1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AndrewTran, 26/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangaka

    hoangaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    46
    Bác này quên nhiều thứ lắm , trong toàn văn hiệp định Paris không có dòng nào là bồi thường chiến tranh hết . Mà Hoa Kỳ phải có nghĩa vụ giúp đỡ Việt Nam tái thiết đất nước .
    Đây thưa nhà bác :
    "KHỎAN VIII: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ CỘNG HÒA DÂN CHỦ VIỆT NAM
    Điều 21:
    Hoa Kỳ tin tưởng rằng hiệp định này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hòa giải dân tộc của nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân trên bán đảo Đông Dương. Vẫn theo đuổi những chính sách truyền thống, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết sau chiến tranh tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như trên toàn Đông Dương.
    Điều 22:
    Chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình và nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định này là những điều kiện tốt để thiết lập mối quan hệ mới, bình đẳng và hai bên cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau. Đồng thời điều đó cũng bảo đảm cho một nền hòa bình ổn định tại Việt Nam và góp phần duy trì nền hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.
    Với thông tin "ngoài lề", thì khi Mỹ có ý định bình thường hoá với Việt Nam năm 77 , chú Vịt đã ngây thơ đòi Mỹ 2 tỷ nên việc này không thành . Còn bạn nhận xét như kiểu Mỹ cay cú được thua thế là sai rồi, nó bại trận nhưng lại là nước đề nghị bình thường hoá trước đấy . Còn tới năm 95 , thì cũng là tin ngoài lề là Mẽo nói là Việt Nam từ bỏ đòi hòi nghĩa vụ của nước Mỹ về việc tái thiết sau chiến tranh khi đàm phán về từ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ.
    Còn nói về viện trợ , nói cho nó vuông nhé , trên đời chả ai cho không ai cái gì. Của biếu là của lo, của cho là của nợ. Tự nhiên nó đã như thế dù người cho không có ý biến nó thành như thế. Không nợ tiền thì nợ tình
  2. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    Quan trọng là, Mỹ và Việt Nam có đánh nhau đâu mà đòi chiến phí từ Mỹ. Có đòi thì đòi mấy ông cờ ba sọc ấy! Mà đòi mấy bác ấy thì thôi rồi ...
  3. a2p2tXreload

    a2p2tXreload Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    1
    Red Brotherhood at war
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Việt Nam bắt đầu bước ngoại giao đầu tiên của mình tháng 9 năm 1975. Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố rằng Việt Nam sẵn sàng thiết lập các quan hệ bình thường với Mỹ trên cơ sở của hiệp định hoà bình Pa-ri năm 1973. Đối với người Việt Nam, việc này đòi hỏi thực hiện những lời hứa của tổng thống Richard Nixon trong một bức thư gửi cho thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 1 tháng 2 năm 1973, cung cấp viện trợ trị giá 3250 triệu đô la để xây dựng lại sau chiến tranh mà không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào, cộng với các hình thức viện trợ khác sẽ được thoả thuận sau giữa hai bên. Về phần mình, ngày 26 tháng 3 năm 1976, Kissinger tuyến bố các điều kiện của Mỹ như sau: (i) cho biết rõ về những quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến đấu (MIAS); (ii) ?osự cần thiết về việc Hà Nội bảo đảm những ý định hoà bình đối với các nước láng giềng ở Đông Nam Á?. Ông ta nói người Việt Nam có thể nêu lên bất cứ vấn đề nào mà họ muốn, kể cả yêu sách về viện trợ, tuy ông ta "sẽ không đưa ra nhiều triển vọng cho vấn đề đó".
    Vài tháng trước đó, ở Paris, các quan chức Việt Nam tiếp xúc với các công ty dầu Mỹ về việc nối lại sự khoan dầu ngoài biển Đông, một việc làm có thể vượt qua cuộc phong toả về buôn bán và kinh doanh sau khi Sài Gòn sụp đổ. Mục đích của Việt Nam rõ ràng là dùng những tập đoàn kinh doanh hùng mạnh với hy vọng giành một sức đòn bẩy nào đó trong các giới chình trị Mỹ.
