1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CheburashkaDNA

    CheburashkaDNA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    12
    Có mẹ đĩ Hồ Cuân Hương đấy:D
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    cụ kia dạng cựu chiến binh hưu trí vào giải khuây thôi, không có bốt hăng như lão chuối đc.

    Lần bút chiến gần đây giữa lão chuối vào bác quạt nga, cả 2 bốt xuyên đêm luôn mới kinh chứ #:-s#:-s#:-s
    meo-u thích bài này.
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    7.380
    Xưa giờ vẫn vậy thôi. Người ta cứ cố thể hiện bằng cách giao tranh với tớ thì tớ không bao giờ để nó đạt được mục đích. Tớ chỉ chửi, không tranh luận. Hồi xưa tớ chỉ bắt đầu xía vào diễn đàn này và ở đây đến nay khi chứng kiến nhiều tay đao vững về chuyên môn nhưng yếu về thủ đoạn bị hội đồng ngu đánh cho bật bãi mà đi hết.
    iloveubaby thích bài này.
  4. baobom

    baobom Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2013
    Bài viết:
    540
    Đã được thích:
    986
    Hồi trước em có đọc bên otofun thì phải, có bác giáo già viết mấy bài về máy bay hai trường phái Nga Mỹ khá hay, tui có hơi thiên về Nga chút theo quan điểm của em nhưng bác ấy có cái nhìn tương đối khách quan, không biết bác ấy có tham gia diễn đàn bên đây không
  5. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Có nick của bác @onggiaogia đó. Không biết có phải cùng 1 người không??? Gần cuối năm rồi các bác chủ xị tổ chức off 1 bữa giao lưu tình cởm đi :-D:-D
    onggiaogia thích bài này.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tui thấy mấy trò off giao lưu là dở nhất quả đất. Gặp nhau thật khéo vỡ mộng. Thôi thì chém gió trên này có tôn trọng nhau tí nào hay tí ấy. Ra đời bị tiền và vẻ đẹp trai đè chết thì bách nhục. Tất nhiên bi giờ Face phiếc công khai, các cụ thích thì cũng mò ra ảnh của nhau thôi. Tôi thấy các cụ lão làng ở đây cũng thích ghi chú nick name ở đây sau tên thật đấy. Gặp suốt.

    Còn các cụ giỏi IT thì khỏi bàn. Đăng ký ở đây cần khai email. Thích là dò ra phút mốt.
    --- Gộp bài viết: 08/12/2017, Bài cũ từ: 08/12/2017 ---
    Thật ra từ khi lão ấy lên đây. Chẳng ai thích bút chiến với lão ý. Vì lão ấy chuyên gia làm người ta cụt hứng.
    Cho nên xưa nay lão Kùi cứ 1 mình 1 chợ đi giữa giang hồ thôi.
    halosun thích bài này.
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nóng: Sức mạnh tàu ngầm Bình Nhưỡng
    (Lực lượng vũ trang) - Thông tin mới nhất về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
    Ngày 6/12/2017, Bình nhưỡng chính thức ra tuyên bố về tình hình trên bán đảo Triều Tiên liên quan đến các cuộc tập trận quy mô lớn Mỹ-Hàn Quốc.

    Theo tuyên bố thì những hành động (tập trận) nói trên của Mỹ cho thấy rằng chiến tranh trên bán đảo là không thể tránh khỏi . Với cuộc tập trận này, Mỹ đang chuẩn bị tấn công Bắc Triều Tiên.

    Đã có nhiều bình luận, bài viết, phân tích của các chuyên gia về sức mạnh quân sự của các bên liên quan trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng chúng tôi vẫn xin chuyển đến bạn đọc bài báo của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Lodkin cung cấp một số thông tin tương đối chi tiết về một lực lượng đáng gờm của Bắc Triều Tiên (BTT) – đó là lực lượng tàu ngầm.

    Sau đây là nội dung bài báo, các ảnh trong bài là của tác giả V.Lodkin:

    “Muốn hòa bình - hãy chuẩn bị chiến tranh”. Câu cách ngôn thời Trung Cổ ngày càng trở nên đúng nếu xét tới tình hình BTT hiện nay.

    Những lời dọa dẫm (của BTT) về việc các tàu ngầm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCNDTT) có thể phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, nếu căn cứ vào những sự kiện chúng ta vừa mới chứng kiến, rõ ràng không phải là không có cơ sở.

    Nguy cơ một đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương trong tương lai gần – đó là một trong những kịch bản hiện thực nhất (dễ xảy ra nhất-ND).

    [​IMG]

    Trong những năm gần đây Bình Nhưỡng đã đạt những thành tựu ấn tượng trong phát triển công nghệ tên lửa của các tàu ngầm và cho thấy ý định rõ ràng của họ sử dụng các thành tựu đó để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược.

    BTT không hề giấu diếm những tham vọng quân sự của mình, ngay cả khi Mỹ đang có ưu thế quân sự- chiến lược tuyệt đối trong khu vực và cũng đang gấp rút triển khai tại khu vực Bán đảo Triều Tiên các cụm tàu tấn công của Hải quân Mỹ gồm các tàu sân bay, tàu nổi và tàu ngầm mang tên lửa có cánh “Tomahawk”.

