1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Mới có 2.500 km mà bạn đã kêu trọng lực gần bằng ko, thật là 1 người dễ thoả mãn ^_^.
    --- Gộp bài viết: 10/07/2017, Bài cũ từ: 10/07/2017 ---
    Ủa, có bác đã chỉ trích sớm hơn :).
    --- Gộp bài viết: 10/07/2017 ---
    Mỹ có đánh Triều Tiên hay ko, đó là 1 câu hỏi đau đầu.
    Đánh thì có 100 điều hại mà chưa chắc đã có 1 điều lợi, ko đánh thì Triều Tiên ngày càng nguy hiểm hơn. Dự là sẽ ko đánh trong tương lai gần (<20 năm), nhưng đời có lắm cái bất ngờ lắm, có ai dự dc liên xô sụt đổ, ai đoán dc I rắc xâm lượt cô oét, ai tiên tri dc vụ tấn công 11/9 vân vân ?
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Triều Tiên đủ sức bắn hạ cả B-1B và B-52 của Mỹ
    (Vũ khí) - Theo KCNA, phòng thủ Triều Tiên đủ mạnh để có thể đối phó với bất kỳ đe dọa nào từ Mỹ, bao gồm cả việc bắn hạ máy bay B-1B và B-52.
    Tuyên bố trên được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên dẫn tuyên bố của lãnh đạo cấp cao nước này cho biết khi Mỹ điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B đến bán đảo Triều Tiên tham gia hợp luyện với Không quân Hàn Quốc nhằm tìm cách đối phó với Bình Nhưỡng.

    Không quân Mỹ cho biết, cả 2 chiếc B-1B Lancer này đều xuất phát từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam đến vùng trời Bán đảo Triều Tiên để tiến hành tập trận tấn công chính xác với Không quân Hàn Quốc. Mỹ thẳng thắn đây là hành động đáp trả cứng rắn đối với hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

    [​IMG]
    Triều Tiên phóng tên lửa KN-06.
    Tuy nhiên, bất chấp động thái cứng rắn của Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên vẫn tuyên bố luôn sẵn sàng và đủ sức để bắn hạ bất cứ mục tiêu đường không nào của Mỹ dù đó là máy bay B-1B hay B-52, thông tấn Triều Tiên ra tuyên bố.

    Theo nhận định của tình báo Mỹ, để có thể đưa ra lời tuyên bố cứng rắn nói trên, Triều Tiên hoàn toàn dựa vào bộ 3 phòng thủ thế hệ cũ bao gồm S-75, S-125 và S-200. Dù là những hệ thống vũ khí khá cũ nhưng chúng vẫn rất hiệu quả trong chiến trang hiện đại, Mỹ thừa nhận.

    Để bắt, bám và diệt được mục tiêu những hệ thống phòng không này được trang bị hệ thống radar cực ấn tượng. Hệ thống tên lửa S-200 của Triều Tiên sử dụng đài radar 5N62, đài radar này được đặt ở giữa một trận địa S-200, xung quanh là 6 bệ phóng 5P27.

    Đài radar điều khiển 5N62 hoạt động trên băng tần H, dùng cho cả nhiệm vụ phát hiện, bắt bám và dẫn đường cho đầu tự dẫn của tên lửa để tấn công mục tiêu. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách lên tới 270km.

    Theo thông tin được công khai, nguyên lý hoạt động của 5N62 là: phát hiện, theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu là tên lửa hoặc máy bay địch, đầu tự dẫn radar bán chủ động tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ mục tiêu địch và tự động lái tên lửa tấn công.

    Đài radar 5N62 được đặt trên xe rơ mooc OdAZ-828 và thường được hỗ trợ trinh sát, theo bám mục tiêu bởi một số loại radar khác tăng tầm để phát hiện mục tiêu như:

    Radar cảnh báo sớm 5N84A có tầm trinh sát 600km, độ cao tìm kiếm 46km; radar PRV-17 có tầm trinh sát 240km; radar P-14/5N84A có tầm phát hiện mục tiêu lên tới 600 km, độ cao tìm kiếm cực đại đạt 46km; radar Kabina 66/5N87 băng tần E tầm hoạt động 370km.

