1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Thôi, ông bỏ bớt mấy cái khích cãi vả lộn xị này đi, lớn rồi.
    beta22 thích bài này.
  2. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Nền công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc giờ đã phát triển mạnh. Theo mình giờ chính Triều Tiên nếu xảy ra chiến tranh còn bấp bênh hơn Hàn Quốc vì nền kinh tế yếu và thiếu thốn
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Mạnh cỡ nào mà nó dập tan hoang Xơ-un và các khu CN quanh đó thì cũng đau đứt ruột.
    beta22 thích bài này.
  4. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Nhưng hậu quả sau đó phải gánh cũng không biết thế nào nên chẳng có chuyện đó xảy ra. Không ai tự nhiên đập bể bát cơm của mình hết
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Đó là tình huống Mỹ tham gia vào thì Triều Tiên sẽ thiệt hại nặng hoặc tèo luôn, còn nếu ko có Mỹ cùng oánh, Hàn Quốc cùng lắm trả đũa 5, 6 phần cho Triều Tiên .
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    Mỹ tham gia cùng Hàn oánh thì Triều Tiên nó phóng tên lửa hạt nhân hủy diệt cả Hàn Nhật và Mỹ

    [​IMG]
    [​IMG]
  7. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    231
    Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân, chiến tranh xảy ra thì chỉ thằng TQ và thằng Nga nó vỗ tay thôi, gì chứ nuôi bọn Triều Tiên đủ sống để tiếp tục cứa cho đế quốc Mỹ chảy máu thì hai thằng này nó nhiều kinh nghiệm lắm :D
    suhomang thích bài này.
  8. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Bình Nhưỡng Story ( source : soi.today )

    Câu chuyện Bình Nhưỡng: Đầu tiên là sân bay

    Câu chuyện về Bình Nhưỡng có lẽ nên bắt đầu từ sân bay quốc tế Poyongyang, mới đưa vào sử dụng 1. 7. 2015. (hôm chúng tôi đến là 24-7, nghĩa là rất mới) Trước đó, rộ lên trên mạng chuyện ông Kim Jong Un ra lệnh xử tử người thiết kế công trình này, vì xấu. (Hôm tôi về, một kiến trúc sư bạn tôi cũng hỏi khá hồi hộp khi nghe kể: Nó có xấu thật không?)

    [​IMG]
    Sân bay Poyongyang. Ảnh của AFP, từ trang này

    Nó không xấu, ít ra là so với Nội Bài của chúng ta. Tuy không lớn lắm (mà cũng chưa đến lúc cần lớn, vì chỉ có 2 hãng hàng không hoạt động, một của Triều Tiên, một của China). Cũng rất ít các chuyến bay quốc tế đến đây, chủ yếu chỉ từ Matxcova và Bắc Kinh, bay định kỳ. Nhưng nhìn sơ bộ toàn thể thì sân bay Pyongyang hiện đại và lịch sự. Hàng hóa miễn thuế rất ít, giá cả cũng như giá bên ngoài. Sân bay luôn vắng. Lúc đến, cùng đi với chúng tôi trên chuyến bay từ Bắc Kinh sang còn có các cháu thiếu nhi Việt Nam tham gia trại hè quốc tế Triều Tiên. Lúc về, sân bay lác đác mấy chục người, chủ yếu là khách Trung Quốc.

    [​IMG]
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đi thử qua cửa an ninh trong chuyến kiểm tra tiến độ hoàn tất sân bay mới. Ảnh từ trang này

    Lý do để ông Ma Won Chun, kiến trúc sư trưởng sân bay không làm hài lòng người lãnh đạo và bị “xử lý” không phải vì sân bay đẹp hay xấu mà vì ông mắc tội tham nhũng và không tuân theo lệnh cấp trên. Theo tờ Diplomat thì ông Kim đã ra tuyên bố: “Nhiều khiếm khuyết đã xuất hiện trong giai đoạn cuối của hoạt động xây dựng Ga hàng không số 2, bởi các nhà thiết kế đã không quan tâm tới ý tưởng của Đảng về vẻ đẹp kiến trúc, về các yếu tố đóng vai trò hồn cốt trong kiến trúc, giúp gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc hoàn thành hoạt động xây dựng nhà ga, biến nó trở thành một biểu tượng của Triều Tiên, bộ mặt của đất nước, cánh cổng tới Bình Nhưỡng, là điều rất cần thiết”.

