1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Theo NewYork Time ( NYT ) thì các tổ chức điều tra độc lập đã nghi ngờ và đoan chắc rằng nhà máy sản chế tạo tên lửa đạn đạo Ukraine chuyển giao công nghệ động cơ tên lửa cho Bắc Triều Tiên , giúp nước này tiến thần tốc trong việc chế tạo các loại tên lửa liên lục địa ( ICBM ) hiện nay
    Bulletin of the Atomic Scientists vào tuần trước đã ra bản tin cho biết Hwasong-14 , tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Bắc Triều Tiên sử dụng một loại động cơ mới rất có thể liên quan đến RD-250

    [​IMG]
    Tên lửa Hwasong-14

    Nhà máy sản xuất tên lửa Yuzhmash tọa lạc tại thành phố Dnipro, Ukraine từng là nơi sản xuất các tên lửa liên lục địa SS-18 Sartan cho Liên Xô , tuy nhiên sau khủng hoảng chính trị Ukraine 2014 thì người Nga đã không còn đặt hàng Yuzhmash nâng cấp kho tên lửa hạt nhân của mình
    Nhà máy lâm vào trì trệ , không có tiền trả lương cho công nhân viên , các khoản nợ không được trả nên phải bán động cơ RD-250 là động cơ chính cho ICBM của Nga/Liên Xô cho Bắc Triều Tiên nhằm cứu vãn tình hình tài chính công ty khỏi sụp đổ . Trong khi đó chính quyền Ukraine của Tổng thống Poroshenko không đủ tầm hiểu biết hoặc biết cách kiểm soát nội tình bên trong tổ hợp nhà máy

    [​IMG]
    Tổng thống Poroshenko đến thăm nhà máy Yuzhmash vào 2014

    Sau thất bại trong việc phóng tên lửa Musudan vào năm ngoái thì chỉ cần 9 tháng để cho kỹ sư Bắc Triều Tiên sử dụng công nghệ từ động cơ RD-250 để phát triển động cơ cho các tên lửa đạn đạo nội địa


    Thời gian đầu thì Bắc Triều Tiên quan tâm đến thiết kế của tên lửa đạn đạo R-27 sử dụng cho các tàu ngầm hạt nhân Nga , được phát triển bởi phòng chế tạo Makeyev . Tuy nhiên R-27 quá phức tạp để có thể mô phỏng và chế tạo theo nên Bắc Triều Tiên quan tâm đến các tổ hợp công nghiệp còn sót lại của Liên Xô đặt ở Ukraine , đặc biệt là Yuzhmash ( với Phòng thiết kế lừng danh Yuzhnoye ) . Đơn giản vì Yuzhnoye OKB được Liên Xô chỉ đạo phát triển các tên lửa đạn đạo mặt đất nên ít phức tạp hơn
    Vào tháng 7/2014 thì theo báo cáo của Quỹ Carnegie cho Hòa bình Quốc tế , cho biết các kỹ sư của Yuzhmash đã ngưng làm việc vì không được trả lương và có thể đã bắt đầu bán các công nghệ quan trọng về tên lửa

    [​IMG]
    Động cơ tên lửa Triều Tiên với kết cấu y chang RD-250

    Norbert Brügge , một chuyên gia phân tích của Đức cho biết phân tích từ phim tuyên truyền của Bắc Triều Tiên thì động cơ tên lửa nước này y hệt động cơ RD-250 của Yuzhmash chế tạo từ họng xả , đường kính đến chiều dài


    Nguồn :https://www.nytimes.com/2017/08/14/...al&utm_source=twitter.com&utm_campaign=buffer
    beta22, loithuxua, Tifavn1 người khác thích bài này.
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Phen này Nhật hàn đái ra maú =))
  3. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    "Liên quan đến việc Trump liên tục đe doạ tấn công Ủn, mình có đọc một đoạn phỏng vấn cựu ngoại trưởng Mỹ -
    ông George Sultz (dưới thời Reagan) về việc Mỹ có nên đe doạ Bắc Triều tiên hay không.

    Ông Sultz kể hồi ông còn đi lính, cấp trên của ông dạy là : "hãy coi khẩu súng của mình như người bạn thân nhất, nhưng tuyệt đối không chĩa vào ai nếu thật sự các anh không muốn bóp cò, không doạ nạt xuông. "

    Khi Sultz kể cho Reagan nghe chuyện này, TT Mỹ gật gù : đúng là chúng ta phải cẩn thận lời nói, chúng ta sẽ nói lời hợp lý đúng mức, và kẻ thù sẽ thấy chúng ta nghiêm túc và có thể sẽ bóp cò thật, và khi kẻ thù biết điều đó có lẽ chúng ta không cần bóp cò !

    Câu chuyện rút ra : hầu hết các vụ xô xát ngoài đường đều bắt nguồn từ những người không muốn xô xát nhưng vì lỡ buông lời doạ nạt cay đắng cho nhau nên chúng phải đánh nhau cho không bị mang tiếng doạ mà không làm :)"
    Phyeudyeu thích bài này.
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128

    BTT từng bắn chìm tàu chiến HQ, pháo kích HQ nhưng Mỹ ko dám làm gì ;-) té ra Mỹ cũng chỉ sủa như con chó thôi, gặp thằng chí phèo là teo liền
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tương quan binh lực hai miền Triều Tiên (1)
    2:58 PM, 31/05/2017, Views: 2979 | By Nhân Vũ

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Bắc Triều Tiên có thực sự là mối đe dọa quân sự? So sánh các tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị của hai miền Triều Tiên. Một cuộc chiến mới ở Triều Tiên sẽ như thế nào?

