

    [​IMG]
    Liên quân NATO vẫn tiếp tục oanh kích Libya với mật độ tấn công mạnh hơn.​
    Giải pháp chính trị
    Theo đó, Quân đội của Gaddafi bị tổn thất nặng nề sau khi phải hứng chịu các cuộc oanh kích của phương Tây. Nhà lãnh đạo Gaddafi ra lệnh ngừng bắn và chấp nhận đàm phán chuyển giao quyền lực trong hòa bình.

    Theo ông Luis Martinez, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Phi và Địa Trung Hải, nếu như các cuộc oanh kích của lực lượng phương Tây có thể phá hủy các căn cứ quân sự của Quân đội Libya thì có khả năng sẽ mở ra một cuộc đàm phán chuyển giao quyền lực.

    Khi đó, Hội đồng quốc gia Libya trở thành một lựa chọn tốt nhất để thay thế chính quyền đương nhiệm. Còn nhà lãnh đạo Gaddafi có lẽ sẽ bị trục xuất.
    Cuộc chiến bị sa lầy

    Nếu các cuộc oanh kích không đủ mạnh để tiêu diệt quân đội Libya, còn lực lượng chống chính phủ thì không đủ sức để chiếm được lợi thế, Bạo lực sẽ leo thang và chiến tranh sẽ kéo dài ở quốc gia Bắc Phi này.

    Kịch bản này có xảy ra hay không là tùy thuộc vào cường độ các cuộc oanh kích của lực lượng quốc tế.

    Theo ông Luis Martinez, nếu như lực lượng liên quân chỉ can thiệp vào các địa điểm xung đột ở một số thành phố, mà không tác động tới được chế độ ở Tripoli một cách có hệ thống, thì xung đột có thể kéo dài và sự can thiệp của phương Tây đơn giản chỉ là để cân bằng sức mạnh của lực lượng đối lập với lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Gaddafi.
    Tình hình có thể sẽ trở nên phức tạp nếu như quân đội Libya tái chiếm được Benghazi và các thành phố khác do lực lượng chống chính phủ nắm giữ.
    Theo nhận định của giới phân tích, nếu kịch bản này xảy ra, các cuộc không kích của quân đội nước ngoài sẽ trở nên khó khăn vì sẽ làm chết nhiều dân thường hơn, thậm chí có thể dẫn tới chia cắt Libya thành hai miền: miền Tây do nhà lãnh đạo Gaddafi nắm giữ và miền Đông do lực lượng chống chính phủ nắm giữ.

    Lúc đó, ông Gaddafi hoàn toàn có lợi khi tố cáo lực lượng phương Tây đã chiếm đóng và chia cắt lãnh thổ Libya.
    Đổ bộ sẽ giải quyết tình hình?

    Sau khi tái chiếm được các thành phố do lực lượng chống chính phủ chiếm đóng, nhà lãnh đạo Gaddafi đe dọa sẽ tiêu diệt toàn bộ phe đối lập. Khi đó, Liên Hợp Quốc sẽ buộc phải ra quyết định cho phép lực lượng quốc tế can thiệp trên bộ, dù cộng đồng quốc tế có nhiều ý kiến trái ngược.

    Nếu chỉ dừng lại ở các cuộc không kích, lực lượng quốc tế có thể sẽ không hoàn toàn lấn át được quân đội Libya mà phải nhờ tới các lực lượng trên bộ mới có thể hoàn thành được mục tiêu.

    Dĩ nhiên nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc không cho phép khả năng này, nhưng nếu tình hình thay đổi thì hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp Liên Hợp Quốc ra một nghị quyết khác cho phép lực lượng quốc tế chiếm đóng Libya. Khi đó, rất có thể lực lượng quốc tế sẽ đi vào vết xe đổ ở Iraq 8 năm về trước.

    Hiện còn quá sớm để đi đến kết luận cuộc chiến tại Libya sẽ đi về đâu. Nhưng với đặc điểm văn hóa, chính trị tại Libya hiện nay, rõ ràng trong giai đoạn trước mắt, khó có thể lật đổ chính quyền của ông Gaddafi.

    Việc giữ nguyên hiện trạng sẽ gián tiếp bảo vệ, xây dựng và phát triển lực lượng chống đối trở thành đối trọng của chính quyền Gaddafi đồng thời kết hợp với các hoạt động khác từ bên trong, tạo làn sóng dần dần làm thay đổi thể chế chính trị tại Libya.
    Nam Hoàng (tổng hợp)

