1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
  2. bonjourtinhyeu

    bonjourtinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    52
    Đa số các cá nhân trong một thế giới vốn phù thịnh chứ chẳng ai vì đạo lý tình nghĩa mà phù suy. Họ có nhiều lý do để làm điều đó, nhất là khi họ vịn vào một cái cớ rất đàng hoàng là lệnh trừng phạt đến từ LHQ, đổi lại họ nhận được một cái nhìn thiện cảm hơn từ phương Tây và kinh tế, ngoại giao được cải thiện tích cực. Các nước nghèo như Việt Nam và nhiều nước thân XHCN trước đây cũng đang làm theo xu hướng này, nhưng chỉ có điều không gây ngạc nhiên như cách Uganda làm.
    beta22hk111333 thích bài này.
  3. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ sẽ có phiên bản "made in Triều Tiên"?
    Hải Vy | 19/06/2016 14:00

    2
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Tin tặc Triều Tiên được cho là đã xâm nhập mạng máy tính của một công ty hàng không vũ trụ Hàn Quốc và đánh cắp các bản thiết kế F-15 Eagle.
    Hàn Quốc: Tin tặc Triều Tiên đánh cắp dữ liệu chiến đấu cơ của Mỹ
    Đây là mẫu chiến đấu cơ do Mỹ phát triển và đã trở thành "xương sống" của lực lượng Không quân Mỹ, cũng như Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, theo tờ Daily Beast, đừng vội hoảng hốt. Các kỹ sư của Bình Nhưỡng không thể làm được gì nhiều với bản thiết kế đó. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải chứng kiến những chiếc F-15 "ra lò" từ các nhà máy của Triều Tiên và khoác trên mình màu sơn ngụy trang của Không quân nước này.

    Triều Tiên "chưa đủ trình" tự chế tạo máy bay chiến đấu

    Phi vụ xâm nhập bắt đầu từ năm 2014 và giới chức Hàn Quốc lần đầu tiên phát hiện ra vụ việc vào tháng 2 năm nay. Trong thời gian đó, các tin tặc Triều Tiên đã xâm nhập vào mạng máy tính của 2 tập đoàn công nghiệp-quốc phòng Hàn Quốc và đánh cắp khoảng 42.000 tài liệu.

    Trong số những tài liệu này có bản thiết kế cánh của tiêm kích 2 động cơ F-15.

    Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) chịu trách nhiệm sản xuất bộ phận cánh cho các máy bay Eagle theo hợp đồng với Boeing - công ty quốc phòng lớn thứ 2 của Mỹ.

    Không quân Mỹ hiện vận hành hàng trăm chiến đấu cơ F-15, còn Hàn Quốc đã mua 61 chiếc máy bay loại này từ năm 2005 đến nay.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-15 Eagle

    Mặc dù thiết kế cơ bản của F-15 đã hơn 50 năm tuổi nhưng nó vẫn tinh vi hơn nhiều so với bất cứ mẫu máy bay nào mà lực lượng không quân Triều Tiên sở hữu.

    Và trong khi Bình Nhưỡng có thể tự chế tạo một số loại súng, pháo, xe bọc thép và tàu chiến, nước này chưa từng làm chủ được nghệ thuật thiết kế và chế tạo máy bay quân sự.

    Không quân Triều Tiên hiện vận hành hàng trăm máy bay chiến đấu nhưng phần lớn trong số đó là tiêm kích 1 động cơ MiG-21 mua từ Liên Xô vào những năm 1960, 1970 và 1980.

    Mặc dù có khả năng cơ động cao trong một số trường hợp nhất định nhưng MiG-21 đã trở nên cổ lỗ và lép vế trước những loại máy bay chiến đấu hiện đại như F-15.

    Vì thế, trên lý thuyết, Bình Nhưỡng sẽ chào đón một loại chiến đấu cơ mới và liều mình tìm kiếm các bản thiết kế để chế tạo nó.

    Song, trên thực tế, nước này không biết cách và cũng không có nguồn lực để sao chép F-15 hoặc thậm chí là áp dụng thiết kế của F-15 vào sản phẩm riêng của họ.

    "Triều Tiên sẽ không bao giờ xây dựng được lực lượng không quân đáng gờm" - Tiến sĩ Robert Edwin Kelly, phó giáo sư tại Đại học quốc gia Pusan, Hàn Quốc nhận định trong email gửi tới Daily Beast.

    [​IMG]
    Triều Tiên muốn có máy bay chiến đấu mới, nhưng sẽ không đủ khả năng chế tạo từ các dữ liệu đánh cắp.

    Lịch sử đã chứng minh điều này. Trong những năm 1980, Triều Tiên từng thành lập một nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu - Viện Công nghiệp máy số 7 tại Panghyon và thậm chí còn mua từ Liên Xô các thành phần của tiêm kích 2 động cơ MiG-29, công nghệ máy bay chiến đấu thuộc hàng tiên tiến nhất lúc bấy giờ.

    Tuy nhiên, Viện Công nghiệp máy số 7 chỉ lắp ráp được 3 chiếc MiG-29.