    Giới thiệu
    Khi mà nguy cơ thực sự nổ ra một cuộc đối đầu quân sự trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa có thể xảy ra, điều quan trọng là phải đánh giá lại tiềm lực quân sự hiện tại của cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Việc phân tích về quân đội hai bên sẽ cho một bức tranh rõ ràng hơn về khả năng xảy ra một cuộc xung đột và một cuộc xung đột như vậy có thể diễn ra như thế nào. Một đánh giá thực tế về cán cân sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như các lực lượng có thể được các đồng minh có khả năng điều động đến cũng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về những động lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển khả năng răn đe hạt nhân thực tế. Có phải là ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên xa rời thực tế về tâm lý như truyền thông phương Tây và chính phủ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc muốn chúng ta tin, hoặc là việc sở hữu vũ khí hạt nhân có phải là cách tốt nhất để Triều Tiên ngăn chặn một cuộc tấn công bởi một liên minh của những kẻ thù mạnh hơn nhiều hay không? Ngoài ra, có phải Triều Tiên thực tế đã trở thành một bãi thử mặt đất vũ khí NBC (hạt nhân, sinh hóa) cho các quốc gia khác, những kẻ sử dụng vị thế của nước Triều Tiên để bí mật thúc đẩy các chương trình vũ khí hủy diệt lớn của mình? Việc duy trì chế độ cộng sản dựa trên cha truyền con nối ở Bình Nhưỡng phục vụ những lợi ích sống của ai?
    Trong khi Triều Tiên sở hữu quân đội lớn thứ tư trên thế giới về quân số, nhưng quân đội Triều Tiên vẫn đang được trang bị các hệ thống vũ khí được sử dụng đầu tiên từ những năm 1950 và 1960. Bên cạnh đó, lực lượng thông thường của nó đã không theo kịp với sự đổi mới công nghệ đã có ảnh hưởng và định hình sự phát triển các hệ thống vũ khí. Hàn Quốc đã chớp lấy những đổi mới công nghệ và phát triển một khả năng quân sự hiện đại, mạnh mẽ trong khi các lực lượng của Triều Tiên vẫn ở tình trạng trì trệ. Điều này cũng đúng đối với Nhật Bản và Mỹ. Để bù đắp sự yếu kém về vật chất kỹ thuật, Triều Tiên đã ngày càng đi theo hướng phát triển phương tiện và khả năng phi đối xứng, cũng như tăng cường đầu tư vào việc phát triển, mua sắm vũ khí hạt nhân và phát triển một hệ thống phương tiện mang phóng tin cậy những vũ khí này.
    Chiến lược quốc phòng
    Triều Tiên đã cơ bản duy trì cùng một chiến lược quân sự trên bán đảo kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, căn cứ vào cán cân sức mạnh quân sự thay đổi theo hướng Hàn Quốc ngày càng chiếm ưu thế, chiến lược này đã được sửa đổi nhiều lần. Phần lớn các lực lượng mặt đất của Triều Tiên đang được triển khai ở tuyến trước, gần với khu phi quân sự (DMZ). Điều này giảm thiểu chi phí hậu cần, do các đơn vị sẽ không phải thay đổi vị trí trong trường hợp quyết định tiến đánh Hàn Quốc hoặc để thực hiện các chiến dịch tiến công hạn chế trên biên giới. Việc triển khai phía trước của quân đội Triều Tiên cũng buộc Hàn Quốc luôn phải duy trì lực lượng ngăn chặn lớn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao dọc theo ranh giới phía nam của DMZ. Mối đe dọa tiến công thường xuyên từ phía bắc cũng khuếch đại ảnh hưởng của bất kỳ hành động đe dọa chính trị xuất phát từ Bình Nhưỡng.
    Hiệu quả của việc triển khai phía trước một số lượng lớn lực lượng mặt đất của Triều Tiên, trong đó có sự tập trung cao độ các đơn vị pháo binh cỡ nòng lớn mà phần lớn trong số đó là pháo kéo và không tự hành, đã trở thành một câu hỏi trong những năm gần đây. Việc triển khai một phần lớn lực lượng mặt đất của Triều Tiên mà nhiều trong số đó có sức cơ động hạn chế, cũng như khoản đầu tư lớn trong nhiều thập kỷ cho một mạng lưới công trình phòng thủ cố định khiến cho các lực lượng này dễ bị vu hồi nhanh chóng bằng các chiến dịch đổ bộ đường biển và đường không. Có thể ban lãnh đạo Triều Tiên đã rút ra bài học này trong chiến tranh Triều Tiên, khi họ bị đánh tạt sườn bằng chiến dịch đổ bộ ở Inchon (Nhân Xuyên). Chiến dịch này là bước ngoặt then chốt dẫn đến thất bại hoàn toàn của Bắc Triều Tiên và họ chỉ thoát khỏi sự hủy diệt hoàn toàn nhờ Trung Quốc nhảy vào vòng chiến.
    Mặc dù khá phụ thuộc vào sức mạnh quân sự Mỹ sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt và trong hầu hết chiến tranh lạnh, Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực kinh tế cho hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc và ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào lực lượng vũ trang Mỹ. Trong khi Hàn Quốc duy trì một cách khôn ngoan mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ và quan hệ quân sự ngày càng tăng với Nhật Bản kể từ thời Shinzo Abe làm Thủ tướng, họ cũng sử dụng nhiều hệ thống vũ khí có khả năng tương thích với các hệ thống radar, truyền tin và các hệ thống chỉ huy chiến đấu của hai đồng minh này. Hải quân Hàn Quốc đang sử dụng hệ thống Aegis và có thể phối hợp với các tàu khu trục tên lửa của cả Hải quân Mỹ và Hải quân Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) trong trong ngắm bắn và tiêu diệt các tên lửa hành trình và máy bay hoặc các tàu chiến mặt nước khác. Mặc dù vẫn còn gần 30.000 quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, quân đội Hàn Quốc đã ngày càng trở nên tự chủ trong việc bảo đảm phòng thủ đất nước. Công nghiệp vũ khí nội địa đã sản xuất nhiều xe thiết giáp và hệ thống vũ khí hiện đại và uy lực mạnh, thậm chí cả máy bay. Công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về trọng tải đóng tàu và cũng đã đóng được nhiều tàu chiến hiện đại thuộc các lớp khác nhau. Trong khi ở phía bắc bán đảo Triều Tiên vẫn vận hành một nền kinh tế cộng sản trì trệ, thì ở phía nam là một cường quốc kinh tế, một nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới tính theo GDP.
    Không quân Hàn Quốc có ưu thế lớn về chất lượng so với đối thủ phía bắc. Điều quan trọng nhất là các phi công Hàn Quốc có số giờ bay cao xa nhiều đối thủ của họ và được huấn luyện bay chiến đấu sát thực tế. Ước tính các phi công Bắc Triều Tiên có 20-25 giờ bay/năm, trong khi phi công Hàn Quốc có ít nhất 130-150 giờ bay/năm. Trong khi Seoul trang bị cho phi đoàn tiêm kích và các phi đoàn không quân chiến thuật của họ các tiêm kích hiện đại thế hệ 3, 4, thì Bình Nhưỡng vẫn phải dựa vào các máy bay tiêm kích và máy bay tiếnn công chủ yếu được phát triển trong thập niên 1960. Mặc dù mạnh mẽ và tin cậy, nhưng một chiếc MiG-21 không thể sánh với một chiếc F-15K hoặc F-16C trong không chiến.
    Một lĩnh vực mà Hàn Quốc đã tụt hậu trong bảo đảm khả năng quốc phòng của mình là lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD). Việc triển khai mới đây một đại đội phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy, mặc dù Triều Tiên đã đạt được tiến bộ trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ hơn có thể mang phóng bằng một tên lửa đạn đạo tin cậy, Hàn Quốc đã chẳng làm được gì mấy để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này. Hàn Quốc đã không làm gì nhiều để phát triển các tên lửa phòng không tầm trung đến tầm xa đủ mạnh vì Không quân Triều Tiên hiện nay là mối đe dọa nhỏ hơn bất cứ lúc nào khác nếu nổ ra xung đột. Hàn Quốc đang vận hành 8 đại đội tên lửa phòng không MIM-104 Patriot PAC-II. Họ có kế hoạch nâng cấp các hệ thống này lên chuẩn PAC-III trong khi tiếp nhận triển khai nhiều hơn các đại đội THAAD trong tương lai gần.
    Lực lượng mặt đất
    Khi so sánh sức mạnh của lực lượng mặt đất của mỗi nước, nếu quá chú trọng vào tổng quân số đàn ông và phụ nữ mặc quân phục sẽ không thể đánh giá chính xác sức mạnh, chất lượng hay khả năng cơ động. Sở hữu 1 triệu quân là một chuyện, nhưng số quân đó được huấn luyện tốt đến đâu, có thể di chuyển nhanh thế nào trên chiến trường hiện đại, họ có các phương tiện nhân bội sức mạnh nào, hệ thống chỉ huy và kiểm soát lực lượng đó có hiệu quả ra sao, và thê đội hậu cần có tầm quan trọng bao trùm bảo đảm cho lực lượng đó có khả năng đến đâu và khả năng thích ứng thế nào? Trong khi Triều Tiên có thể đưa ra trận số quân nhiều hơn, họ so sánh thế nào với các đối thủ phía nam của họ?
    Quân đội nhân dân Triều Tiên
    Quân đội nhân dân Triều Tiên có tổng quân số thường trực xấp xỉ 1,2 triệu quân, với thêm 600.000 quân dự bị. Ngoài ra, còn có Hồng vệ binh công-nông với khoảng 6 triệu người tổ chức thành một lực lượng bán quân sự. Điều này có nghĩa là khoảng ¼ tổng dân số Triều Tiên được tiếp nhận hình thức huấn luyện và làm quen với hoạt động quân sự nào đó và có thể được động viên trong tình huống khẩn cấp quốc gia. Các đơn vị này nhiều khả năng được trang bị vũ khí hạng nhẹ cũ hơn, ít đạn dược và trang bị nên giá trị chiến đấu rất thấp. Nếu không có sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chế độ và hệ thống tổ chức quân sự định hướng theo chiều dọc, việc chỉ huy và kiểm soát một lượng lớn các binh sĩ “công-nông” sẽ là không thể đối với chế độ, và thực sự có thể dẫn đến việc một bộ phận các lực lượng này nổi loạn chống lại nhà nước trong thời gian có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia, đặc biệt là khi tầng lớp lãnh đạo cấp cao của chế độ ở Bình Nhưỡng bị tiêu diệt bằng đòn tiến công chặt đầu thành công.
    Bộ binh và bộ binh cơ giới
    Đại đa số các đơn vị của quân đội nhân dân Triều Tiên được xếp là đơn vị bộ binh hoặc bộ binh nhẹ. Thê đội phòng ngự đầu tiên gồm 4 quân đoàn bộ binh là các quân đoàn lục quân I, II, IV và V. Mỗi quân đoàn gồm 4 sư đoàn bộ binh, ngoại trừ quân đoàn lục quân II chỉ có 3 sư bộ binh. Các binh đoàn bộ binh này nắm giữ một số hệ thống đường hầm và boong-ke nằm dọc theo DMZ cực kỳ kiên cố và ở độ sâu lớn. Bốn quan đoàn được hỗ trợ bởi quân đoàn pháo binh độc lập là quân đoàn pháo binh 620.
    Nằm ở phía sau các quân đoàn bộ binh là 2 quân đoàn bộ binh cơ giới hóa (các quân đoàn cơ giới hóa 806 và 815) và 1 quân đoàn thiết giáp (quân đoàn thiết giáp 820), cấu thành thê đội phòng ngự thứ hai. Mỗi quân đoàn cơ giới gồm 5 lữ đoàn bộ binh cơ giới. Các đơn vị cơ động này có thể phản ứng nhanh chóng để tăng cường cho khu vực hiểm yếu trên tiền duyên, nhanh chóng khai thác các cơ hội tiến công phát sinh và phản công khi cần thiết. Các đơn vị này là thê đội phòng ngự thứ hai mạnh mẽ và tạo thành lực lượng dự bị cơ động hùng mạnh có thể tăng cường cho phòng ngự hoặc dẫn đầu một cuộc phản công.
    Thê đội phòng ngự thứ ba gồm 3 quân đoàn bộ binh (các quân đoàn lục quân III, VII và XII), mỗi quân đoàn có từ 2-3 sư bộ binh. Ngoài ra, trong biểu tổ chức và biên chế của 3 quân đoàn này còn có 8 sư bộ binh dự bị. Các quân đoàn bộ binh này được hỗ trợ bởi 1 quân đoàn pháo binh độc lập (Quân đoàn pháo binh Kangdong). Ngoài ra, Bình Nhưỡng có ít nhất 4 lữ đoàn bộ binh được giao nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh phòng thủ Bình Nhưỡng.
    Thê đội phòng ngự thứ tư gồm 4 quân đoàn bộ binh (các quân đoàn lục quân VIII, IX, X và XI), và 2 quân đoàn bộ binh cơ giới hóa (các quân đoàn cơ giới hóa 108 và 425). Mỗi quân đoàn lục quân có ít nhất 2 sư bộ binh, còn mỗi quân đoàn cơ giới hóa được biên chế 5 lữ bộ binh cơ giới và có thể là cả một số lữ bộ binh nhẹ. Các đơn vị này được triển khai cách xa khu vực DMZ, nhưng được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới với Trung Quốc và hầu hết đường bờ biển dài phía đông, giáp biển Nhật Bản.
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân bánh lốp M-2010 6×6 của Triều tiên, biến thể của BTR-80 của Liên Xô. M-2010 được sản xuất nhiều hơn ở biến thể 8×8
    Bộ binh Triều Tiên được trang bị vũ khí thời Liên Xô hoặc vũ khí sản xuất theo giấy phép hay sao chép trái phép các vũ khí Liên Xô. Hầu hết vũ khí bộ binh được thiết kế và cung cấp cho Bắc Triều Tiên trong những năm 1950 và 1960 khi quan hệ với Liên Xô là khá tốt và chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn cao trào. Liên bang Nga không sẵn sàng cung cấp cho Bắc Triều Tiên các loại vũ khí bộ binh hiện đại như các biến thể hiện đại của súng trường tiến công AK-74 (mặc dù Quân đội nhân dân Triều Tiên đang sử dụng các bản sao chép sản xuất trong nước) và thế hệ tên lửa chống tăng có điều khiển hiện tại. Nga làm thế vì nhiều lý do, chủ yếu là chính trị (tôn trọng các quy định của LHQ) và cũng là để giảm thiểu việc sản xuất trái phép và bán vũ khí sao chép của Nga. Các loại vũ khí bộ binh mà Bắc Triều Tiên sao chép vũ khí Nga có tính năng kém hơn nguyên bản, nhưng họ cũng có các vũ khí sao chép khá tốt để làm vũ khí tin cậy và hiệu quả trang bị cho các lực lượng tiền tuyến và dự bị của Quân đội nhân dân Triều Tiên.
    Các đơn vị bộ binh cơ giới hóa được tổ chức thành 4 quân đoàn bộ binh cơ giới, trong đó 2 quân đoàn được bố trí trong phạm vi cách DMZ 100 km. Các xe bọc thép trang bị cho các đơn vị cơ giới hóa tất cả đều là xe nhập khẩu từ Trung Quốc và Liên Xô, hoặc các loại xe tương tự do Triều Tiên tự sản xuất. Đa số xe bọc thếp trang bị cho các quân đoàn cơ giới hóa là BTR-60 và BTR-80 của Liên Xô hoặc biến thể sao chép nội địa của chúng là M-2010 (sản xuất theo 2 biến thể 6×6 và 8×8), hoặc Type-63 của Trung Quốc. Type-63 đã được Triều Tiên sao chép và sản xuất với tên gọi là VTT-323. Triều Tiên cũng đã phát triển Type-63 thành xe tăng lội nước hạng nhẹ BT-85, và sử dụng các bộ phận, linh kiện của cả M-2010 và BT-85 vào xe bọc thép chở quân Chunma-D (Model-2009). Xe chiến đấu bộ binh duy nhất trong quân đội Triều tiên là BMP-1 của Liên Xô với tên gọi là Korshun. Quân đội Triều Tiên không có một loại xe chiến đấu bộ binh hiện đại ngang tầm với các xe của Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ.
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân Chunma-D của Triều Tiên. Đây là thiết kế nội địa dựa trên cả xe bọc thép chở quân BTR của Nga (tháp pháo) và Type-63 của Trung Quốc
    Tăng-thiết giáp
    Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất về mức độ tụt hậu của Triều Tiên về công nghệ các hệ thống vũ khí thiết giáp là lĩnh vực thiết kế xe tăng chủ lực. Quân đội Triều Tiên có hàng ngàn xe tăng trong các đơn vị thường trực, cũng như hàng ngàn chiếc dự trữ. Các xe tăng chủ lực ở tuyến 1 tất cả đều dựa trên các thiết kế T-55 và T-62 của Liên Xô, là các xe tăng được thiết kế và đưa vào trang bị từ thập niên 1950 và 1960.
    Xe tăng chủ lực hiện đại nhất trong trang bị của Triều Tiên là Pokpung-ho. Pokpung-ho rõ ràng là được chế tạo dựa trên cả T-62 và T-72, nhưng được cải tiến nhiều và có một số nâng cấp quan trọng. Pokpung-ho có khung gầm của T-62 được kéo dài, một số điểm tương đồng ở thân xe với T-72, lắp thêm các tấm giáp phản ứng nổ (nâng cấp Pokpung-ho III) và lắp thêm các tấm giáp composite cho mặt trước tháp pháo. Các Pokpung-ho II và III dường như được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, trong khi tất cả các biến thể trước đó được trang bị một pháo chính 115mm. Quân đội Triều tiên hiện có khoảng 500-1.000 xe tăng Pokpung-ho thuộc tất cả các biến thể, và 1.000 xe tăng Chonma-ho (dựa trên T-62M).
    Ngoài ra, trong biên chế còn có 2.500 xe tăng chủ lực khác, kể cả số xe tăng trong lực lượng tăng-thiết giáp dự bị. Số xe chủ yếu thuộc các loại T-62M, T-55 và Type-59. Ngoài ra, quân đội Triều Tiên còn duy trì hàng trăm xe tăng hạng nhẹ lội nước của Liên Xô và do Triều Tiên sản xuất, nhiều khả năng là để tăng cường cho đội tàu đổ bộ cổ lỗ của Hải quân nhân dân Triều Tiên. Cũng có khả năng một số lượng đáng kể tăng T-34-85 vẫn đang được cất giữ trong các kho dự trữ.
    [​IMG]
    Các xe tăng chủ lực Pokpung-ho III trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng. Trên tháp xe có lắp 1 hệ thống tên lửa phòng không mang vác và 2 tên lửa chống tăng có điều khiển, thân và mặt trước tháp xe được lắp thêm giáp tăng cường