    Nga Trung Việt chắc cũng đồng tình với giải pháp Lật đổ chế độ, vì cả 3 chúng ta đều từng có lịch sử lật đổ các triều đại phong kiến và bọn bù nhìn tay sai thực dân, đế quốc mà :) . Nga đỏ lật Nga hoàng, Trung đỏ lật Trung xanh, ********* lật Bảo Đại bù nhìn diệt Nhật đánh Pháp đuổi Mỹ, lật VNCH
  5. soofar

    soofar Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    32
    thật anh chịu,vẫn cố thòng cái đoạn đỏ đỏ vào cho bằng được,anh xin,sao chú thông minh hết phần người khác thế?!Cái VNCH là cái ctéo gì mà phải lật....!Nhào với lật nó khác nhau chú nhé!
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Medvedev tuyên bố ông Muammar Gaddafi "phải ra đi"
    VIT - Tại cuộc họp báo tổng kết Hội nghị thượng đỉnh Nhóm tám nước công nghiệp phát triển (G-8) tại thành phố ven biển Deauville của Pháp, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã mất tính hợp pháp, ông ấy cần phải ra đi.
    “Nếu các bạn đã xem bản tuyên bố chung tổng kết Hội nghị G-8 thì ở đó viết rằng chế độ của ông Gaddafi đã mất tính hợp pháp, ông ấy cần phải ra đi. Điều này đã được nhất trí thông qua”, Tổng thống Nga tuyên bố khi trả lời các câu hỏi của nhà báo.

    TT Nga khẳng định rằng, Nga quan tâm đến việc “duy trì Libya như một quốc gia độc lập, tự do và có chủ quyền”.

    Được biết, phát biểu bên lề Hội nghị G-8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định: "Chúng tôi thừa nhận ông ta phải ra đi... Chúng tôi tin rằng Đại tá Gaddafi đã mất quyền hợp pháp do những hành động của ông ấy... Chúng tôi sẽ giúp ông ta ra đi."

    Có thể nói, tính đến thời điểm này, đây là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của Moscow đối với ông Gaddafi.

    Trong một diễn biến liên quan, Nga cho biết sẵn sàng đảm nhận vai trò trung gian hòa giải chấm dứt xung đột kéo dài 3 tháng qua ở Libya sau khi được cả chính quyền Tripoli và các đối tác Phương Tây trong nhóm G-8 đề nghị.

    Như vậy, tuyên bố trên của người đứng đầu chính phủ Nga cho thấy sự thay đổi to lớn trong quan điểm của Nga, vốn không đồng tình với cuộc không kích của Phương Tây nhằm vào các lực lượng của nhà lãnh đạo Libya.

    Theo TTXVN, cùng ngày, Nhật báo Kommersant cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev thuyết phục nhà lãnh đạo Libya Gaddafi rằng ông ta sẽ được bảo toàn mạng sống nếu rời khỏi đất nước.

    Tuy nhiên, nguồn tin trên dẫn lời một quan chức Nga có mặt tại cuộc gặp hôm 26/5 giữa ông Obama và ông Medvedev bên lề Hội nghị G-8 cho rằng đề xuất của Washington dường như là phi thực tế đối với Moscow.

    Vị quan chức này nói: "Chúng tôi đã chất vấn họ rằng: Liệu các ngài có chắc rằng Gaddafi sẽ chấp nhận từ bỏ mọi thứ hay không?”.

    Cũng trong hội nghị G8, Anh thông báo đã thông qua quyết định gửi 4 trực thăng chiến đấu Apache đến tham chiến tại Libya. Trước đó, trong một sự thay đổi chiến lược tại Libya, Pháp đã là nước đầu tiên điều động 12 máy bay trực thăng từ tàu chở trực thăng Tonnerre đến tham chiến tại Libya.

    Về kế hoạch triển khai trực thăng ở Libya, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich khẳng định Nga trước sau như một cho rằng nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay ở Libya không phải là “bày binh bố trận” mà là các bên liên quan ngừng bắn ngay lập tức nhằm bắt đầu đối thoại và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này.

    Nga cũng yêu cầu liên quân do NATO cầm đầu không có những hành động vi phạm hoặc vượt quá khuôn khổ Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Libya. Ông Lukashevich cho biết Moscow đã nhận được cam kết của Washington và Brussels rằng Mỹ và NATO sẽ không mở chiến dịch trên bộ ở Libya.


    P.Thảo (Theo RIA
  7. cleg_1890

    cleg_1890 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    À, gấu hợi ra mặt kiểu này: Nga đồng ý với ý kiến của các bạn G8 là Gà phải ra đi, và @ cho Gà tị nạn. =))
  8. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Mình nghĩ quyền quyết phải do người dân Lybia chứ đâu phải bọn G8. 8 tên tài phiệt bụng bự của thế giới [r24)]
  9. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Nga để đổi lấy việc gia nhập WTO ,và vụ mua Mistral xem ra ngay từ đầu đã bỏ rơi a Gà, rút cục các nước nhỏ chỉ có thể trông cậy vào chính mình. Sáng nay xem thời sự thấy bảo các nước G8 ngoài Lybia còn lo lắng gây sức ép với Syria, yêu cầu Iran minh bạch chương trình hạt nhân còn đến a Triều thì chỉ còn quan ngại sâu sắc, bỗng nghĩ giờ mà a Gà có độ trăm quả tai pho đông mang đầu đạn sinh hóa thì liệu có cuộc can thiệp của La tò hay không hay cũng chỉ là quan ngại sâu sắc. Bác gà thật sai lầm thì bỏ chương trình tên lửa, kinh nghiệm rút ra đừng bao giờ nơi tay súng dù đã là thời bình[r23)]
  10. cleg_1890

    cleg_1890 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    G8 có cả Nga trong đó đấy bạn à :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này