1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Palestine và dải Gaza hiện nay.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi grandfatherofvtnvna, 09/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    Phương Tây: Triều Tiên “bơm” vũ khí cho Hamas đối đầu Israel?

    (Bí mật quân sự) - Triều Tiên giúp Hamas bổ sung kho tên lửa và rốc-két đang cạn kiệt trong cuộc đối đầu với Israel ở Dải Gaza.

    Các nguồn tin phương Tây đang lan truyền thông tin rằng Triều Tiên và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine đang đàm phán về một thỏa thuận liên quan tới tên lửa và các thiết bị liên lạc nhằm giúp Hamas duy trì cuộc tấn công chống Israel.

    Theo đó, thỏa thuận giữa Hamas và Triều Tiên trị giá hàng trăm nghìn USD và đang được một công ty thương mại tại Lebanon có mối quan hệ gần gũi với Hamas chịu trách nhiệm giải quyết. Hamas thậm chí được cho là đã trả trước một khoản tiền để đảm bảo cho thỏa thuận này và hy vọng Triều Tiên sẽ sớm bắt đầu chuyển vũ khí tới Dải Gaza.

    Tờ Telegraph của Anh dẫn lời một quan chức an ninh cho biết Hamas đang tìm cách bổ sung kho tên lửa vốn đang bị vơi dần cho đã được sử dụng để bắn vào Israel trong những tuần gần đây. Theo quan chức này, Triều Tiên có quan hệ gần gũi với một số nhóm vũ trang Hồi giáo ở Trung Đông nên là địa điểm tốt để Hamas tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí.

    [​IMG]
    Pháo binh Israel nã đạn vào Dải Gaza
    Thỏa thuận bí mật đang được đàm phán có quy mô hàng trăm tên lửa mới cùng với các thiết bị liên lạc. Các vũ khí trang bị này sẽ cải thiện khả năng phối hợp của các tay súng của Hamas trong các chiến dịch chống lại các lực lượng của Israel.

    Mối quan hệ giữa Hamas và Triều Tiên lần đầu tiên được công khai vào năm 2009 khi 35 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đất đối đất và súng phóng lựu, tên lửa vác vai, bị bắt giữ sau khi một máy bay chở hàng mang những thiết bị này bị buộc phải hạ cảnh khẩn cấp ở sân bay Bangkok. Các điều tra viên sau đó xác nhận số vũ khí này được lên kế hoạch đưa tới Iran, sau đó sẽ được chuyển lậu cho Hezbollah ở Lebanon và Hamas ở Gaza.

    Sau chiến dịch tấn công quân sự mới đây nhất của Israel nhằm vào Hamas ở Dải Gaza, các quan chức an ninh của phương Tây cho biết Hamas hiện đang nỗ lực thuyết phục Triều Tiên cung cấp các tên lửa mới để thay thế hàng nghìn tên lửa đã được bắn vào phía Israel kể từ khi vụ xung đột giữa hai bên xảy ra cách đây 2 tuần.

    [​IMG]
    Các tay súng Hamas tại Gaza
    Giới quân sự Israel cũng cho rằng các chuyên gia của Triều Tiên đã cố vấn cho Hamas xây dựng mạng lưới các đường hầm dày đặc ở Gaza để giúp các tay súng của phong trào này chuyển vũ khí mà không bị các máy bay không người lái của Israel phát hiện.

    Triều Tiên sở hữu một trong số những mạng lưới đường hầm phức tạp nhất thế giới, chạy bên dưới khu vực phi quân sự với Hàn Quốc, và các chỉ huy của Israel cho rằng Hamas đã tận dụng kiến thức chuyên môn của Triều Tiên trong lĩnh vực này để cải thiện mạng lưới đường hầm của họ.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, Hamas sở hữu kho vũ khí ngày càng tinh vi hơn nhờ sự trợ giúp từ nước ngoài. Lực lượng này hiện có tới 5 loại tên lửa và rốc-két khác nhau, trong đó chủ lực là loại Qassam do Iran thiết kế với tầm bắn của phiên bản mới nhất khoảng 16 km. Ngoài ra, Hamas còn có loại Katyusha 122 mm có tầm bắn xa hơn gấp 3 lần.

