1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Lũ rồ Mỹ luôn kêu gào Nga, TQ đã bán đứng TT, nhưng thực tế thì sao !

    Trung Quốc âm thầm tuồn xe quân sự cho Triều Tiên
    (Vũ khí) - Trong cuộc duyệt binh hôm 15/4 vừa qua, Triều Tiên đã bất ngờ để lộ hình ảnh về nguồn gốc xe tải quân sự chuyên chở tên lửa của nước này.
    Theo Reuters, những chiếc xe quân sự Triều Tiên đang sử dụng cho nhiệm vụ chở tên lửa do Công ty Sinotruk Trung Quốc sản xuất.

    Trước đó, vào năm 2016, Reuters cũng phát hiện Triều Tiên dùng xe tải HOWO của hãng Sinotruk để chở hệ thống pháo di động mới.

    [​IMG]
    Xe tải quân sự Trung Quốc sản xuất trong duyệt binh hôm 15/4 của Triều Tiên.
    Thông tấn Anh cho rằng, những hình ảnh này lộ diện đã chứng tỏ rằng Bắc Kinh vẫn đồng ý cho doanh nghiệp làm ăn với Bình Nhưỡng bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.

    Tuy nhiên, trước cáo buộc của truyền thông phương Tây, người đại diện của hãng Sinotruk có tên Gu đã lập tức lên tiếng phủ nhận.

    "Từ hồi năm ngoái, chúng tôi không có hoạt động kinh doanh nào với họ. Triều Tiên chưa bao giờ là thị trường trọng điểm của chúng tôi. Có lẽ những chiếc xe tải Sinotruk xuất hiện trong buổi lễ duyệt binh của Triều Tiên thuộc sở hữu của họ từ trước, và họ mới tân trang lại", vị đại diện này cho hay.

    Được biết, ngoài xe tải Sinotruk, Triều Tiên còn bị phát hiện dùng loại xe hạng nặng do Trung Quốc sản xuất để chuyên chở tên lửa đạn đạo KN-08 mà Bình Nhưỡng đã khoe với thế giới hồi năm 2012, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin đưa ra nhận định trên trong một bài viết đăng trên website 38 North của Đại học John Hopkins (Mỹ).

    Dựa trên các tài liệu tuyên truyền từ Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên, lời khai của những người đào tẩu, một bản mô phỏng trên máy tính về một nhà máy lắp ráp thiết bị phóng di động và những hình ảnh vệ tinh, các chuyên gia kết luận rằng Bình Nhưỡng đã hoán cải khung gầm xe tải nặng nhập từ Trung Quốc thành thiết bị phóng tên lửa di động tại Khu công nhân Hakmu gần nhà ga xe lửa Jonchon ở tỉnh Jagang.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, Bình Nhưỡng đã nói với Bắc Kinh rằng những chiếc xe tải “sẽ được sử dụng vào việc khai thác gỗ”, vốn là một trong số ít công dụng dân sự hợp lý của loại xe có độ chuyên dụng cao”.

    Trước đó, ngày 27/6/2013, truyền thông quốc tế cũng đã đưa tin, trong một báo cáo của Liên hợp quốc cũng cho biết Triều Tiên dường như đã cố tình vi phạm hợp đồng với một công ty Trung Quốc khi biến xe chở gỗ thành phương tiện vận chuyển tên lửa.

    Nếu đúng như vậy, điều đó là vi phạm các nghi phạm của Liên hợp quốc, vốn cấm các quốc gia thành viên "bán tất cả các loại vũ khí và các sản phẩm liên quan" cho Triều Tiên.

    [​IMG]
    Xe tải hạng nặng của Trung Quốc được Triều Tiên dùng để mang tên lửa KN-08.
    Trong báo cáo thường niên, Ủy ban các chuyên gia về các lệnh trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã dẫn một tài liệu của Trung Quốc gửi lên ủy ban hồi tháng 10/2012, rằng một công ty Trung Quốc có tên gọi Công ty xe chuyên dụng Hubei Sanjiang Space Wanshan đã xuất khẩu 6 xe chở gỗ sang Triều Tiên vào năm 2011.

    Trung Quốc nói với ủy ban rằng "các phương tiện này khác hoàn toàn so với các xe chở tên lửa hoặc bệ phóng, và không được sử dụng để vận chuyển hoặc phóng tên lửa". Thế nhưng, theo hãng tin Yonhap, trong bản hợp đồng được kí kết ngày 5/11/2010, đây vốn là các xe chở gỗ. Song sau khi mua lại, Triều Tiên biến đổi chúng thành các bệ phóng tên lửa di động.

    Các nhà phân tích quân sự Mỹ và Nhật Bản từng cáo buộc Trung Quốc bán bệ phóng tên lửa di động cho Triều Tiên, tuy nhiên Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận điều này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trung-quoc-am-tham-tuon-xe-quan-su-cho-trieu-tien-3333539/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Triều Tiên đã chế tạo được tên lửa chống hạm Kh-35
    (Vũ khí) - Sau khi bắn thử trên biển, Triều Tiên đã giới thiệu phiên bản mặt đất của tên lửa Kh-35 trong cuộc duyệt binh vừa qua.
    Đầu năm 2015, Hải quân Triều Tiên đã tiến hành vụ bắn thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới do nước này tự sản xuất.

    Tờ Rodong Sinmun mô tả rằng đây là "Một loại mới của tên lửa chống hạm do các nhà khoa học Triều Tiên phát triển và sẽ mang đến "một sự thay đổi lớn trong khả năng bảo vệ lãnh hải của hải quân".

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm thế hệ mới do Triều Tiên tự sản xuất
    Điều đáng nói là quả tên lửa của Triều Tiên có hình dáng và thiết kế hoàn toàn tương đồng với loại Kh-35 (3M-24) Uran-E của Nga, dẫn tới thắc mắc không hiểu Triều Tiên tự sao chép hay được Nga chuyển giao công nghệ.

    Tuy nhiên sau đó Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố báo cáo về tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới, trong đó chỉ ra đích danh quốc gia cung cấp tên lửa Kh-35 cho Triều Tiên không phải ai khác mà chính là Nga.

    Cụ thể trong năm 2005, Triều Tiên đã đặt hàng 10 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E, toàn bộ đã được bàn giao vào năm 2006.

