1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Quả này Kim đại soái anh hùng dễ bắn thẳng vào Đại lễ đường nhân dân để chào mừng đồng chí Tập nhân Đại hội 19 đây:-D Không biết các đồng chí đại biểu có tâm trạng ngồi xem pháo bông chào mừng do Kim đại soái gửi tới hay chui ráo xuống hầm ngầm cho chắc mấy chú tàu lông nhỉ;;)


    Triều Tiên di chuyển 30 quả tên lửa Scud hướng vào phía Trung Quốc để làm gì?
    [​IMG]
    http://soha.vn/trieu-tien-di-chuyen...ia-trung-quoc-de-lam-gi-20171013074813665.htm
  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Chiến thuật giúp Triều Tiên phát huy uy lực tăng T-34 già cỗi
    Xe tăng T-34-85 lạc hậu của Triều Tiên có thể được ngụy trang, lợi dụng địa hình gồ ghề để giành lợi thế trong chiến tranh.
    Triều Tiên có thể sắp phóng tên lửa đủ sức đe dọa Mỹ / B-2 Spirit - mũi nhọn trong đòn tấn công phủ đầu của Mỹ

    [​IMG]
    Xe tăng T-34-85 Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Naver.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/10 tuyên bố "chỉ một điều có tác dụng với Triều Tiên", ám chỉ sử dụng phương án quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp nổ ra chiến tranh, Triều Tiên vẫn có thể khiến liên quân Mỹ - Hàn dè chừng nhờ lực lượng tăng hạng trung T-34-85 cũ kỹ nhưng được sử dụng với chiến thuật hợp lý, theo National Interest.

    Liên Xô bàn giao khoảng 250 xe tăng T-34-85 cho Triều Tiên trong giai đoạn trước tháng 3/1950, sau đó tiếp tục tăng số lượng trong Chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc chiến này, rất nhiều xe tăng T-34-85 Triều Tiên bị phá hủy bởi tăng M26 Pershing, M46 Patton của Mỹ và Centurion của Anh.

    Giới chuyên gia không ước tính được số lượng xe tăng T-34-85 còn lại trong biên chế quân đội Triều Tiên, nhưng nó từng xuất hiện trong nhiều video của nước này trước năm 2012. Do bị cô lập trong 25 năm qua, nhiều khả năng quân đội Triều Tiên vẫn biên chế số lượng lớn T-34-85, dù loại xe tăng này đã quá lạc hậu.

    Dự án T-34-85 được Liên Xô khởi động từ giữa năm 1943, trước khi đi vào sản xuất hàng loạt trong năm 1944. Thay đổi lớn nhất của T-34-85 so với các biến thể trước đó là việc trang bị pháo cỡ nòng 85 mm, nhằm tăng cường khả năng xuyên phá xe tăng Đức trong Thế chiến II.

    Bản T-34-85 hoàn chỉnh được trang bị pháo ZiS-S-53, có khả năng xuyên phá 100 mm giáp thép cán đồng nhất (RHA) từ khoảng cách 1.000 m. Loại pháo này không thể xuyên thủng giáp xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ và Hàn Quốc, khiến T-34-85 không phù hợp với vai trò đối đầu trực tiếp trên chiến trường hiện đại.

    Tuy nhiên, nó có thể sử dụng đạn xuyên phá và nổ mảnh để bắn hỏng xích hoặc hệ thống kính ngắm, cảm biến đắt tiền trên xe tăng đối phương. Điều đó sẽ vô hiệu hóa khả năng cơ động hoặc chiến đấu của xe tăng Mỹ - Hàn, tạo điều kiện cho lực lượng bộ binh hoặc trực thăng MD-500 Triều Tiên trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) tấn công.

    [​IMG]
    Xe tăng T-34-85 bị bắn hỏng trong Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Life.

    Khả năng xuyên giáp RHA dày 100 mm cho phép T-34-85 tiêu diệt nhiều mẫu xe thiết giáp hạng nhẹ như Stryker và M2 Bradley của Mỹ, cũng như khí tài không được bảo vệ như đoàn xe vận tải. Xe tăng T-34-85 cũng có thể đóng vai trò pháo tự hành, nhờ tầm bắn tối đa 13,6 km của pháo ZiS-S-53. Nó có thể lợi dụng địa hình để ẩn nấp và áp sát lực lượng đối phương, nã pháo theo thông tin trinh sát có trước và nhanh chóng rời khỏi trận địa.