    "Đây là kế hoạch quá tham vọng đối với Triều Tiên" - hai chuyên gia quân sự độc lập Stijn Mitzer và Joost Oliemans giải thích.

    Sẽ bán dữ liệu cho Trung Quốc?

    Tất nhiên, cũng có khả năng Triều Tiên tuồn bản thiết kế F-15 cho một quốc gia khác, có thể là Trung Quốc.

    "Lựa chọn duy nhất (của Triều Tiên) là tìm cách bán thông tin và chỉ có Trung Quốc được xem là 'ứng viên' phù hợp" - chuyên gia Oliemans chia sẻ với Daily Beast trong email.

    Trước đó, các tin tặc của Bắc Kinh được cho là có dính líu tới một số vụ đánh cắp thiết kế vũ khí Mỹ, trong đó có tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 - hai thành viên kế nhiệm hiện đại hơn của F-15.

    Vụ đánh cắp thông tin F-35 có vẻ gây tổn hại lớn nhất cho nước Mỹ. Năm 2007, tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) và đánh cắp thông tin thiết kế của F-35.

    Chỉ vài năm sau, một công ty Trung Quốc đã ra mắt nguyên mẫu tiêm kích tàng hình mang tên J-31. Giới quan sát nghi ngờ mẫu máy bay này phần nào được thiết kế dựa trên dữ liệu bị đánh cắp của F-35.

    Tuy nhiên, chuyên gia Oliemans nghi ngờ khả năng Trung Quốc quan tâm nhiều tới thiết kế cánh của F-15, bởi đây không phải đích xác dữ liệu hiện đại nhất mà nhiều bên muốn có được về mẫu máy bay này.

    "Trên thực tế, xét tới số lượng các bản thiết kế và dữ liệu về F-35 và F-22 mà tin tặc Trung Quốc được cho là đã đánh cắp thì tôi không ngạc nhiên nếu họ đã tiếp cận được thiết kế cánh của F-15 rồi" - chuyên gia Oliemans cho hay.

    Tất cả những điều này nhằm nhấn mạnh rằng Mỹ và Hàn Quốc đừng nên quá lo lắng về các bản thiết kế cánh của F-15. Trung Quốc có lẽ không muốn sao chép chúng và Triều Tiên thì càng không thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ có thể xem nhẹ lực lượng tin tặc của Triều Tiên.

    Theo Oliemans, đây là một bước phát triển "đáng lo ngại" của Bình Nhưỡng.

    Chuyên gia Kelly cũng đồng tình với nhận định này. "Họ (tin tặc Triều Tiên) sẽ tìm mọi cách để xâm nhập được" - ông Kelly nói.

    Trong lần tấn công tới, rất có thể tin tặc Triều Tiên sẽ đánh cắp được dữ liệu đáng giá hơn bản thiết kế cánh đã hơn 50 năm tuổi này.
    http://soha.vn/chien-dau-co-f-15-cua-my-se-co-phien-ban-made-in-trieu-tien-20160619094820197.htm
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    hình ảnh vụ phóng tên lửa Musudan ngày hôm qua
    [​IMG]
  5. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Tại sao quốc tế nên dè chừng chương trình tên lửa của Triều Tiên?

    Sau một loạt những vụ thử tên lửa thất bại trước đó, Bình Nhưỡng đã đạt được một phần thành công trong vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan mới nhất vào sáng sớm ngày 22/6.
    Triều Tiên tạo cớ cho THAAD Mỹ vây Trung Quốc
    Hai tên lửa Musudan của Triều Tiên đã bay được quãng đường 150 km và 400 km, còn khá xa so với kết quả được coi là thành công của một vụ thử tên lửa.

    Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ dần dần với mục tiêu là 3.500 km. Bốn lần thử trước đó của nước này hồi tháng 4 và tháng 5/2016, các tên lửa Musudan đều đã nổ ngay sau khi rời bệ phóng.

    Triều Tiên cũng đã đạt được tiến bộ tương tự trong năm nay với tên lửa đạn đạo liên lục địa (SLBM) khi loại vũ khí này bay được 30 km trước khi nổ tung. Tên lửa Musudan được đánh giá là phương tiện đe dọa căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, một điểm quan trọng trong kế hoạch bảo vệ Hàn Quốc của đồng minh Mỹ.

    Đầu tháng này, Ủy ban quân sự Hàn Quốc cảnh báo rằng: “Quân đội Triều Tiên từ lâu đã đặt tầm ngắm của các loại vũ khí tấn công chính xác là nhằm vào những trụ sở quân sự và hậu cần của Mỹ, bao gồm căn cứ Không quân Anderson trên đảo Guam, nơi các máy bay ném bom B-52H được triển khai và các căn cứ hải quân khác nơi chứa những tàu ngầm hạt nhân”.

    Việc Bình Nhưỡng sẵn sàng lặp lại các vụ thử Musudan và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm với tần xuất nhanh chóng như vậy bất chấp thất bại là một điều khác thường và cho thấy lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un chắc chắn sẽ thực hiện theo cam kết đẩy nhanh sự phát triển kho tên lửa và vũ khí hạt nhân của mình.