    Dễ nhận thấy một điểm đáng chú ý đó là số lượng đặt mua rất nhỏ, trong khi Bình Nhưỡng thời điểm đó cũng không có lớp tàu nào tương thích vũ khí trên, bởi vậy khả năng cao là Nga cung cấp mẫu vật kèm công nghệ cho Triều Tiên để tự sản xuất trong nước.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm Kh-35 phiên bản mặt đất do Triều Tiên chế tạo
    Việc Triều Tiên liên tục bắn thử rồi giới thiệu phiên bản mặt đất của Kh-35 cho thấy họ đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất vũ khí tối tân này của Nga.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trieu-tien-da-che-tao-duoc-ten-lua-chong-ham-kh-35-3333337/

    Vả mồm lũ rồ Mỹ xuyên tạc Nga, TQ bán đứng TT
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    Bảng thông số tên lửa Triều tiên theo CNN
    [​IMG]
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ tốn tỷ đô vì tên lửa giả Triều Tiên?
    (Vũ khí) - Dù nhiều hình ảnh cho thấy tên lửa của Triều Tiên là hàng giả nhưng chừng đó vẫn đủ khiến Mỹ vã mồ hôi tìm cách đối phó.
    Theo Yahoo7 News ngày 17/4, trong đoạn băng ghi hình được kênh BBC của Anh đăng tải về lễ duyệt binh quy mô lớn diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên hôm 15/4 xuất hiện nhiều điểm nghi vấn về tên lửa hạng nặng của Triều Tiên.

    Nguồn tin dẫn lời một số chuyên gia cho biết, sau khi phân tích kỹ các đoạn băng ghi hình, ở một số phân đoạn video xuất hiện cảnh các bộ phận trên một quả tên lửa thuộc hệ thống đất đối không S-200 của Triều Tiên bị gió thổi rung lắc.

    [​IMG]
    Hình ảnh khiến Mỹ nghi vấn quả tên lửa là đồ giả.
    Khi hình ảnh này được công khai, một số chuyên gia quân sự cho rằng, rất có thể trong số những tên lửa Triều Tiên phô diễn trong lễ duyệt binh hôm 15/4 tại thủ đô Bình Nhưỡng là hàng giả.

    Trước khi xuất hiện những nghi vấn này, Triều Tiên cũng đã từng bị Mỹ "bóc mẽ" sự thật về tên lửa KN-08. Theo đó, hồi đầu năm 2013, nhật báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - đã đem tên lửa tầm xa KN-08 ra dọa.

    Trang chủ của báo này đăng tải một bức ảnh tên lửa KN-08 tại lễ duyệt binh hồi tháng 4/2012 với dòng chú thích "Vũ khí hạt nhân chính xác kiểu Triều Tiên để tiêu diệt tất cả quân xâm lược".

    Ngay sau đó tờ Washington Free Beacon (Mỹ) cho rằng, Triều Tiên là bậc thầy về “ngụy trang và đánh lừa” và có lẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đe dọa sử dụng loại tên lửa hạt nhân mà ông chưa hề có.

    Những bức ảnh chụp các tên lửa liên lục địa trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4/2012 cho thấy nhiều điểm khả nghi. Rất có thể chúng đã được làm bằng giấy bồi phủ lên một bộ khung bằng gỗ.

    Bức ảnh chụp hệ thống tên lửa KN-08 được đăng trên trang chủ của Rodong Shinmun cũng có thể là một chiến thuật nghi binh khiến cho đối phương khiếp vía.

    Chỉ có điều, những mảnh vỡ của tên lửa Unha-3 mà Hàn Quốc vớt được ở biển trước đó không lâu cho thấy Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật. Tất cả các chi tiết cấu thành tên lửa phóng vệ tinh Unha-3 đều được sản xuất ở Triều Tiên.

    Rất có thể, các quả tên lửa KN-08 đi sát nơi cánh phóng viên đứng là tên lửa thật. Còn những quả tương tự ở tít phía xa là làm bằng giấy bồi. Một sự pha trộn sẽ khiến cho đối phương không thể nào xác định được liệu Triều Tiên đã có loại tên lửa KN-08 hay chưa? Nếu có, thì nước này có bao nhiêu?

    Cho đến nay, Triều Tiên chưa hề phóng thử loại tên lửa liên lục địa KN-08, nhưng đã khiến cho nước Mỹ phải vội vàng chuẩn chi hàng tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska và California.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-ton-ty-do-vi-ten-lua-gia-trieu-tien-3333491/

    Chuyên gia Mỹ cũng ngu như bọn rồ Mỹ ở VN vậy, quả S200 mà cần chó gì phải fake ?! giống như hồi năm ngoái T14 Nga ra lò, Mỹ Tây cũng bảo nó là đồ giả, bìa các tông mô hình các kiểu, tới khi nó lăn bánh đi thì cứng cm họng. Bảo TL TT là đổ giả mà nó bắn lần nào cũng ko phát hiện được ! có khi PAC, THAAD, SM2/3/6 mới là đồ giả
    --- Gộp bài viết: 19/04/2017, Bài cũ từ: 19/04/2017 ---
    Tên lửa Kh-35 chống tàu ven bờ biển TT (tương tự Bal-E), phen này Mỹ Hàn Nhật liệu hồn mà đổ bộ thọc sường, kể cả TSB còn sml nữa là, khôn hồn thì cách xa 300km đi, mà có lẽ TT có thừa khả năng nối tầng >300km đối với Kh-35

    [​IMG]

    TT tuy nghèo vì bị cấm vận nhưng tự thiết kế được, còn VN thì phải đi mua của NGa
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    đúng y tôi đoán, nhóm TSB Mỹ rất sợ dàn pháo và tên lửa phòng thủ bờ biển TT

    Mỹ chưa thể làm gì khi tàu chiến còn cách Triều Tiên hơn 5.600 km

    Minh Thu | 18/04/2017 08:00 PM

    1
    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Carl Vinson của hải quân Mỹ.
    Viễn cảnh Washington tấn công quân sự Bình Nhưỡng còn khá xa vời khi mà nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ vẫn còn cách bán đảo Triều Tiên hàng ngàn kilomet.
    Trong những bức ảnh mới nhất được hải quân Mỹ công bố, nhóm tác chiến tàu sân bay do tàu USS Carl Vinson dẫn đầu vẫn còn cách bán đảo Triều Tiên hàng ngàn kilomet và hướng di chuyển chưa tiến về phía bắc.

