1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    bác tưởng bác có tự do thông tin sao ? =))
    ngày trc bác toàn nghe đọc hiểm họa Mỹ, mối đe dọa Mỹ, giờ chuyển từ Mỹ sang Tàu thôi, tự do thông tin muôn năm nhỉ :))
    Cyber02hoangtungtungbkx thích bài này.
  2. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    5.669
    Nghe cái cô già phát thanh viên đọc phê phết,
    lên xuống giọng đầy cảm xúc ...không bắn liên thanh như mấy con trên SBS
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Hôm nay tuổi trẻ chương tít to chình ình "thế rới lên án mạnh mẽ Triều Tiên" xong đọc xuống dưới, có đúng Mỹ và 2 tồng chí tà lọt Hàn Nhựt xanh mặt thôi.

    Đây là thành tựu khoa học kỹ thuật xuất sắc quân và dân Triều Tiên đạt đc :D, không chúc mừng thì thôi chứ lại lên án thì đúng là khùng
    Lần cập nhật cuối: 07/01/2016
    Cyber02hoangtungtungbkx thích bài này.
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Bọn bồi bút chấp làm gì! Chính bọn đấy thủa trước ngày nào cũng ra rả ca ngợi Kim Nhật Thành + chửi 4 bản giãy chết này nọ.

    Năm 84 xứ Vịt cũng cố đú đởn nuke nhưng mà nhân tài vật lực kém cỏi nên đành chịu thua ==> giờ đâm ra đố kị với BTT anh hùng :))
    Cyber02, Tifavnhoangtungtungbkx thích bài này.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    e chỉ hơi bất ngờ là tuổi trẻ "xoay trục" nhanh đến chóng mặt, chắc quyết tâm ở phía sau rứt là to lớn :D
    không hiểu sao nhà ta không làm cái j ra hồn hết, hô khẩu hiệu giỏi thế mà tới chừng làm là thành cỡ Vinashin không
    --- Gộp bài viết: 07/01/2016, Bài cũ từ: 07/01/2016 ---
    HĐBA LHQ họp khẩn theo yêu cầu Mỹ Nhựt sau khi Triều Tiên thử bom H, còn ở ta có a tiến xỉ tinh hoa đất nước nghi ngờ về tính xác thực của sự việc này
    [​IMG]
    Tiến sĩ Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao).
    http://danviet.vn/the-gioi/chuyen-g...-tien-tuyen-bo-thu-bom-nhiet-hach-652923.html

    Cũng có lý, dân tộc ta thông minh giỏi giang thế mà làm éo nổi bom hột nhưn thì bọn Triều Tiên chết đói chỉ có thể nói xạo thôi :))
    Cyber02, hk111333, convitbuoc1 người khác thích bài này.
  6. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Mấy cụ tiến sỹ pha trà chém gió này không chịu nhận ra một điều là Tung Của trong lúc kiệt quệ vì CM văn hóa vẫn chế được bom nguyên từ (1967), BTT trong lúc đói ăn vì bao vây cấm vận vẫn chế được bom nguyên tử
    ==> chúng ta giờ đây có tận... in tờ nét, intel core 7, server khủng, ngày ăn no 3 bữa, lương lĩnh đều <== đíu làm nổi cái sạc đt ra hồn (nhưng mà tài chạy, câu, xin dự ớn, xin ngân sách của các cụ ý thì đảm bảo giáo sư của các cường quốc còn phải chạy dài :)) )
    Cyber02, hieunch, hoadaols7 người khác thích bài này.
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Xin chúc mừng thành tựu vĩ đại của đảng lao động và nhân dân Triều Tiên :cool:

    Thử thành công bom nhiệt hạch - Bước tiến vĩ đại của Triều Tiên?
    Bạch Dương | 06/01/2016 11:45

    20
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Không quân VN tiến thẳng lên tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK-FA?

    Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên xác nhận đã thử thành công bom nhiệt hạch vào sáng nay 6/1/2016.
    CHẤN ĐỘNG: Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom khinh khí
    Bom nhiệt hạch là gì?