    Những mối đe dọa từ các tàu ngầm BTT ngày càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực bởi vì giới lãnh đạo CHDCNDTT cho thấy họ hoàn toàn không có ý định từ bỏ kế hoạch hiện thực hóa các chương trình tên lửa-hạt nhân của mình.

    Cần phải đặc biệt nhấn mạnh một điểm rằng, - căn cứ vào chiến lược quân sự quốc gia và theo đề xuất của giới cầm quyền BTT, vào tháng 4/2012, Hiến pháp nước này đã được sửa đổi và có bổ sung điều khoản xác định quy chế hạt nhân của CHDCNDTT.

    Thêm nữa, từ khi lên nắm quyền, Kim Chính Ân (Kim Jong-un) đã giành cho lực lượng tàu ngầm một sự quan tâm đặc biệt.

    Trước hết, đó là triển khai đóng các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và xây dựng thành tố biển trong thành phần của lực lượng hạt nhân chiến lược CHDCNDTT.


    12s

    12s
    Ads by Blueseed
    Ads by Blueseed

    LỰC LƯỢNG TÀU NGẦM CHDCNDTT

    Công tác thiết kế, đóng và sử dụng tàu ngầm các kiểu khác nhau tại CHDCNDTT đã được triển khai từ giữa những năm 1960. Theo nguồn số liệu của nước ngoài thì từ những năm 2000, Hải quân CHDCNDTT đã bắt đầu thực hiện kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm.

    Đến thời điểm hiện tại, lực lượng tàu ngầm BTT – một trong những lực lượng tàu ngầm có số lượng tàu nhiều nhất trên thế giới. Theo tiêu chí số lượng tàu ngầm phi hạt nhân thì CHDCNDTT đứng cùng hàng với Nga, Trung Quốc, Iran và Ấn Độ trong tốp 5 nước có nhiều tàu ngầm phi hạt nhân nhất.

    Trong biên chế của các lực lượng tàu ngầm CHDCNDTT có hơn 75 tàu ngầm.

    Lực lượng nòng cốt của hạm đội tàu ngầm BTT là các tàu ngầm diesel kiểu”033” với 20 chiếc. Tàu ngầm “033” được đóng tại BTT theo giấy phép của Liên Xô trong những năm 60 của thế kỷ XX. Nguyên mẫu của tàu ngầm “033” là tàu ngầm Xô Viết dự án 633 (kiểu “Romeo” theo định danh NATO).

    Chiều dài tối đa của tàu ngầm “033” : 76,6m, chiều rộng tối đa: 6,7m, mớn nước: 5,2m, lượng giãn nước khi nổi (khi lặn): 1.475 (1.830) tấn, tốc độ tối đa trên mặt nước (ngầm): 15 (13) hải lý/h, độ sâu lặn: 300m. Vũ khí của tàu là 8 thiết bị (ống) phóng lôi 533mm. Kíp thủy thủ: 54 người.

    Ngoài các tàu “033”, trong trang bị của Hải quân CHDCNDTT còn có hơn 50 tàu ngầm nhỏ và siêu nhỏ các lớp khác nhau.

    [​IMG]
    Các tàu ngầm cỡ nhỏ của Hải quân CHDCNDTT (từ trên xuống dưới) –kiểu Yogo, kiểu Р-4, kiểu Sang-O
    Tàu ngầm cỡ nhỏ “Sang-O” được thiết kế trong những năm 1980-1990. Tổng cộng CHDCNDTT đã đóng 40 tàu kiểu này, và “Sang-O” vẫn tiếp tục được đóng.

    Chiều dài của “Sang-O”: 34m, chiều rộng: 3,8m, lượng giãn nước khi lặn: 370 tấn, tốc độ trên mặt nước (ngầm):7,2 (8,8) hải lý/h, cự ly hoạt động: 1.500 hải lý, vũ khí- 2 thiết bị phóng lôi 533mm (cơ số đạn- 4 ngư lôi).

    Tàu ngầm “Sang-O” được sử dụng để tiến hành các chiến dịch đặc biệt, rải mìn và chống tàu nổi (cả tàu chiến lẫn tàu dân sự). Tàu ngầm cỡ nhỏ “Sang-O” được khởi công đóng từ năm 1991.

    Trong sery này, ngoài phiên bản chủ yếu là tàu ngầm phóng lôi (ngư lôi kiểu 53-56 Xô Viết) còn có 2 chiếc chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt mang 16 mìn trên những móc treo bên ngoài. Ngoài nhiệm vụ rải mìn, những tàu ngầm này (2chiếc nói trên) còn có thể vận chuyển các thiết bị ngầm chở người nhái. Trong thành phần vũ khí của tàu còn có súng máy 12,7 ly và một tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.