    Những năm 1976 là năm bầu cử tổng thống ở Mỹ. Trong Đảng Cộng hoà, cánh hữu tỏ ra rất mạnh và Giê-rôn Pho, tổng thống đương kim, đang làm hết sức mình để giữ địa vị trước thách thức của Rônan Rigân bằng việc đẩy mạnh thái độ chống cộng của ông ta. Do đó tháng 3 năm 1976, ông ta nói xấu các nhà lãnh đạo Hà Nội là một ?obọn kẻ cướp quốc tế" trước những đám đông cộng hoà hăng hái. Điều đó không phải là một không khí hứa hẹn cho Hà Nội để đưa ra đề nghị cải thiện quan hệ với Washington. Cuối tháng 4, sau khi bị Ri-gân khích bác, Pho tuyên bố: "Tôi không hề nói chúng ta sẽ tìm kiếm việc bình thường hoá quan hệ hoặc thừa nhận Bắc Việt Nam".
    .........................................
    Vấn đề người mất tích là một vấn đề có trọng lượng trong tay phái hữu ở quốc hội, nhất là trong một năm bầu cử, và nhiều nghị sĩ dường như tin rằng Việt Nam còn giữ một số những người mất tích đó. Nhưng lời rêu rao đó đã bị bác bỏ trong một phiên họp báo cáo tháng 12 năm 1976 của Uỷ ban đặc biệt Hạ nghị viện Mỹ nói rằng không có bằng chứng còn bất kỳ người Mỹ mất tích nào còn sống hoặc bị cầm tù. Sau khi điều tranh chấp đó đã được làm rõ, không còn trở ngại nào lớn nữa ngăn cản việc bình thướng hoá các quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Nhưng ý nghĩa thực sự của vấn đề người mất tích sớm được trở nên rõ ràng. Cánh hữu định dùng nó làm phương tiện trì hoãn việc bình thường hoá với Việt Nam một cách vô thới hạn.
    ...............................
    Từ đầu Nixon đưa ra những lời hứa đó cho Hà Nội chỉ là để kéo Mỹ ra khỏi một điểm khó khăn, và một khi chiến tranh đã kết thúc, thì lời hưa đó không còn xứng đáng bằng tờ giấy để viết chúng. Chính quyền Ford đã từ chối ngay sự tồn tại của những lời hứa đó; bây giờ chính quyền Cater quyết định công bố văn bản của sự ?okỳ lạ lịch sử lỗi thời? đó, và từ chối viện trợ trên cơ sở những người cộng sản đã vi phạm hiệp định Paris năm 1973. Không những không trả bồi thường, người Mỹ còn tích cực tìm cách cản trở viện trợ quốc tế cho Việt Nam.
    ..............................
    Chính quyền Cacter cũng không bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Lúc đầu, lý do của họ là vấn đề người mất tích. Rồi họ kể đến tình hình ngày càng xấu đi ở Đông Dương. Lý do thực sự, ngoài sự thù địch chống cộng đối với chính phủ Hà Nội, một nhân tố có tầm quan trọng ngày càng tăng là họ sợ việc bình thương hoá có thể làm tổn thương đến mối quan hệ đang phát triển của Mỹ với Trung Quốc.

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Mỹ gây chiến ở sự kiện vịnh BB nhưng vu cho VN, để có thể nhảy vào VN mà không mang tiếng gây chiến
  5. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Các bác ý bị xâm lược, chạy té re, quần không kịp mặc, lấy cờ ba sọc quấn tạm.
    Người ta thảm thương như trhế, hằng ngày phải kêu gào, chửi quê hương, đôi khi phải chửi lẫn nhau để mà lấy bơ thừa sữa cặn, bác bảo các bác ý đến bằng gì?
    Móc cát tút ra hả?