    [​IMG]
    Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa bất chấp thất bại

    Bên cạnh các vụ phóng tên lửa Musudan và tên lửa từ tàu ngầm năm nay, ông Kim còn cho thử nghiệm một loại vũ khí hạt nhân khác, đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa, công nghệ phương tiện tái nhập, một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn mới và một độn cơ ICBM nhiên liệu lỏng được cải tiến.

    Trong khi Triều Tiên tiếp tục phát triển Musudan và hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, nước này cũng đã đạt được nhiều tiến bộ lớn đối với các loại tên lửa khác.

    Đô đốc Bill Gortney, chỉ huy Sở chỉ huy Quốc phòng Hàng không vũ trụ Bắc Mỹ, đánh giá Triều Tiên có khả năng đặt một đầu đạn hạt nhân trên tên lửa đạn đạo tầm trung No Dong, có thể bắn tới Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Tháng 4/2015, tướng Curtis Scaparrotti, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc, xác nhận rằng Bình Nhưỡng sở hữu tên lửa liên lục địa và họ có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. “Là một chỉ huy, tôi nghĩ rằng chúng ta nên thừa nhận Triều Tiên có năng lực này”, ông nói.

    Các chuyên gia khác cũng đánh giá Bình Nhưỡng sẽ có được đầy đủ năng lực ICBM trong vòng 1 - 2 năm tới.

    Các giai đoạn phát triển của vũ khí hạt nhân Triều Tiên cũng như những vụ thử tên lửa liên tiếp cho thấy ý định của ông Kim Jong Un là triển khai một loạt hệ thống tên lửa tầm bắn dài có khả năng đe dọa Mỹ và các đồng minh.

    Ông Kim cũng đã khẳng định trong Hội nghị đảng hồi tháng 5 vừa qua rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này.

    Các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng trong năm nay đã tạo ra sự nhất trí trong quan điểm cần có thêm những biện pháp trừng phạt hiệu quả và mở rộng đối với Triều Tiên.

    Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn tồn tại ở đây là việc Trung Quốc và cả chính quyền Tổng thống Obama chắc chắn áp đặt các lệnh trừng phạt mở rộng đó như thế nào.

    Hàn Quốc, mặc dù lên tiếng ủng hộ lệnh trừng phạt, song cũng lưỡng lự trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa cần thiết để bảo vệ công dân của mình và các lực lượng Mỹ có mặt tại đây.

    Tên lửa SM-2 hiện đã được triển khai trên các tàu khu trục của Hàn Quốc, song chỉ có khả năng bảo vệ trước các loại tên lửa chống hạm. Hệ thống phòng vệ tên lửa đạn đạo THAAD mà Mỹ muốn đưa đến Hàn Quốc có thể giúp tăng cường sức mạnh, chống lại các tên lửa của Triều Tiên như Scud hay No Dong.

    Nhưng dưới áp lực từ Trung Quốc, Seoul vẫn còn do dự trong việc cho phép Mỹ triển khai hệ thống này.
    http://soha.vn/tai-sao-quoc-te-nen-...-ten-lua-cua-trieu-tien-20160624140229447.htm
  6. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Musudan chỉ là tốt thí của Triều Tiên?
    (Bình luận quân sự) - Vụ phóng thử tên lửa Musudan là chiêu tuyên truyền hay nằm trong một tham vọng lớn hơn của Triều Tiên nhằm tăng cường khả năng hủy diệt Mỹ?
    Mối đe dọa hiện hữu

    Một ngày sau khi tiến hành phóng thử 2 quả tên lửa liên tiếp, ngày 23/6, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn chiến lược Hwasong-10.

    Triều Tiên cũng cung cấp một số thông tin chung chung về vụ thử như tên lửa đạt độ cao hơn 1.400 km và bắn trúng khu vực mục tiêu trên biển ở khoảng cách 400 km.

    Hwangsong-10 chính là tên lửa đạn đạo có tên gọi Musudan mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cho rằng đã được Triều Tiên sử dụng trong 6 lần thử nghiệm liên tiếp kể từ tháng 4 vừa qua. Thông tin của Triều Tiên cung cấp cũng khớp với số liệu của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cung cấp trước đó, rằng trong vụ phóng thử tên lửa đạn đạo thứ 6 hôm 22/6, tên lửa được cho là loại Musudan của Triều Tiên đã bay xa 400 km và đạt độ cao hơn 1.000 km.

    [​IMG]
    Hai vụ phóng thử tên lửa liên tiếp được Triều Tiên thực hiện trong sáng 22/6
    Giới chuyên gia đều nhận định, những thông số này cho thấy Triều Tiên đã khắc phục được những vấn đề của tên lửa Musudan sau 5 lần phóng thử thất bại.

    Tờ The Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời các chuyên gia đánh giá, so với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, việc triển khai Musudan trên thực tế đang trở thành mối đe dọa thực sự từ phía Triều Tiên.