    Theo số liệu từ các nguồn khác nhau, CHDCNDTT còn có đến 10 tàu ngầm siêu nhỏ kiểu “Yugo”. Tàu ngầm siêu nhỏ “Yugo” được thiết kế tại BTT, thời gian đầu chuyên dùng cho xuất khẩu.

    Một số tàu kiểu “Yugo” đã được bán cho Iran và Việt Nam. Chiều dài của tàu: 20m, chiều rộng: 2m, lượng giãn nước khi lặn: 90 tấn, tốc độ trên mặt nước (khi lặn)-10 (4) hải lý/h, vũ khí- 2 thiết bị phóng lôi 533mm (cơ số đạn - 2 quả ngư lôi).

    Tàu ngầm hiện đại hơn cả của CHDCNDTT- đó là tàu ngầm cỡ nhỏ kiểu “P-4”. Trong biên chế của Hải quân BTT có gần 10 tàu kiểu này.

    Chiều dài tàu-29m, lượng giãn nước-190 tấn, vũ khí-2 thiết bị phóng lôi 533mm (cơ số đạn-2 quả ngư lôi). Một điều rất đáng chú ý là Bộ Tư lệnh Hải quân Hàn Quốc đã quyết định đưa một chiếc tàu “P-4” chiếm được của BTT năm 1998 vào trang bị cho Hải quân nước này.

    Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong xây dựng hạm đội tàu ngầm, tình trạng kỹ thuật của các tàu ngầm CHDCNDTT dù sao vẫn rất cần được cải thiện (nguyên văn-ND). Trong 10 năm trở lại đây, BTT đã mất không ít hơn 3 tàu ngầm vì trục trặc của các thiết bị dẫn đường và các sự cố khác.

    Cụ thể, ngày 18/9/1996, tại khu vực gần thành phố Gangneung trên bờ của biển Nhật Bản đã xảy ra sự cố với thiết bị dẫn đường trên tàu”Sang-O” BTT và tàu này sau đó đã bị Nam Triều Tiên bắt giữ. Diễn biến sự kiện như sau: Ngày 15/9/1996, tàu “Sang-O” cho đổ bộ một số nhóm biệt kích BTT lên bờ biển NTT để thu thập thông tin về các mục tiêu quân sự NTT.

    Trên tàu có 26 thành viên kíp thủy thủ và các lính đặc nhiệm BTT. Ngày 18/9 khi cặp bờ để thu quân đặc nhiệm, tàu ngầm này bị mắc cạn, sau đó kíp thủy thủ quyết định hủy toàn bộ các trang thiết bị có giá trị trên tàu và tìm cách vượt lãnh thổ NTT đi về phía BTT.

    Tuy nhiên, các thủy thủ BTT đã bị các binh sỹ NTT phát hiện. Trong chiến dịch bắt giữ tàu này của các phân đội NTT, có một binh sỹ BTT bị bắt làm tù binh, số còn lại thiệt mạng trong các cuộc giao tranh hoặc bị chính đồng đội của mình bắn chết. (in đậm theo nguyên bản-ND)

    Một tàu ngầm khác cũng kiểu “Sang-O” ngày 8/5/1998 bị vướng lưới tàu đánh cá gần thành phố Sokcho của NTT. Kíp thủy thủ đã cho nổ hủy tàu và hy sinh cùng tàu.

    Ngày 12/3/2016, một tàu ngầm cỡ nhỏ BTT khác bị mất tích bí ẩn tại khu vực gần bờ Bán đảo Triều Tiên.

    Tuy vậy, các tàu ngầm BTT đã chứng minh được hiệu quả tác chiến rất cao của mình. Ví dụ, theo khẳng định từ rất nhiều nguồn tin nước ngoài thì vào năm 2010, chính tàu ngầm BTT đã tấn công và đánh chìm tàu hộ vệ NTT “Cheonan” làm 46 thủy thủ NTT thiệt mạng.

    Một số chuyên gia coi thường mối đe dọa từ tàu ngầm Bình Nhưỡng và cho rằng chúng (những tàu ngầm BTT) “quá cũ và rất ồn”. Thế nhưng, vào năm 2015, các chuyên gia quân sự NTT đã tiết lộ về việc có gần 50 tàu ngầm CHDCNDTT bất ngờ rời căn cứ và Lực lượng chống ngầm NTT sau đó đã không thể xác định được vị trí của các tàu ngầm đó.

    Một số nguồn tin nước ngoài đoan chắc rằng chính quyền BTT trong những năm gần đây rất chú trọng hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm và thiết kế tàu ngầm mới có thể mang tên lửa đạn đạo. Trong các điều kiện hiện nay, khi mà BTT đã đạt được những thành tựu đáng nể trong phát triển vũ khí hạt nhân và kỹ thuật vũ trụ, Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể thành lập bộ ba hạt nhân đầy đủ (tức với 3 thành tố-ND).

    Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, quyết định của lãnh đạo CHDCNDTT xây dựng cơ sở cho thành tố biển trong bộ ba hạt nhân xuất phát từ những lý do sau: thứ nhất, rất khó đảm bảo là việc sục sạo- tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm diesel ít tiếng ồn đang hoạt động trên các đại dương sẽ có hiệu quả và thứ hai là: luôn tồn tại khả năng đánh đòn hạt nhân trả đũa (của BTT vào lực lượng đối phương-ND) không phụ thuộc vào quy mô (phạm vi) lãnh thổ (trên bộ) bị hủy diệt tại BTT.