    Pháo binh
    Có lẽ ưu thế quân sự rõ ràng duy nhất của Triều Tiên đối với Hàn Quốc là ưu thế áp đảo của họ về cả pháo thông thường và tên lửa pháo binh. Triều Tiên có khoảng 8.600 khẩu pháo, gồm cả pháo tự hành và pháo kéo, khoảng 5.500 hệ thống rocket phóng loạt (pháo phản lực) trang bị cho lực lượng pháo binh Triều Tiên. Ít nhất một nửa số pháo này được bố trí ở phía trước, dọc theo khu vực DMZ và các hệ thống rocket phản lực có thể tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
    Quân đội Triều Tiên có 2 quân đoàn pháo binh độc lập, trang bị cả pháo tự hành và pháo kéo. Các loại pháo thông thường có cỡ nòng từ 100-170 mm. Pháo tự hành lớn nhất là Koksan M-1989, pháo này được cho là sự kết hợp một loại pháo hải quân hoặc pháo bờ biển của Liên Xô với một khung gầm được chế tạo trên cơ sở khung gầm tăng T-55 kéo dài. Pháo Koksan có thể bắn đạn pháo có rocket trợ đẩy tầm bắn xấp xỉ 60 km (37 dặm). Tầm bắn này đã được xác nhận trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) khi các đại đội pháo binh Iraq trang bị pháo Koksan bắn phá Kuwait trong cuộc xâm lược đầu tiên.
    [​IMG]
    Các đại đội pháo hạng nặng Koksan M-1989 tập trận bắn đạn thật trên bờ biển phía tây Bắc Triều Tiên
    Một cuộc bắn thử hệ thống rocket phóng loạt tự hành mới do Triều Tiên tự thiết kế và sản xuất dựa trên khung gầm xe tải hạng nặng với sự tham dự của Kim Jung-Un đã được giới thiệu công khai ngày 3/3/2016. Mặc dù đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2015, đoạn video quay vào tháng 3/2016 là lần đầu tiên việc sử dụng thực tế pháo phản lực này được công khai giới thiệu. Một số nhà phân tích cho rằng, tên lửa mà hệ thống này sử dụng là dựa trên tên lửa SY300 của Trung Quốc. SY300 có thể được trang bị hệ dẫn kết hợp của quán tính và vệ tinh. Hiện chưa rõ tên lửa được sử dụng trong hệ thống mới này có khả năng như thế hay không, nhưng nhiều khả năng nó có tầm bắn tối đa 100-130 km (62-80 dặm).
    [​IMG]
    Ngày 3/3/2016, Triều Tiên bắn thử hệ thống 300mm MLRS nội địa dùng khung gầm xe tải hạng nặng của Trung Quốc và có thể là tên lửa có điều khiển SY-300 của Trung Quốc

    [​IMG]
    Bản đồ cho thấy tầm bắn ước tính và mật độ đạn nổ lý thuyết từ một cuộc pháo kích ồ ạt của Triều Tiên ồ ạt nhằm vào Hàn Quốc
    Mặc dù các tuyên bố trước đây của giới lãnh đạo Bình Nhưỡng đã đe dọa nếu xảy ra chiến tranh, pháo tầm xa của họ sẽ được sử dụng để biến Seoul thành “biển lửa”, mặc dù khả năng xảy ra điều này sẽ là khá thấp. Một cuộc pháo kích vũ bão, ồ ạt nhằm vào mục tiêu là thủ đô Hàn Quốc, chứ không phải các căn cứ quân sự và các điểm tập trung quân đội sẽ chẳng đem lại lợi ích gì nhiều trong thực tế cho quân đội Triều Tiên mà sẽ làm bộc lộ các lực lượng pháo binh trước hỏa lực phản pháo và không kích trả đũa. Việc pháo kích hạn chế vào thủ đô Seoul rất có thể xảy ra nhằm mục đích tuyên truyền, chứ không phải là hoạt động pháo kích tập trung của hàng ngàn tên lửa như người ta lo ngại. Các cơ sở quân sự và địa điểm tập trung quân sẽ là mục tiêu hứng chịu chủ yếu của bất kỳ cuộc pháo kích ồ ạt nào.