    Thông tin này hoàn toàn trái ngược với việc nhiều hãng tin thế giới cho rằng quân đội Mỹ sắp tấn công Bình Nhưỡng để ngăn chặn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

    Cụ thể, theo trang tin quân sự Mỹ Defense News, bức ảnh được quân đội nước này công bố hôm 15/4 cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson được điều động tới eo biển Sunda của Indonesia, khu vực nằm cách phía nam Singapore hàng trăm kilomet.

    Thông tin Mỹ điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tới gần bán đảo Triều Tiên đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông quốc tế sau khi Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh nếu cần thiết, Mỹ có thể một mình giải quyết chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

    Ông Trump đã ra lệnh cho nhóm tàu USS Carl Vinson tới gần bán đảo Triều Tiên để phô diễn sức mạnh nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng tiến hành thêm các vụ thử tên lửa. Tuy nhiên, theo Defence News, nhóm tác chiến tàu sân bay này vẫn đang hoạt động cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600 km.

    Cũng theo trang tin của Mỹ, USS Carl Vinson sẽ tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Ngoài ra, Defence News cũng phủ nhận thông tin cho rằng nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và Nimitz sẽ hoạt động chung với USS Carl Vinson.

    Bởi hiện nay, USS Reagan đang trong thời gian bảo dưỡng ở Nhật Bản và dự kiến hoàn thành vào tháng Năm tới. Còn nhóm tàu sân bay Nimitz đang hoạt động ngoài khơi phía nam bang California. Theo kế hoạch, Nimitz sẽ được triển khai tới hoạt động chung với USS Carl Vinson ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

    Chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, ông Li Jie cho hay sự thiếu minh bạch của Lầu Năm Góc trong hoạt động triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đang khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang.

    "Đây là chiến thuật bắt nạt của chính quyền Tổng thống Trump nhằm đẩy nhà lãnh đạo Triều Tiên vào tình thế cảnh giác trước mối đe dọa từ nhóm tàu sân bay Mỹ.

    Tôi cho rằng đây không phải là cách hay để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên bởi ông Kim không quan tâm tới các mối đe dọa. Thay vào đó, ông Kim muốn có được lời hứa từ Mỹ, Trung Quốc và Nga để bảo toàn chính quyền Bình Nhưỡng", ông Li nói.
    http://soha.vn/my-chua-the-lam-gi-k...-trieu-tien-hon-5600-km-20170418171258869.htm

    Với phạm vi xa như vậy, có thể suy đoán TT đã hoàn chỉnh khả năng A2/AD, vì nếu ko TSB Mỹ đã ở trong tầm 1000km rồi. Có thể ngoài Kh-35U, TT còn có át chủ bài khác tương tự DF-21D !
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Lưới phòng không bao trùm vùng trời Triều Tiên
    Lực lượng phòng không Triều Tiên sở hữu nhiều khí tài hiện đại để kiểm soát bầu trời, nhằm ngăn ngừa những hành động xâm nhập của máy bay, tên lửa đối phương.

    Tên lửa phòng không Triều Tiên trong lễ duyệt binh hôm 15/4

    Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây ám chỉ khả năng tung đòn không kích chính xác để tấn công phủ đầu nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng nhiệm vụ này không hề dễ dàng, bởi Triều Tiên sở hữu hệ thống phòng không hiện đại hơn rất nhiều so với những đối thủ gần đây của Mỹ như Libya, Iraq hay Syria.

    Bình Nhưỡng đã tiến hành nhiều biện pháp tăng cường năng lực phòng không sau những bài học họ nhận được trong Chiến tranh Triều Tiên, theo National Interest.

    "Trong cuộc chiến 1950-1953, không quân và hải quân Mỹ gần như san phẳng Triều Tiên. Họ có 65 năm để tìm cách ngăn chặn điều đó lặp lại", Chuẩn đô đốc Mike McDevitt, chuyên gia tại Trung tâm phân tích hải quân Mỹ (CNA), cho biết.

    Ngoài hệ thống hầm ngầm được gia cố, Bình Nhưỡng triển khai rất nhiều hệ thống phòng không hiện đại. Dù phần lớn biên chế phòng không Triều Tiên vẫn sử dụng các hệ thống từ thời Liên Xô, họ đang dần trang bị những khí tài nội địa có uy lực đáng sợ.

    Chuyên gia quân sự Vasily Kashin khẳng định Triều Tiên đang vận hành nhiều tổ hợp tên lửa S-75, S-125, S-200 và 2K12 Kub, trong đó hệ thống S-75 do nước này tự sản xuất và có đủ khả năng nâng cấp sâu. Từ đầu thập niên 2010, Bình Nhưỡng bắt đầu triển khai hệ thống phòng không nội địa hiện đại được Mỹ gọi là KN-06.

    Số lượng KN-06 trong biên chế lực lượng phòng không Triều Tiên không được công bố, nhưng hệ thống này được cho là có uy lực tương đương một số phiên bản S-300 do Nga chế tạo. "KN-06 sở hữu radar mảng pha quét điện tử cùng hệ thống dẫn đường qua tên lửa (TVM), tương tự phiên bản S-300P nhưng có tầm bắn lớn hơn", ông Kashin khẳng định.

    [​IMG]
    Tầm bắn của tên lửa phòng không Triều Tiên trước khi biên chế mẫu KN-06. Ảnh: Blogspot.

    Nguồn tin Hàn Quốc cho rằng KN-06 đã được thử nghiệm thành công, với tầm bắn tới 150 km. Hệ thống này ít được biết tới vì giới phân tích phương Tây luôn coi thường tiềm lực công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên. Trên thực tế, nước này có khả năng sản xuất nhiều máy móc tự động hóa và robot, cũng như thiết bị bán dẫn và điện tử. Bình Nhưỡng có trình độ công nghệ tương đương Liên Xô thập niên 1980, nhất là khi họ hợp tác với Iran.