    Như đã biết-khả năng chắc chắn đánh đòn trả đũa -đấy chính là luận chứng then chốt trong lý luận kiềm chế (răn đe-ND).

    Theo các dữ liệu của nước ngoài, tháng 7/2014, tại căn cứ hải quân BTT Singpkho (tỉnh Nam Hamgoen) nằm trên bờ của biển Nhật Bản trên lãnh thổ BTT, một tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đạn đạo đã được hạ thủy.

    Đây là chiếc tàu ngầm diesel mới cỡ lớn đầu tiên của CHDCNDTT có thể mang tên lửa đạn đạo và được Phương Tây đặt tên là “Sinp'o”.Tàu này được đóng từ năm 2010 tại thành phố Sinpo trong nhà máy đóng tàu ngầm chủ yếu của BTT là Nhà máy đóng tàu Phương Nam.

    Nỗi sợ hãi mang tên "SINPO"

    Tàu ngầm mới này có chiều dài 67m, chiều rộng 6,7m và lượng giãn nước gần 2.500-3.000 tấn. Trên tàu có 1-2 tổ hợp phóng tên lửa đạn đạo. Tốc độ tối đa khi nổi:16 hải lý/h, khi lặn: gần 10 hải lý. Cự ly hoạt động:1.500 hải lý.

    Theo các nguồn tin Phương Tây thì hình dáng bên ngoài của tàu ngầm mới này của BTT có một số điểm giống với tàu ngầm dự án 629 (Golf- theo phân loại của NATO). Trước đây, trong những năm 1989-1990 Liên Xô đã bán 3 tàu ngầm dự án này cho Trung Quốc.

    Hải quân Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu trên để khai thác thử nghiệm. Năm 1986, Trung Quốc đã ứng dụng các giải pháp kỹ thuật khi đóng tàu ngầm kiểu này để tự đóng các tàu ngầm theo kiểu tương tự nhằm hoàn thiện công nghệ tên lửa và sau đó-đóng hàng loạt tàu ngầm Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo với đầu tác chiến hạt nhân.

    Nếu tính tới mức độ mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và CHDCNDTT trong lĩnh vực quân sự và Điều hai Hiệp ước giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác giữa Trung Quốc và BTT ký năm 1961, hoàn toàn có khả năng là Trung Quốc đã hỗ trợ công nghệ cho BTT trong việc hiện thực hóa các chương trình quân sự của CHDCNDTT, trong đó có cả việc xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm.

    Sau khi kết thúc giai đoạn đóng tàu (4 năm), từ năm 2014 tàu ngầm thử nghiệm mới của BTT “Sinp’o” bắt đầu các chuyến chạy thử trên biển.Lần phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên của tàu ngầm từ tàu “Sinp’o” là vào ngày 28/11/2015.

    Theo đánh giá, lần phóng thử nghiệm này đã thất bại, bởi vì các lực lượng Quân đội NTT sau đó đã phát hiện các mảnh vỡ của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trên mặt biển.

    Không đầy một tháng sau, CHDCNDTT lại tiến hành lần phóng thử nghiệm thứ hai. Theo quan điểm của các chuyên gia, lần phóng này không phải được thực hiện từ tàu ngầm, mà từ bàn phóng thử nghiệm đặt dưới mặt nước.

    Những hình ảnh về vụ thử nghiệm tên lửa được truyền hình BTT công bố vào tháng 1/2016, trong clip này có cảnh lãnh tụ Kim Chính Ân vừa cười rạng rỡ vừa quan sát tên lửa được phóng lên từ dưới mặt nước và mất hút sau các đám mây.

    Tháng 8/2016, truyền hình BTT lại cho trình chiếu đoạn video clip về tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm biến thể KN-11 “Pukguksong-1- Ngôi sao Vùng Cực” được phóng từ khu vực gần bờ biển BTT. Tên lửa phóng từ tàu ngầm này bay được gần 310 dặm về phía Nhật Bản và lập kỷ lục về cự ly bắn trong chương trình chế tạo tên lửa cho tàu ngầm của Bình Nhưỡng.

    Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11 “Pukguksong” có thể bay được hơn 600 dặm. Tên lửa KN-11 này được trang bị động cơ hai tầng nhiên liệu rắn. Như đã biết, nhiên liệu rắn có ưu thế vượt trội so với nhiên liệu lỏng heptyl và dầu lửa vì nó có các chỉ số năng lượng cao hơn và cải thiện rất đáng kể các tính năng của tên lửa, làm cho tên lửa gọn nhẹ hơn, giữ được bí mật và cho phép rút ngắn thời gian chuẩn bị phóng.

    Lại vẫn theo các nguồn nước ngoài, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm “Pukguksong-1” có thể có các tính năng kỹ - chiến thuật sau đây: số lượng tầng: 2, đường kính: đến 1,4m, cự ly bay: 900 -1.200km.