    Bom nhiệt hạch (bom Hydro, bom khinh khí, bom H) là một loại vũ khí dựa trên phản ứng tổng hợp những hạt nhân nhẹ Deuterium và Tritium (đồng vị của Hydro).

    Được nghiên cứu phát triển tại Mỹ vào đầu thập niên 1950, bom nhiệt hạch được cho là có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử (bom A)

    Trong khi bom A phân hủy các hạt nhân nặng, không bền như Uranium hay Plutonium thành các hạt nhân nhẹ hơn và giải phóng năng lượng thì bom H giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (Hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (Helium).

    Minh họa quá trình tổng hợp hai hạt nhân đồng vị của Hydro (Deuterium và Tritium) thành Helium và giải phóng năng lượng trong phản ứng nhiệt hạch

    Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau nên cần có một năng lượng rất lớn hoặc nhiệt độ cực cao nhằm đưa chúng tới khoảng cách đủ gần để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Điều kiện này chỉ đạt được nhờ cho nổ một quả bom nguyên tử.

    Như vậy, bom H thực chất là một loại bom kép với một quả bom A được sử dụng để làm kíp. Trong thực tế, nhiên liệu của bom H là hợp chất Lithium Deuteride (thể rắn, trơ ở nhiệt độ thường).

    Bên trong bom nhiệt hạch có một lõi phân hạch nhỏ dùng U-238 (Uranium được làm giàu đến cấp độ 99,7%) để tạo nhiệt lượng mồi phản ứng cho các khối nhiên liệu Lithium Deuteride.

    Khi được kích hoạt, U-238 sẽ phân hạch cung cấp nhiệt lượng để Lithium chuyển hóa thành Tritium. Phản ứng này tạo điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa Deuterium và Tritium, giải phóng nhiệt lượng tương đương với bề mặt của mặt trời.

    Với nguyên lý này, con người sẽ tạo ra được những quả bom có sức công phá lớn hàng trăm nghìn Kilotone (1 Kt tương đương 1.000 tấn TNT), thậm chí tới cả trăm Megatone (hàng trăm triệu tấn TNT).

    Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn gây ra những cơn bão lửa, ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa.

    Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như Cesium-137 và Strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.


    Vụ nổ bom nhiệt hạch Tsar Bomba - Vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới

    Triều Tiên có đủ khả năng chế tạo bom nhiệt hạch hay không?

    Như đã trình bày ở trên, việc chế tạo thành công bom nhiệt hạch đòi hỏi một trình độ khoa học kỹ thuật cực cao, trong đó đáng kể nhất là công nghệ làm giàu nhiên liệu hạt nhân cũng như thu nhỏ được kích thước bom nguyên tử để làm kíp.

    Nhưng cũng cần phải nhắc lại trường hợp quả bom nhiệt hạch đầu tiên của thế giới mang tên Ivy Mike do Mỹ chế tạo, nó có kích thước to lớn như một tòa nhà chứ chưa nhỏ gọn đủ để nhét vào đầu đạn tên lửa như hiện nay.

    Việc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch còn cần thời gian để chứng thực. Nhưng nếu đúng như những gì họ tuyên bố thì đây thực sự là một bước tiến vĩ đại của ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia Đông Bắc Á này.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Giới thiệu với các bác bài viết của Đại tá Lê Thế Mẫu về nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh của CHDCND Triều Tiên

    GIẢI MÃ KHẢ NĂNG CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN PHÁT TRIỂN VŨ KHÍ TÊN LỬA VÀ HẠT NHÂN

    Theo nhiều nguồn tin khác nhau, ngày 6-1-2016, CHDCND Triều Tiên thử nghiệm thành công vụ nổ đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá mạnh gấp nhiều lần so với đầu nổ nguyên tử. Nếu đúng như các nguồn tin đã đưa, thì đây sẽ là cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 4 của Triều Tiên và là lần đầu tiên thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch.

    Bình Nhưỡng tuyên bố lý do thử nghiệm là “để tự vệ trước nguy cơ chiến tranh xâm lược từ Mỹ” và đây là "quyền hợp pháp" của họ (đến nay, chiến tranh Triều Tiên kết thúc đã hơn 60 năm, nhưng Mỹ vẫn chưa chịu ký Hiệp ước hòa bình với Triều Tiên, thậm chí còn xếp Triều Tiên vào cái gọi là "trục ma quỷ", hay "trục tội ác"). Tuy nhiên, vụ thử này đã vi phạm Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ cấm Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.