    [​IMG]
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngồi thử ở phòng đợi, trong chuyến kiểm tra cùng ùng phu nhân Ri Sol-Ju. Ảnh từ trang này

    Vì phải giữ ngần ấy vai trò, cái đẹp xấu của sân bay đâm ra thành nghiêm trọng. Dù chưa biết thực hư, riêng chuyện xử tử kiến trúc sư này cũng đủ khiến người mới đặt chân đến sân bay Poyongang cảm thấy sự nghiêm trọng nó hiện diện ngay bên cạnh. Cộng thêm những lời đồn đại từ trước về những cấm đoán máy ảnh, điện thoại… và vẻ lạnh như băng của các nhân viên hải quan. Sân bay Bình Nhưỡng có thể làm cho những ai mới đặt chân đến cực kỳ mất tự tin.

    [​IMG]
    Ngày khánh thành sân bay Poyongang. Ảnh của AFP

    Tôi giấu một máy ảnh du lịch nhỏ trong va li, vì cẩn thận. Chỉ đưa Ipad và smartphone để kiểm tra. Đồng nghiệp đi cùng, Nikon ống kính to như cốc vại bia đương nhiên không giấu được. Cũng lo những thứ đó sẽ bị giữ tại sân bay. Nhưng không, chúng được trao trả sau 10 phút. Đoàn báo Rodong Sinmun đã đến đón, và trên sân bay đã nở những nụ cười. Tất nhiên, ở những giây phút đầu, là xã giao hoàn toàn.

    [​IMG]
    Một trang của tờ Rodong Sinmun. Ảnh từ trang này

    Rodong Sinmun cũng giống như tờ Nhân Dân ở Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, phát hành 1 triệu bản mỗi ngày, gấp 5 lần tờ Nhân Dân ở một quốc gia dân số ít hơn nhiều lần. Việt Nam có tờ báo nào phát hành chừng ấy bản, cả tòa soạn đã giàu to. Không internet nên người dân Triều Tiên đọc báo viêt là chủ yếu. Giấy in báo khá đẹp, chỉ những hôm đặc biệt mới in màu

    [​IMG]
    Người dân đọc báo Rodong Sinmun nơi công cộng. Ảnh của Insidevoa

    http://soi.today/?p=182307

  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Câu chuyện Bình Nhưỡng, phần 2: “cường quốc tượng đài”






    [​IMG]
    Một nhóm tượng trước nghĩa trang liệt sĩ

    Từ sân bay Poyongang vào đến trung tâm Bình Nhưỡng mất khoảng 20-30 phút. Đường rộng rãi, cây xanh và thảm cỏ trải dài hai bên. Rất ít ô tô đi trên đường. hai người đàn ông gò lung trên xe đạp, đằng sau xe buộc những bao tải lớn, trông quen mắt như ở vùng quê Việt Nam.

    Lịch hoạt động của đoàn chúng tôi chỉ khi đến sân bay mới nhận được, hơi khác so với chương trình sơ bộ mà sứ quán thông báo từ nhà, cụ thể và chi tiết từng ngày, giờ. Vậy nên chúng tôi rất bất ngờ khi không thấy ghi trong chương trình, xe chở đoàn đột ngột rẽ lên một quả đồi, moi người được yêu cầu xuống xe, đi bộ một đoạn đường dài mấy trăm mét, và sừng sững trước mắt hiên ra hai bức tượng đồng khổng lồ của Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai ông, Tổng Bí thư Kim Chính Nhật. Đặt hoa và cúi chào, nghi lễ bắt buộc, có lẽ thế, cho bất cứ ai chuẩn bị bước chân vào thành phố nên không cần báo trước.

    [​IMG]
    .

    Chúng tôi đến vào chiều cuối tuần, lúc đi xuống, thấy nhiều người dân đi lên chỗ tượng đồng. Chú phiên dịch giải thích, cứ chiều, nhất là các chiều cuối tuần, người dân sau giờ làm việc đến rất đông để cúi chào những bức tượng, và hoàn toàn tự nguyện tự giác, có sẵn chổi, người ta quét dọn, nhặt lá cây, nhổ cỏ dại làm sạch cả cái quảng trường mênh mông và khu vực đồi cỏ bao quanh. Thảo nào, không một cọng rác, chỉ có lũ bồ câu nghênh ngang đi lại. Hôm sau trên phố, tôi cũng thấy những người dân nhặt cỏ dọn rác trên phố (thật ra chẳng có cái rác nào mà dọn).