    [​IMG]
    Rốc-két Qassam và các bệ phóng đơn giản tại Dải Gaza
    Hamas thậm chí còn giới thiệu tên lửa M-75 và tên lửa M0302 do Syria sản xuất. Đây là các loại tên lửa có tầm bắn trên 150 km và có sức công phá lớn hơn.

    Tình báo quân sự Israel ước tính kho vũ khí của Hamas có khoảng 10.000 rốc-két và súng cối, bao gồm cả các rốc-két tầm xa có khả năng vươn tới Jerusalem, Tel Aviv và thành phố cảng phía Bắc Haifa của Israel.

    Bảo Minh

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-...-bom-vu-khi-cho-hamas-doi-dau-israel-3048833/
    grandfatherofvtnvna thích bài này.
  2. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    [​IMG]
    tunnels of Gaza
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Về lực lượng Hamas

    [​IMG]

    Hamas là tên gọi tắt của “Phong trào kháng chiến Hồi giáo”, tuyên bố thành lập ngày 15-12-1987 trùng với thời gian phát động cuộc nổi dậy (Intifada) lần thứ nhất. Tuy nhiên, người ta cho rằng mầm mống của Hamas đã có từnhững năm cuối thập niên 1940, khi Hamas được coi là tiếp nối tổ chức “Anh em Hồi giáo” của Ai Cập, bởi lúc ấy Ai Cập cai quản vùng Gaza sau khi nhà nước Israel thành lập.

    Hoàn cảnh ra đời

    Phong trào Hồi giáo Sunni Vũ trang Hamas được thành lập ngày 14/12/1987 dưới sự lãnh đạo của Sheikh Ahmed Yassin - vị lãnh tụ tinh thần của Hamas và là người có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và nhân dân Palestin cũng như những tín đồ hồi giáo. Sự ra đời của Hamas được coi như một thay thế cho PLO. Ông Yassin và các nhà hoạt động khác có quan hệ với Tổ chức Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood), tổ chức đối lập chính trị lớn nhất ở nhiều nước Ảrập, đã tạo ra một mạng lưới các tổ chức từ thiện, trường học và trạm y tế ở Bờ Tây của Jordan và Gaza trong thập niên những năm 1960, 1970 và 1980.

    Một năm sau đó, năm 1988, Hamas công bố Hiến chương hoạt động. Hiến chương này là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc Palestine với chủ nghĩa trào lưu chính thống Hồi giáo với quyết tâm tiêu diệt Israel; thay thế thẩm quyền Palestine (PA) bằng nhà nước Hồi giáo ở Bờ Tây và Gaza.

    Vào năm tiếp theo, thủ lĩnh Yassin bị bắt và bị tòa án Israel kết án với tội danh "Tổ chức bắt cóc và giết hại 2 lính Israel". Năm 1997 ông được trả tự do. Năm 2004, ông bị thiệt mạng trong 1 cuộc không kích của Israel.

    Từ đó, Hamas bắt đầu thực hiện những vụ đánh bom tự sát vào các mục tiêu dân sự và quân sự của Israel vào giữa những năm 90. Theo số liệu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tính từ năm 1993, Hamas đã sát hại hơn 500 người trong hơn 350 vụ tấn công khủng bố.

    Mục tiêu của Hamas

    Mục tiêu cao nhất của họ là tiêu diệt Nhà nước Israel và xây dựng các chuẩn mực hồi giáo Allah trên toàn lãnh thổ Palestine với khẩu hiệu: "Giương cao ngọn cờ đức Allah trên mỗi một tấc đất của Palestine".

    Thủ lĩnh chính trị của Hamas Khaled Meshaal trước đó đã đưa ra tuyên bố: “Hamas sẽ luôn hỗ trợ nhà nước Palestine”.

    Việc Hamas không công nhận Nhà nước Israel là một trong những lí do tại sao họ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Năm 1993, họ kịch liệt phản đối việc Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) kí kết Hiệp định Hòa bình Oslo với Chính phủ Israel.

    Phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Mark Regev đã nói: "Hamas là kẻ thù của hòa bình. Mục đích của họ là phá hủy Nhà nước Israel. Với họ, bất cứ người Palestine nào có ý định đàm phán hòa bình với Israel đều là kẻ thù".