    [​IMG]
    Mỹ điều 2 chiếc B-1B đến bán đảo Triều Tiên.
    Với khả năng phối hợp chiến đấu với radar khác, tổ hợp S-200 được coi là hệ thống phòng không mẫu mực dù chúng đã ra đời từ những năm 1960. Trước khi có S-400, S-200 là tên lửa phòng không đạt tầm bắn xa nhất thế giới, vượt xa cả tầm bắn của S-300.

    Hệ thống tên lửa S-200 được trang bị đạn tiêu chuẩn 5V21 và một số biến thể. Đạn tiêu chuẩn 5V21 nặng đến 7,1 tấn, dài 10,8m. Đạn tên lửa 5V21 trang bị 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn gắn dọc thân tên lửa và động cơ chính đặt ở trung tâm thân dùng nhiên liệu lỏng.

    Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).

    Tên lửa 5V21 đạt tầm bắn 250km với trần bắn 29km, các biến thể cải tiến 5V28/28N tăng tầm lên 300km và thậm chí là 400km với đạn 5V28MN (đặc biệt có thể lắp đầu đạn hạt nhân).

    Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động 5G24 tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg, vì vậy bán kính sát thương của nó rất lớn.

    Chỉ với hệ thống S-200, Triều Tiên khẳng định rằng, bất cứ máy bay nào của Mỹ cũng phải nằm đất nếu lọt vào tầm bắn.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trieu-tien-du-suc-ban-ha-ca-b-1b-va-b-52-cua-my-3338797/
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Sốc với động cơ tên lửa Triều Tiên
    Đỗ Quyên|09/07/2017 08:00 PM

    3
    [​IMG]
    Bốn tháng trước vụ phóng tên lửa ngày 4/7, Triều Tiên bất ngờ có sự tiết lộ hiếm hoi về động cơ tên lửa mới nhất của nước này, với lời giới thiệu nó có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân nhằm tới các thành phố của Mỹ.
    Chương trình vũ khí lạ lùng của Triều Tiên
    Một đoạn video phát trên đài truyền hình nhà nước Triều Tiên đã cho thấy một cỗ máy có nhiều ống và lỗ thông hơi, với hình dáng gợi nhiều suy tưởng đối với một số chuyên gia Mỹ từng quen thuộc với động cơ Liên Xô trước đây.

    Chưa từng thấy

    "Nó làm tôi bị sốc"- ông Michael Elleman, một chuyên gia vũ khí - người chú ý tới sự tương tự khó tin giữa động cơ được Bình Nhưỡng thử nghiệm hồi tháng 3 với động cơ ông thường thấy ở Nga vào cuối Chiến tranh Lạnh. "Động cơ đó dường như đến từ nơi không ai biết"- vị chuyên gia nói.

    Sau khi mổ xẻ sâu hơn, ông Elleman, vốn là một cựu cố vấn tại Lầu Năm Góc, và các chuyên gia khác báo cáo rằng họ phát hiện các đặc điểm thiết kế đa dạng trongđộng cơ tên lửamới của Triều Tiên đồng điệu với loại động cơ ngựa kéo kier nguyên những năm 1960 của Liên Xô gọi là RD-250.

    [​IMG]
    Một số tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: BBC

    TheoWashington Post, cho tới nay không hề có ghi nhận chính thức nào về việc Bình Nhưỡng có được các tài liệu về động cơ tên lửa của Nga, và các chuyên gia cũng cho rằng nước này không có những tài liệu đó.

    Tuy nhiên, những phát hiện về sự tương đồng nói trên lại một lần nữa lôi kéo nhiều sự chú ý về nghi vấn đã khiến nhiều chuyên gia Mỹ đau đầu ít nhất trong 2 năm qua: Làm cách nào Triều Tiên đạt được những bước tiến mau lẹ tới sửng sốttrong chương trình tên lửa của mình bất chấp cấm vận về kinh tế và những lệnh cấm khác liên quan tới nhập khẩu công nghệ quân sự?