    Mạng lưới phòng không tầm thấp của Triều Tiên cũng tương đối mạnh, dù nhiều hệ thống đã trở nên cũ kỹ. Họ sở hữu số lượng khổng lồ tên lửa vác vai (MANPAD) từ nguồn nhập khẩu và tự sản xuất. Bên cạnh đó là hàng nghìn khẩu pháo cao xạ với cỡ nòng từ 23 đến 57 mm.

    Không quân Triều Tiên (KPAAF) có quy mô lớn, sở hữu tới 940 máy bay các loại, xếp thứ 10 thế giới. Tuy nhiên, lực lượng này được trang bị chủ yếu những loại máy bay cũ có xuất xứ từ Liên Xô và Trung Quốc.

    Loại máy bay hiện đại nhất trong biên chế KPAAF là tiêm kích MiG-29 với số lượng 16-35 chiếc. Triều Tiên sở hữu mẫu MiG-29B và MiG-29UB cơ bản, cùng khoảng 3 chiếc MiG-29S nâng cấp.

    Máy bay của Triều Tiên được trang bị vũ khí chính là tên lửa tầm trung R-27R và tầm ngắn R-60MK, thay vì R-73 như các tiêm kích MiG-29 của nước ngoài. Một điểm yếu của phi đội MiG-29 này là khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp, do không mua được phụ tùng thay thế. Bên cạnh đó, số giờ bay của phi công Triều Tiên cũng khá thấp so với Mỹ và Hàn Quốc.

    Ngoài MiG-29, KPAF còn sở hữu loại tiêm kích tương đối hiện đại là MiG-23ML với số lượng 56 chiếc. Phiên bản này được trang bị radar trinh sát mạnh, kháng nhiễu tốt và mang được tên lửa R-24 cải tiến. Triều Tiên cũng là quốc gia châu Á đầu tiên mua cường kích yểm trợ mặt đất Su-25K trong giai đoạn 1987-1989. Nước này đang vận hành 45 máy bay Su-25K và phiên bản huấn luyện Su-25UBK.

    Tiêm kích chủ lực của Triều Tiên bay biểu diễn

    Ngoài các máy bay thế hệ 3 và 4, Bình Nhưỡng vẫn đang vận hành hơn 300 máy bay tiêm kích phản lực đời cũ do Trung Quốc sản xuất, điển hình như mẫu Shenyang F-5 phát triển từ MiG-17, Shenyang J-6 (MiG-19) và Shenyang J-7 (MiG-21). Những máy bay này được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, bởi chúng khó có thể đối đầu với tiêm kích hiện đại của Mỹ và Hàn Quốc.

    [​IMG]

    Công nghệ quân sự Triều Tiên được cho là tương đối sơ khai, nhưng mạng lưới phòng không nước này vẫn được điều hành thống nhất bởi máy tính. Bình Nhưỡng sở hữu hệ thống chỉ huy và quản lý không phận số hóa do Liên Xô viện trợ. Hầu hết radar cảnh giới đều cũ kỹ, nhưng nước này đã nhận một số bộ radar mảng pha quét điện tử từ Iran. Các đơn vị phòng không đều được bảo vệ bởi hệ thống hầm ngầm bí mật, rất khó bị phát hiện và tiêu diệt.
    [​IMG]

    "Dù công nghệ có đi sau thế giới 20-40 năm do lệnh cấm vận quốc tế, Triều Tiên vẫn có tiềm lực phòng không đáng sợ, đủ sức đe dọa đối phương", chuyên gia Kashin kết luận.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...ng-bao-trum-vung-troi-trieu-tien-3571410.html
    --- Gộp bài viết: 19/04/2017, Bài cũ từ: 19/04/2017 ---
    Rõ như ban ngày, với sự hạn chế về công nghiệp, sự hoang vu vì kém phát triển dân sự, thành ra đó là cái lợi của PKTT, khi họ ko phải căng mình ra bảo vệ các tp, các khu công nghiệp, mà chỉ cần mai phục trong rừng là đủ, đừng ai đem vd Nam Tư ra, Nam Tư ở Đông Âu, rừng ở Đông Âu cũng ko bạt ngàn và hoang vu, hùng vĩ như ở Châu Á, Bắc Á, vũ khí lợi hại của TT lẫn VN trước đây cần phải kể đến nữa đó là rừng núi (diện tích rừng chiếm gần 50% TT), như vậy là khả năng trinh sát bằng vệ tinh đã gần như bị xóa, khả năng dùng AWACS, ELINT thì khả thi hơn nhưng cũng đầy nhiễu địa vật do vùng rừng TT quá rậm rạp (TT tử hình bất kì ai buôn bán khai thác gỗ trái phép), muốn chính xác thì phải có tình báo, gián điệp, biệt kích ngay tai chỗ, rồi chỉ điểm bằng laze các kiểu, nhưng khổ nỗi là rất khó, trừ phi cài cắm người vào nội bộ TT ở các căn cứ trong rừng thì may ra

    [​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 19/04/2017 ---
    Pháo, tên lửa đạn đạo, chống hạm thì đặt trong hầm, trong hang núi, tàu ngầm, đồi, PK thì đặt trong rừng, thế thì ko hiểu là bọn rồ Nhật Mỹ bảo Mỹ đập TT 30s là đập kiểu gì ? trong khi ko biết đập ở đâu ? hay chứ bắn TLAM, điều B2 ném bom Bình Nhưỡng thành bình địa rồi thôi ? kì thực là ngoài Bình Nhưỡng ra thì Mỹ HQ NB cũng chả biết được chỗ nào để đánh nữa :))
    --- Gộp bài viết: 19/04/2017 ---
    Sơ đồ bố trí LQ, KQ và HQ của TT mà thế giới đã biết

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 19/04/2017 ---
    Sơ đồ tác chiến giả đỉnh vào tiềm lực hạt nhân TT, đánh như có lệ, vì tên lửa TT toàn trên TEL với Sub thì đánh bằng niềm tin mà diệt được hết

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 19/04/2017
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    1 bài viết rất chi tiết về quá trình phát triển ICBM của Triều Tiên, có thể nói là Triều Tiên đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, nếu Mỹ trong loạt tấn công phủ đầu không tiêu diệt đc Triều Tiên, thì sau đó các Hoả Tinh sẽ bay lên, mang tâm nguyện của Nga Tàu gửi tới nước Mỹ, kéo theo đó tất nhiên là 1 trật tự thế giới mới :D