    “Quảng trường hai tượng đồng”, tên của nó tất nhiên không phải vậy, chỉ là cách gọi mà tôi nghe các bạn sứ quán Việt Nam tại đây gọi tắt, rộng mênh mông, từ đây có thể quan sát một phần Bình Nhưỡng. Chú phiên dịch rất trẻ, 22 tuổi, nói tiếng Việt không chê vào đâu được vì đã có thời là học trò trường Amsterdam ở Hà Nội, chỉ cho tôi thấy những tòa nhà phía xa, cũ và màu trắng, là những tòa nhà xây từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đấy là những ngôi nhà cũ nhất, cao trên 20 tầng, nhìn nó như khu Trung Hòa-Nhân Chính mà Hà Nội xây những năm gần đây. Còn những tòa nhà hiện đại cao 30-40 tầng thì xây sau này. Nhìn từ quảng trường, thấy một thành phố hiện đại được quy hoạch rất tốt với những điểm nhấn kiến trúc, những tòa tháp, và xanh mướt cây. Dòng sông Taedong (Đại Đồng) hiền hòa chảy trong thành phố

    Nhưng tôi đang nói chuyện tương đài. Tương đồng hai cha con chủ tịch Kim Nhật Thành không chỉ ở một nơi trong thành phố, mà ở nhiều nơi khác, đáng nói là bao giờ bên hai bức tượng đó cũng có những cụm tượng đài binh sĩ hoặc sĩ công nông binh được đồng hoặc đá hình khối rất đẹp. Trên quảng trường hai tượng đồng này, hai dãy tượng đồng hai bên rất ấn tượng với tôi.

    [​IMG]
    Một trong hai nhóm tượng (đây là nhóm tượng bên trái) trên Quảng trường hai tượng đồng. Cứ mỗi tượng chính là có cả một nhóm bao quanh trên một mặt bằng rất rộng

    Và xa hơn chút, tượng đài Phi mã (Triều Tiên rất coi trọng ngựa, họ có trường dạy đua ngựa ngay tại Bình Nhưỡng và xiếc ngựa của họ mấy hôm sau được xem tài tình đến mức thán phục) cũng nổi bật trên nền trời, bay bổng, khỏe khoắn

    [​IMG]
    .

    Triều Tiên đúng là một cường quốc tượng đài. Khắp nơi bia đá tượng đồng. Tôi không thống kê được số lượng, và cũng không hỏi được, nhưng đúng là tượng khắp nơi. Tượng tròn, ngôn ngữ điêu khắc cổ điển, khúc triết, tất cả các nhân vật được miêu tả sinh động. Hôm sau, đến Nghĩa trang liệt sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, tôi choáng ngợp vì hệ thống tượng ở đây; tiếp đến Nghĩa trang các chiến sĩ cách mạng có công giải phóng Triều Tiên, các đảng viên khai quốc công thần, trong đó có vợ của Kim Chủ Tịch, 161 vị, mỗi vị một bức tượng bán thân đồng thau tỷ lệ lớn hơn người thật trang nghiêm từ một quả đồi nhìn xuống thành phố, có lẽ đều là những mẫu mực về tượng chân dung.

    [​IMG]
    .

    Tượng tại Bảo tàng chiến tranh mới thật hoàn hảo. Chúng làm tôi nhớ đến những tượng đài ở Liên Xô thời thế chiến thứ II. Và dù đẹp, thì ngôn ngữ cổ điển ở các tượng đài Triều Tiên cũng cho người ta cảm giác lùi lại một khoảng thời gian lâu hơn nửa thế kỷ. Tượng đài tất cả hầu như là dành cho việc tưởng niệm. Cả đất nước là một nhà bảo tàng …

    [​IMG]
    .

    Những cụm tượng đài đó được làm trong nhiều năm, và được tu bổ, làm mới thêm hàng năm. Tượng đài duy nhất ở Nghĩa trang liệt sĩ mang dáng vẻ hiện đại hơn một chút: Cờ Tổ Quốc quấn quanh lưỡi lê của khẩu súng trường Mosin ( loại súng khá cổ được sử dụng tại chiến tranh nửa đầu thế kỷ 20 tại các nước XHCN) thì mới làm gần đây. Người ta bảo Bí thư thứ Nhất Kim Jong Un đã chỉ đạo rất sát sao việc xây bức tượng này, chính Bí thư thứ nhất, không bằng lòng về bố cục bức tượng, đã vẽ lại vào sổ tay và đưa cho các kiến trúc sư. Cái lưỡi lê ấy, cao 6 mét, nặng 6,5 tấn, đã được hoàn thiện trong 3 ngày, thay vì 2 tuần như bình thường.

