1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    =)) b-( kinh điển
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mấy nhà bình luận Mỹ cho rằng trong 6 tháng mà Kim Con không tỏ ra
    tài kinh bang tế thế, thì rất có khả năng giới quân sự sẽ tranh giành
    quyền lực, xảy ra nội chiến.
    *
    Chuyện giống như vậy đã suýt xảy ra với Kim Bố khi mới lên. Một vài
    tướng lĩnh không phục đã phải chạy trốn sang Trung C ộng.
    *
    Kim Con chỉ có thể trổ tài khi từ bỏ chế độ độc tài gia đình trị,
    mở cửa làm ăn kinh tế thị trường, nới lỏng đàn áp nhân dân, rất dễ
    dàng đưa một nước dân chúng đói ăn lên giàu mạnh.
  3. fan_CS

    fan_CS Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2010
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    472
    Tó nói thật tớ không ưa gì KIm, nhưng nếu chỉ vì không ưa mà có lời lẽ không hay với những người khóc cho cái chết của Kim là vô văn hóa, mấy troll biết người ta khóc giả hả? hay mấy troll quen khóc mướn cho bố Mẽo nhà mấy troll nghĩ ai cũng giả tạo như mình?? Có thể Kim không phải là một lãnh đạo tốt nhưng lịch sử và nhân dân Triều Tiên mới đủ tư cách phán xét ông ta còn hiện giờ mời các troll ăn nói đàng hoàng trước cái chết của lãnh đạo 1 quốc gia.
  4. Wehrmacht2

    Wehrmacht2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Những lãnh tụ kiệt xuất của mỗi cuốc gia hjếm cực kỳ, mỗi người họ chỉ ứng với nhõn một chòm sao có chân mệnh thjên tử giáng trần. Nên ngày mà người này ra đời cũng như tạ thế thì thjên nhjên đều có những hiện tượng rất lạ.

    Ngày In chủ tịch ra đời trời nắng hanh nhưng cầu vồng bảy màu xuất hiện suốt cả ngày trên núi Bắc Đu, ngày băng hà vào giữa mùa đông băng giá nhưng lại không có tuyết rơj. Mọi năm vào tầm này ở Bình Nhưỡng băng tuyết đã trắng móa đường phố rồj.

    Đúng là 'Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...'
    Tố Hữu 6-9-1969

    Bác ơi !

    Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
    Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
    Chiều nay con chạy về thǎm Bác
    Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

    Con lại lần theo lối sỏi quen
    Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
    Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
    Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

    Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
    Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
    Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
    Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

    Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
    Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
    Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
    Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

    Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
    Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
    Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
    Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

    Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
    Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
    Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
    Cho hôm nay và cho mai sau...

    Bác sống như trời đất của ta
    Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
    Tự do cho mỗi đời nô lệ
    Sữa để em thơ, lụa tặng già

    Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
    Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
    Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
    Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

    Bác vui như ánh buổi bình minh
    Vui mỗi mầm non, trái chín cành
    Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
    Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

    Bác để tình thương cho chúng con
    Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
    Mong manh áo vải hồn muôn trượng
    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

    Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
    Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
    Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
    Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

    Bác đã lên đường theo tổ tiên
    Mác - Lênin, thế giới Người hiền
    A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
    Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

    Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
    Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
    Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
    Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

  5. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn quên mất Toà Án rồi.
    Thế Toà Án thì Kim nào làm trùm?
    *
  7. Wehrmacht2

    Wehrmacht2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Thật tiệc là một tờ báo to như báo Thanh niên mà phóng vjêng lại hạn chế về mặt nhận thức như vầy !
    Đảng Lao động Triều Tiêng thành lập năm 1949 trên cơ sở hợp nhất Đảng lao động BTT (thành lập 8/1946) và đảng lao động NTT (thành lập 11/1946) , chứ không phải 1945 !

  8. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Trên trang của B BC có một bài phân tích khá dí dỏm về việc than khóc của dân BH. Xin trích cả bài ở đây cho các bác lười đọc báo:

    Dân Bắc Hàn khóc có thật không?

    Cảnh vật vã khóc than tại Bắc Hàn sau khi ông Kim Jong-il qua đời thật như một sơn sốt lan rộng.
    Nhưng người dân thực sự cảm nhận mất mát hay chỉ là vì họ nghĩ mình phải ra vẻ như thế?