    Giáp mặt trước tháp pháo của T-34-85 chỉ dày 90 mm. Nếu đối đầu trên địa hình trống trải hoặc bị trinh sát đối phương phát hiện, loại xe này chắc chắn sẽ bị tăng thiết giáp Mỹ và Hàn Quốc tiêu diệt một cách dễ dàng. Điều đó buộc Bình Nhưỡng phải áp dụng nhiều biện pháp ngụy trang để hạn chế bị nhận dạng, cũng như bố trí công sự và hầm ngầm nhằm tránh bị đánh trả.

    Việc xây dựng trận địa ngụy trang gần tiền tuyến là điều gần như bất khả thi, nhất là khi nổ ra xung đột với những quốc gia có hệ thống trinh sát mạnh như Mỹ. Thay vào đó, T-34-85 có thể được biên chế cho quân dự bị, dùng trong nhiệm vụ yểm trợ đội hình bộ binh hoặc phòng thủ cứ điểm ở tuyến sau.

    Xe tăng T-34-85 là một trong những khí tài già cỗi nhất trong biên chế quân đội Triều Tiên hiện nay. Tuy nhiên, ưu thế địa hình và chiến thuật sử dụng hợp lý sẽ giúp chúng duy trì uy lực ở mức độ nhất định, đủ sức đe dọa liên quân Mỹ - Hàn trong bất kỳ xung đột tiềm tàng nào, chuyên gia quân sự Sebastien Roblin nhận định.https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...ry&vn_medium=fo-TheGioi-QuanSu&vn_campaign=vn
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Ảnh đẹp mùa thu Bình Nhưỡng do Ngo Quang Minh chụp sau khi đi phượt Triều Tiên đầu tháng 10 này

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Ai muốn biết Triều Tiên nghèo đói dư lào có thể vào xem thêm tại fb của bác í, chứ vầu fb KFA lại bẩu bọn Triều tuyên tuyền :D
    https://www.facebook.com/ngoquangminh
    meo-u, ngotuan, CNN_USA2 người khác thích bài này.
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Bí ẩn ngay từ cái tên: Nắm đấm thép khổng lồ của Triều Tiên nhấn chìm Seoul trong biển lửa
    Linh Lâm | 24/10/2017 13:15

    0
    [​IMG]
    Một cuộc tập trận của pháo binh Triều Tiên (Nguồn: You Tube)
    Nguồn gốc của pháo Koksan Triều Tiên là một bí ẩn, thậm chí định danh M1978 Koksan cũng không phải là tên gọi thật của nó.
    Phía bắc thủ đô Seoul, Hàn Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên hơn 30 dặm một chút, vẫn trong phạm vi tấn công của hàng trăm khẩu pháo Triều Tiên - đây là khu vực mà Bình Nhưỡng từng đe dọa biến thành "biển lửa".

    Các nhà quy hoạch thành phố Seoul đã phải liều lĩnh xây dựng thêm hơn 23 km2 hầm tránh bom để phòng bị tình huống xấu nhất.

    Mặc dù mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía các tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng (có thể mang đầu đạn hạt nhân) gây ra mối lo ngại lớn hơn nhưng những hậu quả mà thành phố 10 triệu dân có thể phải hứng chịu nếu bị đạn pháo với đương lượng nổ lớn hoặc đạn pháo hóa học tấn công vẫn khiến người ta phải "dựng tóc gáy" nếu nghĩ tới.

    Tuy nhiên, chỉ một số lượng nhỏ các hệ thống pháo của Triều Tiên có tầm bắn đủ dài để đe dọa Seoul từ phía bên kia khu phi quân sự DMZ. Đứng đầu trong số đó là 500 khẩu pháo tự hành Koksan "khổng lồ" 170mm. Hệ thống này đã được thử nghiệm chiến đấu và có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 60km khi sử dụng đạn rocket.