    Tuy nhiên, các thành viên của Hamas nhấn mạnh rằng, họ chỉ cố gắng giải phóng các vùng lãnh thổ Palestine đang bị người Israel chiếm đóng.

    Cái chết của Ahmed al-Jaabari lãnh đạo lực lượng vũ trang Hamas sau một cuộc không kích của quân đội Israel như thổi lên sự căm hờn trong hàng ngũ lực lượng Hamas và chính những người dân ở Gaza. Hamas đưa ra cảnh báo rằng "Sự chiếm đóng của Israel đã mở ra một cánh cửa địa ngục".

    Các thủ lĩnh của Hamas tại Gaza

    Lãnh tụ tinh thần của Hamas là Sheikh Ahmed Yaseen. Vị giáo sĩ này chính là người sáng lập Hamas năm 1987. Ông bị Israel bắn tên lửa từ máy bay lên thẳng ám sát chết thảm khốc tại Gaza ngày 23-3-2004. Người kế nhiệm là bác sĩ Abdu al-Azeez Rantisi cũng bị ám sát tương tự tại Gaza chưa đầy một tháng sau đó (ngày 17-4).

    Người thay thế Rantisi tại Gaza, không được công bố danh tánh nhằm tránh bị ám sát. Nhiều nguồn tin cho rằng đó là bác sĩ Mahmoud al-Zaha’r, hiện có vai trò như một ngoại trưởng của chính phủ Hamas tại Gaza. Ông này từng bị Israel ám sát hồi tháng 9-2003 bằng tên lửa bắn từ máy bay chiến đấu F18 phá hủy ngôi nhà của ông. Tuy nhiên, ông chỉ bị thương trong khi con trai trưởng của ông và một đồng sự thiệt mạng.

    Isma’il Huniyah - thủ tướng chính phủ Hamas hiện nay - có thể là phó của Mahmoud Zaha’r trong Phong trào Hamas tại Gaza. Ông này từng là chánh văn phòng và cánh tay đắc lực của Sheikh Yasin. Ông cũng từng thoát chết cùng Sheikh Yasin trong một lần bị Israel ám sát hụt năm 2003. Nhân vật thứ ba của Hamas tại Gaza hiện nay có thể là Sa’eed Sayyam - người phát ngôn chính thức của chính phủ Hamas.

    Từ chống đối trở thành cầm quyền

    Mục tiêu công khai không thay đổi của Hamas là giải phóng hoàn toàn “lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng”, tiến tới xây dựng một chính thể Hồi giáo tại lãnh thổ này. Theo quan điểm của Hamas, “lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng” là bao gồm toàn bộ lãnh thổ Israel hiện nay cùng với Gaza và Bờ Tây. Họ hoàn toàn bác bỏ việc thành lập nhà nước Israel năm 1948 và công khai phấn đấu để xóa bỏ “thực thể Do Thái Israel” hiện nay. Đây không phải là vấn đề “không công nhận Israel”, mà là “không công nhận sự tồn tại của Israel”.

    Với lập trường này, Hamas dứt khoát không chấp nhận những văn bản pháp lý mà chính quyền Palestine của Yaser Arafat trước đây và Mahmoud Abbas hiện nay đã ký với quốc tế cũng như với Israel. Điều này cũng có nghĩa là Hamas không công nhận PLO là đại diện của Palestine trên tất cả cấp độ.

    Tháng 9-2005, cựu thủ tướng Israel Ariel Sharon thực hiện việc đơn phương rút bỏ khỏi Gaza, để lãnh thổ này cho chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas và Phong trào Fatah quản lý. Đến cuộc tổng tuyển cử bầu hội đồng lập pháp Palestine đầu năm 2006, Hamas chính thức tham gia và bất ngờ giành đa số ghế trong hội đồng này, được quyền đứng ra lập chính phủ. Fatah lần đầu tiên mất quyền lãnh đạo Palestine và trở thành lực lượng vừa hợp tác vừa tranh chấp với Hamas.

    Hamas cầm quyền mà không được sự ủng hộ rộng rãi của phương Tây và các nước Ả Rập ôn hòa. Mặc dù tham gia chính quyền, nhưng Hamas vẫn kiên trì lập trường chống lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền Palestine với Israel, do Mỹ và quốc tế bảo trợ.