    Lục quân Hàn Quốc
    Lục quân Hàn Quốc có tổng quân số thường trực là 490.000 quân, nhưng cuộc cải cách quân sự đặt ra mục tiêu giảm tổng quân số xuống còn 400.000. Ngoài ra, còn có 4,5 triệu đàn ông và phụ nữ trong lực lượng dự bị vốn chia thành Lực lượng dự bị động viên (4 năm đầu dự bị) và Lực lượng dự bị nội địa (4 năm cuối dự bị). Hàn Quốc có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18-35. Hai năm phục vụ trong quân thường trực và thêm 8 năm trong lực lượng dự bị.
    Trong khi lực lượng mặt đất Hàn Quốc thua kém nhiều kẻ thù phía bắc về quân số, nhưng lại có các ưu thế về trang bị tốt hơn, các hệ thống vũ khí công nghệ cao, đào tạo tốt hơn và sự hỗ trợ của lực lượng không quân hiện đại, hùng mạnh. Những yếu tố này có vai trò làm cân bằng cuộc chơi, và nếu tính đến hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, Hàn Quốc còn có thể dựa vào các nguồn lực bổ sung của các lực lượng Mỹ đóng ở Hàn Quốc, cũng như ở Nhật Bản, Guam và Saipan. Mỹ hiện có đạo quân mạnh 28.000 quân đóng tại Hàn Quốc và 50.000 quân nữa đóng thường trực tại Nhật Bản.
    Bộ binh và bộ binh cơ giới
    Các lực lượng mặt đất của Lục quân Hàn Quốc đã trải qua một cuộc cải tổ đáng kể để giảm sự trùng lắp về chỉ huy và kiểm soát và hậu cần để kiện toàn. Đồng thời, quân chủng này cũng đang bị cắt giảm từ 47 sư đoàn (22 sư thường trực) xuống còn 38, đi kèm việc cắt giảm xấp xỉ 18% quân số. Việc củng cố các đơn vị cỡ tập đoàn quân đã dẫn đến Bộ chỉ huy tác chiến số 1 và Bộ chỉ huy tác chiến số 2 mỗi bộ chỉ huy kiểm soát 2 tập đoàn quân. Mỗi tập đoàn quân đội gồm 4 quân đoàn, cộng với các đơn vị pháo binh, công binh và và bảo đảm phối thuộc. Các binh chủng của Hàn Quốc được xây dựng theo mô hình của Mỹ và sử dụng hỗn hợp vũ khí trang bị cả của Hoa Kỳ và do Hàn Quốc thiết kế, sản xuất. Toàn bộ vũ khí hạng nhẹ và trang bị cá nhân có nguồn gốc từ Mỹ. Yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng mặt đất của Mỹ và Hàn Quốc phối hợp tác chiến và đơn giản hóa đáng kể công tác bảo đảm hậu cần. Ngay cả các hệ thống vũ khí và xe bọc thép sản xuất tại Hàn Quốc cũng chia xẻ nhiều bộ phận với các loại vũ khí và xe bọc thép tương tự của Mỹ.
    Lục quân Hàn Quốc có 3 sư đoàn bộ binh cơ giới, mỗi sư gồm 3 lữ đoàn. Sư đoàn bộ binh 8 bao gồm các lữ bộ binh 10, 16 và 21. Sư đoàn bộ binh 26 gồm các lữ bộ binh 73, 75 và 76, và Sư đoàn bộ binh 30 gồm các lữ bộ binh 90, 91 và 92, tất cả đều đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ chỉ huy tác chiến số 2. Phần lớn các xe bọc thép trong các sư đoàn này là xe bọc thép chở quân K200 cũ hơn vốn dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh AIFV của Mỹ (còn AIFV lại dựa trên xe bọc thép chở quân M113 nổi tiếng), và các xe chiến đấu bộ binh mới sản xuất nội địa K-21. K200 có nhiều đặc điểm của xe AIFV của Mỹ và được sản xuất trong nước bởi Daewoo (nay là một bộ phận của hãng Doosan). Về hình thức, xe này rất giống họ xe bọc thép ACV của Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ vì cả hai đều dựa trên AIFV.
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân K200 trong một cuộc tập trận mùa đông
    Là một bước tiến lớn so với K200, xe chiến đấu bộ binh K21 do Doosan Infracore (chi nhánh của Tập đoàn Doosan) sản xuất, là một xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới. K21 có sức cơ động, vỏ giáp bảo vệ và hỏa lực mạnh hơn K200. K21 cũng vượt trội so với M3A2 Bradley của Mỹ ở hầu hết các khía cạnh, có vỏ giáp bảo vệ gầm xe tốt hơn, không gian trong xe dành cho bộ binh lớn hơn (9 người), và hỏa lực của 1 pháo tự động 40mm mạnh hơn. Các pháo tự động Bofors 40mm sản xuất trong nước có tốc độ bắn 300 phát/phút và có thể tiêu diệt xe tăng hạng nhẹ và các loại xe chiến đấu bọc thép khác ở tầm khá xa. K21 còn được trang bị 2 tên lửa chống tăng có điều khiển và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Những xe K21 đầu tiên được đưa vào trang bị từ năm 2011 và tiếp tục được cung cấp đến năm 2017.
    [​IMG]
    Hai xe chiến đấu bộ binh K21 chạy sau 1 xe chiến đấu bộ binh M3A2 Bradley tại một căn cứ quân sự ở Hàn Quốc. Lưu ý đến kích thước so sánh của 2 loại xe này
    Khung gần xe K21 đã được dùng cho một số xe bọc thép thế hệ mới khác, trong đó có một số hệ thống phòng không tự hành. Do có trọng lượng lớn nên xe có sức nổi kém khi bơi. Những chiếc phao lớn ở hai bên sườn xe được sử dụng và bơm lên để giúp xe vượt vật cản nước sâu. Lục quân Hàn Quốc yêu cầu tất cả các loại xe bọc thép tuyến đầu đều phải có khả năng bơi do địa hình có nhiều sông ngòi chạy ngang bán đảo Triều Tiên từ đông sang tây. Có 16 sông lớn với nhiều sông nhánh chảy vào các con sông lớn này. Do đó, cần phải có các xe lội nước để duy trì nhịp độ hành quân cần thiết cho các chiến dịch thọc sâu mà không phải chờ các phương tiện bắc cầu hạng nặng tiến lên trước và bắc cầu.
    [​IMG]
    K-21 với các tấm chắn ngăn nước và các phao nổi được bơm căng. Việc phải có thêm các thiết bị này là một điểm yếu trong thiết kế xe mà hãng Doosan Infracore đang tìm cách khắc phục
    Tăng-thiết giáp
    Lục quân Hàn Quốc có 4 lữ đoàn thiết giáp trong biên chế thường trực, 1 lữ thuộc Bộ chỉ huy tác chiến số 1 và 3 lữ thuộc Bộ chỉ huy tác chiến số 2. Quân chủng này được trang bị khoảng 1.500 xe tăng chủ lực K1 và K1A1, khoảng 300 tăng chủ lực thế hệ mới K2 Black Panther. K1A1 có tính năng gần tương đương với M1A1 Abrams của Mỹ, còn nhiều nhà phân tích coi K2 là xe tăng chủ lực tiên tiến nhất thế giới, ngang ngửa với tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga và tăng cải tiến M1A2SEPv.3 của Mỹ. Với vỏ giáp bảo vệ ít nhất tương đương với biến thể mới nhất của M1 Abrams, K2 được trang bị hệ thống phòng vệ tích cực và các phương tiện phòng vệ khác (mà M1A2SEPv3 không có), hơn nữa lại nhẹ hơn 7 tấn so với xe tăng Mỹ. K2 là tăng chủ lực đắt nhất đang được sản xuất trên thế giới hiện nay với đơn giá 7,5 triệu USD. K2 chỉ sử dụng công nghệ và phương pháp sản xuất trong nước, và nó cho thấy công nghiệp quốc phòng đã tiến xa như thế nào kể từ những năm 1980. Tăng Black Panther phần lớn bị người ta bỏ qua và ít được biết đến, mặc dù ở nhiều mặt, nó là đỉnh cao trong lĩnh vực phát triển xe thiết giáp. Nó chắc chắn là phương tiện nhân bội sức mạnh đáng kể của Hàn Quốc nhằm ngăn chặn và đánh bại mọi cuộc xâm lăng quân sự từ miền Bắc.
    [​IMG]
    Một xe tăng K1A1/A2/E2 được ngụy trang đang diễn tập gần khu vực DMZ
    Lực lượng còn lại trong sức mạnh thiết giáp của Hàn Quốc gồm các xe tăng M48A5K1/K2, vốn là biến thể nâng cấp lớn của tăng M48 Patton mà Mỹ đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1952. M48A5K được trang bị pháo lớn hơn với 1 khẩu pháo chính 105mm KM68A1 và được trang bị máy đo xa laser, máy tính đường đạn và hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Trong biên chế Lục quân Hàn Quốc hiện có khoảng 800 tăng M48 (thuộc cả 2 biến thể A3K và A5K).
    [​IMG]
    M48A5K2 (K1 được lắp các tấm chắn bên sườn xe) đang huấn luyện vượt sông. Mặc dù là một thiết kế xe tăng cũ, các xe tăng nâng cấp M48A5K rất phù hợp với địa hình đồi núi vốn chiếm 70% diện tích bán đảo Triều Tiên và có sự cân bằng tốt về khả năng cơ động, sức mạnh hỏa lực và vỏ giáp bảo vệ khi so sánh với phần lớn các xe tăng mà chúng có thể phải đối mặt trong chiến đấu

    Pháo binh
    Mặc dù CHDCND Triều Tiên nổi tiếng về sự ưu ái dành cho “Vua chiến trường” (pháo binh), Hàn Quốc cũng triển khai một số lượng lớn pháo thông thường và tên lửa pháo binh, mặc dù đa số là có cỡ nòng nhỏ hơn. Sự thua kém về cỡ nòng của pháo binh Hàn Quốc được bù lại bằng độ chính xác và khả năng cơ động. Đa số pháo binh Hàn Quốc, cả pháo thông thường lẫn tên lửa pháo binh, là các loại tự hành và có khả năng cơ động cao hơn, do đó có những lợi thế chiến thuật và chiến lược.
    Lục quân Hàn Quốc có khoảng 4.000-5.000 khẩu pháo kéo cả trong lực lượng thường trực và dự bị, chủ yếu là lựu pháo 105 mm và 155 mm, khoảng 2.000 lựu pháo tự hành K55A1 và K9 Thunder. K55A1 tương đương với M109 Paladin của Mỹ, còn K9 là pháo tự hành thế hệ mới, có sự vượt trội đáng kể so với Paladin. K9 do Samsung Techwin sản xuất, có khả năng cơ động tốt hơn nhiều, khả năng sống còn cao hơn, tầm bắn xa hơn, máy tính đường đạn và hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn so với loại tiền nhiệm của nó. K9 có kíp xe nhỏ hơn và thậm chí có thể tăng tốc độ bắn bằng cách sử dụng chức năng bắn loạt tự động (MRSI). Khi ở chế độ MRSI, pháo K9 có thể cứ 5 s bắn một phát đạn trong vòng 15 s. Các viên đạn được bắn vào những thời điểm khác nhau và cũng bay theo các quỹ đạo khác nhau nên chúng đến cùng một khu vực mục tiêu một cách đồng thời.
    [​IMG]
    Một đại đội pháo tự hành K9 Thunder đang bắn khi huấn luyện. Mặc dù Hàn Quốc thua kém về số lượng so với các đơn vị pháo binh Triều Tiên, nhưng độ chính xác và tốc độ bắn cao hơn làm giảm đáng kể lợi thế về số lượng. Khả năng cơ động cao hơn cũng giúp pháo binh Hàn Quốc giảm bớt được nguy cơ bị phản pháo
    Hai hệ thống rocket phóng loạt (pháo phản lực) chủ yếu đang được Lục quân Hàn Quốc sử dụng là MLRS M270 của Mỹ và Chunmoo do Hàn Quốc sản xuất. M270 là xe xích dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh M3 Bradley kéo dài. M270 đã được nâng cấp lớn nhiều lần kể từ khi được Lục quân Mỹ nhận vào trang bị vào năm 1983. M270 có thể phóng cả một họ tên lửa ATACMS (Army Tactical Missile System - Hệ thống tên lửa chiến thuật của lục quân), một số có tầm bắn 165 km. Lockheed Martin đã phát triển đạn phản lực có điều khiển GMLRS (Guided MLRS) vào năm 2002 và hiện nay, nó là đạn tiêu chuẩn dành cho M270. GLMRS sử dụng hệ dẫn quán tính và lắp ở mũi rocket XM30 và biến rocket thành thành tên lửa có điều khiển. XM30 cũng có tầm bắn tăng lên đến 70 km.

    Trong khi M270 có khả năng cơ động vốn có của xe bánh xích, vốn là lợi thế quan trọng ở địa hình đồi núi của Hàn Quốc, Lục quân Hàn Quốc đã yêu cầu một loại pháo phản lực thay thế sản xuất trong nước lắp trên một khung gầm bánh lốp. Sở dĩ, họ cần có một pháo phản lực dùng khung gầm bánh lốp là vì họ muốn có khả năng cơ động tốc độ cao các pháo phản lực trên các con đường đã có và thậm chí cả địa hình tương đối gồ ghề để phản ứng nhanh với tình huống chiến thuật và chiến lược thực tế chiến trường hiện đại diễn biến nhanh để giảm xác suất tổn thất do phản pháo và có thể triển khai và thu hồi thật nhanh chóng lực lượng pháo phản lực uy lực mạnh. Kết quả là hệ thống rocket phóng loạt K-MLRS Chunmoo.
    [​IMG]
    Bức ảnh này thể hiện rõ khả năng mang phóng đạn phản lực các cỡ khác nhau của K-MLRS. Pháo phản lực này được lắp các rocket cỡ 227 và 130 mm để trình diễn
    Hệ thống Chunmoo gồm một khung gầm xe tải cơ động cao 8×8 với cabin bọc thép có thể chống đạn con và mảnh đạn pháo, bệ phóng rocket launcher quay lắp 2 thùng rocket. Các thùng rocket này có kích thước và dung lượng khác nhau tùy thuộc vào loại đạn chúng chứa. Các thùng rocket được nạp đạn sẵn và làm kín tại nhà máy và có thể cất giữ trong thời gian dài. Chunmoo có thể bắn mọi loại đạn rocket của các hệ thống MLRS và HIMARS của Lục quân Mỹ, cũng như đạn K136 Kooryong 130 mm. Tùy thuộc loại đạn, tầm bắn hiệu quả của Chunmoo là từ 45-300 km. Chunmoo được coi là vũ khí chủ chốt để đánh trả và chế áp các khẩu đội pháo Triều Tiên.
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tương quan binh lực hai miền Triều Tiên (2)
    3:29 PM, 16/06/2017, Views: 1834 | By Nhân Vũ

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Sự chênh lệch về công nghệ ở các hệ thống vũ khí của các lực lượng mặt đất của Triều Tiên và Hàn Quốc chưa là gì so với sự chênh lệch về không quân giữa hai quốc gia.