    [​IMG]
    Một khẩu pháo Koksan tại Ramadi (Iraq) năm 2008.

    Koksan là hậu duệ của mẫu pháo tầm xa khổng lồ, được phổ biến rộng rãi vào nửa đầu thế kỷ 20, có nhiệm vụ "bẻ gãy" các công sự được phòng thủ nghiêm ngặt và tấn công các mục tiêu giá trị cao của đối phương, như kho đạn, sở chỉ huy, chốt hậu cần và các tổ hợp pháo.

    Trong những năm 1950, các khẩu pháo hạng nặng này được tăng cường triển khai trên xe pháo tự hành bọc thép hạng nhẹ và bắn các loại đạn hạt nhân chiến thuật.

    Về sau, một số hệ thống như M107 175mm và M110 203mm của Mỹ đã bị loại khỏi biên chế, bởi đã có các phương tiện chiến tranh khác đảm nhận vai trò của chúng, như máy bay quân sự, tên lửa chiến thuật và loại đạn pháo cải tiến dùng cho các khẩu pháo 155mm.

    Tuy nhiên, địa hình đồi núi, nhiều chướng ngại trên bán đảo Triều Tiên và các tuyến phòng thủ chặt chẽ ở khu DMZ khiến các phẩu pháo này trở thành vũ khí hữu hiệu.

    Cần nhắc lại rằng, pháo tự hành hạng nặng của Mỹ từng đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Triều Tiên. Chúng đã đẩy lùi các cuộc tấn công "biển người" của Triều Tiên và Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, bộ binh Triều Tiên không thể trông cậy vào sự hỗ trợ của không quân hay các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác.

    Nguồn gốc của pháo Koksan Triều Tiên là một bí ẩn, thậm chí định danh M1978 Koksan cũng không phải là tên gọi thật của nó, mà chỉ đơn giản là tên một huyện của Triều Tiên - nơi tình báo Mỹ lần đầu tiên phát hiện ra hệ thống pháo này vào năm 1978.

    Hầu hết các loại vũ khí nội địa của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ các thiết kế Liên Xô nhưng trong lịch sử, Liên Xô chưa từng phát triển vũ khí nào có cỡ nòng 170mm.

    Thay vào đó, Koksan có thể có nguồn gốc từ các hệ thống pháo phòng thủ bờ biển của Nhật hoặc pháo K18 mà Đức từng sử dụng trong Thế chiến II.

    M1978 Koksan gồm một khẩu pháo cỡ nòng "khổng lồ" được đặt trên khung gầm xe tăng Type 59 Trung Quốc, tuy nhiên, kíp nạp đạn và vận hành pháo lại không được che chắn trước hỏa lực đối phương, tương tự như pháo M107 và M110 của Mỹ.

    Mẫu M1978 không có khả năng mang đạn dự trữ, vì thế, chúng phải phụ thuộc vào các xe chở đạn (không bọc thép) hoặc các lán đạn đã được bố trí sẵn từ trước để duy trì hỏa lực bắn phá.

    Pháo binh Triều Tiên có khả năng sẽ bắn từ các trận địa pháo HARTS qua biên giới. Nhiều trận địa pháo được bố trí sâu bên trong sườn núi, được thiết kế khéo léo để ngụy trang và bảo vệ, một số thậm chí còn có chỗ ở và sinh hoạt. Thật khó để đánh địch khi có một dãy núi chắn ở giữa.

    Hệ thống pháo Koksan từng được sử dụng trong các cuộc tấn công chiến lược, bởi vào năm 1987, trong thời kỳ chiến tranh Iran-Iraq, Triều Tiên đã bán một số tiểu đoàn pháo Koksan cho Iran. Đến gần đây, mẫu pháo này vẫn xuất hiện trong các cuộc duyệt binh quân sự do Tehran tổ chức.

    [​IMG]
    Pháo tự hành M1978 Koksan của Iran

    Năm 1986, lực lượng Iran đã chiếm giữ được bán đảo Al-Faw, nằm gần các mỏ dầu ở Kuwait (khi đó là đồng minh lớn cả Iraq). Vì thế, các hệ thống pháo Koksan đã được triển khai để bắn phá các mỏ dầu này, làm gián đoạn quá trình sản xuất tại đó.