    Một câu hỏi được đặt ra ở đây là do đâu, một quốc gia đất không rộng, người không đông, đang gặp khó khăn về kinh tế như CHDCND Triều Tiên, lại có thể phát triển được vũ khí tên lửa và hạt nhân với chi phí khổng lồ?

    Bí quyết ở đây là, để bảo vệ đất nước, các thế hệ lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên thực hiện chiến lược xây dựng nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) mạnh, theo mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên Xô trước đây. Bài viết này cung cấp cho bạn đọc thông tin về CNQP của Triều Tiên.

    CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN XÂY DỰNG CNQP

    Ngay từ đầu những năm 1960, CHDCND Triều Tiên (viết tắt là Triều Tiên) đã có chủ trương xây dựng chính sách độc lập tự chủ, lấy ưu tiên hàng đầu cho quân sự (“Military First”).

    Tại Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 4 (12/1962), các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đi đến thống nhất quan điểm tăng cường phòng thủ cho dù phải trả giá kìm hãm phát triển kinh tế. Nguyên tắc định hướng cho chính sách này chủ yếu xuất phát từ những bài học được rút ra qua cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1953 và kế hoạch này đã trở thành nền tảng của chiến lược quân sự của Triều Tiên trong nhiều thập kỷ.

    Theo kế hoạch này, nhân dân lao động sẽ được vũ trang toàn diện và toàn dân, cả về chính trị và quân sự; khai thác lợi thế của điều kiện địa lý tự nhiên của đất nước, tiến hành xây dựng hầm hào và cơ sở quân sự bất cứ nơi nào có thể, biến toàn bộ đất nước thành phòng tuyến (chiến luỹ hoá cả nước); mỗi người lính phải được chuẩn bị để đảm nhận vai trò của người chỉ huy trong tình huống chiến tranh (chỉ huy toàn dân). Lực lượng vũ trang Triều Tiên phải được trang bị những vũ khí mới nhất và tốt nhất, được truyền thụ những kiến thức và huấn luyện tốt nhất để sử dụng trang bị và vận dụng các chiến thuật hiện đại (hiện đại hoá toàn diện).

    Để thực hiện chiến lược đó, Triều Tiên đã dày công xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng (THCNQP) trên cơ sở học tập kinh nghiệm các nước như Liên Xô và Trung Quốc trước đây, có khả năng chế tạo tất cả các loại vũ khí trang bị cho quân đội, kể cả vũ khí hạt nhân.

    Chủ trương của Triều Tiên trong xây dựng và phát triển THCNQP: Duy trì ưu thế quyết định so với Hàn Quốc và xây dựng một xã hội quân sự hoá, sẵn sàng động viên toàn dân khi có chiến tranh; chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh bằng chính sức mạnh quân sự của mình, không cần sự giúp đỡ của các nước bè bạn.

    Chiến lược tự phòng thủ (self-defense) của Triều Tiên đã được ghi trong Hiến pháp của nước này (Điều 60), theo đó, Triều Tiên chủ trương vũ trang hoá toàn dân, xây dựng công sự cả nước, chuẩn bị chỉ huy toàn dân và hiện đại hoá toàn diện. Phương Tây gọi chiến lược này là “four militarization” (bốn quân sự hoá) của Triều Tiên.

    Quan điểm của Triều Tiên trong xây dựng và phát triển THCNQP: Ưu tiên hàng đầu cho quân sự, tăng cường phòng thủ cho dù phải trả giá kìm hãm phát triển kinh tế. Quan điểm này là nền tảng trong chiến lược quân sự của Triều Tiên trong nhiều thập kỷ.