    Điều này càng khiến những lo ngại rằng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Nhật Bản hay căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam trên Thái Bình Dương trở thành hiện thực.

    Tờ Chosun Ilbo lại đặt ra câu hỏi “Tại sao phải lo ngại trước mối đe dọa từ Triều Tiên”. Theo đó, Triều Tiên đã sở hữu các loại tên lửa Scud và Rodong có khả năng vươn tới bất kỳ mục tiêu nào ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc thử nghiệm thành công tên lửa Musudan có tầm bắn tối đa lên tới 4.000 km giờ đây sẽ đe dọa cả căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.

    Bên cạnh đó, tờ báo này còn tỏ ra lo lắng hơn khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc thậm chí còn tăng điểm nhẹ và người dân vẫn tỏ ra bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Chosun Ilbo cảnh báo chính thái độ chai lỳ trước mối đe dọa hiện hữu mới thực sự đáng báo động.
    Mục tiêu xa hơn

    Không chỉ cảnh báo mối đe dọa hiện hữu từ Musudan, các chuyên gia Hàn Quốc còn cảnh báo nguy cơ lớn hơn từ Triều Tiên bởi các vụ thử nghiệm vừa qua cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang hướng tới mục tiêu xa hơn với năng lực tấn công uy lực hơn.

    Một giả thiết được nêu ra là có thể Triều Tiên đã phóng tên lửa Musudan được lắp đầu đạn hạt nhân thu nhỏ giả định. Trong trường hợp này, việc tên lửa chỉ bay được 400 km, tức là bằng 1/10 tầm bắn thiết kế, không còn quan trọng.

    Mức độ nguy hiểm thực sự nằm ở vũ khí hạt nhân mà tên lửa mang theo. Cuộc thử nghiệm có thể đã cung cấp cho Triều Tiên những thông số cần thiết thu được ngoài thực địa để tiếp tục cải tiến đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

    [​IMG]
    Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa ngày 22/6 được Triều Tiên công bố
    Cùng quan điểm này, tờ Korea JoongAng Daily cho rằng hai vụ phóng tên lửa liên tiếp đã cho thấy Triều Tiên đạt được tiến bộ về công nghệ tên lửa và đây là điều đáng báo động đối với Hàn Quốc.

    Tờ báo này thậm chí còn nêu ra kịch bản Triều Tiên chủ động cho nổ tên lửa ở độ cao lớn sau khi bay được 400 km để không bay qua lãnh thổ Nhật Bản và không gây ra những phản ứng quân sự từ phía Tokyo.

    Đối với tên lửa đạn đạo, ngoài tầm bay xa, việc đạt độ cao nhất định cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể Triều Tiên đã “hy sinh” tầm bắn để đưa tên lửa đạt tới độ cao trên 1.000 km, qua đó thử nghiệm những tác động đối với tên lửa và đầu đạn khi bay trở lại bầu khí quyển. Đây sẽ là những thông tin hết sức quý giá để Triều Tiên hoàn thiện công nghệ tên lửa của mình.

    Tờ The Korea Herald cũng dẫn lời giáo sư Kim Dong-yup thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông của Hàn Quốc nhận định mục đích thực sự của Triều Tiên chưa chắc là nhằm chuẩn bị đưa tên lửa Musudan vào sử dụng trên thực tế.

    [​IMG]
    Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có mặt tại thực địa
    Triều Tiên có thể đang hướng tới một kế hoạch lớn hơn là tăng cường năng lực tấn công hạt nhân vào phần lục địa của Mỹ. Có bằng chứng cho thấy, Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Musudan để tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn, có thể lên tới 10.000 km.

    Tuy vậy, The Korea Herald cũng đưa ra những ý kiến trái chiều khi dẫn lời một số quan chức đánh giá 2 vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên có thể chỉ là thành công ngẫu nhiên.

    Triều Tiên đã triển khai tên lửa Musudan từ năm 2007 mà bỏ qua khâu thử nghiệm. Điều này trái với quy trình thông thường nên có thể tồn tại nhiều vấn đề.

    Việc Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ phóng thử bất chấp thất bại có thể chỉ nhằm tuân theo mệnh lệnh của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Hồi tháng 3 vừa qua, ông Kim Jong-un đã ra lệnh cho quân đội tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
    Mỹ có lo ngại?

    Ngày 23/6, John Schilling, kỹ sư về không gian vũ trụ của Mỹ và là chuyên gia về chương trình tên lửa của Triều Tiên, cho biết tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan hay Hwasong-10 đã có bước tiến ấn tượng trong vụ thử thứ 6 vừa qua sau 5 lần thử thất bại.

    Theo ông Schilling, vụ thử tên lửa Musudan của Triều Tiên có thể giúp các tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này như KN-08 và KN-14 có khả năng tác chiến sớm hơn dự kiến.