    Cũng có thông tin nữa là để phục vụ các thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, CHDCNDTT đã cho xây dựng các trường bắn và bệ phóng đặc biệt.

    Còn theo tin từ Hãng thông tấn NTT “Yonhap” thì ngay từ trước khi đóng xong tàu ngầm mới kiểu “Sinp’o”, Bộ Tư lệnh Hải quân BTT đã tiến hành hàng loạt lần thử mô phỏng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.

    Hiện nay, theo các nguồn công khai, BTT đã tiến hành ít nhất 5 lần phóng tên lửa đạn đạo KN-11”Pukguksong-1”. Trong số đó có ít nhất 2 lần phóng thành công từ tàu ngầm “Sinp’o”.

    Nhìn chung, để đưa tên lửa mới KN-11 vào trang bị cho tàu ngầm “Sinp’o” cần thêm khoảng vài chục lần phóng kiểm tra nữa. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, để đưa tên lửa R-21vào trang bị cho các tàu ngầm dự án 629 , Hải quân Liên Xô đã cần tới 30 lần phóng thử nghiệm với tỷ lệ thành công gần 90%.

    Seoul bất an

    Giới lãnh đạo chính trị -quân sự NTT cực kỳ quan ngại trước tốc độ gia tăng năng lực tác chiến của các tàu ngầm Hải quân CHDCNDTT nói chung và các tính năng tác chiến của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11 nói riêng.

    Hạm đội tàu ngầm BTT nếu tính theo trình độ phát triển thì đã vượt hạm đội tàu ngầm NTT về số lượng và tương đương về chất lượng. Lực lượng tàu ngầm NTT có 9 tàu ngầm dự án 209 (lượng giãn nước 1.200 tấn) và 7 tàu ngầm dự án 214 (lượng giãn nước 1.800 tấn). Tổng số tàu ngầm NTT ít hơn 4 lần so với số lượng tàu ngầm BTT!

    Trong khi BTT đã chế tạo xong các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, thì NTT chỉ có thể làm được điều tương tự sau 10 năm nữa, tới năm 2027-2030, sau khi đã đóng xong 6 tàu ngầm có lượng giãn nước đến 3.000 tấn.

    Các chuyên gia nhận định rằng trong trường hợp CHDCNDTT tiếp tục đóng các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thì NTT, Nhật Bản và Mỹ sẽ ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công tên lửa của BTT, vì (họ) không có khả năng đánh chặn một cách hiệu quả các tên lửa phóng từ dưới nước.

    Vì thế nên tháng 4/2017 Mỹ đã vội vàng triển khai tại NTT hệ thống phòng thủ chống tên lửa THAAD (Theater High Altitude Area Defense) – tổ hợp chống tên lửa cơ động trên mặt đất để đánh chặn các tên lửa tầm trung bên ngoài bầu khí quyển (tầm cao).

    Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, hệ thống phòng thủ chống tên lửa THAAD của Mỹ triển khai tại NTT có nhiệm vụ vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa, chủ yếu là từ hướng bắc của Bán đảo Triều Tiên.

    Nhưng nếu như tên lửa đạn đạo BTT được phóng từ dưới nước từ hướng đông, hướng nam hoặc hướng tây, thì các hệ thống radar của THAAD khó có thể phát hiện và tên lửa đạn đạo BTT sẽ chọc thủng các tuyến phòng thủ của hệ thống chống tên lửa Mỹ trên lãnh thổ Cộng hòa Triều Tiên (NTT).

    Seoul nhận định rằng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của họ cũng khó có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo BTT phóng từ vùng biển quốc tế. Cũng tương tự như vậy đối với các tên lửa phóng từ tàu ngầm BTT ở bờ biển phía Đông Nhật Bản–chúng có thể dễ dàng vượt qua hệ thống “Patriot” mới được triển khai tại Nhật Bản.

    Chính vì thế mà trong các cuộc tập trận chung Mỹ-NTT, kịch bản tình huống được đặc biệt chú ý là luyện tập các phương án tiêu diệt tàu ngầm BTT.

    Theo nhận định của một nguồn tin từ chính phủ NTT, BTT cần không nhiều hơn 2 năm để đưa vào trang bị và cho trực chiến tàu ngầm mới đóng kiểu “Sinp’o”. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng được quan tâm nhất hiện nay – BTT có thể chế tạo đầu hạt nhân cho các tên lửa nhanh đến mức độ nào.

    Các cường quốc hạt nhân như Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp từng cần từ 2 đến 7 năm để hoàn thành nhiệm vụ trên sau khi đã tiến hành các vụ nổ hạt nhân thông thường.