    Trong thời gian cầm quyền cùng Phong trào Fatah, Hamas có điều kiện thuận lợi để nhận trợ giúp mọi mặt từ bên ngoài, nhất là từ Iran. Hamas đã phát triển lực lượng nhanh chóng về cả quân sự, chính trị và quần chúng, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền do Mahmoud Abbas làm tổng thống.

    Tháng 6-2007, Hamas làm cuộc chính biến vũ trang tiếm quyền tại Gaza, đẩy chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas sang chỉ còn cầm quyền trên thực tế tại Bờ Tây mà thôi. Từ đó, có thể nói đã hình thành trên thực tế hai thực thể Palestine. Một của Tổng thống Mahmoud Abbas tại Bờ Tây, và một của Hamas tại Gaza.

    Nguồn tài trợ của Hamas

    Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ngân sách hàng năm của Hamas là 70 triệu USD. Phần lớn những nguồn hỗ trợ tài chính của tổ chức này đều xuất phát từ những người Palestine ở nước ngoài, các nhà tài trợ tư nhân ở Trung Đông và các tổ chức từ thiện Hồi giáo phương Tây.

    Ngoài ra, họ cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể về kinh tế cũng như vũ khí từ phía Iran. Thêm vào đó, kể từ khi họ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006 và nắm được vị trí chính quyền, nên họ có thể sử dụng nguồn tài chính công.

    Hamas còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng tại Gaza nhờ vào chương trình phúc lợi xã hội và tỏ ra ít tham nhũng.

    Mối quan hệ với Fatah

    Fatah được ông Arafat thành lập cùng những người đồng chí hướng cuối những năm 1950. Họ muốn vận động người Palestine tiến hành các cuộc đột kích sang phía Israel. Fatah bắt đầu hoạt động công khai năm 1965.

    Dưới sự lãnh đạo của ông Arafat, tổ chức này đã trở thành lực lượng mạnh và có tổ chức quy củ nhất ở Palestine. Ông Arafat biến việc Israel đánh bại liên minh các nước Ảrập năm 1967 thành lý do đấu tranh chống Israel của người Palestine. Đồng thời, nhà lãnh đạo quyên được những khoản tiền viện trợ lớn từ các nước Ảrập. Những nước này, cũng như ông Arafat, ủng hộ một phong trào đấu tranh thuần tuý theo tư tưởng dân tộc.

    Ông Arafat trở thành Chủ tịch PLO năm 1969. Năm đó Fatah đã tiến hành được 2.432 cuộc tấn công du kích chống Israel. Sau sự kiện “Tháng chín đen tối”, quân Palestine bị bật ra khỏi Jordan năm 1970 và ông Arafat chuyển căn cứ tới Nam Libăng. Năm 1982, Israel chiếm Libăng, nhóm lãnh đạo Fatah lại phải phiêu bạt sang nước Tunisia xa xôi.

    Nhưng ở khu Bờ Tây và Dải Gaza, cuộc đấu tranh chưa kết thúc. Những người trung thành với ông Arafat, Những con chim ưng Fatah, đã đóng vai trò chủ chốt trong phong trào intifada đầu tiên ở Palestine, nổ ra vào năm 1987.

    Tiến trình hoà bình Oslo những năm 1990 đã đưa nhiều thành viên lão thành Fatah trở lại quê hương để lãnh đạo PA (Nhà nước Palestine) mới thành lập. Nhóm Những con chim ưng Fatah bị giải tán. Vào năm 1995, giới lãnh đạo Fatah đã thành lập nên lực lượng dân quân của riêng mình, nhóm Tanzim.

    Theo các nhà phân tích, mục đích thành lập Tanzim là nhằm đối trọng với các nhóm dân quân Hamas và Jihad Hồi giáo. Lực lượng này cũng chống lại sự chiếm đóng của Israel và đã tiến hành khá nhiều cuộc đối đầu vũ trang gần đây.

    Không rõ con số các thành viên Tanzim đích xác là bao nhiêu, nhưng họ có thể lên tới hàng chục nghìn người. Hầu hết trong số họ trưởng thành từ phong trào intifada 1987-1992.