    Mục tiêu của Triều Tiên trong xây dựng và phát triển THCNQP: Nỗ lực vượt bậc để sở hữu các loại vũ khí trang bị hiện đại, trước hết là vũ khí hạt nhân, một hệ thống vũ khí mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều không có. Với vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đe doạ sẽ giáng trả để tiêu diệt đối phương một khi đứng trước nguy cơ chiến tranh. Phát triển vũ khí hiện đại để xuất khẩu, trước hết là tên lửa đượng đạn, trong khi nhận thấy các cường quốc quân sự đều hành động tương tự.

    CƠ CẤU TỔ CHỨC CNQP CỦA TRIỀU TIÊN

    Triều Tiên áp dụng mô hình THCNQP phần nào giống với mô hình của Liên Xô và Trung Quốc trước đây, gồm 6 thành phần chủ yếu:

    (1) Cơ quan lãnh đạo (có giá trị lập pháp), gồm Bộ chính trị Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là Tổng Bí thư kiêm *************.

    (2) Cơ quan lập pháp có Ủy ban quốc phòng, gồm các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và quân đội; Hội đồng hành pháp quốc gia (HĐHPQG).

    (3) Cơ quan hành pháp gồm Bộ các lực lượng vũ trang (Bộ quốc phòng); Bộ tư lệnh quân chủng; Uỷ ban phát triển quân sự thuộc Bộ tổng tham mưu (BTTM); các cơ sở nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

    (4) Giới công nghiệp, gồm các bộ, ngành công nghiệp có liên quan.

    (5) Hệ thống nghiên cứu và phát triển, gồm các viện, trung tâm nghiên cứu của Nhà nước.

    (6) Giới quân sự, gồm Quân đội Triều Tiên có chức năng để xuất yêu cầu chiến-kỹ thuật của các loại vũ khí trang bị cần nghiên cứu và phát triển để đưa vào trang bị và quản lý toàn bộ vòng đời của vũ khí trang bị sau khi đưa vào sử dụng trong quân đội.

    CƠ CHẾ QUẢN LÝ CNQP CỦA TRIỀU TIÊN

    Về cơ bản, đến nay Triều Tiên vẫn quản lý kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá-tập trung bằng mệnh lệnh hành chính. Toàn bộ hoạt động của THCNQP đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, chặt chẽ của Đảng Lao động và Nhà nước CHDCND Triều Tiên. Bộ chính trị Đảng Lao động Triều Tiên là cơ quan có thẩm quyền tối cao, quyết định chính sách, chỉ đạo các hoạt động của THCNQP Triều Tiên cũng như giám sát các cơ quan khác.

    Ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên là một lĩnh vực riêng biệt trong nền kinh tế quốc dân, độc quyền chế tạo vũ khí trang bị theo mệnh lệnh hành chính từ trên xuống. Khi cần có thể chuyển các dây chuyền nghiên cứu, phát triển và sản xuất dân dụng sang phục vụ các nhu cầu quân sự và ngược lại.

    Cấp bộ là nơi quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển và sản xuất quốc phòng. Khối này gồm Bộ Các lực lượng vũ trang (Bộ quốc phòng), Viện hàn lâm khoa học công nghiệp dân dụng và các bộ hữu quan. Bộ quốc phòng Triều Tiên có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là khách hàng chủ yếu của THCNQP mà còn là nơi soạn thảo các kiến nghị về nhu cầu trang bị để báo cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên, quản lý và trực tiếp tham gia các chương trình quốc phòng. Cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển của Bộ quốc phòng là Uỷ ban phát triển quân sự thuộc BTTM.

    Cấp cơ sở trong tổ hợp CNQP của Triều Tiên là các cơ sở nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Hoạt động của các cơ sở này được đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Bộ quốc phòng và các cơ quan quản lý cấp trên khác, qua mối liên hệ mang tính mệnh lệnh hành chính.

    NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CNQP TRIỀU TIÊN

    THCNQP Triều Tiên là một trong rất ít các tổ chức CNQP trên thế giới có khả năng chế tạo được gần như tất cả các loại vũ khí trang bị cần thiết cho quân đội quốc gia như xe thiết giáp chở quân, pháo tự hành, xe tăng hạng nhẹ, tàu ngầm cỡ nhỏ, khinh hạm và các tàu tuần tiễu, tàu đệm khí và xuồng cao tốc sử dụng cho lực lượng đặc biệt, tàu đổ bộ cao tốc, tên lửa chống tăng có điều khiển, tên lửa phòng không, tên lửa đất đối đất, máy bay.