    Cả quốc gia Bắc Hàn như nhận được ám hiệu từ người dẫn chương trình truyền hình nhà nước mặc áo đen và không thể kiềm được nước mắt.
    Cảnh tượng khóc than gợi nhắc giây phút xót thương theo sau cái chết của người cha, Kim Nhật Thành năm 1994. Đây có phải là nỗi đau chân thực?
    Thật khó biết, theo lời Anthony Daniels, một nhà phân tâm học thường viết với bút danh Theodore Dalrymple. Ông thăm Bắc Hàn năm 1989 trong đoàn đại biểu Anh quốc tham dự Lễ hội Quốc tế Thanh niên và Sinh viên.
    "Tất cả là sự trộn lẫn tội nghiệp giữa sợ hãi, khủng bố, lo lắng về tương lai, sự cuồng tín của đám đông và cũng có thể có cả nỗi đau từ đáy lòng."

    Cảm xúc đám đông

    Ông nhớ lại vào năm 1989, tại đây nước này người ta chẳng hề biểu lộ cảm xúc - ngoại trừ sự cuồng tín của đám đông.
    "Khi tôi có mặt ở sân vận động khổng lồ và Lãnh tụ Vĩ đại (Kim Nhật Thành) bước vào, tất cả đứng dậy và bắt đầu thờ phụng thành kính và la hét."
    "Có thể họ sợ hãi nếu họ không làm thế, nhưng cũng rất có thể nhiều người thực sự trung thành với Lãnh tụ Vĩ đại."
    "Ta còn nhớ khi Stalin chết, người dân khóc than trên đường phố, dù rằng ít dạt dào như ở Bắc Hàn."

    Tại phương Tây, có vài trường hợp khi người dân thực sự thấy phải bộc lộ tình cảm, theo lời ông Daniels.
    Sau khi Công nương Diana tử nạn, một số người thấy thật không phải nếu chỉ trích nỗi buồn đau của đám đông. Nhưng dù sao cảm giác bắt buộc phải khóc cũng khác hẳn so với ở Bắc Hàn.

    Trong tác phẩm về Bắc Hàn, 'Nothing To Envy: Ordinary Lives in North Korea', Barbara Demick nói đến cái chết của Kim Nhật Thành năm 1994: "Tấn kịch đau khổ có cả tính chất cạnh tranh. Ai có thể khóc to nhất?"

    Bà để ý một sinh viên ở Bình Nhưỡng chẳng thấy cảm xúc gì trong khi xung quanh vật vã than khóc.

    "Cả tương lai của anh tùy thuộc khả năng khóc được không. Không chỉ sự nghiệp, tấm thẻ đảng Lao Động, mà cả sinh mạng. Đó là chuyện sống hay chết."
    Anh ta được cứu thoát sau khi tự kéo căng mi mắt và nhãn cầu cho đến khi mi mắt rách toạc. Thế là, anh ta bắt đầu khóc hệt như mọi người.
    Còn theo ông Kerry Brown, đứng đầu chương trình Á châu của Chatham House, nhiều người có lẽ thực sự phản ứng tự nhiên, vì cái chết của lãnh tụ đặt ra những câu hỏi về bản ngã, an toàn và khả năng sống sót của họ.

    Đây là một đất nước cảm thấy luôn đứng ở bờ vực chiến tranh, được lãnh tụ yêu quý chăm sóc. Nhưng chúng ta không biết gì nhiều về cảm xúc thực của người dân cũng như ta biết rất ít về cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo.

    "Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật. Nghĩa là có sự cuồng loạn thực, nhưng ta không biết có nên gọi đó là nỗi đau theo cách hiểu của phương Tây hay không," ông nói.

    Ông cho hay người dân được nhắc nhở luôn đang ở trong chiến tranh với Mỹ, và "những chiến thắng vĩ đại" trong quá khứ là nhờ tài lãnh đạo, vì thế khi người đứng đầu hệ thống qua đời, từng người dân đều cảm nhận mất mát.

    Nhưng ông Kerry Brown nói nỗi đau của năm 1994 gây sốc hơn, vì vị trí của Kim Nhật Thành trong xã hội lớn hơn nhiều.
    Vì vậy, giai đoạn đau thương này sẽ không sâu sắc hay chân thành như lần trước.
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Đúng là đám buôn cải thối.

    Nhân đây đào lại cái mộ ngày xưa bên phượt chấm cơm, có 1 bác mới còm men:
  10. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

Chia sẻ trang này