    Tên lửa Triều Tiên: Tham vọng xuyên lục địa, bắn tới Mỹ
    Tên lửa đường đạn phải có tầm xa bao nhiêu để từ Bắc Triều Tiên có thể vươn tới các mục tiêu ở Mỹ? Yếu huyệt của bất kỳ quốc gia nào chính là các thành phố lớn. Trong đa số các kịch bản, nguy cơ của ngay cả một vụ nổ hạt nhân nhỏ trong một thành phố Mỹ cũng đã là không thể chấp nhận.
    • [​IMG]Tên lửa đạn đạo Triều Tiên trình làng hôm 15/4/2017 được các chuyên gia phỏng đoán có tầm bắn tới 9.000 dặm
      Vấn đề chủ yếu đáng chú ý trong chương trình tên lửa của Triều Tiên là thế hệ tên lửa nhiều tầng dùng cho mục đích quân sự và dân sự. Chính các tên lửa này trong tương lai gần sẽ biến CHDCND Triều Tiên thành cường quốc “ngoại hạng” và tham vọng đó không phải là không có cơ sở. Dưới đây là tổng quan các thành tựu về tên lửa của Triều Tiên.

      Làm sao bắn được tới Mỹ?

      Bình Nhưỡng coi Mỹ là mối đe dọa chính. Khả năng kiềm chế hiệu quả nước Mỹ bằng quân sự hiện chỉ có hai nước có được là Nga và Trung Quốc mà phần nhiều là nhờ có các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) vươn tới các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Ngay cả kho ICBM nhỏ bé một thời đã nâng cao mạnh mẽ vị thế chính trị-quân sự của Trung Quốc.

      Bình Nhưỡng đã nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm này. Cũng như kinh nghiệm thất bại của những thỏa thuận hòa hoãn với Mỹ mà sau một thời gian lại bị vi phạm, mà những vi phạm lại kèm theo những đòi hỏi ngày càng mới về những nhượng bộ không có sự đáp lại từ phía Triều Tiên.

      Tên lửa đường đạn phải có tầm xa bao nhiêu để từ Triều Tiên có thể vươn tới các mục tiêu ở Mỹ? Yếu huyệt của bất kỳ quốc gia nào chính là các thành phố lớn. Trong đa số các kịch bản, nguy cơ của ngay cả một vụ nổ hạt nhân nhỏ trong một thành phố Mỹ cũng đã là không thể chấp nhận. Đối với bất kỳ nước nào, những tổn thất cho phép trong “một cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi huy hoàng ở đâu đó” đều không có sự tái diễn của Hiroshima.

      Mục tiêu lục địa của Mỹ gần Triều Tiên nhất chính là Anchorage, cách vị trí phóng tiềm năng gần nhất 5.400 km. Đến San Francisco là 8.400 km, đến Chicago là 9.900 km, còn đến New York là 10.400 km. Đến Honolulu, thủ phủ của bang Hawaii là gần 7000 km. Đồng thời, tên lửa đường đạn phải có khả năng mang qua khoảng cách này một tải trọng hữu ích thích đáng: không chỉ đầu đạn, mà cả các phương tiện bảo đảm, trong đó có bảo vệ chống nhiệt để đi qua các lớp khí quyển dày đặc.

      Bất chấp những luận điệu tuyên truyền kiêu căng rằng, Triều Tiên (những bài hát về khả năng tấn công kẻ xâm lược ở bất cứ đâu trên trái đất được hát từ những năm 1990), rằng Mỹ (CHDCND Triều Tiên chẳng mấy chốc sẽ chế tạo được ICBM, và cũng từ cuối những năm 1990) đến năm 2012 đều không tìm ra được giải pháp kỹ thuật thực sự.

      Các tên lửa đẩy vũ trụ nhiều tầng đã được phóng đi từ 2 sân bay vũ trụ của Triều Tiên, nhưng việc các tên lửa này có thể mang tải trọng 700-800 kg đến California hay 1 tấn đến Alaska không khiến chúng trở thành ICBM chiến đấu.

      Đó là những kết cấu cồng kềnh, được bảo dưỡng trước khi phóng trên các công trình lộ thiên còn lớn hơn nữa. Chúng đòi hỏi lắp ráp trước, vận chuyển, nạp liệu và các công việc chuẩn bị khác mà thường mất không chỉ một ngày.

      [​IMG]
      (KCNA / Reuters)
      Người ta đã nhắc đến tên lửa Paektusan-1, nhưng các tên lửa đẩy Unha-3 mà về lý thuyết có thể vươn tới Mỹ lại lớn và nặng hơn, chúng đòi hỏi các công trình phóng và hạ tầng bảo đảm còn lớn hơn. Việc chuẩn bị phóng chắc chắn sẽ bị phát hiện và ngăn chặn bằng đòn đánh phủ đầu ngay cả trong trạng thái thời bình và người Mỹ không có sự chuẩn bị ngay từ đầu. Vậy thì nói gì đến những điều kiện bất tiện hơn khi có khủng hoảng quân sự.

      Việc sử dụng các công nghệ của tên lửa Scud (động cơ, nhiên liệu, vật liệu kết cấu) để chế tạo tên lửa đường đạn nhiều tầng cho phép chế tạo một tên lửa đẩy tuy cồng kềnh và không quá mạnh, nhưng dẫu sao vẫn hoàn toàn có khả năng hoạt động. Kích thước và thời gian chuẩn bị đối với tên lửa đẩy không quá quan trọng. Tuy nhiên, các công nghệ tương đương với những công nghệ áp dụng cho tên lửa đường đạn R-27 của Liên Xô về nguyên tắc cho phép chế tạo một ICBM thực sự. Những ám chỉ về điều đó đã xuất hiện vào ngày 15/4/2012.

      Hwasong-13Yếu tố gây chấn động nhất trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh Kim Nhật Thành là 6 xe hạng nặng chở các tên lửa nhiều tầng kích thước lớn. Hơn nữa, điều ngạc nhiên không chỉ là các tên lửa (chắc chắn đây là các mô hình kích thước thật) mà cả xe vận chuyển bánh lốp.