  6. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Red Brotherhood at war
    http://www.quansuvn.net/index.php?PHPSESSID=4370b3c78a56c4fa41e4d1787a66ffd0&topic=98.10
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Việt Nam bắt đầu bước ngoại giao đầu tiên của mình tháng 9 năm 1975. Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố rằng Việt Nam sẵn sàng thiết lập các quan hệ bình thường với Mỹ trên cơ sở của hiệp định hoà bình Pa-ri năm 1973. Đối với người Việt Nam, việc này đòi hỏi thực hiện những lời hứa của tổng thống Richard Nixon trong một bức thư gửi cho thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 1 tháng 2 năm 1973, cung cấp viện trợ trị giá 3250 triệu đô la để xây dựng lại sau chiến tranh mà không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào, cộng với các hình thức viện trợ khác sẽ được thoả thuận sau giữa hai bên. Về phần mình, ngày 26 tháng 3 năm 1976, Kissinger tuyến bố các điều kiện của Mỹ như sau: (i) cho biết rõ về những quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến đấu (MIAS); (ii) ?osự cần thiết về việc Hà Nội bảo đảm những ý định hoà bình đối với các nước láng giềng ở Đông Nam Á?. Ông ta nói người Việt Nam có thể nêu lên bất cứ vấn đề nào mà họ muốn, kể cả yêu sách về viện trợ, tuy ông ta "sẽ không đưa ra nhiều triển vọng cho vấn đề đó".
    Vài tháng trước đó, ở Paris, các quan chức Việt Nam tiếp xúc với các công ty dầu Mỹ về việc nối lại sự khoan dầu ngoài biển Đông, một việc làm có thể vượt qua cuộc phong toả về buôn bán và kinh doanh sau khi Sài Gòn sụp đổ. Mục đích của Việt Nam rõ ràng là dùng những tập đoàn kinh doanh hùng mạnh với hy vọng giành một sức đòn bẩy nào đó trong các giới chình trị Mỹ.
    Những năm 1976 là năm bầu cử tổng thống ở Mỹ. Trong Đảng Cộng hoà, cánh hữu tỏ ra rất mạnh và Giê-rôn Pho, tổng thống đương kim, đang làm hết sức mình để giữ địa vị trước thách thức của Rônan Rigân bằng việc đẩy mạnh thái độ chống cộng của ông ta. Do đó tháng 3 năm 1976, ông ta nói xấu các nhà lãnh đạo Hà Nội là một ?obọn kẻ cướp quốc tế" trước những đám đông cộng hoà hăng hái. Điều đó không phải là một không khí hứa hẹn cho Hà Nội để đưa ra đề nghị cải thiện quan hệ với Washington. Cuối tháng 4, sau khi bị Ri-gân khích bác, Pho tuyên bố: "Tôi không hề nói chúng ta sẽ tìm kiếm việc bình thường hoá quan hệ hoặc thừa nhận Bắc Việt Nam".
    .................................
    Vấn đề người mất tích là một vấn đề có trọng lượng trong tay phái hữu ở quốc hội, nhất là trong một năm bầu cử, và nhiều nghị sĩ dường như tin rằng Việt Nam còn giữ một số những người mất tích đó. Nhưng lời rêu rao đó đã bị bác bỏ trong một phiên họp báo cáo tháng 12 năm 1976 của Uỷ ban đặc biệt Hạ nghị viện Mỹ nói rằng không có bằng chứng còn bất kỳ người Mỹ mất tích nào còn sống hoặc bị cầm tù. Sau khi điều tranh chấp đó đã được làm rõ, không còn trở ngại nào lớn nữa ngăn cản việc bình thướng hoá các quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Nhưng ý nghĩa thực sự của vấn đề người mất tích sớm được trở nên rõ ràng. Cánh hữu định dùng nó làm phương tiện trì hoãn việc bình thường hoá với Việt Nam một cách vô thới hạn.
    Mỹ đã dùng vấn đề người mất tích để phủ quyết việc Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc tháng 11 năm 1976, lấy lý do là Hà Nội có thái độ cho là ?otàn bạo và vô nhân đạo? đối với vấn đề người mất tích. Cũng tương tự như vậy, Mỹ là thành viên duy nhất bỏ phiếu chống lại việc Việt Nam tiếp quản ghế thừa kế của chế độ miền Nam cũ tại ngân hàng thế giới; ở đây Mỹ không có quyền phủ quyết, mặc dù nó có đủ sức mạnh để ngăn cản các vụ cho vay.
    ............................