    Các nhà phân tích quân sự phương Tây thừa nhận rằng, rất khó có thể đánh giá chính xác cơ sở công nghiệp quốc phòng Triều Tiên. Bình Nhưỡng muốn có công nghệ hiện đại nhất nhưng không có khả năng tiếp cận được do sự bao vây cô lập của Mỹ và đồng minh, cũng như do đường lối khép kín của Triều Tiên. Tuy nhiên, Triều Tiên lại có khả năng tập trung các kỹ sư giỏi cho những tổ hợp vũ khí quan trọng, cải tiến và nâng cấp những hệ thống vũ khí cũ. Do cơ sở công nghiệp không cân đối, nên Triều Tiên chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho số lượng để bù đắp lại sự thiếu hụt về mặt chất lượng.

    Từ năm 1990, Triều Tiên đã có khoảng 134 nhà máy sản xuất vũ khí quan trọng, nhiều nhà máy được xây dựng ngầm hoặc ngầm một phần dưới lòng đất, được nguỵ trang che dấu một cách bí mật. Những nhà máy này đã chế tạo vũ khí, đạn cho lực lượng mặt đất, xe thiết giáp, tàu hải quân, phụ tùng sửa chữa và thay thế cho máy bay, máy bay không người lái, tên lửa, thiết bị điện tử và có thể cả vật tư chế tạo vũ khí hoá học. Ngoài ra, còn có khoảng 115 nhà máy phi quân sự khác làm nhiệm vụ chế tạo vật tư chuyên dùng cho thời chiến.

    Tính đến cuối thập kỷ 1990, các nhà phân tích phương Tây ước tính, THCNQP Triều Tiên điều hành một mạng lưới phân tán các nhà máy và xí nghiệp công nghiệp quốc phòng lên đến con số 1.800 cơ sở, trong đó có tới 40 nhà máy chế tạo vũ khí cỡ nhỏ, 10 nhà máy chế tạo xe thiết giáp, 10 xưởng đóng tàu hải quân, và 50 nhà máy chế tạo thuốc nổ. Phần lớn các nhà máy và xí nghiệp này đều được bố trí ở sâu trong nội địa, được xây dựng ngầm hoặc bán ngầm dưới nòng đất hay sâu trong núi để tránh bị thiệt hại trước đòn tiến công đường không khi chiến tranh xảy ra.

    Về chương trình năng lượng và phát triển vũ khí hạt nhân, đầu những năm 1990, dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm tới việc Triều Tiên tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân. Thực tế, hoạt động liên quan đến hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu có từ năm 1955, khi các đại biểu của Viện hàn lâm khoa học tham gia một hội nghị ở Đông Âu về sử dụng năng hạt nhân vì mục đích hoà bình.

    Năm 1956, Triều Tiên ký hai hiệp định với Liên Xô liên quan đến hợp tác nghiên cứu hạt nhân. Năm 1959, các hiệp định khác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình đã được ký với cả Liên Xô và Trung Quốc.

    Đặc biệt, Hiệp định ký năm 1959 với Liên Xô có nội dung xây dựng một cơ sở nghiên cứu hạt nhân Yongbyn cho Viện hàn lâm khoa học Triều Tiên và soạn thảo chương trình đào tạo liên quan đến hạt nhân tại trường đại học Kim Il Sung.

    Sự giúp đỡ củ Liên Xô và Trung Quốc trong việc đào tạo các nhà khoa học và kỹ thuật hạt nhân mặc dù không được liên tục do hoàn cảnh lịch sử, song là nguồn quan trọng để Triều Tiên mở rộng khả năng phát triển công nghệ hạt nhân sau này. Đặc biệt, Triều Tiên lựa chọn con đường phát triển công nghệ hạt nhân là mũi nhọn để có thể răn đe Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản vốn chiếm ưu thế về công nghệ và tiềm lực công nghiệp.