    Nhiều chuyên gia về vũ khí nói rằng việc Triều Tiên bắt đầu phô diễn sức mạnh tên lửa phản ánh sự phát triển của công nghệ vũ khí ngày càng gia tăng của nước này, cũng như quyết tâm của giới lãnh đạo Bình Nhưỡng nhằm tạo vị thế cho nước này trong câu lạc bộ hạt nhân.

    Nhưng không ít chuyên gia vẫn chưa hết nghi ngờ về khả năng có sự hậu thuẫn từ bên ngoài cho chương trình tên lửa của Triều Tiên, trong đó nhiều ánh mắt hướng về phía Nga và Trung Quốc.

    Sợ rằng đã đánh giá thấp Triều Tiên

    Liệu sự trợ giúp từ bên ngoài có đóng vai trò quyết định trong vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bình Nhưỡng hôm 4/7 hay không thì không thể xác nhận một cách chắc chắn. Tuy nhiên, những bằng chứng từ cuộc thử nghiệm động cơ được Triều Tiên công bố trên truyền hình hồi tháng 3 vẫn chưa hết gây tranh cãi, và khiến các nhà phân tích đau đầu.

    Câu hỏi đặt ra là lẽ nào Triều Tiên đã được Liên Xô chuyển giao bí mật vũ khí tên lửa trong quá khứ mà không bị phát hiện mãi cho tới vụ thử nghiệm động cơ hồi tháng 3?

    "Điều đó có nghĩa là Triều Tiên có một mạng lưới liên hệ với Liên Xô cũ rộng lớn hơn chúng ta vẫn tưởng"- ông Elleman nhận định, "Câu hỏi đầu tiên ập tới trong đầu tôi là họ còn có gì khác nữa mà chúng ta không biết?".

    [​IMG]
    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên ăn mừng sau vụ phóng tên lửa thành công hôm 4/7. Ảnh: Reuters

    Tên lửa Hwasong-14 phóng ngày 4-7 của Triều Tiên đã được xác nhận là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của nước này có khả năng bay hơn 5.500 km, tầm xa đủ để được gọi là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

    Cựu phó giám đốc CIA David Cohen, người từng cố vấn cho chính quyền tổng thống Barack Obama về vũ khí Triều Tiên, đã nêu bật lên sự cẩn trọng về khả năng đáng giá thấp Triều Tiên trong chương trình vũ khí.

    "Đừng mắc sai lầm nghĩ rằng Triều Tiên lạc hậu và thậm chí còn chẳng tiếp cận được với Internet. Họ có rất nhiều bất lợi nhưng phần lớn nhất của nền kinh tế chính phủ này là chương trình tên lửa và hạt nhân, thế nên những nhân lực thông minh nhất của họ đều tập trung cho lĩnh vực này"- ông Cohen nhận định.

    Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh: "Tôi sợ rằng mọi người đã đánh giá thấp Triều Tiên".
    http://soha.vn/soc-voi-dong-co-ten-lua-trieu-tien-20170709151837752.htm
  4. blog360

    blog360 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    293

  5. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Tên lửa triều tiên bay qua tầng khí quyển từ đời nào rồi bạn blog360 :), bạn nhầm nhọt thì nói là nhầm nhọt, xoay loanh quanh làm gì :P.
  6. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Chuyên gia Mỹ thừa nhận: Hwasong-14 của Triều Tiên đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ?
    Khang Minh|10/07/2017 06:19 PM

    1
    [​IMG]
    Triều Tiên thực hiện phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo
    Gần đây Triều tiên đã phóng thử tên lửa được cho là thuộc loại đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14, gây chấn động cả thế giới.
    Trang bị máy bay chỉ huy cảnh báo sớm - Cuộc chạy đua nguy hiểm ở Đông Á
    Theo phân tích mới nhất của truyền thông quân sự Mỹ, Hwasong-14 không chỉ là một vũ khí răn đe chiến lược có thể bắn trúng lãnh thổ Mỹ, mà còn có thể có công nghệ đầu đạn rất hiện đại. Chuyên gia Mỹ cho rằngtên lửaHwasong-14 có thể vận dụng công nghệ đầu đạn mồi nhử.