    Tới năm 1988, các lực lượng Iraq, được hỗ trợ bởi vũ khí hóa học, đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ trong kỳ lễ Ramadan và tiêu diệt các vị trí đóng quân của Iran. Một số khẩu Koksan bị thu giữ, sau này được các sĩ quan Mỹ "mổ xẻ".

    [​IMG]
    Một khẩu pháo Koksan tại Ramadi được Thủy quân lục chiến Mỹ kéo đi năm 2008.

    Trong khoảng thời gian đó, Triều Tiên bắt đầu triển khai biến thể M1989 của pháo Koksan. Phiên bản này có tầm bắn dài hơn và vững chắc hơn - nó được đặt trên khung gầm có khoang bảo vệ cho kíp vận hành 4 thành viên, tương tự như hệ thống pháo 2S7 Pion của Liên Xô.

    Trong các cuộc duyệt binh, người ta thường thấy một thành viên trong kíp vận hành mang theo tên lửa phòng không vác vai Strela hoặc Igla.

    4 xe tiếp đạn đi kèm với các xe pháo Koksan. Phiên bản M1989 đã được bổ sung khả năng mang 12 quả đạn pháo trong khoang. Tính năng mới nhất này cho phép M1989 có thể bắn 3-4 quả đạn/phút trước khi giảm tốc độ xuống 1 quả đạn/phút.

    [​IMG]
    M1989 với đầu xe khác và khung xe tăng T-62

    Seoul sẽ bị hủy diệt trong "biển lửa"?

    Năm 2012, Viện Nautilus đã công bố một nghiên cứu rất chi tiết tranh luận rằng, mối đe dọa từ phía các hệ thống pháo Koksan và pháo phản lực phóng loạt tầm xa 240mm của Triều Tiên đang bị phóng đại.

    Gần đây, trong bài viết trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Kyle Mizokami cũng đưa ra quan điểm tương tự.

    Trước tiên, để tấn công được rìa phía tây bắc Seoul, ngay cả các hệ thống pháo tầm xa như Koksan cũng cần được triển khai trên một dải rất hẹp ở rìa DMZ. Khi đó, chúng sẽ trở thành mục tiêu của các cuộc không kích, tấn công trên bộ.

    Ngoài ra, phải mất nhiều tháng oanh tạc mới có thể tàn phá các thành phố như Aleppo ở Syria hay Grozny ở Chechnya, tuy nhiên, hỏa lực của Triều Tiên có lẽ chỉ kéo dài được trong vài tuần.

    Chưa hết, không có điều gì chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ tập trung hỏa lực tấn công vào các mục tiêu dân sự, bởi họ sẽ phải trả "chi phí cơ hội" đắt đỏ nếu không tiêu diệt đúng các mục tiêu quân sự thực sự trong số này, và thậm chí có thể khiến hàng trăm công dân Trung Quốc đang sinh sống tại thủ đô Seoul thiệt mạng, khiến Bắc Kinh "nổi cơn thịnh nộ".

    Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố cần cân nhắc. Thứ nhất, Seoul có dân số gấp nhiều lần thành phố Aleppo hay Grozny, vì thế, tỷ lệ thương vong sẽ lớn hơn.

    Phần lớn thương vong do các cuộc pháo kích thường xảy ra trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công, khi người dân không kịp trú ẩn, vì thế, một cuộc tấn công chớp nhoáng, bất ngờ vẫn có thể gây ra thương vong lớn.

    Thậm chí, bản báo cáo của Nautilus cũng dự đoán mức thương vong lên tới 29.000 người, dù số người chết này không có nghĩa thành phố "bị san phẳng".

    Tuy nhiên, sự hoảng loạn sau đó có thể khiến hàng ngăm trong số hàng nghìn người tị nạn tràn qua các tuyến đường bị hạn chế, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trong chiến tranh Triều Tiên.

    Thứ hai, các hệ thống pháo của Triều Tiên còn có thể làm gia tăng mức độ tàn phá, hỗn loạn bằng cách sử dụng đầu đạn hóa học (dù chưa có xác nhận chính thức về việc Triều Tiên có đầu đạn hóa học cho các hệ thống pháo Koksan).