      [​IMG]
      Tên lửa KN-08 (Hwasong-13) trong cuộc duyệt binh vào ngày 15/4/2012 (Ng Han Guan / AP)
      Đó là xe nhiều bánh có khả năng việt dã cao WS-52100 của Công ty Wanshan Special Vehicle (Trung Quốc) với trọng tải 80 tấn, trong khi tự trọng của xe là 42 tấn. CHDCND Triều tiên đã mua các xe này cho nhu cầu dân sự với mục đích khai thác công nghiệp trong “điều kiện khắc nghiệt”. Điều đó có vẻ đáng tin, bởi vì ngay cả ở Nga (và cả các nước khác) đang sử dụng xe nhiều bánh, trọng tải lớn không chỉ trong các bộ ngành sức mạnh.

      Theo thông tin chính thức do phía Trung Quốc công bố sau đó, tháng 5/2011, khách hàng đã nhận được 2 xe, tháng 10, nhận thêm 4 xe. Ngay tại Trung Quốc, các xe tương tự được sử dụng rộng rãi cho các hệ thống tên lửa cơ động và các xe bảo đảm.

      Các tên lửa trông cũng khác thường: rõ ràng là tên lửa 3 tầng (đường kính tầng 3 nhỏ hơn các tầng 1 và 2), hơn nữa là với kích thước không đặc trưng cho các mẫu tên lửa đường đạn quân sự đã biết của Triều Tiên. Đường kính tối đa, theo đa số các đánh giá, là 1,8 m (các đánh giá dao động từ 1,7-2 m), còn chiều dài khoảng 17-18 m. Còn các đánh giá có độ chính xác không cao là vấn đề muôn thuở của “việc đoán qua hình ảnh”.

      [​IMG]
      Tên lửa KN-08, cắt hình từ phim tài liệu năm 2013 (stimmekoreas / YouTube)
      Sau đó, các tên lửa này đã được giới thiệu tại các cuộc duyệt binh năm 2013, cũng như trên tài liệu phim ảnh. Ngoài ra, tài liệu cuối cùng, như sau này phát hiện ra, đã có những manh mối chỉ dấu nào đó. Trong một bộ phim tài liệu về đóng góp của Kim Nhật Thành trong sự nghiệm củng cố khả năng quốc phòng của đất nước xuất bản năm 2013, đã đưa hình ảnh các tên lửa này trên bệ phóng.

      Sau lần giới thiệu đầu tiên, các tên lửa này được báo chí đặt tên là KN-08, còn các chuyên gia thì lao đầu vào phán đoán đây là tên lửa thật hay chỉ là mô hình cho tham gia duyệt binh để đánh lừa đối phương? Còn nếu đó là tên lửa thật thì khả năng tiềm tàng và cơ sở công nghệ của nó là gì? Nếu như đây là mô hình thì liệu người ta có đưa những thông tin bóp méo cố ý vào hình dáng bên ngoài của tên lửa để tung tin giả hay không?

      Số câu hỏi nhiều hơn câu trả lời và mỗi lần giới thiệu công khai lại tạo ra những câu hỏi mới. Chẳng hạn, tên lửa rõ ràng là loại nhiên liệu lỏng, nhưng làm sao để bảo đảm an toàn khi vận chuyển? Tại sao tên lửa lại không có container vận chuyển-phóng bởi vì khả năng xảy ra biến dạng cơ học khi vận chuyển là cao?

      [​IMG]
      Tên lửa KN-14 trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2015 (KCNA / Reuters)
      Ngày 10/10/2015, một điều kinh ngạc mới chờ đón các nhà quan sát. Trong cuộc duyệt binh, các xe tương tự với một tên gọi hệ thống là Hwasong-13 (ghi trên các tấm bảng nhỏ) lại chở các tên lửa khác đi qua quảng trường. Các tên lửa này ngắn hơn một chút và có hình dáng phần đầu khác - dạng hình côn, chóp tù hình cầu. Căn cứ vào các kích thước và tỷ lệ, tên lửa chắc chắn là loại 2 tầng, nhưng không thể loại trừ khả năng có tầng 3. Báo chí thế giới đặt tên cho nó là KN-14.

      Năm của những tiết lộ công khaiNăm 2016 đã làm sáng tỏ nhiều điều khi mà báo chí Triều Tiên đã hé mở màn bí mật phủ lên các chương trình tên lửa của nước này.

      Sự kiện giật gân xảy ra ngày 9/3/2016 khi người ta công bố các hình ảnh cuộc gặp của Kim Jong-un với các chuyên gia vũ khí hạt nhân và phương tiện mang phóng. Ngoài vấn đề gây chấn động nhất là mô hình đầu đạn hạt nhân, lọt vào khuôn hình có nhiều thứ thú vị: các tên lửa KN-08 và KN-14 tháo rời, cũng như các bộ phận của các hệ thống động cơ của các tên lửa này.

      [​IMG]
      Lọt vào ảnh chụp Chủ tịch Kim Jong-un là một loa phụt của khối lái tên lửa Hwasong-13 (Korean Central Television / YouTube)
      Sự kiện giật gân thứ hai diễn ra ngày 15/3/2016 khi xuất hiện thông tin về các vụ thử nghiệm thành công vật liệu bảo vệ nhiệt cho phần đầu của một ICBM đang thiết kế. Đây là một trong những khó khăn chủ yếu khi chế tạo một tên lửa có khả năng chiến đấu với tầm xa như thế. Trong trường hợp này, việc kiểm tra tiến hành trong luồng lửa phụt của động cơ tên lửa.

      Sự kiện giật gân thứ ba là thông báo ngày 9/4/2016 về các vụ thử trên giá thành công đối với động cơ mới dành cho ICBM. Ngoài ra, qua các hình ảnh được công bố, có thể hình dung ra cấu tạo của động cơ.

      [​IMG]
      Thử vật liệu bảo vệ nhiệt phần đầu tên lửa trong luồng phụt của động cơ phản lực (Korean Central Television / YouTube)
      Người ta thấy rõ 2 loa phụt chính (các loa phụt của khối hành trình) và từ phía người quan sát trên nền 2 loa phụt này là 2 luồng phụt mảnh (các loa phụt của khối lái). Có thể phỏng đoán một cách logic rằng, từ phía khác, còn có 2 luồng lửa từ các loa phụt khối lái (không thể nhìn thấy qua các luồng phụt chính). Nó có vẻ giống như anh em sinh đôi với động cơ 4D10 của Liên Xô, nhưng nếu như các động cơ của tên lửa R-27 của Liên Xô và Hwasong-10 của Triều Tiên gồm khối hành trình 1 loa phụt và khối lái 2 loa phụt thì động cơ của Hwasong-13 số lượng loa phụt lại gấp đôi. Hơn nữa, các loa phụt lại giống như loa phụt ở Hwasong-10. Điều đó rất phù hợp với cái đã được giới thiệu vào ngày 9/3/2016.