    Nhìn tổng thể, thực tế BTT đang tăng tốc thực hiện các biện pháp thực tế để phát triển lực lượng tàu ngầm cho ta cơ sở để tin rằng giới lãnh đạo chính trị- quân sự CHDCNDTT sẽ tiếp tục có các bước đi nhằm xây dựng bộ ba hạt nhân hoàn chỉnh của mình, đồng thời giành một sự ưu tiên đặc biệt cho lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân và xác định lực lượng này là loại vũ khí bí mật, lợi hại và hiệu quả nhất.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...uc-manh-tau-ngam-binh-nhuong-3348572/?paged=3
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    "Quái vật" đích thực: Triều Tiên chỉ cần 4 tên lửa để đánh bại 44 tên lửa đánh chặn của Mỹ
    Linh Lâm | 08/12/2017 14:02

    8
    [​IMG]
    Với thiết kế hiện nay, mỗi tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên có thể mang 3 đầu đạn. Trong khi đó, theo kế hoạch của Mỹ, để đánh chặn 1 đầu đạn thì cần bắn 4-5 tên lửa.

    "Quái vật" Hwasong-15

    Trong bài viết trên tờ Defense One, nhà phân tích Joe Cirincione nhận định, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 mà Triều Tiên thử nghiệm hôm 29/11 vừa qua đích thực là… một con "quái vật".

    Nhiều người so sánh nó với Titan II – mẫu ICBM do Mỹ phát triển để mang được các quả bom hydro lớn nhất, với sức công phá hàng megaton, tấn công các mục tiêu trong phạm vi một nửa bán cầu.

    Chuyên gia tên lửa Mike Elleman tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế gọi đây là "một bước tiến đáng kể trong năng lực tấn công Mỹ của Triều Tiên".

    Mặc dù vẫn còn những nghi vấn về động cơ của tên lửa Triều Tiên nhưng theo ông Elleman, "có vẻ Hwasong-15 có thể mang theo một đầu đạn nặng 1.000kg vươn tới bất cứ điểm nào trên lục địa Mỹ".

    "Gần như chắc chắn Triều Tiên đã phát triển được một đầu đạn hạt nhân nặng gần 700kg" – ông Elleman viết trên website 38 North.

    Vụ bắn thử được Triều Tiên tiến hành vào ban đêm, sử dụng bệ phóng di động, "mô phỏng các điều kiện tác chiến mà Triều Tiên sẽ áp dụng nếu nổ ra chiến tranh" – học giả Mira Rapp-Hopper, đến từ Harvard, viết trên Defense One.

    "Nói chung, tên lửa Triều Tiên ngày càng tinh vi, tăng khả năng sống sót và có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lục địa Mỹ", bà Rapp-Hopper kết luận, "tuy nhiên, xét từ quan điểm chiến lược thì cuộc thử nghiệm mới nhất (của Triều Tiên) chưa phải là nhân tố ‘thay đổi cuộc chơi’".

    Nhận định trên có lẽ đúng nếu xét tới tầm bắn xa hơn và động cơ mạnh hơn của tên lửa Hwasong-15.

    Trong vụ thử nghiệm đầu tiên hôm 4/7, ICBM của Triều Tiên đã bay hơn 4.000 dặm và có thể đặt Hawaii, cũng như Alaska vào tầm bắn.

    Trong vụ thử nghiệm thứ hai hôm 28/7, tên lửa có thể bay hơn 6.000 dặm, đặt Tây duyên hải và Trung Tây Hoa Kỳ vào tầm bắn.

    Cuộc thử nghiệm mới nhất cho thấy ICBM của Triều Tiên có khả năng bay hơn 8.000 dặm. Trong khi đó, thủ đô Washington của Mỹ chỉ cách Bình Nhưỡng chưa đầy 7.000 dặm.

    Với những con số này, Hwasong-15 có thể mang lại mối đe dọa gia tăng dành cho Mỹ, tuy nhiên, nó sẽ mang tính biểu tượng và thiên về tác động tâm lý hơn là mang ý nghĩa chiến lược.

    Phần đầu của tên lửa là nhân tố thay đổi mọi thứ. Những bức ảnh dưới đây, được công bố sau khi Rapp-Hopper đưa ra nhận định trên, đã cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng cạnh một xe mang phóng tự hành (TEL) mới, có kích cỡ "khổng lồ". Dễ thấy phần chóp hình nón ở đầu tên lửa rất lớn và tù.

    [​IMG]
    Tên lửa Hwasong-15 rời bệ phóng

    [​IMG]
    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-15

    Ngay cả quan sát bằng mắt thường cũng nhận thấy được rằng, tên lửa này có thể mang theo nhiều vật thể có kích cỡ to bằng… ông Kim trong phần chóp hình nón. Trong khi đó, các đầu đạn hạt nhân tiêu chuẩn thường có kích cỡ bằng một người trung bình hoặc nhỏ hơn.

    Loại bom hydro mà Triều Tiên tung ra trước khi tiến hành vụ thử hạt nhân gần đây nhất tối thiểu cũng có kích cỡ này.

    Điều đó cho thấy Triều Tiên hiện giờ đã có khả năng triển khai tên lửa mang nhiều đầu đạn, mặc dù đây không phải là công nghệ mới.