    >> Tương quan binh lực hai miền Triều Tiên (1)
    Không quân

    Sự chênh lệch về công nghệ ở các hệ thống vũ khí của các lực lượng mặt đất của Triều Tiên và Hàn Quốc chưa là gì so với sự chênh lệch về không quân giữa hai quốc gia. Trong khi tuyệt đại đa số máy bay của Triều Tiên được thiết kế và sản xuất trong những năm 1950 và 1960, thì Không quân Hàn Quốc được trang bị các máy bay hiện đại, với các lực lượng tiêm kích giành ưu thế trên không và lực lượng máy bay tiến công trang bị hoàn toàn các máy bay thế hệ 4. Trên giấy tờ, số lượng máy bay của Triều Tiên có vẻ nhiều, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Điều quan trọng hơn nhiều là số giờ bay rất ít của các phi công Không quân nhân dân Triều Tiên so với đối thủ ở phía nam vĩ tuyến 38. Kể cả khi các phi công tiêm kích Triều Tiên có trong tay các máy bay hiện đại và tính năng cao hơn, việc họ thiếu số thời gian bay và huấn luyện thực tế sẽ đặt họ vào thế bất lợi không thể vượt qua trong bất kỳ cuộc giao chiến giả định nào với các phi công tiêm kích của Không quân Hàn Quốc. Không quân của Bình Nhưỡng là một con hổ giấy.
    Không quân Triều Tiên
    Người ta thường nói rằng, Bắc Triều Tiên có thể trông cậy vào 800 máy bay chiến đấu trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự với Seoul. Tuy nhiên, con số này khiến người ta nhầm lẫn và không đưa ra một bức tranh chính xác về sự bất lực hoàn toàn của Bình Nhưỡng về không lực so với Hàn Quốc. Rất ít máy bay tiêm kích và tiến công của Triều Tiên thuộc các thiết kế hiện đại, có khả năng không chiến thành công với F-15 và F-16 của Không quân Hàn Quốc, thậm chí cũng chẳng có nhiều trong số đó có khả năng bay. Tình hình kinh tế yếu kém của Bắc Triều Tiên gây ra bởi cả các biện pháp trừng phạt quốc tế và hệ thống kinh tế xơ cứng đã làm cho chế độ hầu như không thể duy trì tỷ lệ cao máy bay chiến đấu, cũng như không cho phép các phi công có số giờ bay cần thiết và huấn luyện để họ có lợi thế cạnh tranh trong chiến đấu thực tế, nhất là khi đây được xem là một điểm yếu mà họ kỳ vọng sẽ khắc phục được. Trong số 800 máy bay chiến đấu, chỉ có một số ít máy bay do Liên Xô thiết kế được mua vào những năm 1970 và 1980 may ra có cơ hội sống sót trong không chiến hiện đại.
    Máy bay tiêm kích/tiến công
    Không quân Triều Tiên sở hữu một số ít các máy bay MiG-29, MiG-23 và Su-25. Ngoài ra, còn có ít nhất 60 MiG-21, 120 chiếc J-7 vốn là biến thể MiG-21 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép. Các máy bay tiến công mặt đất có tính năng cao nhất là 35 chiếc Su-25 và 105 MiG-23. Số máy bay tiêm kích và tiến công còn lại chủ yếu là các máy bay cổ lỗ MiG-17, Mig19 và Su-7 của Liên Xô và các biến thể của chúng do Trung Quốc sản xuất.
    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-21 của Không quân Triều Tiên chuẩn bị cất cánh. MiG-21 là máy bay tiêm kích có số lượng đông đảo nhất của Triều Tiên
    Người ta đã viết nhiều về một lực lượng nhỏ MiG-29 của Triều Tiên đang thực hiện bay tuần tra chiến đấu trên không phận Bắc Triều Tiên, nhưng rất ít người thực sự biết tình trạng hoạt động hay khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng. Không quân Triều Tiên thường được cho là sở hữu tổng công 40 MiG-29, nhưng trên thực tế chỉ có 12-15 chiếc đang hoạt động. Lô đầu tiên gồm 13 MiG-29A và 1 MiG-29B đã được Liên Xô cung cấp vào trong giai đoạn 1988-1992. Lô thứ hai gồm các máy bay MiG-29C được chuyển giao ở dạng SKD và là hạt nhân của chương trình sản xuất máy bay nội địa với nhiệm vụ sản xuất MiG-29 ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, kế hoạch này đã tỏ ra là quá sức đối với công nghiệp Bắc Triều Tiên. Cuối cùng, chỉ có thêm 3 MiG-29C được lắp ráp từ các bộ linh kiện SKD được chuyển giao (có lẽ đủ cho 10 máy bay), nâng tổng số MiG-29C lên vẻn vẹn 17 chiếc hoạt động. Phụ tùng thay thế cho các máy bay này lấy từ phần còn lại của các bộ linh kiện SKD chưa lắp ráp và một lô phụ tùng do Nga cung cấp vào năm 1999.
    [​IMG]
    MiG-29 của Bắc Triều Tiên hạ cánh sau khi bay trình diễn tại triển lãm hàng không tổ chức tại Sân bay Quốc tế Kalma ở Wonsan, Bắc Triều Tiên vào tháng 9/2016
    Máy bay ném bom chiến thuật
    Không quân Tiên Tiên vẫn sử dụng 2 trung đoàn máy bay ném bom chiến thuật Il-28 và H-5. Liên Xô đã chuyển giao cho Bắc Triều Tiên 24 chiếc Il-28 vào cuối những năm 1960, còn Trung Quốc sau đó đã cung cấp thêm các máy bay ném bom H-5, vốn là biến thể sản xuất trái phép của Il-28. Không quân Triều Tiên được cho là có đến 80 máy bay ném bom chiến thuật này trong biên chế trong những thập kỷ qua, nhưng các nhà phân tích không chắc chắn có bao nhiêu chiếc vẫn còn bay được.
    Ngoài các máy bay ném bom hai động cơ cũ, còn có hơn 100 chiếc MiG-23 trong Không quân Triều Tiên cũng có thể tác chiến với vai trò máy bay ném bom chiến thuật hạng nhẹ để thực hiện nhiệm vụ ném bom độ cao lớn để giảm thiểu nguy cơ từ pháo và tên lửa phòng không mặt đất giống như trường hợp đã xảy ra với các máy bay MiG-23 của Không quân Syria trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria. Một số MiG-23 đã bị hỏa lực mặt đất và tên lửa phòng không mang vác (vác vai) bắn hạ ở Syria trong 5 năm qua. MiG-23 không được coi là thiết kế thật thành công và không có sự cải thiện đáng kể so với MiG-21 ở nhiều khía cạnh mặc dù một vài lực lượng không quân của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, các nước châu Phi và Trung Đông vẫn khai thác máy bay này trong các đơn vị tuyến đầu.
    Máy bay tiến công mặt đất/không trợ gần
    Mặc dù Không quân Triều Tiên vẫn đang sử dụng 28 máy bay tiêm kích-bom Su-7BMK, những máy bay cánh cố định tiến công mặt đất hiện đại duy nhất trong biên chế của họ là 36 chiếc Su-25 bố trí tại căn cứ không quân gần Sunchon, Bình Nhưỡng và gồm 32 Su-25K một chỗ ngồi và 4 máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Su-25UBK. Mặc dù Su-25 lần đầu tiên được Liên Xô nhận vào trang bị vào năm 1978, nó vẫn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được đánh giá cao vì độ chắc chắn và tin cậy. Các Không quân-vũ trụ Nga đã sử dụng biến thể nâng cấp của Su-25 với hiệu lực rất cao trong tác chiến ở Syria.
    Trực thăng
    Điều ngạc nhiên là Triều Tiên sử dụng trực thăng do cả Liên Xô và Mỹ sản xuất. Không quân Triều Tiên đang sử dụng các trực thăng vận tải lạc hậu Mi-2 và Mi-8 để chở quân và trang bị, còn Mi-25 (biến thể xuất khẩu của Mi-24 Hind) là trực thăng tiến công chủ yếu với các tính năng cơ bản tương tự Mi-24D. Khoảng 50 chiếc Mi-25 đang được Không quân Triều Tiên sử dụng cấu thành một lực lượng có khả năng hỗ trợ tốt để đẩy lui bất kỳ cuộc tấn công nào của quân đội Hàn Quốc, hoặc chi viện cho lực lượng mặt đất một khi tấn công vượt qua khu vực DMZ. Một lần nữa, hiệu quả chiến đấu của các trực thăng Mi-25 của Triều Tiên chủ yếu được quyết định bởi kỹ năng của phi công của họ. Trong khi các tổ lái được huấn luyện tốt của Nga cho thấy, họ có thể sử dụng trực thăng tiến công này với hiệu quả cao trên chiến trường hiện đại, gần đây nhất và ấn tượng nhất là ở Syria, các phi công Triều Tiên sẽ khó mà theo kịp.
    Trong một hoạt động buôn lậu vũ khí và gián điệp thú vị, Triều Tiên đã tìm cách mua và vận chuyển được 87 chiếc trực thăng MD 500D và E do Boeing, Mỹ sản xuất trong những năm 1984-1985. Hai doanh nhân Mỹ sử dụng một công ty có trụ sở ở Đức như làm bình phong đã vượt qua được luật kiểm soát vũ khí của Mỹ để thực hiện thành công thương vụ này và khi bị phát hiện thì chỉ chịu một án tù ngắn 6 tháng. 87 trực thăng này là trực thăng nhỏ và không có vỏ giáp bảo vệ, nhưng chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ không thám, hoạt động với vai trò trực thăng trinh sát hoặc thậm chí được trang bị làm trực thăng vũ trang tá chiến chống bộ binh khi được lắp súng máy và bệ phóng rocket. Người ta cũng phỏng đoán rằng, một số trực thăng loại này đã được sử dụng để tung và rút lực lượng tác chiến đặc biệt và nhân viên hoạt động ngầm sau khi được sơn giống như các trực thăng MD500 của quân đội Hàn Quốc.
    [​IMG]
    MD500 (ảnh trên) của Triều Tiên và MD500 Defender (ảnh dưới) của Hàn Quốc được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển TOW
    Không quân Hàn Quốc
    Không quân Hàn Quốc là một lực lượng không quân thực sự hiện đại, được trang bị các tiêm kích và máy bay tiến công thế hệ 4, cũng như các máy bay vận tải, hỗ trợ và chỉ huy-báo động sớm (AEW&C) hiện đại. Không quân Hàn Quốc hiện đang trong quá trình mua sắm các máy bay tiếp dầu để tăng tầm và thời gian hoạt động cho các máy bay chiến đấu. Theo chủ trương trở thành quốc gia tự chủ về quân sự của Hàn Quốc, Không quân Hàn Quốc đã phát động chương trình đầy tham vọng sản xuất máy bay tiến công mặt đất siêu âm và huấn luyện phản lực tiên tiến của mình vào năm 1992. Chương trình đã cho ra đời họ máy bay T/F-50, bắt đầu được sản xuất loạt vào năm 2003. Máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến cuối cùng dẫn đến máy bay đa năng hạng nhẹ FA-50 hiện được sử dụng không chỉ trong Không quân Hàn Quốc mà cũng đã thu hút được khách hàng quốc tế.
    [​IMG]
    Máy bay giành ưu thế trên không/đa nhiệm
    Trong khi Triều Tiên dựa vào các tiêm kích chưa được nâng cấp kể từ khi được sản xuất lần đầu tiên trong những năm 1960, ngoại trừ một số ít MiG-29, Không quân Hàn Quốc đã liên tục nâng cấp các máy bay giành ưu thế trên không và tiến công kể từ khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Những tiêm kích F-5 và F-4 từng là trụ cột của Không quân Hàn Quốc đã dần được thay thế bằng F-15K (tương đương với F-15E) và F-16C ở các đơn vị tuyến đầu. Các máy bay mới sản xuất nội địa FA-50 đang dần bổ sung những máy bay chủ lực đã được kiểm nghiệm này làm trụ cột của lực lượng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc trong thập kỷ tới. Hàn Quốc cũng đã ký hợp đồng đặt mua 40 tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II với Lockheed Martin.