    Cuối cùng, nếu Mỹ-Hàn buộc phải sử dụng các nguồn lực không tương xứng để đối phó với mối đe dọa từ các hệ thống pháo chiến lược của Triều Tiên thì thứ vũ khí này có lẽ đã đạt được mục tiêu định sẵn dành cho chúng.

    Sự hiện diện của các khẩu pháo khổng lồ dọc biên giới làm nổi bật một điều: Cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ có một cái giá khủng khiếp, đó là mạng sống của hàng triệu dân thường.

    Đối với Hàn Quốc, Koksan có thể gây ra hậu quả khủng khiếp nếu được triển khai nhằm vào các mục tiêu dân sự, dù không lớn như quy mô mà Bình Nhưỡng đe dọa do tầm bắn của chúng, cơ sở hậu cần của Triều Tiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng cần dè chừng các cuộc phản công của Hàn Quốc.

    Đối với Triều Tiên, việc sử dụng các phẩu pháo này trong các cuộc tấn công đô thị nhằm tối đa hóa mức độ thương vong về người còn có thể kích động sự đáp trả mạnh mẽ từ các bên liên quan, khiến chính quyền Bình Nhưỡng có nguy cơ bị hủy diệt.
    http://soha.vn/bi-an-ngay-tu-cai-te...im-seoul-trong-bien-lua-20171024125343004.htm
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Không biết có đúng không nhỉ?

    Việt Nam đã hạn chế quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên?
    Hai mươi quốc gia đã chấm dứt hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên kể từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ vào tháng 1 năm 2017. Thông tin do kênh truyền hình Hàn Quốc KBS phổ biến.

    [​IMG]

    "Kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu hoạt động, nhờ những nỗ lực của Hoa Kỳ đã có ít nhất 20 quốc gia trên thế giới cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên hoặc hạ thấp mức độ quan hệ," kênh truyền hình này cho biết. Theo kênh này, gần đây danh sách có thêm ba quốc gia có truyền thống thân thiện với Bắc Triều Tiên là Myanmar, Việt Nam và Uganda.

    "Cả ba quốc gia đã trục xuất các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên, những người này vốn còn tham gia các công ty kinh doanh thực hiện giao dịch bất hợp pháp để thu ngoại tệ," — KBS nói.

    Kênh này cho hay Bồ Đào Nha từng duy trì quan hệ hữu nghị với Bắc Triều Tiên nhưng lần đầu tiên trong 42 năm qua đã quyết định chấm dứt quan hệ ngoại giao với nước này. Trước đấy, Mexico, Peru, Tây Ban Nha, Ý và Kuwait đã trả lại các đại sứ Bắc Triều Tiên.


    Nếu tin trên là đúng thì nhà hàng Triều Tiên chỗ Lê Quý Đôn bị đóng cửa không phải do họ tự đóng.
  7. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.430
    Nó đóng từ trước khi Ủn xịt xì gà kia cha nội. Âm với chả miu thuyết
  8. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.422
    Đã được thích:
    13.510
    :-D:-D:-D Thằng BTT thời mình đánh Polpot, nó là anh em bạn bè cũ mà quay sang chủi rủa Việt Nam nhà mình to mồm lắm .
    Mà xuất siêu sang hoa kỳ 9 tháng đầu năm như này thì chơi với BTT làm gì :
    Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2017, nước ta đã xuất siêu 24,1 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của nước ta, và cũng là thị trường mà nước ta xuất siêu cao nhất sau 9 tháng.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    trong lúc ta bị đế quốc Mỹ tấn công thì họ là người đã đổ máu sát cánh bên cạnh, mà thôi giờ nói j cũng chả có ý nghĩa nữa. E chỉ không biết vụ hạn chế ngoại giao là có thật hay không thôi.
  10. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.430
    Để kiếm cớ chửi nhà nước theo giặc bỏ anh em chứ gì. Tất cả anh em đều là giặc và mọi thằng giặc đều có thể là anh em.

Chia sẻ trang này