    Người Mỹ đã có tên lửa đa đầu đạn từ đầu những năm 1960. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Polaris A-3 đã mang được 3 quả bom có sức công phá 200 kiloton chứa trong một đầu đạn được thiết kế đặc biệt, ban đầu gọi là "cluster warhead" (đầu đạn chùm). Người Anh cũng sử dụng tên lửa Polaris với cấu hình tương tự.

    Tên gọi trên sau này được đổi thành Multiple Re-Entry Vehicle hay MRV (Tạm dịch: phương tiện tái nhập khí quyển đánh nhiều mục tiêu).

    W-58, đầu đạn của tên lửa Polaris, chỉ dài 1m, có đường kính 40cm và nặng 117kg. Tất nhiên, vào thời điểm mà đầu đạn này được triển khai (1964), Mỹ đã tiến hành 295 cuộc thử nghiệm hạt nhân, trong đó có 105 vụ thử nghiệm trên mặt đất tại Thao trường Thái Bình Dương ở quần đảo Marshall.

    Vì vậy, chỉ với 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân tính đến nay, chúng ta chưa thể biết được liệu Triều Tiên có thể chế tạo một loại đầu đạn mạnh và có kích cỡ nhỏ như vậy hay không.

    Tuy nhiên, họ cũng không nhất thiết phải chế tạo loại đầu đạn này. Với thiết kế hiện nay, Triều Tiên có thể lắp vừa 3 đầu đạn vào phần đầu tên lửa Hwasong-15. Chúng có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của Mỹ.

    4 tên lửa đa đầu đạn "chấp" 44 tên lửa đánh chặn

    Theo kế hoạch của Mỹ, để đánh chặn 1 đầu đạn thì cần bắn 4-5 tên lửa. Với 44 tên lửa đánh chặn được triển khai hiện nay, chuyên gia phân tích Jeffrey Lewis tại Viện Middlebury đã "giễu cợt" rằng, tốt hơn hết Washington nên hy vọng Triều Tiên chỉ có 11 tên lửa, bởi tên lửa thứ 12, nếu có, chắc chắn sẽ qua mặt được hàng phòng thủ của Mỹ.

    Như vậy, với 3 đầu đạn trên mỗi tên lửa, Triều Tiên sẽ chỉ cần 4 tên lửa để áp đảo hệ thống phòng thủ của Mỹ.

    Mỹ có thể tăng gấp đôi số tên lửa đánh chặn nhưng Triều Tiên cũng có thể tăng gấp đôi số tên lửa của họ, thậm chí với chi phí rẻ hơn nhiều, cũng như dễ dàng và nhanh chóng hơn.

    Ngay cả khi chỉ tăng cường thêm mồi bẫy và các biện pháp đối phó đơn giản, Triều Tiên cũng có thể tự tin rằng họ có thể gây nhiễu, "làm mù", đánh lừa hệ thống phòng thủ của Mỹ.

    Nói chung, đây là một cuộc chiến mà hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không thể giành phần thắng.

    [​IMG]
    Tên lửa Hwasong-15 và tên lửa Hwasong-14 (bên phải) của Triều Tiên.

    Ở đây, một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Mỹ phải dùng nhiều tên lửa như vậy để đánh chặn một đầu đạn?

    Kế hoạch "đánh chặn 1 đầu đạn bằng 4-5 tên lửa" được dựa trên kết quả của những cuộc thử nghiệm mà Mỹ đã tiến hành cho đến nay. Trong 18 vụ thử, chỉ có 9 vụ tên lửa đánh trúng mục tiêu.

    Theo ông Cirincione, nếu 1 tên lửa đánh chặn chỉ có xác suất 50% đánh trúng mục tiêu thì 2 tên lửa đánh chặn có thể nâng mức này lên 75%, 3 tên lửa => 87,5%, 4 tên lửa => 93,75%, 5 tên lửa => 96,875%.

    Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng tên lửa đánh chặn của Mỹ có khả năng bắn hạ tên lửa mục tiêu với xác suất 97%.

    Tuy nhiên, việc tin vào xác suất "gần như tuyệt đối" của 1 tên lửa đánh chặn hay việc tin vào khả năng bảo vệ của 5 tên lửa đánh chặn đều là sai lầm.


    "Cứ cho là một tên lửa bị hỏng thì vẫn còn những tên lửa khác. Nhưng trên thực tế, nếu một tên lửa đánh chặn gặp trục trặc vì lỗi thiết kế thì nhiều khả năng các tên lửa còn lại cũng sẽ gặp trục trặc vì lý do này" – chuyên gia James M. Acton tại Viện hòa bình quốc tế Carnegie Endowment cho hay.

    Chúng ta đã có những ví dụ thực tế cho vấn đề này. Gần đây, Saudi Arabia đã bắn 5 tên lửa Patriot của Mỹ để đánh chặn 1 tên lửa tầm ngắn đang nhằm vào sân bay Riyadh. Họ tuyên bố đã đánh chặn thành công tên lửa của Yemen nhưng không có bằng chứng nào chứng minh được.

    Một phân tích độc lập gần đây cho thấy có vẻ cả 5 tên lửa này đã thất bại do những hạn chế về thiết kế của hệ thống Patriot và sự phức tạp của tên lửa mục tiêu.