    [​IMG]
    Các máy bay giành ưu thế trên không và chiến đấu đa nhiệm của Không quân Hàn Quốc (từ trái sang phải): F-4E Phantom II (đã loại bỏ), F-16C Falcon, F-5E Tiger II (đã loại bỏ), 2 FA-50 Fighting Eagle và F-15K Slam Eagle
    Máy bay huấn luyện phản lực siêu âm và máy bay chiến đấu đa nhiệm TA-50/FA-50 được thiết kế và sản xuất trong nước bởi Korea Aerospace Industries (KAI). Được thai nghén trong thập niên 1990, máy bay đã được hiện thực hóa nhờ sự hợp tác giữa KAI và Lockheed Martin. Khung thân máy bay có một số điểm tương đồng với F-16 và thực sự đã chứng tỏ là một máy bay huấn luyện tốt để đào tạo phi công trẻ lái các tiêm kích F-16 và F-15 khi họ được điều về các đơn vị chiến đấu. TA-50 (máy bay huấn luyện) đã nhanh chóng được phát triển thành máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ FA-50, có thể tác chiến chống các mục tiêu ở cả trên không và mặt đất bằng các loại vũ khí kết hợp. Chi phí mua sắm và vận hành thấp hơn của máy bay đã giành được sự chú ý của quốc gia châu Á khác vốn coi máy bay này là một lựa chọn tốt để thay thế cho các máy bay chiến đấu đắt tiền của Mỹ và châu Âu. Không quân Philippines đang sử dụng 12 chiếc FA-50, 2 trong số đó lần đầu tiên tham chiến khi không kích các tay súng Hồi giáo trên đảo Mindanao vào tháng 1/2017. Cả Indonesia và Thái Lan đều đã mua TA-50 để thay thế máy bay huấn luyện cũ, còn Không quân Iraq cũng sắp nhận 24 FA-50 vào cuối năm 2017.
    Với mục tiêu phát triển một máy bay sản xuất nội địa mới để thay thế các máy bay F-16C hiện có vốn là nòng cốt của lực lượng máy bay tiêm kích Hàn Quốc, Chương trình Tiêm kích tương lai KF-X lần đầu tiên được trù tính vào đầu những năm 2000 và đã phát triển đáng kể từ thời điểm đó. Chính phủ Indonesia trở thành một đối tác của dự án này vào năm 2010, đóng góp kinh phí cho nghiên cứu và phát triển và chế tạo một mẫu chế thử KF-X. Một số nhà phân tích đã mô tả máy bay mới là giống với thiết kế Eurofighter Typhoon, nhưng được tăng cường công nghệ tàng hình. Chưa tính tới sự tiến triển thành công của dự án KF-X, 168 chiếc F-16C của Không quân Hàn Quốc vẫn có lợi thế lớn so với bất kỳ máy bay mà Bắc Triều Tiên sở hữu.

    [​IMG]
    F-15K

    Máy bay tiến công mặt đất và không trợ gần

    Không quân Hàn Quốc không có các máy bay tiến công mặt đất chuyên dụng mà thay vào đó họ dựa vào lực lượng máy bay đa nhiệm đã nêu ở trên để hỗ trợ tác chiến mặt đất bằng các cuộc không kích khi có yêu cầu. Không quân Mỹ có ít nhất 25 máy bay tiến công mặt đất/không trợ gần A-10 Thunderbolt II thuộc Nhóm tác chiến 51 bố trí tại căn cứ không quân Osan. A-10 hiển nhiên là máy bay tiến công mặt đất chuyên dụng có uy lực nhất thế giới, được trang bị pháo nòng quay 30 mm GAU-8 và mang được tải trọng 7.260kg, cùng với 11 giá treo để lắp đặt nhiều loại bom đạn.

    Máy bay chỉ huy-báo động sớm (AEW&C)

    4 máy bay Boeing 737 AEW&C E7A Peace Eye được Hàn Quốc mua như một phần của hợp đồng ký với Boeing vào năm 2006. Toàn bộ số máy bay này đã được bàn giao cho Không quân Hàn Quốc vào năm 2011-2012 sau khi được nâng cấp/cải tiến sâu do hãng KAI tiến hành tại Hàn Quốc. Máy bay AEW&C là phương tiện nhân bội sức mạnh trọng yếu đối với quân đội Hàn Quốc, lực lượng đang phải đối mặt với một kẻ thù có quân số vượt trội. Peace Eye không chỉ có thể hoạt động xâm nhập đường không của Không quân Triều Tiên vào không phận Hàn Quốc mà còn có thể giám sát toàn bộ thông tin liên lạc điện tử của quân đội Triều Tiên và theo dõi sự di chuyển của các đơn vị quân đội đối phương. Radar quét điện tử đa nhiệm (MESA) với tầm bắt bám khoảng 370-400 km, tầm trinh sát tín hiệu điện tử hơn 850 km ở độ cao 9.000 bộ, Peace Eye làm giảm đáng kể cơ hội của quân đội Hàn Quốc khai thác yếu tố bất ngờ trong bất kỳ cuộc tấn công thông thường dự định nào. Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có các máy bay AEW&C và đây là một bất lợi lớn trong bất kỳ cuộc xung đột trong tương lai nào.

    Trực thăng
    Quân đội Hàn Quốc sử dụng hỗn hợp các loại trực thăng của Mỹ, châu Âu và thậm chí cả của Nga. Họ có 3 chiếc AS332 Super Puma và 5 CH-47 Chinook để vận tải, 29 MS-70A (biến thể trực thăng UH-60 Blackhawk sản xuất theo giấy phép) để chở quân. Không quân Hàn Quốc còn có 25 trực thăng tiến công và trinh sát hạng nhẹ MD500 Defender. Phần lớn số trực thăng này được trang bị làm trực thăng chống tăng hạng nhẹ, với 4 tên lửa TOW lắp trên các cánh con. Điều thú vị là quân đội Hàn Quốc còn có một lực lượng nhỏ gồm 7 trực thăng Ka-32 của Nga sử dụng làm trực thăng tìm cứu.
    Máy bay cánh quay mới nhất và có tính năng mạng nhất mà Hàn Quốc đã mua và triển khai là 36 trực thăng AH-64E Apache của Boeing được chuyển giao vào đầu tháng 1/2017. Chúng đã được biên chế cho 2 tiểu đoàn trực thuộc Bộ Chỉ huy Tác chiến không quân của Lục quân Hàn Quốc. Những trực thăng tăng cường cho 30-48 chiếc AH-64D của các lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc theo cơ chế luân phiên. AH-64D đã thay thế phần lớn các trực thăng trinh sát/tiến công hạng nhẹ OH-58D Kiowa mà quân đội Mỹ từng triển khai ở Hàn Quốc. Apache là trực thăng tiến công có uy lực mạnh và phù hợp hơn nhiều khi tính đến số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép có khả năng dẫn đầu bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Bắc Triều Tiên.
    [​IMG]
    Trực thăng đầu tiên trong số 36 chiếc AH-64E Apache Guardian được bốc dỡ tại cảng Pusan vào tháng 1/2017. Các lá cánh quạt rotor chính của chúng được lắp lại trên bến tàu và các trực thăng này đã bay thẳng đến một sân bay quân sự
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tương quan binh lực hai miền Triều Tiên (3)
    7:56 AM, 14/08/2017, Views: 248 | By

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Hải quân Bắc Triều Tiên không có tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước lớn, cũng không thể so sánh về công nghệ với một hải quân thực sự hiện đại. Ngược lại, Hải quân Hàn Quốc có một hạm đội cân đối, hiện đại và hùng mạnh với các tàu chiến mặt nước lớn, tàu tấn công đổ bộ và tảu hỗ trợ đại diện cho một lực lượng hải quân nước xanh thật sự.

