1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng?

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi massimohanoi, 17/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. massimohanoi

    massimohanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Tình hình đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng?

    Rất mong các bạn DN cho mình biết cụ thế tình hình đầu tư nước ngoài tại DN: Danh mục các dự án (khoảng 52) tổng vốn đăng ký của từng dự án (280 Mil USD) . Cám ơn nhiều.
  2. longqua

    longqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.242
    Đã được thích:
    0
    Làm sao mà kể ra cho hết chứ bạn. Nếu cần xin liên hệ địa chỉ này nè bạn. Có thể nó sẽ giúp ích cho bạn. http://ipc.dsp.com.vn/tiengviet/
  3. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Cái trang web Trung Tâm xúc tiến đầu tư ĐN nhìn thì thấy đẹp, click vào toàn hiện error. Mà error ẹ đến mức show cả local path của thư mục ứng dụng trên server:
    Parse error: parse error in E:wwwipc iengvietangtin2005404404.html on line 86
    Cái này hình như dùng ứng dụng web của Trung tâm phần mềm ĐN viết. Mấy website Sở Đầu tư, sở giáo dục ... cũng dùng cái web giống hệt. Hic, Trung tâm phần mềm ĐN, tập hợp biết bao nhân lực, tiền của đầu tư, đến nay chỉ mới có cái web này là tương đối được biết đến, thế mà cũng lỗi tùm lum là sao ????????
    280 mil ?
    Đầu tư nước ngoài ở ĐN hẻo quá nhỉ
    10 mấy năm mà chỉ được 280 mil. bằng Bình Dương trong 4 tháng. Quảng Nam đang chuẩn bị phê duyệt hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài cỡ lớn, từ vài chục đến vài trăm triệu mil, tập trung chủ yếu vào Hội An -Điện Bàn ( các dự án du lịch ) hoặc Chu Lai ( công nghiệp + du lịch ). Lúc đó chắc chắn đầu tư nước ngoài QN sẽ vượt ĐN
    Hic, ĐN bị Quảng Nam vượt mặt, 5 năm trước chắc chẳng ai dám nghĩ tới
    Được kass sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 13/04/2005
  4. massimohanoi

    massimohanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Thật sự không thể tưởng tượng được sau gần 10 năm là đô thị loại 1 và trực thuộc TW mà DN chỉ thu hút được khoảng 300 Mil USD đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tại sao nhỉ?????. Theo mình hiểu thì DN nói chung và khu vực miền trung nói riêng hầu như không có nền công nghiệp phụ trợ. Muốn lắp ráp Otô ở đây ư, tìm đâu ra các nhà cung cấp phụ kiện.....????Nhập khẩu 100% phụ kiện ư? Lúc đó con Mazda 3 chắc fải tới 60,000 USD. pó tay thôi.....Người Nhật chọn đặt Toyota ở Vĩnh Phúc hay Mishubishi ở Biên Hoà là vì ở gần khu vực này có rất nhiều các công ty vệ tinh sản xuất được phụ tùng để đảm bảo tỉ lệ nội địa hoá qua đó giảm giá thành sản phẩm. Công ty Chiyoda của em mình cũng muốn đặt nhà máy tại Đà Nẵng để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm máy xây dựng hạng nặng vì giá thuê đất ở đây rất cạnh tranh và chính quyền địa phương cũng rát ủng hộ. Nhưng rồi, dự án cũng bất thành vì ở đây không hề có các ngành phụ trợ phục vụ cho nhà máy. Họ quyết định chọn Hải Dương mặc dù giá thuê đất ở đây cao gấp 3 lần. Để giải quyết vấn đề nan giải này đối với DN và các tỉnh miền trung là quá tầm. Miền Trung và DN cần một cơ chế phát triển mới đồng bộ của chính phủ.
  5. N1

    N1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Ko biết kinh tế ĐN rồi sẽ phát triển theo định hướng nào đây nhỉ, du lịch, thương mại dịch vụ, công nghiệp hay mỗi thứ một ít đây
  6. baby_autumn

    baby_autumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    bây h có vẻ như đang đi theo du lịch thì phải .. các dự án về resort, sân gôn và các khu du lịch sinh thái nữa .. Hy vọng Đn tập trung phát triển nhất định,đừng có cái kiểu mỗi thứ một ít ..
  7. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    1. du lịch dịch vụ
    2. công nghiệp sạch-xanh-hàm lượng tri thức cao
    đó là hướng phát triển của ĐN
    mấy cái khác ( công nghiệp nặng hoặc ô nhiểm, gia công, hoá chất ... nhường cho Quảng Nam gánh giùm )
  8. Khodan