    Ông Schilling nhận định: "Musudan không phải là vũ khí đáng tin cậy và Bình Nhưỡng dường như không cố gắng biến nó thành thứ vũ khí đáng tin cậy. Cho dù đó chỉ là màn biểu diễn mang tính tuyên truyền và Musudan sẽ bị bỏ xó một cách lặng lẽ, nhưng thành công một phần này sẽ làm gia tăng khả năng các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gắn trên bệ phóng di động KN-08 và KN-14 tác chiến sớm hơn trong thập kỷ tới".

    [​IMG]
    Ước đoán về tầm bắn của các loại tên lửa Triều Tiên
    Tuy nhiên, theo chuyên gia Schilling, chỉ có thể đánh giá vụ thử này là sự thành công một phần. Ông chỉ rõ: "Vụ phóng thử cho thấy động cơ của tên lửa hoạt động tốt, nhưng lại khó để thẩm định khả năng của hệ thống dẫn đường".

    Ông Schilling cho rằng có thể coi vụ thử này chẳng khác gì một màn tuyên truyền của Bình Nhưỡng. Ông nói: "Chúng ta có thể đặt giả thiết rằng họ không thực sự quan tâm, rằng đây là một sự tuyên truyền và quảng bá hình ảnh hơn là một sự phát triển vũ khí".

    Trước đó, vào rạng sáng 22/6, Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa ra ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này trong lần phóng thử thứ 5 và thứ 6.

    Quả tên lửa đầu tiên phát nổ giữa không trung, song quả tên lửa thứ hai đã bay được khoảng 400 km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông. Cả 4 vụ thử tên lửa được tiến hành cách đây 2 tháng đều thất bại (tên lửa hoặc bị nổ hoặc rơi ngay sau khi phóng).

    [​IMG]
    Tên lửa được Triều Tiên phô diễn trong lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng
    Ngày 23/6, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết vụ thử mới nhất tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung Hwasong-10 đã được tiến hành thành công trước sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

    Theo KCNA, tên lửa đã bay ra ngoài tầng khí quyền và đạt tới độ cao 1.413 km trước khi quay trở lại khí quyển thành công và lao xuống vùng biển mục tiêu cách xa khoảng 400 km.

    Nếu những thông tin trên là đúng, vụ thử này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng bởi công nghệ quay trở lại khí quyển được coi là trở ngại lớn nhất mà Triều Tiên phải vượt qua trước khi phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...hi-la-tot-thi-cua-trieu-tien-3312144/?paged=3
  7. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Tên lửa Musudan - “Bảo bối” bí mật của Triều Tiên
    Hương Giang | 26/06/2016 15:30

    0
    [​IMG]
    Hình ảnh do Triều Tiên công bố cho thấy khoảnh khắc tên lửa Musudan rời bệ phóng
    Trong ngày 22/6, Triều Tiên đã phóng thử liền một lúc 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan (Hwasong-10).
    Chuyên gia Trung Quốc: Tên lửa Musudan của Triều Tiên không đáng sợ
    Khác với những lần trước đều thất bại, cuộc thử nghiệm lần này đã có những thành công, dù hạn chế và điều này khiến nhiều chuyên gia quân sự không khỏi lo lắng.

    Liên tục thử tên lửa

    Trang tin Popular Mechanic cho biết quả tên lửa Musudan đầu tiên được phóng vào lúc 5h58 (giờ địa phương) từ một điểm phóng nằm gần thành phố Wonsan của Triều Tiên.

    Quả tên lửa này bay xa 150 km trước khi phát nổ trên biển Nhật Bản. Quả thứ hai phóng sau đó 1 giờ rưỡi đồng hồ. Nó bay được 400 km trước khi phát nổ hoặc rơi xuống biển.

    Không loại trừ khả năng Triều Tiên cố tình khiến quả Musudan thứ hai rơi xuống sau khi đã bay được 400 km để ngăn không cho nó đi qua không phận Nhật Bản.

    Cũng có khả năng Triều Tiên cố tình bắn quả tên lửa này với góc lớn hơn bình thường để nó bay lên thật cao thay vì bay xa, nhằm tránh gây rắc rối với chính quyền Nhật Bản, nơi đã tuyên bố sẽ đánh chặn bất kỳ quả tên lửa đạn đạo nào bắn đi từ Triều Tiên bay vào không phận.

    Hướng giả thuyết này có cơ sở, bởi Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên tuyên bố quả Musudan thứ hai đã bay cao tới 1.400 km trước khi rơi xuống.

    Hai vụ phóng tên lửa Musudan diễn ra sau một loạt những thất bại của Triều Tiên trong 2 tháng qua, liên quan tới hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM,) khi nước này cố gắng chứng tỏ cho thế giới thấy khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ nằm ở Guam bằng tên lửa.

    Cụ thể, Triều Tiên bắn thử quả Musudan đầu tiên vào ngày 15/4 năm nay, nhưng nó phát nổ chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng.

    Triều Tiên bắn thử quả Musudan thứ hai và thứ ba khoảng 13 ngày sau đó. Quả thứ hai bị rơi sau khi mới bay được hơn 1 km và quả thứ ba thì bay được vài kilomet. Quả thứ tư được thử nghiệm trong ngày 31/5, đã phát nổ ngay trên bệ phóng di động.