    >> Tương quan binh lực hai miền Triều Tiên (1)
    >> Tương quan binh lực hai miền Triều Tiên (2)
    Hải quân
    Hải quân của Triều Tiên và Hàn Quốc có cơ cấu khác nhau, rất khó để so sánh. Hải quân Bắc Triều Tiên không có tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước lớn, cũng không thể so sánh về công nghệ với một hải quân thực sự hiện đại. Hải quân sử dụng nhiều tàu, nhưng hầu hết đã cũ và lạc hậu, có lượng giãn nước nhỏ, hoặc dựa vào khả năng tàng hình để có cơ hội sống sót nào đó trong bất kỳ cuộc xung đột hạn chế nào chứ chưa nói đến cuộc xung đột lớn. Ví dụ, Hải quân nhân dân Triều Tiên được cho là đang sử dụng 70 tàu ngầm; Tuy nhiên, đa số các tàu này là thiết kế của Liên Xô hoặc được sản xuất trong nước hoặc là các tàu ngầm mini với giá trị đáng ngờ. Một hạm đội lớn của các tàu đổ bộ cũ, phần lớn trong số đó được đóng vào những năm 1950 và 1960, sẽ khó để sống sót trong thời gian đủ dài lâu để tiếp cận bãi biển và đổ quân, vũ khí trang bị lên bờ. Không có lực lượng không quân đủ mạnh và các tàu chiến lớn để bảo vệ các tàu đổ bộ, Triều Tiên có rất ít khả năng sử dụng chúng trong một chiến dịch đổ bộ nhằm vào lãnh thổ Hàn Quốc với hy vọng thành công nào đó.
    Hải quân Hàn Quốc, ngược lại, đang có một hạm đội cân đối, hiện đại và hùng mạnh với các tàu chiến mặt nước lớn, tàu tấn công đổ bộ và tảu hỗ trợ đại diện cho một lực lượng hải quân nước xanh thật sự. Một số các tàu này là những tàu chiến tiên tiến nhất và có tính năng mạnh nhất thế giới. Công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc nằm trong số các nước dẫn đầu thế giới và chỉ có Trung Quốc có số lượng tàu đóng ra nhiều hơn Hàn Quốc, còn Nhật Bản đứng sát sạt ở vị trí thứ ba. Các công ty như Hyundai Heavy Industries, Daewoo Ship Building and Engineering và Samsung Heavy Industries đã đi đầu trong lĩnh vực thiết kế và đóng tàu trong vòng ít nhất 30 năm. Kinh nghiệm đóng tàu thương mại này một cách logic đã được áp dụng vào các tàu hải quân.
    Hải quân Triều Tiên
    Hải quân nhân dân Triều Tiên được coi là hải quân nước nâu vì nó không có tàu lượng giãn nước lớn và thời gian đi biển dài nào để tung sức mạnh nào đó ở xa bờ biển Bắc Triều Tiên. Các tàu lớn nhất trong Hải quân Triều Tiên là một số ít các tàu frigate và frigate hạng nhẹ (là các tàu corvette theo tiêu chí hải quân hiện đại). Đa số tàu của Hải quân Triều Tiên là tàu tuần tra nhỏ, tàu đổ bộ có lượng giãn nước nhỏ lạc hậu và một số lượng lớn tàu ngầm điện-diesel lỗi thời và tàu ngầm mini. Mặc dù các tàu ngầm này đã tỏ ra khá hiệu quả trong những năm qua trong việc đổ và rút các đội biệt kích và nhân viện hoạt động ngầm vào Hàn Quốc, nhưng giá trị chiến lược của chúng là một câu hỏi. Chúng có tầm hoạt động hạn chế, kích thước rất nhỏ, không có vũ khí hiện đại và tiếng ồn lớn hơn so với các tàu ngầm mới hơn trong biên chế của hải quân Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
    Tàu khu trục và frigate
    Các tàu chiến lớn nhất trong hải quân Triều Tiên là hai tàu khu trục lớp Najin do Triều Tiên thiết kế và đóng. Một trong hai tàu này (số hiệu 631) đã qua một lần hiện đại hóa lớn tại một xưởng đóng tàu ở Nampo. Sau khoảng một năm rưỡi duy tu và tái trang bị, tàu Najin số hiệu 631 dường như đã được nâng cấp đối với radar chính và radar điều khiển hỏa lực, các pháo vũ nạp đạn bằng tay cũ đã bị loại bỏ, và trang bị các tên lửa chống hạm Kh-35 hiện đại hơn bố trí thành 4 bệ, mỗi bệ mang 2 tên lửa ở giữa tàu. Ngoài ra còn có 2 ụ pháo pháo phòng thủ tầm gần, (có lẽ là pháo nội địa tương tự hệ thống pháo phòng thủ tầm gần AK-630 của Nga), bố trí ở phía sau, cả cả hai bên mạn trái và phải.
    Hai frigate mang trực thăng đã được bổ sung cho hải quân, với hình ảnh vệ tinh ghi lại việc đóng các tàu này ở các cảng Nampo trên bờ biển phía đông và Najin trên bờ biển phía tây của Bắc Triều Tiên. Mặc dù có ít thông tin về các tàu mới, một số đặc tính quan trọng có thể suy ra từ hình ảnh chụp được. Các tàu này có lẽ có lượng giãn nước nhỏ, khoảng 1.300-1.600 tấn, tổng chiều dài 75 m, chiều rộng tối đa 11 m. Các tàu có sân đáp trực thăng lớn ở phía sau và có thể có một nhà chứa máy bay nằm ngay phía trước sân đáp, chia xẻ không gian với phần thượng tầng.
    Về vũ khí trên tàu thì vẫn chưa có thông tin rõ ràng, nhưng có lẽ có các bệ phóng rocket chống ngầm RBU-1200 lắp ở phía trước phần thượng tầng. Nhiều khả năng, các tàu được trang bị một số tên lửa hạm đói không tầm ngắn và một số ít tên lửa chống hạm Kh-35. Mặc dù không nhìn thấy trên ảnh vệ tinh, nhưng có thể suy đoàn hợp lý rằng, tàu cũng được trang bị biến thể pháo nòng quay 30mm AK-630 của Nga do Bắc Triều Tiên sản xuất để phòng vệ tầm gần. Các tàu là cơ bản là các tàu chống ngầm hạng vừa được đóng để tăng cường khả năng chống ngầm cho Hải quân nhân dân Triều Tiên khi mà Hàn Quốc tiếp tục bổ sung các tàu ngầm điện diesel do Đức vào biên chế hạm đội tàu ngầm của mình.
    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh chụp một frigate mang trực thăng đậu tại bến cảng Najin ở bờ biển Bắc Triều Tiên giáp với biển Nhật Bản. Có rất ít thông tin về lớp tàu này mặc dù các hình ảnh như hình ảnh ở trên lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2013
    Tàu ngầm
    Lực lượng tàu ngầm với số lượng lớn của Bắc Triều Tiên thường được rêu rao như là một mối đe dọa chiến lược lớn đối với an ninh hàng hải của Hàn Quốc. Người ta chủ yếu chú ý đến số lượng tàu ngầm trong biên chế, nhưng dường như ít phân tích về khả năng sống còn của lực lượng tàu ngầm cũ và lạc hậu như vậy trong bất kỳ cuộc đối đầu lý thuyết nào với các đối thủ mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ. Trong khi tất cả các tàu ngầm Bắc Triều Tiên được dựa trên các thiết kế rất cổ lỗ của Liên Xô và Nam Tư từ cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, tất cả các tàu ngầm hiện có, ngoại trừ 20 tàu ngầm lớp Romeo, đều là do Triều Tiên tự thiết kế.
    Các tàu ngầm tấn công điện diesel lớn nhất trong biên chế Hải quân Triều Tiên 20 tàu ngầm lớp Type 033 do Trung Quốc sản xuất vốn là bản sao chép tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô bán sang Trung Quốc vào cuối thập kỷ 1960. Các tàu ngầm này đã được bán cho Bắc Triều Tiên từ đầu thập kỷ 1970. Trung Quốc tiếp tục cung cấp linh kiện cho các tàu lớp Type 033 cho đến những năm 1990, giúp CHDCND Triều Tiên đóng các tàu ngầm này tại các xưởng đóng tàu nội địa. Các tàu ngầm là những tàu ngầm lớn nhất trong biên chế của Hải quân Triều Tiên với lượng giãn nước khoảng 1.500 tấn (1.800 tấn khi lặn) và chiều dài tổng cộng 76 m. Mặc dù chúng đã được nâng cấp liên tục trong nhiều thập niên hoạt động, các tàu này là thiết kế cực kỳ lạc hậu và vài cải tiến có thể giúp cho chúng chạy êm hơn hoặc tăng cự ly hoạt động và hiệu suất sử dụng nhiên liệu của chúng. Vũ khí tấn công duy nhất của chúng là ngư lôi và thủy lôi. Chúng không có khả năng phóng cả tên lửa đối không và chống hạm khi lặn.
    [​IMG]
    Biểu đồ về lực lượng tàu ngầm hiện có trong biên chế Hải quân Triều Tiên
    Các tàu ngầm có số lượng lớn nhất trong Hải quân Triều Tiên là các lớp Sang-O và Sang-O II , với ít nhất 40 chiếc trong biên chế. Sang-O là tàu ngầm tấn công điện diesel có chiều dài 34 m, Sang-O II là (chiều dài khoảng 40 m) là biến thể tấn công/trinh sát thân kéo dài hơn của Sang O, có tầm hoạt động lớn hơn và có thể chở lực lượng đặc nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bí mật. Tàu được trang bị 2 ống phóng lôi bắn ngư lôi 53-65KE do Nga chế tạo, đồng thời cũng có khả năng rải thủy lôi. Người ta có ít thông tin về lớp Sang-O và tính năng của nó chủ yếu có tính giả thỉiết cho đến khi một tàu lớp này bị mắc cạn ở vùng biển Hàn Quốc vào ngày 18/9/1996 khi nỗ lực bốc rút một toán đặc nhiệm ba người làm nhiệm vụ trinh sát các cơ sở hải quân trên bờ biển phía đông của Hàn Quốc, gần Gangneung. Khi quay lại để bốc rút toán trinh sát, tàu ngầm đã bị mắc cạn và thủy thủ đoàn, cùng các lính đặc nhiệm đã tìm cách thoát trở lại Bắc Triều Tiên bằng đường bộ. Cuộc truy lùng diễn ra sau đó trong 49 ngày đã làm nhiều binh sĩ và dân thường thương vong. Chiếc tàu ngầm bị bắt giữ và trục vớt. Sự cố này là sự kiện bước ngoặt trong việc khám phá những khả năng thực sự của lực lượng tàu ngầm đông đảo của Hải quân Triều Tiên. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối với chiếc tàu ngầm cho thấy, Bắc Triều Tiên đã sử dụng nhiều hệ thống dẫn đường và thông tin liên lạc có sẵn trên thị trường, cũng như loại sonar Liên Xô có từ cuối thập niên 1950 vào thập niên 1960. Sự cố này đã xua toan phần lớn huyền thoại về hạm đội tàu ngầm Triều Tiên.
    [​IMG]
    Chiếc tàu ngầm lớp Sang-O bị mắc cạn và bỏ lại năm 1996 ngoài khơi Gangneung, Hàn Quốc. Binh sĩ Hàn Quốc đang leo lên tàu ngầm Triều Tiên trong bức ảnh này cho thấy kích thước nhỏ bé của tàu ngầm tấn công ven biển của Triều Tiên
    Dưới sự chỉ đạo của Kim Jong-un, Triều Tiên đã tập trung vào phát triển khả năng răn đe hạt nhân mạnh. Sau khi phát triển được vũ khí hạt nhân, và nhiều khả năng đã sở hữu khả năng mang phóng vũ khí hạt nhân bằng máy bay hoặc tên lửa đường đạn tầm ngắn, rõ ràng đã có sự tiến triển trong việc phát triển một tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm và một tàu ngầm có thể phóng tên lửa đó khi đang lặn. Bình Nhưỡng chính thức thừa nhận sự tồn tại của chương trình tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm vào tháng 5/2015. Một số lần phóng thất bại tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm đã diễn ra từ ngày 9/5/2015-21/12/2015 trước lần thử nghiệm thành công vào ngày 8/8/2016. Tên lửa đã được phóng từ dưới mặt nước và bay được 310 dặm trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa thể chứng thực được tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm hay từ một xà lan chìm. Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm đang được phát triển và thử nghiệm có tên là Bukkeuseong-1 vốn dựa trên tên lửa đường đạn Pukguksong KN-11.
    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh chụp khu vực thử nghiệm tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm tại Xưởng đóng tàu miền Nam ở Sinpo, Bắc Triều Tiên. Lưu ý sự hiện diện của xà lan chìm và có thể là tàu ngầm thông thường mang tên lửa đường đạn lớp Sinpo (Gorae) đầu tiên trên bức ảnh. Khả năng trang bị tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm cho tàu ngầm này là rất đáng ngờ
    Hiện có một lớp tàu ngầm mới đã được quan sát thấy tại Xướng đóng tàu miền Nam ở Sinpo liên quan đến chương trình phát triển tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm. Tàu ngầm này lớn hơn so với lớp Sang-O, nhưng nhỏ hơn so với tàu ngầm lớp Type 033 /Romeo hiện có trong Hải quân Triều Tiên. Có giả thiết cho rằng, tàu ngầm mới này được đặt tên là lớp Sinpo hoặc Gorae đang được phát triển làm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho thấy, một hoặc có thể là hai lỗ ở sau phần tháp tàu ngầm có thể là ống phóng tên lửa KN-11. Kích thước tàu ngầm nhỏ sẽ biểu thị cự ly hoạt động hạn chế, chắc chắn là nhỏ hơn 2.000 hải lý (3.700 km) nên làm giảm đáng kể giá trị chiến lược của tàu ngầm. Tuy nhiên, nếu tàu có thể rời cảng nhà mà không bị phát hiện và đủ tàng hình để không bị phát hiện trên biển và có khả năng phóng đi một tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (thậm chí là phóng khi tàu đang nổi), thì nó sẽ mang lại cho Triều Tiên khả năng tấn công trả đũa hạn chế. Mặc dù rất hạn chế, nó sẽ là thành phần thứ ba của bộ ba vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
    Tàu tên lửa/tàu tuần tra
    Bắc Triều Tiên sử dụng một lực lượng gồm hàng trăm tàu tuần tra để bảo vệ bờ biển và vùng biển của mình. Họ có khoảng 30 tàu tuần tra trang bị tên lửa chống hạm và có lẽ 400 tàu tuần tra trở lên với kích cỡ, thời gian hoạt động trên biển và vũ khí khác nhau. Đó là các tàu cũ do Liên Xô thiết kế cho đến các tàu thuyền mới mang tên lửa có điều khiển do Triều Tiên tự đóng, sử dụng thiết kế thân và phần thượng tầng có độc bộc lộ radar nhỏ. Các tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa chống hạm (nhiều khả năng là loại tương tự Kh-35 của Nga) có uy lực nhất là là 6 tàu lớp Nongo. Các tàu này có thiết kế và tính năng tương tự tàu tuần trang trang bị tên lửa lớp Type 022 Houbei của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra tên lửa lớp Nongo. Hải quân Triều tiên hiện có trong biên chế 6 tàu tấn công nhanh và có thể đóng thêm trong những năm tới
  8. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Ko rõ khả năng TT đã đưa dc đầu đạn hạt nhân lên tên lửa hay chưa nhưng trước 1 TT ngày càng mạnh lên về khả năng hạt nhân lẫn tên lửa, Mỹ sẽ làm gì ? Đánh phủ đầu, nhì nhằng hay nhượng bộ ? Phương án nào cũng có vẻ tệ cả.
  9. chenbig