      Kết hợp với các thử nghiệm thành công tên lửa 1 tầng Hwasong-10 vốn ở trình độ tương đương R-27 của Liên Xô (vật liệu cấu trúc, nhiên liệu, động cơ), tất cả những điều đó cho thấy hoạt động nghiên cứu phát triển một ICBM nhiều tầng có sử dụng các công nghệ này đang diễn ra ở Triều Tiên. Và quan trọng là trên nền tảng các thành tựu công nghệ tên lửa 1 tầng đã đạt được. Cũng cần lưu ý rằng, cùng với việc nghiên cứu chế tạo các tên lửa nhiên liệu rắn cỡ lớn, tầng 3 của KN-08 cũng có thể là loại nhiên liệu rắn. Các vụ phóng thử thành công các tên lửa nhiều tầng khác (cả tên lửa đẩy Unha-3, lẫn tên lửa chiến đấu Pukkuksong-1) cũng đang phục vụ mục đích đạt được kết quả trên hướng này.

      [​IMG]
      Hình ảnh phóng to động cơ thử nghiệm trên giá thử (rodong.rep.kp)
      Cấu tạo bên trong của các tên lửa KN-08/KN-14 chưa biết rõ chính xác (có quá nhiều giả thiết), nhưng người ta cho rằng, với các kích thước này và áp dụng thiết kế nhiều tầng, trên cơ sở công nghệ của Hwasong-10 đã có thể chế tạo một ICBM thực sự. Những ước tính khiêm tốn nhất cũng cho tầm bắn lý thuyết tối đa với đầu đạn hạt nhân là trong khoảng 5.500-6.500 km (với tới Anchorage), còn những ước tính mạnh bạo nhất là đến 12.000 km (với tới New York). Phổ biến nhất là đánh giá trong khoảng 7.500-9.000 km (với tới Honolulu, San Francisco).

      Dĩ nhiên là chương trình thử nghiệm một vũ khí đẳng cấp như vậy không thể hoàn thành sau chỉ một lần phóng. Người ta sẽ cần thực hiện các thử nghiệm ở các tầm bắn khác nhau và có kiểm tra sự toàn vẹn của phần đầu kể cả khi bắn ở tầm gần với tầm tối đa, hoặc có mô phỏng các điều kiện phát sinh khi bắn như vậy (ví dụ, các quỹ đạo cầu vồng khác nhau với độ cao bay lên lớn). Rõ ràng là Bình Nhưỡng đang chuẩn bị thực hiện bước đi thực tiễn đầu tiên trên con đường chinh phục đỉnh cao.

      Tiếp theo Unha là gì?Việc phát triển kỹ thuật tên lửa ở Triều Tiên không chỉ dành riêng cho nhiệm vụ quân sự. Triều Tiên còn có một chương trình vũ trụ khá tham vọng. Các nhà bình luận thường cho rằng, đây chỉ là chuyện khoác lác, nhưng trong thực tế mọi sự khác hẳn.

      Vấn đề là ở chỗ Triều Tiên không được tiếp cận các dịch vụ phóng vũ trụ của nước ngoài. Đồng thời, nước này lại cực kỳ phụ thuộc vào các dịch vụ vũ trụ nước ngoài (liên lạc vệ tinh, theo dõi thời tiết, định vị vệ tinh…). Ngoài ra, đối phương còn có ngành trinh sát vũ trụ thực sự, còn Bình Nhưỡng gần như “mù” về mặt này. Mà ngày nay, làm sao có thể coi một nước là độc lập khi không có các hệ thống vũ trụ cần thiết tối thiểu của mình?

      Năm 2012 và 2016, Triều Tiên đã phóng thành công lên quỹ đạo 2 vệ tinh. Tuy nhiên, trọng lượng của các vệ tinh này, cũng như chủng loại và độ cao quỹ đạo cho thấy, hiện tại kỹ thuật vũ trụ Triều Tiên mới chỉ có khả năng phóng các vệ tinh nặng 100-200 kg lên quỹ đạo thấp. Với việc bổ sung đôi chút vào cơ sở linh kiện sẵn có, đây chỉ có thể nói đến các thiết bị trình diễn công nghệ thô sơ.

      Đối với một chương trình vũ trụ ứng dung thì cần phải có khả năng đưa lên quỹ đạo thấp các vệ tinh nặng từ mấy tạ và nặng hơn, cũng như đưa tải trọng lên cả quỹ đạo địa tĩnh (trực tiếp hay qua quỹ đạo trung gian). Trong cả hai trường hợp đều cần các tên lửa mạnh hơn nhiều các tên lửa đã sử dụng trước đó.

      Nhưng người Triều Tiên sẽ không còn là chính họ nếu như sau ngay lần phóng thành công đầu tiên, họ không tuyên bố về những kế hoạch tham vọng chinh phục vũ trụ “dựa trên sức mình”. Tháng 1/2013, tờ Rodong Sinmun đưa tin về kế hoạch phóng 2 vệ tinh thăm dò trái đất trong tương lai, 3 vệ tinh liên lạc và 1 vệ tinh lên quỹ đạo gần mặt trăng. Tháng 5/2016, họ đã công bố kế hoạch về các vệ tinh thăm dò trái đất mới, cũng như về một vệ tinh liên lạc trên quỹ đạo địa tĩnh. Tháng 8/2016, có thêm một thông báo về việc đặt ra nhiệm vụ trong vòng 10 năm đưa quốc kỳ Triều Tiên lên mặt trăng. Đương nhiên đây không phải là nói đến việc lặp lại chuyến bay của Apollo mà chỉ là phóng biểu tượng Triều Tiên bằng các khí cụ không người lái.