    Năm nay, Triều Tiên cũng đạt được những tiến bộ tương tự trong hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm (SLBM). Một quả SLBM đã bay được chừng 30 km, sau rất nhiều thất bại trước đó, với những quả tên lửa liên tục phát nổ ngay sau khi được phóng đi.

    Việc Triều Tiên sẵn sàng bắn thử tên lửa Musudan và SLBM, hết quả này tới quả khác, các cuộc thử mới chỉ trong một thời gian ngắn ngay sau thất bại, là điều rất bất thường.

    Một mặt, nó cho thấy sự vội vã của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng mặt khác cũng cho thấy quyết tâm sắt đá của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong việc nhanh chóng củng cố kho tên lửa và vũ khí hạt nhân.

    Cần lưu ý rằng tên lửa Musudan được chế tạo để trở thành phương tiện giúp Triều Tiên răn đe các căn cứ quân sự Mỹ đóng ở Guam, vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Đầu tháng này, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo rằng “quân đội Triều Tiên lâu nay đã đưa vào tầm ngắm các căn cứ quân sự Mỹ và cơ sở hậu cần có thể được dùng để xâm lược Triều Tiên, gồm căn cứ không quân Anderson đóng ở Guam, nơi những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52H đang được triển khai, bên cạnh các căn cứ hải quân phục vụ tàu ngầm hạt nhân”.

    Ngoài việc phóng thử tên lửa Musudan và SLBM, Triều Tiên cũng đã thử một vũ khí hạt nhân, một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), một động cơ tên lửa dùng nhiên liệu rắn mới chế tạo và một động cơ tên lửa ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng mới chế tạo.

    Thứ vũ khí đáng sợ

    Giống như nhiều quả tên lửa đạn đạo khác của Triều Tiên, thông tin về Musudan hiện vẫn nằm trong vòng bí mật. Nhưng giới quan sát tin rằng quả tên lửa này đã được Triều Tiên thai nghén ngay từ giai đoạn giữa những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Thời gian đó, Triều Tiên đã mời các chuyên gia, nhà thiết kế và kỹ sư tên lửa đạn đạo của Cục Thiết kế Makeyev tới giúp phát triển Musudan, dựa trên mẫu tên lửa R-27 Zyb của Liên Xô.

    Triều Tiên cũng quyết định rằng do xe vận tải và phóng tên lửa di động MAZ-547A/MAZ-7916 của quân đội Triều Tiên có tải trọng 20 tấn, trong khi tên lửa R-27 Zyb chỉ nặng có 14,2 tấn, bình chứa nhiên liệu của nguyên mẫu R-27 Zyb sẽ được kéo dài thêm 2 m để tăng tầm bắn cho Musudan.

    Ngoài ra, đầu đạn được giảm từ mẫu 3 đầu đạn độc lập xuống còn 1 đầu đạn, nhằm làm giảm sự phức tạp trong hoạt động chế tạo.

    Quả tên lửa Musudan có chiều dài 12 m, đường kính 1,5 m, được thiết kế để dùng nhiên liệu lỏng. Sau khi nhiên liệu được bơm đầy vào tên lửa, nó có thể duy trì trạng thái “sẵn sàng phóng” trong nhiều ngày, hoặc nhiều tuần như tên lửa R-27.

    Nhưng do Musudan dài hơn R-27 và cấu trúc của nó không đủ vững chắc và an toàn để di chuyển khi đã nạp đầy nhiên liệu nên việc nạp nhiên liệu thường diễn ra ngay tại điểm phóng.

    Giới quan sát ban đầu cho rằng động cơ tên lửa của Musudan được lấy từ tầng 2 của tên lửa đạn đạo Taepodong-2. Tuy nhiên các phân tích cuộc phóng tên lửa mang vệ tinh Unha-3, được cho là dựa trên mẫu Taepodong-2, cho thấy tầng 2 không dùng nhiên liệu lỏng như R-27. Hiện vẫn chưa thể xác định Musudan dùng động cơ tên lửa loại nào.

    Trên lý thuyết, Musudan có thể bắn xa tới 4.000 km. Giống như R-27, nó có thể trang bị một đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng tới hơn 1 tấn. Hai yếu tố này cho thấy Musudan là vũ khí thực sự đáng sợ một khi được phát triển hoàn chỉnh. Và sự tiến triển khá nhanh của Triều Tiên trong việc nghiên cứu Musudan đã khiến Mỹ cùng đồng minh rất lo ngại.

    Không khó hiểu khi Hàn Quốc và Mỹ đều có phản ứng hết sức mạnh mẽ trước các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Trong ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã gọi vụ phóng tên lửa là “sự vi phạm trắng trợn các Nghị quyết Liên Hợp Quốc đã cấm Triều Tiên thực hiện bất kỳ cuộc phóng nào liên quan tới công nghệ tên lửa đạn đạo”.