    chenbig Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2016
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    471
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Mỹ trả giá đắt vì đánh giá thấp tên lửa Triều Tiên - TT còn giỏi hơn Nhật, Hàn bị bao vây cấm vận mà tự phát triển hết, ko như 2 con chó săn kia cái gì cũng phải mua của Âu Mỹ

    (Bình luận quân sự) - Giới chuyên gia quân sự cho biết rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu “ai đó” đánh giá thấp tiềm năng của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
    Công nghệ dân dụng Triều Tiên rất phát triển

    Trong những ngày gần đây, nguy cơ đối đầu quân sự trên bán đảo Triều Tiên đang nóng lên dữ dội, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, tốt nhất là Bình Nhưỡng không nên đe dọa Hoa Kỳ, nếu không nước này sẽ phải gánh chịu hậu quả ghê gớm.

    Ngay sau đó hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang phát triển kế hoạch phóng bốn quả tên lửa đạn đạo tầm trung theo hướng đảo Guam (Mỹ), vừa nhằm thử nghiệm tên lửa, vừa răn đe những cái đầu nóng của Mỹ.

    Một số chuyên gia cho rằng, ban lãnh đạo Triều Tiên đang giả vờ mà thôi. Tuy nhiên, trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, các đối thủ phương Tây không nên đơn giản hóa tình hình và đừng có đánh giá thấp tiềm lực tên lửa của Bình Nhưỡng.

    Ngay cả các chuyên gia về nền chính trị châu Á đã ngạc nhiên với những tiến bộ mà Bình Nhưỡng đạt được trong lĩnh vực tên lửa và hạt nhân. Trong nhiều năm qua, quan niệm phổ biến nhất về Triều Tiên là: “Một nước nghèo có mức phát triển kinh tế rất thấp, toàn bộ ngân sách bỏ ra để phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân”.

    Trên thực tế, tiềm năng của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghiệp quân sự và khoa học-kỹ thuật là lớn hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia. Trong một số lĩnh vực, Triều Tiên đã đạt đến tầm trình độ mà nhiều nước phương Tây không thể sánh kịp.

    Như thường lệ, khi đánh giá nhịp độ phát triển của Bình Nhưỡng, các chuyên gia sử dụng những dữ liệu về mức sống dân cư. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào số liệu đó thì không thể đánh giá đúng đắn mức phát triển công nghiệp, khoa học và giáo dục của một đất nước như Triều Tiên.

    [​IMG]
    Triều Tiên tuyên bố tên lửa của nước này có thể tấn công tới Mỹ

    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể tự sản xuất máy điều khiển số vì đã duy trì và cải thiện các công nghệ nhận được từ Liên Xô vào những năm 1980. Bình Nhưỡng còn tự sản xuất xe hơi và xe tải, máy móc nông nghiệp, toa tàu hỏa, tàu biển các loại đơn giản hay thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

    Triều Tiên còn có một cơ sở sản xuất linh kiện điện tử rất hiện đại, có khả năng phát triển và sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng từ linh kiện nhập khẩu. Nước này còn có thể tự sản xuất máy bay hạng nhẹ và cung cấp dịch vụ trọn gói cho các máy bay nhập khẩu.

    Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Triều Tiên đã tự phát triển một hệ điều hành riêng dựa trên hệ điều hành nổi tiếng Android, cũng như có thể phát triển nhiều ứng dụng di động độc đáo.

    Khi đánh giá tổng quát về tiềm năng của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học- kỹ thuật và giáo dục, có thể so sánh thực trạng hiện nay của Triều Tiên với các nước Đông Âu trong phe xã hội chủ nghĩa vào những thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, không chỉ về công nghệ dân dụng mà cả về công nghệ quân sự, cũng không ai được phép coi thường Triều Tiên.

    Không thể coi thường công nghệ quân sự Triều Tiên

    Ngành công nghiệp quân sự của Triều Tiên có thể tự sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không, xe tăng, xe bọc thép, tổ hợp tên lửa chống tăng, các hệ thống pháo mặt đất rất mạnh mẽ.
    Các chuyên gia Triều Tiên còn nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất các hệ thống radar, tàu ngầm, tên lửa hành trình chống tàu, các loại vũ khí nhỏ và nhẹ, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị nhìn đêm…, tóm lại là hầu như nước này có khả năng tự cung tự cấp hầu hết các loại vũ khí quân dụng.

    Vì vậy, xét đến mức độ phát triển ngành công nghiệp vật liệu, công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp điện tử của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì không nên ngạc nhiên trước những tiến bộ của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghệ tên lửa.

    Việc đang chập chững phát triển thành công tên lửa tầm trung và liên lục địa tức là Triều Tiên mới giải quyết các vấn đề công nghệ mà Liên Xô và Hoa Kỳ đã chế tạo thành công trong những năm 1950 - 1960, nhưng đó cũng là điều mà rất nhiều nước mơ ước mà không làm được.

    Hiện nay, Bình Nhưỡng còn có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển thành công công nghệ này. Các máy tính và máy móc kỹ thuật có sẵn trên thị trường mở là hiện đại hơn nhiều so với thiết bị điện tử mà các chuyên gia Nga và Mỹ đã sử dụng nửa thế kỷ trước.

    Các chuyên gia của Triều Tiên có thể sử dụng số lượng lớn dữ liệu công khai về những dự án phát triển tên lửa nước ngoài, cũng như nhận thông tin qua các kênh tình báo công nghệ, thậm chí là mua chui được kỹ thuật chế tạo tên lửa từ các nước yếu đuối và bất ổn, chẳng hạn như Ukraine (vừa qua, tình báo Mỹ đã xác định Triều Tiên đã mua chui được động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Ukraine).

    Triều Tiên có ngành đào tạo kỹ sư trình độ cao, vì thế họ có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp trong quá trình thực hiện chương trình hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng còn có thuận lợi là trước đây đã tiếp nhận một số tên lửa đạn đạo của Liên Xô và Trung Quốc để mổ xẻ công nghệ.

    [​IMG]
    Giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên có ít nhất 3 loại tên lửa có thể coi là ICBM gồm KN-14, KN-08 và KN-20

    Hiện nay, có thể khẳng định là Bình Nhưỡng đang sở hữu các tên lửa nhiên liệu lỏng tầm trung và tầm ngắn; cùng với các tên lửa hai tầng nhiên liệu rắn chạm ngưỡng Liên lục địa, đây là giai đoạn phát triển tên lửa sánh được với Liên Xô hồi những năm 1960.

    Do đó, đánh giá thấp tiềm năng quân sự của Triều Tiên chỉ đánh là chiêu lạc hướng dư luận quốc tế của phương Tây. Những quan điểm như vậy xuất hiện từ một số chuyên gia thiếu hiểu biết về đặc điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô và cơ cấu công nghiệp của nó.

    Việc Bình Nhưỡng phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chỉ còn là vấn đề thời gian bởi nước này đã phát triển thành công tên lửa đẩy vệ tinh 3 tầng, nhiên liệu rắn Unha 3 (Ngân Hà 3), có công nghệ và tầm phóng tương tự tên lửa đạn đạo liên lục địa.

    Mặc dù các chuyên gia tên lửa phương Tây coi tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 (Hỏa Tinh 14, hay còn gọi là KN-20), chưa đạt tầm ICBM nhưng trên thực tế loại tên lửa thế hệ trước là Hwasong-13 (KN-08) đã đạt tới tầm phóng thấp nhất là 7500km, cao nhất là 10.000km.

    Do đó, rõ ràng là tên lửa Hwasong-14 đã đạt đến tầm một ICBM; vấn đề mà Triều Tiên cần cải thiện chỉ là công nghệ phân hướng và dẫn đường tên lửa và khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp đặt trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa mà thôi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Triều Tiên cũng đã đủ thực lực khiến Mỹ phải ôm hận.
    --- Gộp bài viết: 18/08/2017, Bài cũ từ: 18/08/2017 ---
    sản phẩm đòi hỏi tự động hóa, công nghiệp tốt, công nghệ cao của TT

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này