      Báo chí thế giới đã đón những thông báo này với nụ cười mỉa mai. Tất cả những chuyện này quả thực có thể coi là trò đùa nếu như không có một chữ “nhưng”. Ngay năm 2014, người ta đã biết rằng, sân bay vũ trụ Biển Đông (nơi đã thực hiện các vụ phóng năm 2012 và 2016) đang được hiện đại hóa phục vụ các phương tiện nào đó lớn hơn cả Unha-3 hiện có.

      Unha-3 là tên lửa đẩy 3 tầng, dài 30 m và nặng 92 tấn, đường kính tối đa ở tầng 1 là 2,4 m. Tuy vậy, các bức ảnh vệ tinh chụp sân bay vũ trụ công bố năm 2014 cho thấy, tháp bảo đảm đã tăng đáng kể về chiều cao. Từ thời điểm phóng tên lửa đẩy vào năm 2012, công trình này đã thay đổi về kích thước.

      [​IMG]
      Tên lửa Unha-3 trên tổ hợp phóng vào năm 2012 (trái) và 2016 (phải) (b14643.de)
      Như vậy, tháp đã có khả năng bảo đảm cho các tên lửa cao 40-42 m (có thể lên đến 50 m) và đường kính 3-3,5 m. Những thành tựu làm chủ các loại nhiên liệu mới được thể hiện ở các tên lửa đường đạn chiến đấu (Hwasong-10) cũng chỉ ra tiềm năng gia tăng tham số năng lượng của các tên lửa vũ trụ. Thông thường thì chính chương trình tên lửa vũ trụ của Triều Tiên là bên tiếp nhận công nghệ, còn chương trình tên lửa quân sự là bên cung cấp công nghệ. Tuy nhiên, trong cả câu đố này vẫn thiếu một yếu tố quan trọng nhất - đó là động cơ mới cho tầng 1 để cho quả tên lửa nặng nề này bứt khỏi mặt đất.

      Động cơ dành cho ICBM được giới thiệu vào mùa xuân có vẻ không phải là giải pháp tối ưu ucho một cú đột phá thật sự. Cần một cái gì đó có lực đẩy lớn ở 1 loa phụt.
      Và ngày 20/9, báo chí Triều Tiên loan báo với thế giới một tin mới. Tin đó là: “Lực đẩy của động cơ phản lực siêu mạnh mới với tư cách một động cơ đơn lẻ là 80 tấn. Mục tiêu của thử nghiệm này là khẳng định lần cuối tính năng của buồng đốt, độ chính xác hoạt động của các van và các hệ thống điều khiển, độ tin cậy kết cấu của chúng với thời gian làm việc xác định là 200 s”. Tối cùng ngày, đã phát đi bản tin truyền hình chính thức, qua đó có thể trông thấy các chi tiết.
      Để so sánh thì lực đẩy của 8 loa phụt (4 hành trình và 4 lái) của động cơ tầng 1 của tên lửa vũ trụ Unha-3 là gần 120-130 tấn. Lực đẩy ước tính của hệ thống động cơ tầng 1 của ICBM đang được phát triển Hwasong-13 (khối hành trình 2 loa phụt và khối lái 4 loa phụt) là 46-50 tấn.
      Ngay cả nếu như động cơ có công suất toàn phần 80 tấn ở phương án 2 loa phụt, mà trước chúng ta là phương án giảm một nửa thì dẫu sao đây cũng rất tốt rồi. Như vậy, tầng 1 với 4 buồng đốt như vậy sẽ có lực đẩy 160 tấn riêng từ các loa phụt hành trình. Phương án với 6 loa phụt như vậy hoàn toàn có tính thực tế và cung cấp ít nhất 240 tấn lực đẩy.

      [​IMG]
      Động cơ mới lực đẩy 80 tấn (Pyongyang 1992 / YouTube)
      Đây đã là thành tố cấu trúc rất mạnh để lắp ráp các tên lửa đẩy khác nhau. Nếu như 80 tấn - đó là lực đẩy chỉ của 1 loa phụt, thì phương án 6 loa phụt sẽ cho 480 tấn - tất cả đều giống như các tên lửa đẩy tầm cỡ thế giới. Theo ước tính sơ bộ, điều đó cho phép chế tạo các tên lửa đẩy có thể sánh với các tên lửa Trường Chinh thời những năm 1980 của Trung Quốc (khi Trung Quốc chế tạo được động cơ lực đẩy 70-80 tấn cho một loa phụt). Do đó, Triều Tiên sẽ có khả năng về nguyên tắc đưa lên quỹ đạo thấp các vệ tinh ứng dụng hạng nặng, cũng như đưa lên quỹ đạo địa tĩnh các khí vụ vũ trụ nặng hàng chục, hàng trăm ki-lô-gam.

      Như vậy, Bình Nhưỡng đang đứng ở ngưỡng cửa trở thành một cường quốc tên lửa-vũ trụ lớn, về mặt vật lý có thể vươn tới kẻ thù của mình ở lục địa khác, cũng như triển khai các vệ tinh của mình trên quỹ đạo. Nếu duy trì được nhịp độ như năm 2015 thì điều đó hoàn toàn thực tế trong 5 năm tới.
    beta22 thích bài này.
  8. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Cái hình này Photoshop quá đà rồi, cái kiểu tự sướng này thì Hàn nó còn phát triển hơn Nhật ấy chứ =))
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    beta22 thích bài này.
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Radar đó là sóng cực ngắn dùng dò tất cả các thứ gì bay được về phía xe và máy tính sẽ phân tích, lọc ra các mục tiêu cận âm vjf nó là phóng lựu, atgm để cung cấp tham số đánh chặn. Cụ muốn nâng tầm nó dễ lắm. Vác theo cái xe mang radar và thêm 1 cái xe mang máy tính. Cụ nâng tầm lên gấp đôi thì số lượng mục tiêu gấp 8 lần để phân tích. Hiện tầm cái radar đó độ chưa tới 1km. Cụ nâng lên gấp 10 hoặc 20 cho phòng không thì cái đài nặng bằng cái xe và thêm chiếc bumerang chở máy tính, máy phát điện chạy theo nữa. Cụ nhìn cái có chức năng tương tự và có tầm của phòng không là cái trên tàu DDG hay 22350 ấy. Cụ cứ khuân 1 nửa số ấy lắp lên T-14 nhé
    beta22halosun thích bài này.

Chia sẻ trang này