    Các nhà phân tích cho rằng Tanzim là hiện thân của các nhóm từng lập nên Fatah: Những con chim ưng Fatah, Lực lượng 17, Khu vực phía Tây và một nhóm mới xuất hiện, Lữ đoàn Aqsa.

    Chính quyền Israel tố cáo Fatah đã tiến hành những cuộc tấn công khủng bố, kể từ khi phong trào intifada hiện giờ bắt đầu hồi tháng 9 năm ngoái, và cho rằng ông Arafat phải chịu trách nhiệm. Trên thực tế, các hoạt động của Fatah đang ngày càng xa vòng kiểm soát của Chủ tịch Nhà nước Palestine. Những lời kêu gọi kiềm chế của ông nhiều lúc bị phớt lờ, thậm chí chê bai.Nhà nước Palestine (PA) coi Hamas là một đối thủ nặng ký trong việc tranh giành quyền lực. Tuy vậy, Chủ tịch Arafat đã nhiền lần cố gắng đưa lực lượng này vào phong trào chính trị chính thống. Nhưng Hamas cho đến nay vẫn chưa chấp nhận yêu cầu của ông Arafat coi PA là tổ chức quyền lực duy nhất ở Palestine. Hamas cho rằng chấp nhận PA cũng có nghĩa là công nhập hiệp ước Oslo, theo họ, vốn chỉ là một thoả thuận an ninh giữa PA, Israel và Mỹ, với mục tiêu cuối cùng là loại trừ họ.

    Mặc dù năm 1996, PA khá mạnh tay với Hamas, bắt khoảng 1.000 người Palestine và chiếm một số nhà thờ Hồi giáo ở Gaza, Nhà nước Palestine rất thận trọng để không dồn Hamas đến chỗ phải hoạt động bí mật bởi điều này có thể dẫn đến phản ứng tức giận trong dân chúng. Sự ủng hộ của Hamas đặc biệt mạnh mẽ ở Gaza, nơi đây điều kiện kinh tế yếu kém hơn khu Bờ Tây và dân chúng cũng dễ bất mãn hơn.

    Kể từ sau sự kiện năm 1996, những người theo đường lối ôn hoà trong Hamas bắt đầu đặt ra câu hỏi là liệu các cuộc đánh bom cảm tử có đáng với cái giá bị trấn áp hay không. Nhưng những thành viên khác vẫn cho rằng cánh quân sự vẫn cần phải được duy trì. Các nhà lãnh đạo trong phong trào cố gắng thống nhất một chính sách, một mặt chống lại Israel, một mặt chấp nhận cùng tồn tại với PA. Họ cho rằng vì sự thống nhất Palestine, không nên tham gia vào một cuộc nội chiến với PA.

    Nhà lãnh đạo tinh thần của Hamas, Ahmad Yassin, 64 tuổi, tuy hay có những lời lẽ đao to búa lớn, trên thực tế là một gương mặt ôn hoà của dân quân Hồi giáo Palestine. Năm 1997, ông được thả khỏi nhà tù Israel, theo yêu cầu của Vua Jordan Hussein, để đổi lấy việc trả tự do các nhân viên của Israel. Những nhân viên này đã tìm cách ám sát nhà lãnh đạo Hamas ở Jordan, Khaled Meshal, nhưng không thành. Sau khi được tự do, ông Yassin dành hết tâm huyết vào việc cứu vãn những cơ sở giáo dục và từ thiện, vốn đã bị hư hại sau sự kiện năm 1996.

    Mặc dù về danh nghĩa, Hamas “đóng đô” ở Palestine, từ lâu các nhà lãnh đạo nhóm này tại Amman (thủ đô Jordan) đã là bộ óc điều khiển cánh quân sự trong Hamas. Trước đây, họ được vua Hussein cho phép hoạt động ở Jordan, nơi gần nửa dân số là người Palestine. Vua Hussein lợi dụng điều này để gây ảnh hưởng với Arafat. Tuy nhiên, kể từ khi ông qua đời, con trai của ông, vua Abdullah, đã đóng cửa các trụ sở của nhóm và các nhân vật cấp cao Hamas bị trục xuất sang Qatar.