    Trong khi đó, ngoài đầu đạn, phần chóp hình nón ở đầu tên lửa Hwasong-15 có đủ không gian để chứa mồi bẫy, các thiết bị gây nhiễu, cùng nhiều thiết bị đối phó khác.

    Cần nhắc lại rằng tên lửa Polaris, với kích cỡ nhỏ hơn nhiều, đã mang theo các thiết bị hỗ trợ xâm nhập, ngay cả khi Moscow chưa triển khai bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

    Liệu Triều Tiên có thể chế tạo các trang thiết bị đối phó với hệ thống phòng thủ hay không? Gần như chắc chắn là có.

    Theo một tài liệu tình báo năm 1999, bất cứ quốc gia nào đủ khả năng thử nghiệm tên lửa tầm xa đều "dựa vào các công nghệ sẵn có ban đầu để phát triển các phương thức đối phó và hỗ trợ xâm nhập".

    Hệ thống phòng thủ của Mỹ sẽ hiệu quả tới mức nào trước mối đe dọa này? Hiện Washington không có cơ sở để tự tin.

    Hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa bao giờ trải qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt và thực tế. Chẳng hạn, mới có 1 lần duy nhất hệ thống GMD thử nghiệm vào ban đêm nhưng bắn trượt mục tiêu. Mỹ cũng chưa từng thử nghiệm GMD để chống lại các biện pháp đối phó thực tế từ đối phương.

    Theo nhà phân tích Cirincione, hãy so sánh việc này với cách mà doanh nghiệp Mỹ phát triển các sản phẩm công nghệ cao của họ.

    General Motor đang thử nghiệm mẫu xe tự động mà họ dự định giới thiệu trong vài năm tới trên các con đường ở San Francisco và Denver.

    "Thay vì thử nghiệm mẫu xe này trên các tuyến đường khép kín hoặc khu ngoại ô thông thoáng, General Motor lại lựa chọn thử nghiệm sản phẩm của mình trong môi trường mà chúng sẽ được sử dụng sau này" – tờ Washington Post viết.

    Ông Cirincione cho rằng, để đạt hiệu quả cao hơn, các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ cũng cần được cọ xát theo cách tương tự như General Motor đang thử nghiệm mẫu xe của họ vậy.

    http://soha.vn/quai-vat-dich-thuc-t...en-lua-danh-chan-cua-my-20171208140430662.htm
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    lều báo theo tư duy thí mạng lính mà hay thần thánh hóa thành "phi đối xứng" :-D giống như kiểu 100 người cầm rpg đánh xe tăng thì chết 99 người còn 1 người bắn hạ được chiếc xe tăng thì vẫn thắng oanh liệt vì chi phí sản xuất 99 khẩu rpg vẫn rẻ hơn 1 chiếc xe tăng :confused:
    riêng cái chuyện đem PAC-3 đánh chặn máy bay J5/6 là đã thấy lều báo không biết rồi :-D đánh mấy chiếc cùi bắp đó hàn xẻng nó dùng mấy con phòng không tầm trung như KM-Sam,mim-23 thôi chứ dùng PAC làm gì cho tốn kém,máy bay hiện đại hơn thì nó dùng PAC-2 là đủ rồi :cool:
    huyenthoaimuathu8889 thích bài này.
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Hawk được thay bằng KMSAM từ lâu rồi, KMSAM phạm vi chỉ 15-20km, rất khó để bao phủ lãnh thổ HQ trước đòn tập kích cảm tử như vậy, chưa kể mục tiêu của máy bay cảm tử TT là gây tiêu hao thương vong và khủng bố tinh thần, nên ko việc gì phải bay cao cả, chỉ cần bay cực thấp là đủ, nhưng như vậy thì dễ bị M163, K30 Biho, K31 Pegasus hoặc Stinger và các loại pháo PK khác mà HQ phân chia giày đặc bắn hạ, nhưng cũng ko chắc HQ liệu có khả năng phân bố PK tầm thấp giày đặc như vậy hay ko ! vì HQ đi theo chiến thuật của Mỹ là lấy KQ làm lực lượng chủ lực tấn công (tấn công trước để phòng thủ) nên ko đầu tư cho PK lắm

    PK tầm thấp HQ

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    PAC2 hay MIM23, KM SAM đều có điểm mù ở tầm thấp và cực thấp, nên phải dựa vào đám PK tầm thấp kia mới chống được đòn đánh cảm tử nếu có của máy bay cũ TT, PAC2 phạm vi cũng chỉ có 96-160km, MiG-23/29, Su-25 chỉ cần bay ra ngoài phạm vi này là được, mà dĩ nhiên TT sẽ ko phí phạm máy bay hiện đại nhất của họ như vậy, tất cả sẽ nằm dưới đất, trong lòng đất hoặc căn cứ ngụy trang trong rừng với đường băng dã chiến, vì TT thừa biết ko thể đối đầu vs KQ hùng hậu của HQ Mỹ được

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 09/12/2017

Chia sẻ trang này