    Về chương trình phát triển tên lửa đường đạn, Triều Tiên không phải là nước đầu tiên ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát triển chương trình tên lửa riêng. Chương trình này khởi đầu từ năm 1965, khi Bình Nhữơng mua của Liên Xô các bệ phóng tên lửa chiến thuật động cơ nhiên liệu rắn không điều khiển. Những tên lửa này có tầm xa 55 km được Liên Xô chế tạo vào những năm 1950.

    Sau đó 10 năm, năm 1975, Triều Tiên mua của Ai Cập hai tổ hợp tên lửa Frog-7, có thể mang đầu đạn 500 kg, tầm xa 70 km. Các nhà thiết kế của Triều Tiên tháo dỡ các hệ thống đó để nghiên cứu thiết kế và chế tạo theo kiểu sao y bản chính những tên lửa này. Sau đó họ triển khai chế tạo hàng loạt dưới tên gọi riêng do họ đặt ra. Từ đó đến nay những tên lửa này vẫn có trong trang bị của Triều Tiên, mặc dù Liên Xô đã đưa ra khỏi trang bị từ lâu.

    Vào nửa cuối những năm 1970, các chuyên gia của Triều Tiên tham gia đề án của Trung Quốc nhằm thiết kế chế tạo tên lửa chiến dịch-chiến thuật. Năm 1980, Triều Tiên mua 3 tổ hợp tên lửa P-17 do Nga sản xuất mang động cơ nhiên liệu lỏng, có tầm bắn 300 km và mang đầu đạn 700 kg. Các nhà thiết kế chế tạo và kỹ sư Triều Tiên đã tham gia quá trình chế tạo tên lửa này. Sau đó họ quyết định hiện đại hoá và nâng tầm của tên lửa.

    Từ năm 1984, quân đội Triều Tiên bắt đầu được trang bị những tên lửa chiến dịch-chiến thuật đầu tiên do họ tự sản xuất theo bản thiết kế tên lửa của Liên Xô. Năm 1988, họ đưa vào trang bị các loại tên lửa Scud cấp chiến dịch có tầm bắn 500 km và mang đầu đạn được 700 kg.

    Trong những năm 1988-1989, Triều Tiên bắt đầu thiết kế chế tạo tên lửa đường đạn tầm trung mang đầu đạn thông thường, hạt nhân và hoá học. Iran và Libya tham gia hộ trợ tài chính cho các hoạt động này. Cuộc phóng thử đầu tiên tên lửa đường đạn vào năm 1993 từ một trường thử của Triều Tiên hướng về phía Biển Đông, có thể mang được đầu đạn 1.000 kg, bay xa 130 km, với độ chính xác cỡ km. Trong khi thiết kế chế tạo tên lửa này, các kiến trúc sư Triều Tiên đi theo một phương pháp truyền thống của họ là sử dụng tất cả những công nghệ cũ của tên lửa Scud.

    Cũng bằng cách đó, Triều Tiên bắt đầu thiết kế chế tạo tên lửa đường đạn tầm xa 2 tầng, bằng cách kết hợp đơn giản 2 tên lửa với nhau. Tên lửa Taepo Dong được dùng cho tầng 1, còn tên lửa Scud dùng để làm động cơ hành trình cho tầng 2. Tên lửa đường đạn này có tầm xa 2.150-2.350 km. Tháng 9/1998, Triều Tiên tuyên bố họ đã phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhưng dư luận quốc tế cho là không thành công.

    Theo Triều Tiên, đây là loại tên lửa hoàn toàn được chế tạo công nghệ do họ tự phát triển, có 2 tầng động cơ nhiên liệu lỏng và một tầng động cơ nhiên liệu rắn.

    Triều Tiên đang thực hiện một dự án đầy tham vọng nhằm chế tạo tên lửa 3 tầng có tầm xa từ 7.500 km đến 10.000 km. Đầu tháng 5/2006, lần đầu tiên trinh sát vũ trụ của Mỹ phát hiện các trường thử của Triều Tiên đang có các hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa đường đạn tầm xa. Vào giữa tháng 6/2006, theo các bức ảnh do máy bay trinh sát của Mỹ U-2 chụp được thì tên lửa đã ở trong trạng thái phóng thử.