    Khodan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Chỉ dựa vào du lịch để phát triển t/p thôi ư?
    Hãy nhìn các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực, Phuket, Pataya, Cebu, Malaca ..., chỉ có các ông chủ của các khách sạn, resort là giàu có còn đại đa số ngưòi dân chung quanh các khu du lịch sang trọng vẫn sống trong những căn hộ cấp 4.
    Muốn phát triển kinh tế toàn diện mà chỉ dựa vào du lịch thôi là chưa đủ, cần phải phát triển cùng lúc ít nhất là thêm hai nghành thương mại và dịch vụ.
    Mà chỉ riêng việc xây dựng cho t/p một định hướng chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, t/p cũng đã lúng túng không thể đưa ra một chiến lược cụ thể và khả thi.
    Lúc động thổ TT phần mềm thì tuyên bố "đây sẽ là thế mạnh của thành phố, là một nghành công nghệ mủi nhọn để phát triển thành phố ...", khi đi dự hội nghề cá thì phát biểu " thuỷ hải sản là một thế mạnh của thành phố, một nghành xuất khẩu hang đầu ...", và khi gặp gở các doanh nghiệp trong khu chế xuất "... các khu công nghiệp khu chế xuất là một phần quan trọng thiết yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố ...". Và đến nay thì vẫn chưa thấy nghành nào thực sự là thế mạnh, là đầu tàu để phát triển kinh tế thành phố cả.
    Vào lúc nầy, sau bao nhiêu năm xác định các nghành nông nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp nhẹ, gia công xuất khẩu, may mặt là thế mạnh kinh tế mà vẫn không thể hiện thực hoá, có vẻ như nhiều người đã tin rằng có lẽ du lịch sẽ là thế mạnh.
    Trong thực tế, muốn phát triển du lịch thì hai nghành trong bộ máy chính quyền thành phố là du lịch và văn hoá phải thật sự mạnh và phải phối hợp với nhau thật tốt thì mới mong làm nên được chuyện gì. Bởi vì một chiến lược tốt được xây dựng dựa trên những lợi thế thật sự mà thiếu con người thực hiện thì mãi mãi cũng chỉ một là kế hoạch trên giấy tờ.
    Hãy xem những nhân sự của thành phố trong hai nghành nầy đã làm được gì trong bao nhiêu năm qua!
    Một thành phố xác định du lịch làm thế mạnh phát triển kinh tế mà những sự kiện dân tộc lớn như tết âm lịch vừa qua lại không hề tổ chức một hoạt động văn hoá nào cả. Bấy nhiêu đó cũng đủ để nói lên rằng, nhân sự trong hai bộ máy nầy không phù hợp với công việc mà nhà nước giao cho. Họ có vẻ phù hợp với nghành xây dựng hơn là văn hoá và du lịch, họ quan tâm đến cơ sở hạ tầng (phần cứng) hơn là những hoạt động văn hoá và xúc tiến du lịch (phần mềm).
    Họ luôn có trong tay một danh sách dài nhiều công trình cần vốn đầu tư, và họ luôn kêu thiếu ngân sách. Nhưng dường như họ lại quên rằng nhiệm vụ chính của họ sử dụng và khai thác một cách tốt nhất những cơ sở hạ tầng, nhân lực hiện có để tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá và xúc tiến du lịch phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố.
    Sau cơ sở hạ tầng là gì? Bao giờ Đà Nẵng mới chọn được cho mình một con đường phát triển phù hợp với điều kiện đặc trưng về thiên nhiên và con người thành phố Đà Nẵng?
  9. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    dịch vụ + công nghiệp sạch, xanh nữa mà bạn. Bạn đọc kĩ lại sẽ thấy.
    Dịch vụ chính là lĩnh vực màu mỡ nhất đem lại nguồn thu cho các thành phố lớn, tăng thu nhập cho dân cư, chứ không phải là công nghiệp. Ở các nước phát triển, tỉ trọng dịch vụ trong GDP bao giờ cũng cao hơn công nghiệp. Hãy tưởng tượng như thế này, những khu công nghiệp đồ sộ hằng trăm hecta sẽ rải đều khắp QNnam, Thừa Thiên, QNgãi ... nhưng những trung tâm dịch vụ như Ngân hàng, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại, giải trí lại tập trung hết ở ĐN. Nói cách khác, ĐN là trung tâm dịch vụ cho cả miền Trung, như vậy cũng đem lại nguồn thu nhập rất lớn đấy chứ.
    Singapore là một mô hình phát triển thiên về dịch vụ. Dù trên hòn đảo bé tí ấy chẳng có nhiều khu công nghiệp như ở TLan, Việt Nam, Indo .. nhưng hàng hoá các nước này cứ phải quá cảnh qua cảng Sing, hàng không cũng thế, đại diện các tập đoàn bảo hiểm-ngân hàng lớn của thế giới cũng lấy Sing là headquarter cho khu vực ĐNÁ...vân vân và vân vân .. Sing chính là trung tâm dịch vụ của ĐNÁ.

Chia sẻ trang này