    [​IMG]
    .

    *

    Theo VietNamnet , “tượng và tượng đài được xem là một “đặc sản” ở Bắc Triều Tiên, nơi mà một phần không nhỏ ngân quỹ quốc gia được sử dụng để tạo ra những tác phẩm như vậy. Cách đây không lâu, thế giới được một phen choáng ngợp với hai tượng đài cha con nhà lãnh đạo cưỡi ngựa oai phong.

    Mansudae Art Studio của Triều Tiên được xem là xưởng mỹ thuật lớn nhất trên thế giới với 4.000 nhân viên người Bắc Triều Tiên trong đó có khoảng 1.000 nghệ nhân. Chi nhánh tại nước ngoài là Mansudae Overseas Project Group of Companies đã hoàn thành nhiều dự án lớn. Khách hàng bao gồm Algeria, Angola, Botswana, Benin, Cambodia, Chad, Congo, Ai Cập, Ghi- ne xích đạo, Ethiopia, Đức, Malaysia, Mozambique, Madagascar, Namibia, Senegal, Syria và Togo.”

    HungNinh (theo Businessweek)


    http://soi.today/?p=182481&cat=109
    beta22huyenthoaimuathu8888 thích bài này.
  10. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Tấm huy chương chỉ có mặt phải

    [​IMG]
    Một khu chung cư

    Những ấn tượng đầu tiên, đại loại như : sân bay và tượng đài quy củ, thành phố Bình Nhưỡng xanh mướt cỏ hoa lá nhìn cực kỳ lãng mạn, bởi tất cả những ô cửa sổ, các balcon nhìn thấy trên đường tất thảy đều trồng hoa. Có những ngôi nhà phủ kín dây leo. Hoa nhiều đến nỗi dọc đường quốc lộ hay lối đi ra ruộng ngô cũng bời bời lộng lẫy những khóm hoa **** trắng tím hồng… Công viên cây cảnh đẹp mỹ mãn và các công trình văn hóa công cộng phục vụ nhân dân đều rất đáng thèm ước vì sự hào nhoáng tân kỳ.

    [​IMG]
    Lối di trong ruộng ngô ở nông trại Jangchon

    Nhưng nếu tôi có tả tỉ mỉ tất cả những điều đó đến đâu thì cũng chưa làm bạn đọc muốn biết điều mình muốn biết về Triều Tiên, chắc chắn vậy. Tất cả chỉ là một cái nhìn từ bên ngoài.

    Là vì, chúng ta hình dung Triều Tiên một cách khác. Một đất nước bí ẩn, mịt mù thông tin. Những gì nghe được trên mạng đều gây hoang mang, chẳng hạn những câu chuyện về chết đói và xử tử, về một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và không ngần ngại tuyên bố sẽ sử dụng khi cần. Cũng chẳng biết tuyên bố ấy có thực hiện hay không, nhưng vô cùng gây lo ngại cho nhân loại. Trong những cuộc tiếp xúc, chúng tôi được nghe nhắc nhiều lần rằng Triều Tiên đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và đã trở thành quốc gia có sức mạnh quân sự vào bậc nhất thế giới. Khi đã có sức mạnh quân sự như vậy, điều cần làm trước mắt với Triều Tiên là xây dựng kinh tế để trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Trước là tiên quân (quân sự trước hết), giờ là song tiến (cả quân sự và kinh tế cũng phát triển). Nghe xong lòng tràn những băn khoăn. Lẽ đâu có thế nói về một thứ vũ khi giết người bằng giọng như vậy. Tôi vẫn muốn có một cái nhìn sâu hơn về đất nước này, nhưng quả thực khó.

    [​IMG]
    .

    Không internet, không Fb, nên ngày đầu sang đây, tôi không thể viết một stt rằng : Các mẹ ơi, các mẹ có biết không, Bình Nhưỡng không giống như các mẹ hình dung đâu. Nói về chuyện xây dựng XHCN thì rõ là ở đây người ta xây xong rồi. Ai cũng được có nhà ở, cơm ăn áo mặc, ai cũng được đi học và chăm sóc y tế, miễn phí hầu như hoàn toàn. Chúng ta ở Việt Nam đã xóa bao cấp đến 40 năm nay. Mấy năm trước, nhớ bao cấp quá, một số quán ăn được xây dựng lại theo tinh thần tem phiếu (mà không giống). Còn ở Triều Tiên, chế độ tem phiếu vẫn tồn tại, và có vẻ như sẽ tồn tại vững bền vì có tem phiếu, chẳng ai cần đến tiền nhiều nữa làm gì (vả lại, có tiền cũng chẳng biết mua gì). Lương thực cấp cho mỗi người là 650g/ngày. Thịt cá rau quả cũng tem phiếu. Quần áo cũng tem phiếu. Cắt tóc và đi tắm cũng tem phiếu… (Nước không đủ cho sinh hoạt, người dân được phát phiếu tắm, nghe nhân viên sứ quán của ta nói nhà tắm công cộng cũng rất đẹp và hiện đại).