    Chính quyền Cacter cũng không bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Lúc đầu, lý do của họ là vấn đề người mất tích. Rồi họ kể đến tình hình ngày càng xấu đi ở Đông Dương. Lý do thực sự, ngoài sự thù địch chống cộng đối với chính phủ Hà Nội, một nhân tố có tầm quan trọng ngày càng tăng là họ sợ việc bình thương hoá có thể làm tổn thương đến mối quan hệ đang phát triển của Mỹ với Trung Quốc. Cả những người tự do và cánh hữu đều đồng ý với nhau về lý do đó. Bản thân Cacter trong hồi ký của mình có viết: "Bước đi với Trung Quốc có tầm quan trọng tối cao cho nên sau vài tuần đánh giá, tôi quyết định hoãn cố gắng về Việt Nam cho đến khi ký hiệp định của chúng ta ở Bắc Kinh".

    --------------------------------------------------------------------------------------
  7. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Các bác nhà ta cãi nhau ghê quá đang bàn về Triều Tiên lại liên tưởng sang chiến tranh Việt Nam, hiệp định Pari. Hê hê công nhận là trí tuệ mênh mang rộng lớn. Nói cho cùng thì chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến huynh đệ thôi. Đến anh em ruột trong nhà mà bất đồng ý kiến với nhau cũng dễ khi choảng nhau sứt đầu mẻ chán ra ý chứ. Vấn đề là cùng anh em với nhau phải biết hoà hợp. Nếu anh em trong nhà mà để đánh nhau thì ngưòi ngoài nó cười cho thúi mũi nó bảo là: stupid. bla bla bla.
    Ấy chết lại liên thiên rồi lạc chủ đề. Quay lại chủ đề Kinh tế văn hoá xã hội Bắc Triều Tiên, em xin giới thiệu hệ thống lich hiện hành của Bắc Triều Tiên.
    Theo Wikimedia.
    Hiện nay Bắc Triều Tiên đang sử dụng một loại lịch dựa trên lịch Gregory gọi là lịch Juche. Lịch này lấy ngày tháng năm sinh của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành 15/04/1912 làm gốc và gọi là Năm Juche thứ 1. Lịch này được đưa ra vào năm 1997 và được áp dụng luôn. Các tháng của năm vẫn dựa trên các tháng của lịch Gregory. Ví dú ngày 02/03/2009 sẽ viết là 02/03/Juche 98.
    Một điều rất hay nữa là Bắc Triều Tiên lấy lí tưởng Juche là tư tưởng chỉ đạo cho đất nước. Và lí tưởng Juche cũng được nhà lánh đạo Zimbabwe Robert Mugabe ngưỡng mộ và áp dụng cho đất nước của ông. Nơi mà vừa mới tổ chức lễ sinh nhật cho Tổng Thống mất 300.000 USD trong khi dân chết đói.
    Chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ "tấm gương khoong sangs" Bắc Triều Tiên để có gì hay ho ta phải "ọc ập" ngay.
  8. Zombia

    Zombia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    396
    Độc tài bạn Mỹ toàn loại có số có má Pi nô chê, Pắc Chung Hy... kể không hết, ông Kim này chắc chưa xứng tầm để làm bạn Mỹ.
  9. Do_Dang_Ghet

    Do_Dang_Ghet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Lịch Juche, hay còn gọi nôm na là... Kim lịch, cũng đâu có gì lạ đâu. Ở bên Đài Loan cũng xài Tưởng lịch đó chứ, bắt đầu từ năm sinh của Tưởng GIới Thạch. Nhưng cũng không phổ biến lắm, vì Đài Loan giao thương với nước ngòai nhiều, xài Tưởng lịch không tiện lắm.
  10. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Thì các nước quân chủ (lập hiến thôi) vẫn lấy ngày sinh của Vua (nữ hoàng) làm ngày quốc khánh và năm sinh của vua lam năm bắt đầu của lịch. Vua mới lên lại có lịch mới, nhưng người ta vẫn sử dụng lich dương bình thường mà.
    Anh BTT làm vậy là biểu hiện của chủ nghĩa tôn sùng cá nhân quá mức, XNCN gì mà lại cha truyền con nối khác gì phong kiến tập quyền.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này