    “Chúng tôi cảnh cáo nghiêm khắc Triều Tiên rằng nước này sẽ đối mặt với áp lực và cấm vận mạnh hơn nữa từ cộng đồng quốc tế. Hàn Quốc lên án mạnh mẽ hành động này của Triều Tiên” - phát ngôn viên Cho June-hyuck của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cũng nói rằng hành động của Triều Tiên chỉ “làm tăng quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại các hành vi bị cấm của nước này”.

    Tiến triển đều đặn

    Hiện giới quan sát vẫn đang tranh cãi về khả năng phát triển tên lửa của Triều Tiên. Một luồng quan điểm cho rằng Triều Tiên có thể chỉ đang cố phóng thành công một quả tên lửa nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền.

    John Schilling - một kỹ sư hàng không, không gian và là chuyên gia về chương trình tên lửa Triều Tiên - chia sẻ với trang tin Yonhap: “Musudan không phải là một vũ khí đáng tin cậy và dường như Triều Tiên không cố để biến nó thành thứ vũ khí như vậy”.

    Theo Schilling, cuộc thử nghiệm chỉ là một “trò gây sốc với mục đích tuyên truyền”, thể hiện qua việc quả tên lửa Musudan thứ sáu được bắn lên chỉ khoảng hơn 1 giờ đồng hồ sau khi quả thứ năm gặp thất bại”.

    Trong khoảng thời gian đó, người ta không thể nào lần ra sự cố và sửa lỗi. Giống như mọi cuộc phóng thử Musudan khác, các cuộc phóng mới cũng chỉ là trò tung một đồng xu, cho tới khi họ thu được kết quả mong muốn” - ông nói.

    “Chúng ta có thể giả định rằng Triều Tiên không thực sự quan tâm (tới việc sửa lỗi tên lửa), rằng cuộc phóng thử liên quan nhiều hơn tới tuyên truyền và hình ảnh hơn là kỹ thuật và phát triển vũ khí. Nếu họ thử nghiệm tiếp, có khả năng quả Musudan thứ bảy sẽ là một thất bại gây bẽ mặt như quả thứ năm vậy”.

    Nhưng cũng có người cho rằng Triều Tiên đã rút kinh nghiệm rất nhanh từ các thất bại trước đây để cải thiện quả tên lửa của họ.

    Jonathan McDowell - một chuyên gia từ Đại học Harvard - chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng Triều Tiên đối mặt với những vấn đề lớn về công nghệ và kỹ thuật khi chế tạo tên lửa. Song trong quá trình thử nghiệm và sửa lỗi, họ sẽ dần xử lý các vấn đề và cho ra sản phẩm sau hoàn thiện hơn trước.

    Ông chỉ ra sự tiến bộ là tên lửa của Triều Tiên đã không còn phát nổ ngay khi vừa rời bệ phóng nữa. Một trong những vấn đề lớn mà người ta phải xem xét khi tên lửa phát nổ là nhiệt độ và kiểm soát áp suất. Có vẻ như Triều Tiên đã bắt đầu xử lý tốt các mặt này.

    Mc Dowell còn cho rằng một số thiết bị tên lửa, gồm xe phóng, có thể được thử nghiệm chỉ vài giây sau khi tên lửa được phóng lên. Các thông tin thu được sau thử nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động phát triển tên lửa.

    Thẳng thắn mà nói, các cuộc phóng thử tên lửa Musudan vừa diễn ra của Triều Tiên khó có thể được xem là thành công trọn vẹn. Nhưng chúng đã cho thấy những bước tiến rất dài của nước này, trong bối cảnh tự mò mẫm nghiên cứu chế tạo tên lửa. Và hoạt động nghiên cứu theo hướng “thử nghiệm cho tới khi nào tên lửa không phát nổ nữa” dường như đã có hiệu quả.

    Trong khi những vụ phóng thử Musudan thất bại trước đó khiến người ta cười nhạo Triều Tiên, nay chẳng còn ai cất tiếng cười nữa. Có lẽ người nở nụ cười duy nhất là ông Kim Jong-un!
    http://soha.vn/ten-lua-musudan-bao-boi-bi-mat-cua-trieu-tien-201606261448519.htm
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Sức mạnh tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Triều Tiên
    Bạch Dương | 14/07/2016 19:30

    2
    [​IMG]
    Hải quân Triều Tiên hiện đang vận hành 2 khu trục hạm cỡ nhỏ lớp Najin, đây chính là những tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất của quốc gia Đông Bắc Á này.
    Hạm đội tàu ngầm Triều Tiên - Những "chiếc thùng phuy biết lặn"
    Khu trục hạm cỡ nhỏ (khinh hạm) lớp Najin của Hải quân Triều Tiên được cho là xây dựng dựa trên nguyên mẫu Kola của Liên Xô. Tuy vậy theo nhiều nhận xét, cách bố trí của chúng tương đối khác nhau.

    Triều Tiên đã đóng tất cả 4 tàu loại này trong giai đoạn 1971- 1979 nhưng tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 2 chiếc FF-531 và FF-591 đang hoạt động, chúng giữ vai trò kỳ hạm của Hạm đội phía Đông cũng như phía Tây.