    [​IMG]
    Một góc bể bơi Munsun

    Tôi không rõ tem phiếu được phân phối theo chức vụ thế nào. Nhưng sau mấy ngày ở Bình Nhưỡng thì lờ mờ nhận ra cái huy hiệu trên ngực mỗi người Triều Tiên có thể liên quan đến tiêu chuẩn tem phiếu của họ, bởi nó thể hiện chức vụ trong Đảng hoặc trong chính quyền của người đeo. Toàn dân đeo huy hiệu có hình lãnh tụ, nhưng không giống nhau. Kích thước của huy hiệu rất quan trọng, và hình lãnh tụ – Kim Chủ tịch và Kim Tổng Bí Thư, hay Kim Bí thư thứ nhất – cũng không giống nhau. Tôi tập nhìn vào một cái huy hiệu để biết người đeo nó có phải đảng viên hay không, hay một ký hiệu nào đó thể hiện cấp bậc nơi góc huy hiệu. Nói chung huyền bí hết sức, cái huy hiệu ấy!

    [​IMG]
    Ở rạp xiếc ra. Chú ý trên ngực áo mọi người đều có huy hiệu nhé.

    Cũng cần phải khoe là rất ít người nước ngoài có vinh dự được tặng huy hiệu mang hình Kim Chủ tịch và Kim Tổng bí thư. Nhờ quan hệ giữa hai báo Đảng và do sự đề đạt của chúng tôi, một buổi tối, vừa đi thăm quan ngoại tỉnh về, chúng tôi được gọi xuống sảnh khách sạn với đề nghị phải ăn mặc thật trang trọng. Tất cả vội vã làm theo, hết sức âu lo vì sợ đã nhỡ mồm nhỡ miệng đâu đó (!). Ơn Giời, là một ân huệ. ! Cuộc trao huy hiệu diễn ra thành kính và nghiêm trang. Chúng tôi đã có dấu hiệu là đảng viên Đảng Lao động Triều Tiên đeo nơi ngực, và đeo suốt trong những ngày còn lại ở Bình Nhưỡng.

    Vấn đề là, ngay cả khi có tấm huy hiệu ấy, tôi cũng sẽ chỉ dừng ở sảnh khách sạn mà không thể tự đi ra phố. Tôi không được lang thang như bất cứ nơi nào tôi từng đến. Hộ chiếu của cả đoàn giao ngay cho cán bộ ngoại vụ của báo Rodong Sinmun sau một đề nghị nhã nhặn. Lịch đi tham quan kín mít nên không còn thời gian la cà. Nhà ga Bình Nhưỡng ngay gần khách sạn, một nhà ga cổ rất đẹp, tôi muốn ra ngoài chụp nó nhưng khi hỏi chú phiên dịch nhỏ bé rằng có được ra đó chụp không, chú phiên dịch trả lời rất khéo là nếu muốn, cô sẽ đi với cháu. Thế không thể đi một mình sao? “ Không được, nhỡ có chuyện gì cháu sẽ bị phê bình…” Vậy là thôi. Rất nhiều cảnh đẹp, và ngoài chuyện tả cảnh, tôi khó nói được điều gì hơn. Những gì được nhìn, được nghe đều đẹp, nhưng giống như với một bức tranh, chỉ được nhìn lướt, không vòng ra phía sau… Những gì nhìn thấy giống như trên một mặt phẳng mà không có cách gì thấy hết chiều sâu của nó.

    [​IMG]
    Trong ga tàu điện ngầm

    Bị cấm vận nhiều năm mà vẫn xây dựng và phát triển như vậy, đất nước Triều Tiên đúng là phi thường. Song những nhà cao vút, những quảng trường thênh thang hay những cửa sổ đầy hoa, chúng đều là mặt đẹp đẽ của tấm huy chương, tấm huy chương không ai được nhìn vào mặt trái.
    beta22, hk111333huyenthoaimuathu8888 thích bài này.

Chia sẻ trang này