    Căn cứ vào video và ảnh chính thức cho thấy đầu tên lửa Hwasong-14 được thiết kế rất đặc biệt, thiết kế này chưa từng xuất hiện trên các tên lửa của nước này. Chuyên gia cho rằng, đây có thể là bước tiến công nghệ có tính đe dọa hơn so với tầm bắn của nó.

    Theo đó, đầu tên lửa phần đầu của tên lửa có một "áo khoác" đặc biệt, nó không sử dụng chất liệu giống như thân đạn kiên cố. Theo chuyên gia Mỹ việc sử dụng cái áo đặc biệt này thông thường có 2 khả năng.

    [​IMG]
    Triều Tiên thực hiện phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo.

    Một là có thể mang nhiều đầu đạn

    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiều đầu đạn, là một phương thức hiệu quả làm tăng gấp đôi khả năng tấn công nhiều mục tiêu, tăng khả năng năng phá bỏ hệ thống đánh chặn tên lửa.

    Một quả tên lửa đạn đạo mang 2 đến 3 đầu đạn thường phải sử dụng 6 quả tên lửa đánh chặn trở lên thực hiện đánh chặn, để bảo đảm tỷ lệ thành công lớn nhất, điều này tạo thành áp lực tài chính và công nghệ lớn cho hệ thống đánh chặn của đối phương.

    Tuy nhiên, đa số chuyên gia cho rằng "áo khoác" của tên lửa tên lửa Hwasong-14 không thể mang nhiều đầu đạn, vì nhìn vào kết cấu của tên lửa Hwasong-14 vẫn chưa đạt được đến mức độ công nghệ cao như vậy.

    Tất nhiên, trước kia nhiều người cũng không tin năm 2017 Triều Tiên có thể thực hiện phóng thử loại tên lửa này, nhưng thực tế đã chứng minh bước tiến công nghệ tên lửa của nước này nhanh hơn so với sự tưởng tượng của nhiều người.

    Hai là mang đầu đạn mồi nhử

    Tên lửa Hwasong-14 sử dụng "áo khoác" đặc biệt, còn có khả năng khác đó là mang đầu đạn mồi và điều này cũng rất cần thiết. Trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo, đặc biệt là tên lửa xuyên lục địa, để đánh bại tất cả các phương thức đánh chặn tên lửa, các nhà phát minh đã nghiên cứu ra đầu đạn mồi.

    Loại đầu đạn này khi phóng cùng đầu đạn thật sẽ tách ra ở ngoài tầng khí quyển, thông qua phương thức như thổi phồng, đầu đạn mồi được mô phỏng đặc trưng hồng ngoại, radar và chuyển động của đầu đạn thật.

    Do vậy, khi đối phương sử dụng các phương pháp như sử dụng radar để tìm rất khó phát hiện ra nó vì đầu đạn mồi nhìn giống như đầu đạn thật, làm cho việc tác chiến đánh chặn gặp rất nhiều khó khăn và buộc phải phóng nhiều tên lửa để đánh chặn, điều này làm tăng khả năng đột phá của đầu đạn thật.

    Một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn mồi thậm chí còn nhiều hơn là đầu đạn thật. Vì sử dụng phương thức kết cấu thổi phồng, trọng lượng đầu đạn mồi nhẹ, thể tích khi xếp lại nhỏ, khả năng vận chuyển đối với tên lửa đạn đạo không quá ảnh hưởng.

    Tuy nhiên, đầu đạn mồi thường chỉ có thể bay ở tầm trung, cũng chính là nó chỉ sử dụng ở ngoài tầng khí quyển.