    Xung đột với Israel

    Ngày 9/6/2006, bãi biển Gaza xảy ra 1 vụ nổ làm 9 thường dân thiệt mạng. Hamas cho rằng việc này là do phía Israel làm nhưng phía Israel phủ nhận. Do đó, Hamas chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn với Israel.

    Ngày 25/6, Hamas tấn công lực lượng Israel, giết 2 binh sĩ và bắt giữ hạ sĩ Gilad Shalit.

    Ngày 28/6, Israel trả đòn vào Gaza để giải thoát tù binh. Không quân Israel oanh tạc một số cơ quan của Palestine như Bộ Nội vụ, Văn phòng của Thủ tướng Ismail Haniya.

    Ngày 29/6, Israel bắt giữ 64 viên chức Palestine. Trong số đó có 8 Bộ trưởng, 20 Dân biểu trong Quốc hội, cùng một số viên chức các hội đồng dân cử địa phương, Thị trưởng và Phó thị trưởng của Qalqilyah.

    Ngày 6/8, Israel bắt giữ Chủ tịch Quốc hội Aziz Dweik tại nhà riêng ở Bờ Tây.

    Đến ngày 20/5/2012, Hamas và Fatah đã ký thỏa thuận cho phép Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas thành lập chính phủ lam thời và thống nhất về thời gian biểu thực thi thỏa thuận chia sẻ quyền lực được ký hồi tháng 2 và do Qatar làm trung gian.

    Ngày 19/11/2012, hai phe đối lập này đã quyết định chấm dứt giao tranh. Đây là một động thái thể hiện tình đoàn kết tại Bờ Tây giữa lúc chiến sự tại Dải Gaza đã làm thiệt mạng ít nhất 109 người.


    Nguồn trích dẫn :
    - tuoitre.vn
    -dantri.com.vn
    -vnexpress.net
    hk111333 thích bài này.
  5. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    http://www.0404.co.il/post/15350

    Người Ả Rập Ki tô Giáo biểu tình ở Haifa ủng hộ quân đội Israel

    נוצרים הפגינו בחיפה בתמיכה בצה"ל, חיילת נוצריה הותקפה ע"י ערבייה
    חדשות 0404 | 27-07-2014, 22:42 | מתוך: חדשות בארץ

    [​IMG]
    ••
    הסתיימה הפגנת כ-200 נוצרים, תומכי ישראל, בחיפה. הנוצרים הישראלים קראו לתמיכה בצה"ל ולסולידריות עם הנוצרים במזרח התיכון.

    בהפגנה השתתפו מעל 200 מפגינים שקראו סיסמאות תמיכה בצה"ל והניפו שלטים בגנות הטרור והטיהור האתני נגד הנוצרים במזרח התיכון. ההפגנה הסתיימה בשירת התקווה.

    מול הנוצרים הפגינו כעשרים ערבים וכוחות משטרה חצצו בין הצדדים. בסיום ההפגנה הותקפה חיילת נוצריה שהגיעה על מדים לבקר את אביה שנכח בהפגנה. אישה שהפגינה מנגד עם הערבים סטרה על פניה. התוקפת נעצרה ע"י המשטרה. (צילום: פורטל הכרמל).
  6. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    http://tlv1.fm/news/so-much-to-say/...istians-take-streets-haifa-unusual-protest-2/

    Israeli-Arab Christians take to the streets of Haifa for an unusual protest
    [​IMG]

    A group of Israeli-Arab Christians marched in Haifa last night against the persecution of Christian Arabs in the world, against radical Islamic organizations such as Hamas, and in favor of Israel’s military operation. TLV1′s Lissy Kaufmann was there.
  7. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    Một nhóm người Ả Rập - Israel Ki tô Giáo biểu tình ở Haifa tối ngày hôm qua để phản đối sự đàn áp Kito Giáo Ả Rập trên thế giới , phản đối các tổ chức Hồi Giáo như là Hamas, và ủng hộ quân đội Israel. TLV1′s Lissy Kaufmann đã có mặt ở đó.
  8. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    Những người Ả Rập ủng hộ Israel

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. RedHunter

    RedHunter Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2012
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    16
    Người Ả rập nhưng mang quốc tịch Israel :).
  10. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    Người Ả Rập mang quốc tịch Israel theo Ki Tô Giáo :)
    grandfatherofvtnvna thích bài này.

Chia sẻ trang này