    Tàu có chiều dài 100 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 4,7 m; lượng giãn nước đầy tải 1.600 tấn; thủy thủ đoàn 180 người; 2 động cơ diesel công suất 15.000 mã lực cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h (48 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km) khi chạy ở vận tốc kinh tế 14 hải lý/h (26 km/h).

    [​IMG]
    Khinh hạm lớp Najin số hiệu 531 của Hải quân Triều Tiên

    Về cơ bản thiết kế của Najin rất lạc hậu với phần thượng tầng hình chữ nhật cồng kềnh, hoàn toàn không có khả năng tán xạ sóng radar, đây là điều dễ hiểu vì nó dựa trên một lớp chiến hạm ra đời từ giữa thập niên 1950.

    Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không Square Tie, radar tìm kiếm bề mặt Pot Head, radar điều khiển hỏa lực Drum Tilt, radar dẫn đường hàng hải Pot Drum và thiết bị định vị thủy âm Stag Horn.

    Hiện đang tồn tại thông tin trái chiều về những hệ thống trên, bên cạnh ý kiến cho rằng chúng đã được hiện đại hóa bằng trang bị mới thì cũng có nhận định do thiếu phụ tùng thay thế mà các tổ hợp này đã bị gỡ bỏ khỏi tàu mà không được bổ sung.

    [​IMG]
    Hình ảnh khinh hạm lớp Najin xuất hiện trong một chuyến thị sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Il

    Vũ khí chính của tàu gồm 2 tháp pháo B-34 đời 1940 cỡ 100 mm bố trí trước - sau, pháo có tốc độ tác xạ 10 phát/phút, bắn những viên đạn nặng 15,6 kg đi xa 22,2 km, có thể sử dụng trong vai trò pháo cao xạ để chống lại máy bay hoạt động ở độ cao 10 km.

    Tuy vậy do nhịp bắn thấp cùng khả năng xoay trở chậm chạp, B-34 chưa từng đảm nhiệm chức năng của hải pháo đa năng ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày nay nó gần như chỉ còn phát huy tác dụng khi bắn phá bờ biển.

    Hỏa lực phòng không của Najin gồm 2 tháp pháo 57 mm nòng đôi ZIF-31 cùng 6 tháp pháo 2M-3 cỡ 25 mm (tổng cộng 12 nòng). Tương tự như B-34, tốc độ bắn quá thấp của pháo (50 phát/phút/nòng của ZIF-31 hay 450 phát/phút/nòng của 2M-3) kết hợp việc không có radar bám bắt tin cậy khiến tàu gần như bất lực khi đứng trước cuộc tấn công của tên lửa chống hạm.

    Nhận thấy nhược điểm này, Hải quân Triều Tiên đã tiến hành lắp đặt bổ sung 2 ụ pháo AK-630, tuy rằng tương đối hiệu quả khi chống lại tên lửa cận âm nhưng nó vẫn chưa tạo lập được ô phòng không đủ an toàn.

    Theo thiết kế ban đầu, Najin có 2 vị trí lắp đặt ống phóng lôi 533 mm nhưng nó đã được thay thế bằng bệ phóng tên lửa chống hạm P-15 Termit, cách bố trí này tương đối bất hợp lý do luồng phản lực sẽ gây hại cho thân tàu, thậm chí tên lửa còn có thể va vào tháp chỉ huy nếu phóng đi trong điều kiện gió ngược mạnh.

    Đã có thông tin cho biết Hải quân Triều Tiên lên kế hoạch gỡ bỏ tên lửa P-15 để lắp đặt loại Kh-35 Uran ưu việt hơn hẳn nhưng tiến trình trên vẫn chưa thấy diễn ra. Vũ khí chống ngầm của tàu chỉ còn lại duy nhất 2 giá phóng rocket RBU-1200 tầm bắn ngắn, uy lực kém. Ngoài ra Najin còn mang theo được 30 quả bom chìm.

    Nhìn chung Najin là lớp tàu chiến đã vô cùng lạc hậu, không còn nhiều tác dụng trong tác chiến hiện đại, thời gian phục vụ của nó trong biên chế Hải quân Triều Tiên có lẽ không còn được bao lâu.
    http://soha.vn/suc-manh-tau-chien-mat-nuoc-lon-nhat-cua-hai-quan-trieu-tien-20160714150531859.htm
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    Triều tiên phòng thử tên lửa Hoả tinh ngay trên cao tốc Bình Nhưỡng - khai thành, điểm đặc biệt là có vẻ rada Hàn quốc không phát hiện đc nên khg thấy gào khóc tru tréo như mọi khi
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    Triều Tiên vừa có thay đổi quan trọng: bãi bỏ Hội đồng Quốc phòng và tái lập lại Hội đồng Nhà nước, người đứng đầu Hội đồng Nhà nước là người quyền lực cao nhất với nhiệm kì 5 năm do Quốc hội bầu lên, nhiệm kì trùng với nhiệm kì của Quốc hội.

Chia sẻ trang này