    Tuy hiện này chưa có bất kỳ công bố nào về việc tên lửa này liệu có mang đầu đạn mồi không, nhưng chuyên gia cho rằng, Hwasong-14 mới cho thấy vỏ ngoài phần đầu tương đối lớn và "áo khoác" đặc biệt, vì vậy việc nó mang đầu đạn mồi không phải là không có khả năng.

    Giả sử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 thực sự mang đầu đạn mồi, như vậy nó có thể mang lại lợi thế cho Triều Tiên trong việc thực hiện đối phó cuộc tấn công của Mỹ.

    Bởi lẽ độ khó của việc đánh chặn tên lửa đạn đạo mang đầu đạn mồi rõ ràng sẽ tăng, điều này làm cho Triều Tiên hiện nay dù số lượng tên lửa Hwasong-14 vẫn không nhiều nhưng vẫn đóng vai trò răn đe hát nhân hơn bao giờ hết.http://soha.vn/chuyen-gia-my-thua-n...ong-phong-thu-ten-lua-my-2017071017414458.htm
  7. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nga tung bằng chứng "ICBM" Triều Tiên phóng chỉ là tên lửa tầm trung
    Hồng Hạnh|10/07/2017 03:45 PM

    4
    [​IMG]
    Đồ họa đường bay của tên lửa Triều Tiên phóng hôm 4/7 do Nga cung cấp
    Nga đã cung cấp bằng chứng cho Liên hợp quốc (LHQ) chỉ ra quả tên lửa mới nhất mà Triều Tiên phóng thành công hôm 4/7 chỉ là tên lửa tầm trung.
    Sốc với động cơ tên lửa Triều Tiên
    Trước đó, phía Mỹ khăng khăng vàTriều Tiêncũng lên tiếng khẳng định đó là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

    Theo kênh truyền hình RT, trong bức thư của phái đoàn Nga tại LHQ gửi tới Tổng thư ký LHQ và Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA), có đoạn:

    "Hệ thống radar loại Voronezh được lắp đặt tại khu vực Irkutsk đã theo dõi lần phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Hwasong-14 của Triều Tiên. Quả tên lửa này bay được quãng đường dài 510 km trong 14 phút, đạt độ cao 535 km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản".

    Một hình đồ họa đường bay của tên lửa và khu vực mà nó bay qua cũng được đính kèm trong bức thư.

    Bằng chứng này do Bộ Quốc phòng Nga thu thập, được gửi tới cho LHQ sau khi HĐBA nảy sinh tranh cãi gay gắt về loại tên lửa mà Triều Tiên phóng thử đầu tuần qua.

    Tổng Thư ký LHQ nhất trí với đánh giá của Mỹ cho rằng tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên thực sự sở hữu tính năng kỹ thuật của loại tên lửa ICBM.

    Một quan chức LHQ giải thích vào ngày 5/7: "Theo như các tham số, loại tên lửa này có tầm bắn khoảng 6.700 km nếu như được phóng theo một quỹ đạo phù hợp hơn, có thể biến nó thành ICBM theo như định nghĩa hay được sử dụng".

    Dựa vào lời tuyên bố của Triều Tiên và bản đánh giá của Mỹ, loại tên lửa Bình Nhưỡng phóng thử vừa rồi có nguy cơ gây ra một mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ và khu vực.

    Đại sứ Mỹ tại LHQ đã nhanh chóng thúc giục HĐBA LHQ họp mặt để đề ra phương án trừng phạt mới cho Triều Tiên. Tuy nhiên Lầu Năm Góc không thể đưa ra dữ liệu theo dõi của mình chứng minh đó là tên lửa ICBM.