    Tuy công nghệ còn lạc hậu so với các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên vẫn là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí tên lửa trên thế giới, với giá sản phẩm của họ cao hơn rất nhiều so với giá thị trường thế giới, còn độ chính xác lại rất thấp nhưng vẫn có nhu cầu trên thị trường quốc tế.

    Lý do ở đây là một số nước rất muốn sử dụng công nghệ tên lửa nhưng rất khó tìm được một nguồn cung cấp nào khác. Quốc gia mua công nghệ tên lửa của Triều Tiên nhiều nhất là Iran, một nước đã đầu tư khá nhiều tiền cho việc nghiên cứu công nghệ tên lửa của Triều Tiên. Syria, Libanon và một số nước Arab khác cũng đã từng mua hơn 100 tên lửa Scud của Triều Tiên. Thí dụ, Yemen đã mua 22 tổ hợp tên lửa Scud của Triều Tiên; Pakistan cũng đã từng mua công nghệ chế tạo tên lửa của Triều Tiên.

    QUAN HỆ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA CNQP TRIỀU TIÊN

    Triều Tiên đã từng có những quan hệ hợp tác rất chặt chẽ với nhiều nước như Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây v.v. trong suốt nhiều thập niên. Đặc biệt, các chương trình phát triển vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân và tên lửa đường đạn của Triều Tiên đã nhận được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của các nhà thiết kế, kỹ sư về tên lửa của nước Liên Xô/Nga, Ucraina và Trung Quốc.

    Thậm chí đến thập niên 1990, Triều Tiên vẫn tiếp tục cử các phái đoàn gồm các kỹ sư thiết kế tên lửa, kỹ sư sang Trung Quốc để huấn luyện và trao đổi công nghệ.

    Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nguồn viện trợ từ các nước XHCN không còn, Triều Tiên bắt đầu chuyển sang thiết lập quan hệ hợp tác bí mật với một số nước như Iran và Pakistan.

    Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq (1980-1988), Triều Tiên đã cung cấp cho Iran một số lượng lớn trang bị quân sự. Chính nhờ sự giúp đỡ này, nên khi Triều Tiên tiến hành các chương trình nghiên cứu hạt nhân và tên lửa cũng đã được Iran giúp đỡ rất nhiều.

    Triều Tiên còn tham gia hoạt động buôn bán hoặc chuyển giao công nghệ liên quan đến phát triển tên lửa đường đạn với Egypt, Iran…Riêng Egypt đã từng có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Triều Tiên và đã từng tham gia chương trình phát triển tên lửa trong khuôn khổ hợp tác quân sự và công nghiệp quốc phòng từ những năm 1970. Iran và Pakistan là những nước có quan hệ mật thiết với Triều Tiên trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đường đạn./.
    ***
    Ảnh 1. Tên lửa đường đạn tầm xa KN-08 của Triều Tiên trong lễ duyệt binh ở Thủ đô Bình Nhưỡng.
    Ảnh2. Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm của Triều Tiên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 07/01/2016, Bài cũ từ: 07/01/2016 ---
    Có thể thấy là cùng được Liên Xô hỗ trợ chất xám trong việc nghiên cứu khoa học hạt nhân, ở Triều là cơ sở Yongbyn, ở Việt Nam là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tới giờ Triều Tiên đã trở thành cường quốc hạt nhân thực sự, còn ta thì đã đóng cửa lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đc vài năm rồi
  9. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    :-D:-D:-D:-D:-D Mặc dù không làm được vũ khí hạt nhân, nhưng các bác nhà mình cũng vừa có phát minh cải tiến sáng chế làm rung động anh em :-D:-D:-DÔ tô phải có bình cứu hỏa :-D:-D:-D
    dragonboy1080, hk111333NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  10. Quy_Viettel2

    Quy_Viettel2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/12/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    12.911
    mình ứ tin là bắc triều tiên đói kém khoa học không có gì cấm vận bao năm mà làm được loại bom này, bao giờ có bằng chứng thì mới tin
    bom H nổ mà động đất có 5đ hơi kém :confused:

Chia sẻ trang này