    Việc hiểu rõ loại tên lửa mà Triều Tiên phóng hôm 4/7 rất cần thiết đối với quá trình đối phó Triều Tiên. Không giống Mỹ - lúc nào cũng khẳng định không loại trừ biện pháp quân sự, Nga và Trung Quốc đề xuất một giải pháp hòa bình tránh các lệnh trừng phạt thêm lên Triều Tiên.

    http://soha.vn/nga-tung-bang-chung-...hi-la-ten-lua-tam-trung-20170710153830111.htm
    --- Gộp bài viết: 11/07/2017, Bài cũ từ: 11/07/2017 ---
    Nga có bằng chứng hẳn hoi, thông số cụ thể, còn Mỹ chỉ phán bừa mà ko hề có lấy 1 bằng chứng, ảnh chụp đồ họa cụ thể nào

    Nếu Mỹ khẳng định THAAD, Aegis hoặc bất kì hệ thống radar nào của nó phát hiện được tên lửa TT vừa rồi, thì hãy chứng minh bằng bằng chứng thực tế chứ ko phải vài dòng trên báo mạng, đơn giản nhất là ảnh chụp màn hình radar hoặc đồ họa cụ thể
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Dấu hiệu tên lửa Triều Tiên có thể lừa hệ thống đánh chặn Mỹ
    Nắp che rỗng trên tên lửa Triều Tiên có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có khả năng sử dụng đầu đạn giả đánh lừa đối phương.
    [​IMG]
    Tên lửa ICBM của Triều Tiên được lắp đặt phần nắp che rỗng màu vàng. Ảnh: Business Insider.

    Các chuyên gia quân sự mới đây phát hiện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14 của Triều Tiên được lắp đặt một nắp che rỗng hình nón thay vì một phần mũi rắn chắc như hầu hết mẫu tên lửa trước đó của Bình Nhưỡng, theo Business Insider.

    Theo chuyên gia tên lửa David Schmerler, thuộc trung tâm nghiên cứu ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, phần nắp che hình nón thường là dấu hiệu cho thấy tên lửa có thể mang nhiều đầu đạn.

    "ICBM thường sử dụng nắp che trong trường hợp được lên kế hoạch để phóng nhiều đầu đạn có khả năng tái xâm nhập khí quyển hoặc nhiều đầu đạn 'mồi bẫy'", Schmerler phân tích.

    Schmerler cho rằng mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định Triều Tiên có khả năng lắp đặt nhiều đầu đạn hạt nhân thu nhỏ lên một tên lửa, nhưng Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể sử dụng các đầu đạn giả để đánh lừa hệ thống phòng thủ của Mỹ.

    Cụ thể, một nắp che rỗng có thể chứa nhiều khối cầu đóng vai trò là những đầu đạn giả. Khi tên lửa đánh chặn lao tới, các khối cầu sẽ tự động bung ra khiến tên lửa rất khó phân biệt đâu là đầu đạn hạt nhân thật.

    "Mặc dù Triều Tiên chưa từng tuyên bố công khai rằng tên lửa của nước này được lắp đặt đầu đạn giả, nắp che rỗng hình nón trên Hwasong-14 cho thấy khả năng này là rất cao", chuyên gia Schmerler nhấn mạnh.


    Tên lửa Hwasong-14 khai hỏa.

    Triều Tiên hôm 4/7 phóng thử tên lửa Hwasong-14 ra biển Nhật Bản. Tên lửa bay cao 2.802 km, xa 933 km. Theo giới chuyên gia, nếu phóng với góc chuẩn, Hwasong-14 có tầm bắn lên tới 6.700 km, được xếp vào hàng ICBM. Các cơ quan tình báo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều kết luận đây là "cột mốc đáng sợ" trong chương trình tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đạt được sớm hơn nhiều năm so với ước tính của họ.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...co-the-lua-he-thong-danh-chan-my-3611268.html
  9. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Ông Kim quả là cao tay gớm toàn chơi bài lừa với mỹ
  10. Forex1

    Forex1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2017
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Nòng pháo không ngẩng cao và tốc độ quay không nhanh vì vậy không phát triển dòng tên lửa phòng không bắn qua nòng bạn à.

Chia sẻ trang này